Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Kinh Thánh Có Cấm Uống RƯỢU…?


Kinh Thánh Có Cấm Uống RƯỢU…?
 Ngươi phải dâng lễ quán bằng rượu cho Đức Giê-hô-va trong nơi thánh.” (Dân. 28: 7b)

(Trong toàn bộ Kinh thánh có 280 chữ “RƯỢU” 
- bản dịch Việt ngữ 1926)
***
Có thể nói trong Kinh thánh từ Sáng thế ký đến Khải huyền, không sách nào là không đề cập đến RƯỢU.
Bài viết này không nhằm mục đích khuyến khích việc uống rượu, nhưng để Cơ-đốc-nhân có cái nhìn đúng đắn hơn về RƯỢU, hầu tránh sự xét đoán vô lý của những “ông bà thánh không uống rượu” và “sự mặc cảm không cần thiết” của một số tín hữu mới tin Chúa chưa bỏ được rượu. Đôi khi một vài Tân tín hữu chưa kịp bỏ được rượu thì người ta đã… BỎ CHÚA trước khi bỏ rượu… chỉ vì những sự “xét đoán nghiêm khắc của những ông bà thánh không uống rượu trước mặt người ta” trong nhà thờ cũng như Tư gia. (Nhưng có khi lại uống rượu ngoại cất giấu trong tủ lạnh ở nhà mình).

***

1. Mên-chi-xê-đéc – thầy tế lễ của Đấng Chí Cao đem bánh và RƯỢU chúc phước cho Áp-ra-ham:
Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, chúc phước cho Áp-ram…” (Sáng 14: 18)

2. Y-sác UỐNG RƯỢU trước khi chúc phước cho con:
Y-sác bèn nói: Hãy dọn cho cha ăn lấy thịt săn của con, đặng linh hồn cha chúc phước cho con. Gia-cốp dọn cho người ăn, cũng có đem rượu cho người uống nữa.” (Sáng 27: 25)
Y-sác cần sự “hứng chí, vui mừng…” trước khi ban phát những lời lẽ “chúc phước lành cho con trai mình”! Và lời chúc phước từ một “người uống rượu lâng lâng” này đã ứng nghiệm trên Gia-cốp - Y-sơ-ra-ên.

3. Trong phước hạnh của Đức Chúa Trời ban, có “lúa mì và RƯỢU”:
Cầu xin Đức Chúa Trời cho con sương móc trên trời xuống,
Được màu mỡ của đất,
dư dật lúa mì cùng rượu
.” (Sáng 27: 28)
Sau khi đã ăn thịt và uống rượu mà Gia-cốp dọn đãi, Y-sác chúc phước cho con, trong lời chúc phước ông có nhắc tới “RƯỢU”!
Y-sác đáp rằng: Nầy, cha đã lập nó lên làm chủ con, đã cho các anh em làm tôi nó; và đã dự bị lúa mì và rượu cho nó. Vậy, cha sẽ làm chi cho con đây?” (Sáng 27: 37)

4. Giô-sép là người có “thói quen uống RƯỢU”:
Có phải cái chén nầy là của chúa ta thường dùng uống rượu… chăng?” (Sáng. 44: 5)
Rượu của các vua, quan Pha-ra-ôn uống tất nhiên là rượu ngon, rượu đặc biệt… chứ không phải là “nước trái cây lên men, có nồng độ nhẹ!

5. Trong các của tế lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời có RƯỢU:
Ngươi chớ trễ nải mà dâng cho ta những hoa quả đầu mùa của ngươi chứa trong vựa và rượu ép chảy nơi bàn ép. Ngươi cũng phải dâng cho ta con trai đầu lòng ngươi.” (Xuất. 22: 29)
Rượu người Y-sơ-ra-ên dùng trong ngày thường cũng như trong các tiệc tùng, lễ hội là “rượu ngon uống say”, chứ không chỉ là “nước nho lên men”.
…hãy dâng một phần mười bột mì mịn nhồi với một phần tư hin dầu ép, và cùng lễ quán một phần tư hin rượu nho.” (Xuất. 29: 40)
“…một của lễ chay bằng hai phần mười bột lọc chế dầu, làm của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va, với một phần tư hin rượu, làm lễ quán” (Lê. 23: 13)
“…một phần ba hin rượu làm lễ quán, mà dâng có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va.” (Dân. 15: 17)
“…dâng nửa hin rượu làm lễ quán: ấy là một của lễ dùng lửa dâng lên có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va.” (Dân. 15: 10)


