Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Hôn Nhân Cơ-Đốc: Đạo Lý, Luân Lý Hay Chân Lý?


Hôn Nhân Cơ-Đốc: Đạo Lý, Luân Lý Hay Chân Lý?


Đạo lý là gì?

Đạo lý, hay nguyên lý đạo đức, luân thường đạo lý, đạo làm người, nhơn đạo, đạo nghĩa, nghĩa lí là những cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo đức (moral) ở đời.” (Wekipedia)

- “Đạo theo tiếng Geek là Logos, tiếng Anh là Word, tiếng Việt là Ngôn lời, Lý là các qui luật, nguyên tắc… Tóm lại, đạo lý có thể hiểu như là các qui luật vô hình đang quản lý cái vũ trụ thực tế của