6. Thầy Tế lễ chỉ khi vào trong Hội mạc làm lễ thì mới KHÔNG ĐƯỢC UỐNG RƯỢU:

“Khi nào vào hội mạc, ngươi và các con trai ngươi chớ nên uống rượu hay là uống vật chi có tánh say, e phải chết chăng: - ấy là một mạng lịnh đời đời, trải các thế đại,” (Lê. 10: 9)

7. Người Na-xi-rê khi mãn thời kỳ “na-xi-rê” (biệt riêng) cho Chúa thì được uống rượu:
“…Kế đó, người Na-xi-rê được phép uống rượu.” (Dân. 6: 20)
Mục sư, người hầu việc Chúa là người “na-xi-rê”… họ là người “na-xi-rê” trên bục giảng, lúc hầu việc Chúa… Ngoài giờ giảng ra họ được phép uống rượu, miễn là đừng say sưa.

8. Trong phước hạnh Chúa ban cho thầy tế lễ- người hầu việc Chúa có “RƯỢU ngọt và lúa miến nhứt hạng”:
Ta cũng đã ban cho ngươi những vật đầu mùa mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ dâng cho Đức Giê-hô-va, hết thảy phần dầu, rượu ngọt và lúa miến nhứt hạng.” (Dân. 18: 12)
Rượu mà dân Y-sơ-ra-ên dâng cho thầy tế lễ là rượu mà họ dùng hằng ngày, nó là rượu ngon- ngọt, uống nhiều có thể say. Thầy tế lễ nhận rượu về để làm gì? Họ đem đi đổ hay uống?

9. Của lễ dâng cho Chúa PHẢI DÂNG BẰNG RƯỢU:
Ngươi phải dâng lễ quán bằng rượu cho Đức Giê-hô-va trong nơi thánh.” (Dân. 28: 7b)
Trong các bục giảng, tòa giảng trong các nhà thờ ngày nay chắc không thánh bằng “nơi thánh trong đến thờ Chúa” ngày xưa. Nhưng Chúa bảo hãy “đem rượu vào nơi thánh”! Tòa giảng ngày nay lên án việc uống rượu, họ coi đó như một “việc thánh”, hoặc họ được “nên thánh” trong con mắt nhiều người nhờ việc lên án người khác uống rượu! Nhưng những người đó quên rằng “trong nơi thánh ngày xưa, Chúa bảo phải dâng rượu” cho Ngài!
Ngươi phải dâng lễ quán bằng rượu cho Đức Giê-hô-va trong nơi thánh.” (Dân. 28: 7b)

10. Chúa ban phước cho “Hủ RƯỢU”:
Ngài sẽ yêu mến ngươi, ban phước cho ngươi, gia tăng ngươi, ban phước cho con cái ngươi, cho thổ sản ngươi, cho ngũ cốc, (hủ) RƯỢU, và dầu của ngươi…” (Phục. 7: 13)
“…Ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu ...” (Phục. 11: 14)


11. Trong “thuế 1/10” dâng lên cũng phải có RƯỢU:
Của thuế một phần mười về ngũ cốc, về rượu hay là dầu, cùng những con đầu lòng của bầy bò hay chiên…” (Phục. 12: 17)
Tại trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, trong nơi Ngài sẽ chọn đặng để danh Ngài ở, ngươi phải ăn vật thuế một phần mười về ngũ cốc, RƯỢU, dầu, và con đầu lòng của bầy bò hay chiên của ngươi, hầu cho ngươi tập hằng kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” (Phục. 14: 23)
“…thuế một phần mười về lúa mì, rượu mới, và dầu, tức những vật theo lệ đã định cho người Lê-vi, kẻ ca hát, và người canh giữ cửa, luôn với của lễ dâng giơ lên của thầy tế lễ.” (Nê. 13: 5)
Bấy giờ, cả Giu-đa đều đem đến trong kho thuế một phần mười về lúa mì, rượu mới, và dầu.” (Nê. 13: 12)
Người Y-sơ-ra-ên không nhà nào là không có rượu. Khi đi “đóng thuế 1/10” họ cũng phải mang lên đền thờ “vài chai rượu” tính từ “1/10 số rượu” mà họ đang có trong nhà. Trong nhà họ, tất nhiên rượu mạnh có, rượu nhẹ có…!

12. Người Y-sơ-ra-ên được bán sản vật, dùng tiền để mua rượu:
“…Rồi đưa bạc ấy đổi lấy mọi thức chi mình ước ao, hoặc bò hay chiên, hoặc rượu hay là đồ uống say, tức là mọi món chi mình muốn. Ngươi phải ăn nó tại đó, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vui vẻ với gia quyến mình.” (Phục. 14: 26)
Rượu hay là đồ uống say” một bản dịch khác dịch là “rượu nho, RƯỢU MẠNH”:
… đồng bào sẽ dùng tiền ấy mua bò, cừu, rượu nho, RƯỢU MẠNH, TÙY SỞ THÍCH, rồi ăn uống hân hoan trước mặt Chúa cùng với cả gia đình mình.” (Bản dịch HĐ)
Trong việc “ăn uống hân hoan trước mặt Chúa” này, người Y-sơ-ra-ên được dùng RƯỢU MẠNH tùy theo sở thích, miễn là đừng say sưa.

13. Người Y-sơ-ra-ên phải cung cấp cho thầy tế lễ... RƯỢU:
Ngươi sẽ cấp cho người (thầy tế lễ) của đầu mùa về ngũ cốc, rượu, dầu, và lông chiên hớt đầu tiên của ngươi;” (Phục. 18: 4)

14. Trong các tai họa- rủa sả có sự “không được uống rượu”:
Ngươi trồng nho, song không được uống rượu và không gặt hái chi hết, vì sâu bọ sẽ ăn phá đi.” (Phục. 28: 38)
- Uống rượu là một thú vui, một “phước hạnh” của người Y-sơ-ra-ên.
Người ta bày tiệc đặng vui chơi; rượu khiến cho đời vui” (Truyền đạo 10: 19)
Trong sự hoạn nạn, người Y-sơ-ra-ên không còn cơ hội uống rượu nữa.

15. Y-sơ-ra-ên được uống “huyết của nho- RƯỢU MẠNH”:
Ngài ban cho người mỡ chiên con,
Chiên đực sanh tại Ba-san, và dê đực,
Cùng bột lọc nhứt hạng của lúa mạch;
Người có uống huyết của nho như rượu mạnh
.” (Phục. 32: 14)
- Rượu nho truyền thống của người Y-sơ-ra-ên không chỉ là nước nho lên men có nồng độ nhẹ (loại này được dùng cho phụ nữ, hoặc để uống giải khát hoặc khai vị trong bữa tiệc). Có những loại được xếp vào hàng rượu mạnh. Người sành uống rượu gọi rượu mạnh là “rượu ngon” mà Chúa Jesus đã làm phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na. (Người coi tiệc cũng là người có nghề “nếm rượu”, ông gọi rượu mà Chúa hóa từ nước là “rượu ngon” – tức “rượu mạnh”)
- Rượu mạnh là rượu ngon- Vì sao?
Rượu ngon là rượu được ủ lâu trong hầm, dưới đất, càng lâu năm càng ngon… Nó có nồng độ tự nhiên rất mạnh. Hay còn gọi là “rượu cũ”. “Rượu cũ ngon hơn rượu mới” (Lu-ca 5: 39). Rượu cũ hay còn gọi là rượu mạnh.
Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn.” (Lu ca 5: 39)
Rượu ngon mà Chúa hóa từ nước thành, tại tiệc cưới Ca-na thực chất là một loại rượu mạnh. Một loại rượu mà chủ tiệc thường đãi khách khi mới vào cuộc tiệc. Khi tàn tiệc, người Do thái thường đãi rượu nhẹ. Rượu mà Chúa hóa thành từ nước tại tiệc cưới Ca-na ngon đến nỗi người quản tiệc phải ngạc nhiên (người coi tiệc cũng là người có nghề “nếm rượu”, ông gọi rượu mà Chúa hóa từ nước là “rượu ngon” – tức “rượu mạnh”) và “giận dữ” hỏi chàng rể “Tại sao rượu ngon này tàn tiệc mới đem ra”? (Giăng 2: 9-10) Như vậy không thể nói rằng “rượu Chúa làm phép lạ tại tiệc cưới Ca-na là loại rượu nhẹ” như một số mục sư Tin lành thường giảng. (Mục sư Nguyễn Thỉ giảng trong một bài gần đây, ông cho rằng “rượu Chúa hóa trong tiệc cưới Ca-na chỉ là “loại rượu nhẹ”… là không có cơ sở”- giảng không đúng Kinh thánh – Xin xem  “Mục Sư Nguyễn Thỉ Giảng Luận January 12, 2014”)


Hình thu nhỏ
 (“Mục Sư Nguyễn Thỉ Giảng Luận January 12, 2014”)

16. Bà Ma-ri - mẹ Chúa Jesus quan tâm đến việc “hết rượu”:
Vừa khi thiếu rượu, mẹ Đức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa.” (Giăng 2: 3)
Hết rượu thì đã sao?
Cuộc vui chưa tàn mà rượu đã hết- điều này cho thấy gia chủ là một gia đình không phải giàu có. Bà Ma-ri nhắc Chúa, tất nhiên bà biết Chúa có thể làm gì. Nếu là gặp các mục sư Tin lành VN ngày nay chắc họ sẽ nói: “Thôi, uống nhiêu đó đủ rồi, là dân thánh của Chúa mà uống chi cho nhiều” (xịc!). Chúa Jesus không nói như vậy, nhưng Ngài đã làm gì sau đó, mọi người đã biết: Ngài hóa nước thành rượu và thậm chí là RƯỢU NGON cho họ uống. Bởi vì cuộc vui chưa tàn, mà gia chủ thì… khó khăn! Có thể nói rằng: Sáu ché rượu NGON chính là quà cưới mà Chúa Jesus đã đi mừng cho gia chủ. Bởi vì đoàn của Ngài đi dự tiệc cưới hết thảy là 14 người (Chúa Jesus, bà Ma-ri và 12 môn đệ), không lẽ chừng đó người “xách miệng tới ăn không” rồi về!? (Một số mục sư giàu nứt vách, mà quà cưới đi mừng cho tín đồ đôi khi chỉ là một… “cuốn Kinh thánh” trị giá vài chục ngàn… thiếu thực tế.)
Vả, tại đó có sáu cái ché đá, định dùng về sự rửa sạch cho người Giu-đa, mỗi cái chứa hai ba lường nước. Đức Chúa Jêsus biểu họ rằng: Hãy đổ nước đầy những ché nầy; thì họ đổ đầy tới miệng. Ngài bèn phán rằng: Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc. Họ bèn đem cho. Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ), bèn gọi chàng rể, mà nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ.” (Giăng 2: 6-10)

17. Uống rượu là một văn hóa của người Y-sơ-ra-ên.
Từ thuở xa xưa người Do thái đã có “máy ép rượu”. (Các quan xét 7: 25; Nê. 13: 15)
“Chớ uống rượu và vật chi làm cho say” là trường hợp đặc biệt chỉ dành cho Sam-sôn và Giăng Báp-tít. Những người Na-xi-rê khác khi mãn thời kỳ Na-xi-rê - “biệt riêng” cho Đức Chúa Trời, họ vẫn ăn uống (rượu) bình thường như mọi người.
“…Kế đó, người Na-xi-rê được phép uống rượu.” (Dân. 6: 20)

Trong đền thờ, sau khi dâng tế lễ người ta thường uống rượu. Thầy tế lễ Hê-li tưởng An-ne “say rượu” trong khi bà đang cầu nguyện:
“…bèn hỏi rằng: Chừng nào nàng mới hết say? Hãy đi giã rượu đi.” (I Sam. 1: 14)
Khi đi lên đền thờ, dắt theo Sa-mu-ên để dâng  cho Chúa, An-ne có đem theo một bầu rượu:
Vừa khi dứt sữa, nàng bèn dẫn nó theo mình đến đền của Đức Giê-hô-va tại Si-lô, cùng đem theo ba con bò đực, một ê-pha bột mì, và một bầu rượu. Đứa trẻ hãy còn nhỏ lắm.” (I Sam. 1: 24)

18. Người Y-sơ-ra-ên mỗi khi đi lên đền thờ đều có mang theo rượu:
Từ đó ngươi sẽ đi tới, đến cây dẻ bộp Tha-bô, ngươi sẽ gặp ba người đi lên Bê-tên đặng thờ lạy Đức Chúa Trời, một người chở ba con dê đực, một người đem ba ổ bánh, và người thứ ba đem một bầu da rượu.” (I Sam. 10: 3)

19. Rượu là thức uống thường xuyên trong mỗi bửa ăn của người Y-sơ-ra-ên:
Y-sai bèn lấy bánh, một bầu da rượu, một con dê con còn bú, chất trên một con lừa, rồi nhờ Đa-vít con trai mình, gởi cho Sau-lơ.” (I Sam. 16: 20)
A-bi-ga-in vội vàng lấy hai trăm ổ bánh, hai bầu da rượu nho, năm con chiên đực nấu chín, năm đấu hột rang, một trăm bánh nho khô, và hai trăm bánh trái vả khô, chất trên lưng lừa.” (I Sam. 25: 18)  
Đa-vít vừa trèo qua khỏi chót núi, thì Xíp-ba, tôi tớ của Mê-phi-bô-sết, đến đón vua với hai con lừa mang bành chở hai trăm ổ bánh, một trăm cái bánh nhỏ bằng trái nho, một trăm cái bánh nhỏ bằng trái vả, và một bầu rượu nho. Vua hỏi Xíp-ba rằng: Ngươi có ý dùng điều đó làm chi? Xíp-ba thưa rằng: Hai con lừa dùng làm vật cỡi cho nhà vua; bánh và trái nho dùng làm đồ ăn cho các người trai trẻ, còn rượu để dùng cho những kẻ mệt nhọc trong đồng vắng uống.” (II Sam. 16: 1-2)

20. Vua Đa-vít có một kho – nhà chứa rượu và đặt người coi sóc:
Sim-ri, người Ra-ma, coi sóc các vườn nho; còn Xáp-đi, người Sê-pham, coi sóc kho rượu trong vườn nho.” (I Sam. 27: 27)


21. Trong Lễ vật đầu mùa- 1/10 các của dâng của Y-sơ-ra-ên có RƯỢU:
Khi chỉ dụ của vua mới truyền ra, thì dân Y-sơ-ra-ên đem đến rất nhiều sản vật đầu mùa về ngũ cốc, rượu, dầu, mật, và những thổ sản khác; chúng đem đến một phần mười của mọi vật thật rất nhiều.” (II Sử. 31: 5)

22. Những công nhân khôi phục đền thờ Giê-ru-sa-lem được cung cấp tiền bạc, lương thực và RƯỢU:
Chúng phân cấp tiền bạc cho thợ đẽo đá và cho thợ mộc, luôn những lương thực, rượu, và dầu cho dân Si-đôn và dân Ty-rơ, đặng sai họ đem gỗ bá hương từ Li-ban đến biển Gia-phô, tùy theo chiếu của Si-ru, vua Phe-rơ-sơ.” (E-xơ-ra 3: 7)
Phàm vật chi cần kíp, hoặc bò tơ đực, chiên đực hay là chiên con, để dùng làm của lễ thiêu dâng cho Đức Chúa trên trời; hoặc lúa mì, muối, rượu, hay là dầu, theo lời những thầy tế lễ ở tại Giê-ru-sa-lem khá giao cho họ mỗi ngày, chớ thiếu…” (E-xơ-ra 6: 9)

- Những người lao động nặng cần có rượu để “có sức” mà lao động lâu bền!

23. Rượu, dầu và bánh là những nhu cầu thiết yếu của con người:
Rượu nho, là vật khiến hứng chí loài người,
Và dầu để dùng làm mặt mày sáng rỡ,
Cùng bánh để thêm sức cho lòng loài người
.” (Thi. 104 15)
Rượu và bánh là nhu cầu “thuộc thể” của loài người!


24. Trong sự chúc phước của Chúa có rượu mới:
Vậy, các vựa lẫm con sẽ đầy dư dật,
Và những thùng của con sẽ tràn rượu mới.
” (Châm. 3: 10)

25. Cũng như đối với mọi điều khác, Kinh thánh dạy phải tiết độ khi dùng rượu, không cấm uống rượu:
Rượu khiến người ta nhạo báng, đồ uống say làm cho hỗn hào;
Phàm ai dùng nó quá độ, chẳng phải là khôn ngoan
.” (Châm. 20: 1)

26. Khi hoàn thành một điều gì, người ta nên uống rượu:
Hãy đi ăn bánh cách vui mừng, và uống rượu cách hớn hở; vì Đức Chúa Trời đã nhận các công việc ngươi… vì đó là phần của ngươi trong đời nầy…” (Truyền đạo 9: 7)
Người ta bày tiệc đặng vui chơi; rượu khiến cho đời vui; có tiền bạc thì ứng cho mọi sự.” (Truyền đạo 10: 19)


27. Rượu ngon được ví như ái tình:
Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người.
Vì ái tình chàng ngon hơn rượu
.” (Nhã ca 1: 2)
Tình ái của Chúa còn ngon hơn, nồng nàn hơn rượu… Nhưng người ta phải biết uống rượu và thưởng thức rượu ngon thì mới biết “Tình ái Chúa” nồng nàn ra sao và ngon cở nào mà ví sánh?
Hãy kéo tôi; chúng tôi sẽ chạy theo chàng.
- Vua đã dẫn tôi vào phòng Ngài.-
Chúng tôi sẽ vui mừng và khoái lạc nơi chàng;
Chúng tôi sẽ nói đến ái tình chàng hơn rượu.
Các gái đồng trinh yêu mến chàng cách chánh trực
.” (Nhã ca 1: 4)
Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ái tình mình đẹp là dường nào!
Ái tình mình ngon hơn rượu,
Và mùi thơm của dầu mình tốt hơn các thức hương
!” (Nhã ca 4: 10)

28. Trong cơn “lâng lâng” của men tình và men rượu, tác giả Nhã ca kêu gọi các ái hữu KHÁ UỐNG CHO NHIỀU:
Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ta đã vào trong vườn ta rồi!
Ta có hái một dược và hương liệu ta,
Ăn tàng mật ong với mật ong ta,
Uống rượu với sữa ta.
Hỡi các bạn, hãy ăn; hỡi các ái hữu, khá uống cho nhiều
!” (Nhã ca 5: 1)
- Sách Nhã ca mô tả tình yêu của Chúa đối với Hội thánh. Tác giả sách Nhã ca là một người phải biết uống rượu thì mới diễn tả được “hạnh phúc lâng lâng” khi đang yêu cũng như niềm vui lúc đang… uống rượu với bạn bè! - “Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ta đã vào trong vườn ta rồi!... Hỡi các bạn, hãy ăn; hỡi các ái hữu, khá uống cho nhiều!” (Nhã ca 5: 1) (Hôm nay không say là không ra khỏi vườn!! Không say không về!) Chàng trai rất hạnh phúc vì đã rước nàng – người con gái mà chàng yêu vào trong vườn thượng uyển và đang tổ chức một tiệc liên hoan mừng “cô dâu”! Chàng kêu gọi bạn bè “Hôm nay phải uống cho thật say” – uống nhiều!

- Tiệc Thánh: Trong Bữa tiệc cuối cùng, còn gọi là Tiệc thánh, Chúa Jesus phán với các môn đệ: “Ta sẽ không uống trái nho nữa, cho tới khi nước Đức Chúa Trời đến rồi”. Cái chén Chúa cầm là ly rượu nho và Ngài “hẹn tái ngộ” với các môn đồ trong ngày “Tiệc cưới Chiên con” trong Nước Trời – Khi đó Ngài sẽ nâng chén, “uống trở lại” và “uống một cách hào hứng” với bạn bè – Ngài cũng gọi môn đệ là bạn hữu (Lu-ca 12: 4) - vì đó là “Ngày Vui Lớn”, khi Chàng Rể là Đấng Christ đã cưới được người mình yêu là Cô Dâu - Hội Thánh. Cảnh uống rượu trong tiệc liên hoan nơi vườn Thượng uyển trong sách Nhã ca là một hình ảnh tiên tri về ngày Tiệc Cưới Chiên Con trong sách Khải huyền. (Lu ca 22: 7-22; Khải huyền 19: 9)



29. Cô Dâu trong sách Nhã ca là người biết uống rượu và pha rượu cho “chàng”:
Tôi sẽ dẫn chàng vào nhà mẹ tôi!
Tại đó chàng sẽ dạy dỗ tôi;
Tôi sẽ cho chàng uống rượu thơm,
Nước ngọt của trái thạch lựu tôi
.” (Nhã ca 8: 2)

30. Trong ngày cuối cùng, Chúa – Đức Giê-hô-va sẽ đãi một bữa tiệc cho muôn dân trên núi Si-ôn, có rượu ngon và đồ béo:
Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ ban cho mọi dân tộc, tại trên núi nầy, một tiệc yến đồ béo, một diên rượu ngon, đồ béo có tủy, rượu ngon lọc sạch.” (Ê-sai 25: 6)

31. Ơn Cứu rỗi của Chúa được vì như “rượu và sữa”:
Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá.” (Ê-sai 55: 1)

32. Người đẹp lòng Chúa sẽ được “uống rượu trong hành lang nơi thánh”:
Song những kẻ có gặt sẽ ăn hoa lợi mình, và khen ngợi Đức Giê-hô-va; những kẻ có hái nho sẽ uống rượu mình trong hành lang của nơi thánh ta.” (Ê-sai 62: 9)

33. Phước lành trong trái nho là “rượu mới’:
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Khi người ta thấy rượu mới trong chùm nho, thì rằng: Đừng làm hư đi, vì trong trái đó có phước lành; ta cũng sẽ làm như vậy vì cớ các tôi tớ ta, hầu cho ta không hủy diệt cả.” (Ê-sai 65: 8)

34. Tiên tri Giê-rê-mi là người “rất có kinh nghiệm uống rượu”:
Về các tiên tri: Lòng ta tan nát trong ta; xương ta thảy đều run rẩy; ta như người say, như người xây xẩm vì rượu, bởi cớ Đức Giê-hô-va và những lời thánh của Ngài.” (Gie. 23: 9)

35. Y-sơ-ra-ên sẽ được hồi sinh và tỏa hương như “rượu Li-ban”:
Tiên tri Ô-sê nói tiên tri về sự “hồi sinh” của Y-sơ-ra-ên sẽ là nguồn hứng khởi cho các cơn phục hưng của Hội thánh trải qua các thời kỳ:
Những kẻ ngồi dưới bóng nó sẽ trở về; chúng nó sẽ tỉnh lại như cây lúa. Chúng nó sẽ trổ hoa như cây nho, và mùi thơm chúng nó sẽ như rượu Li-ban.” (Ô-sê 14: 7) – Rượu làm cho hứng khởi!
Lịch sử những cuộc “hồi sinh” của Y-sơ-ra-ên – Do thái luôn là niềm “hứng khởi” – nguồn cảm hứng cho những sự khao khát những cơn phán hưng cho Hội thánh trải qua các thời kỳ, trong các dân tộc. Đó chính là sự ứng nghiệm lời tiên tri “mùi thơm chúng nó sẽ như rượu Li-ban”,  trong lời tiên tri Ô-sê 14: 7.

36. Ngành nông nghiệp trồng nho của Y-sơ-ra-ên chủ yếu để sản xuất rượu:
Hãy nghe lời ví dụ khác. Có người chủ nhà kia, trồng một vườn nho, rào chung quanh, ở trong đào một cái hầm ép rượu, và cất một cái tháp; rồi cho những kẻ trồng nho mướn, và đi qua xứ khác.” (Ma-thi-ơ 21: 33)


37. Dân Y-sơ-ra-ên rất có truyền thống uống – thưởng thức rượu:
Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn.” (Lu-ca 5: 39)
Vừa khi thiếu rượu, mẹ Đức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. …Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ), bèn gọi chàng rể, mà nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ.” (Giăng 2: 3; 9; 10)
Vậy, Ngài lại đến thành Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, là nơi Ngài đã hóa nước thành rượu…” (Giăng 4: 46)

38. Đừng say rượu:
Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.” (Ê-phê-sô 5: 18)
Câu Kinh thánh này có hai vế với hai nội dung: “Say rượu” và “đầy dẫy Thánh Linh”. Đa số người ta chỉ đề cập và nhấn mạnh phần đầu mà “không dám” đề cập vế sau.
Kinh thánh bảo “đừng say rượu” là dạy chúng ta tiết độ, tiết chế chứ không cấm hẳn việc dùng rượu. Dùng câu này để “lên án” việc uống rượu, dùng rượu là “vượt quá lời đã chép”. (I Cô-rinh-tô 4: 6)
Tiền bạc không phải là tội, mà “lòng tham tiền” mới là “cội rễ của tội ác”. Có mục sư nào lên án việc sử dụng tiền bạc không? (I Ti-mô-thê 6: 10)
Đừng mê rượu, cũng đừng hung bạo, … lại đừng ham tiền bạc.” (I Ti-mô-thê 3: 3)

39. Các chấp sự cũng đừng mê rượu cũng đừng tham tiền bạc:
Các chấp sự cũng phải cho nghiêm trang, không được nói hai lời, không được ghiền rượu, không được tham lợi phi nghĩa…” (I Ti-mô-thê 3: 8)

40. Phao-lô khuyên Ti-mô-thê nên uống rượu:
Đừng chỉ uống nước luôn; nhưng phải uống một ít rượu, vì cớ tì vị con, và con hay khó ở.” (I Ti-mô-thê 5: 23)
Có lẽ để “làm gương”, Ti-mô-thê “kiêng cử rượu” luôn và tuyệt đối không dùng. Phao-lô khuyên Ti-mô-thê nên bỏ “sự cực đoan” đó, mà dùng thêm ít rượu. Lý do:
a/ Sức khỏe. (Giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn)
b/ “Khó ở” – “…phải uống một ít rượu, vì cớ tì vị con, con hay khó ở.” (I Ti-mô-thê 5: 23) – Chữ “và” trong câu này tách hẳn câu thành hai “vế” với hai nội dung khác biệt.
Vì Ti-mô-thê tuyệt đối không dùng rượu, sống giữa một cộng đồng xung quanh có nhiều người “uống rượu là chuyện bình thường”, nên Ti-mô-thê khó hòa nhập với mọi người (?) Trong con mắt của mọi người xung quanh, Ti-mô-thê là “người lập dị”- “không uống rượu”, điều đó dẫn đến việc ông “khó ở” với mọi người (?) (khó hòa nhập)
Nếu dịch chữ “khó ở” là “hay đau yếu” như một số bản dịch thì liệu có đúng? Một người trẻ tuổi như Ti-mô-thê mà “hay đau yếu” thì làm sao đảm nhiệm chức vụ Phao-lô giao?

41. Phao-lô không khuyên “kiêng rượu”, nhưng khuyên “đừng uống quá độ”:
Các bà già cũng vậy, phải có thái độ hiệp với sự thánh; đừng nói xấu, đừng uống rượu quá độ; phải lấy điều khôn ngoan dạy bảo…” (Tít 2: 3)

Tóm lại: Cả Kinh thánh không có chỗ nào cấm hay dạy người ta “tuyệt đối không dùng rượu”, hay “uống rượu là phạm tội”, là “yếu đuối”… Nhưng Kinh thánh dạy PHẢI TIẾT ĐỘ TRONG MỌI SỰ:

Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự…” (II Ti-mô-thê 4: 5)
Tiết độ không có nghĩa là “tránh né”, không đụng tới!
Kinh thánh không cấm người ta lập gia đình, nhưng giáo hội Công giáo cấm các nam nữ tu sĩ không được lập gia đình, điều này dẫn tới việc có nhiều linh mục có con rơi và “tình trạng đồng tính trong giới tu sĩ- nam nữ”, hoặc thậm tệ hơn nữa là tình trạng “ấu dâm trong hàng ngũ linh mục” mà báo chí có lên tiếng ở một số nơi trên thế giới.
Tất cả những gì “vượt qua Lời đã chép” chúng ta đều phải trả giá!./.

Huỳnh Thúc Khải.
LHS- 27/3/2014

3 nhận xét:

Mục sư Nguyễn Thỉ giảng sai KT nói...

Không chỉ mục sư Nguyễn Thỉ mà đa số mục sư Tin lành ra từ Thần Học Viện Nha trang trước 1975 đều là những người hiểu Kinh thánh rất KÉM!

Xin cảm ơn TT HTK về bài viết!

Một độc giả thường xuyên

Unknown nói...

Sa-tan biết rất rỏ, giữ được 9 điều răn nhưng phạm 1 điều là phạm toàn bộ. Biết được tất cả các câu kinh Thánh trong cựu ước không cấm uống rượu, nhưng lại cố tình không muốn biết Lời Thánh Linh phán trong Tân ước thì sao?

Cơ Đốc Nhân ngày nay sống dưới Giao Ước Mới (Tân-ước) được ký bởi huyết quí báu không tì vết của Chúa Giê-su. Thánh Linh viết luật pháp trong lòng và lên tiếng: "Điều thiện ấy là đừng ăn thịt (Đồ cúng), đừng uống rượu, và kiêng cữ mọi sự chi làm dịp vấp phạm cho anh em mình" (Rô-ma 14:21. Ngợi khen Chúa! A-men.

Nặc danh nói...

Lạy Chúa! Thế thì ai được cứu!?
Phạm một điều bằng phạm hết 9 điều còn lại thế thì ai sẽ được cứu? Nếu vậy thì toàn bộ mục sư Tin lành luôn cả mấy ông trùm Tổng liên hội, Thái phước Trường... cầm chắc cái vé ĐI ĐỊA NGỤC. Vì các ông đều phạm tội "tham lam". mà tham lam chẳng khác gì THỜ HÌNH TƯỢNG?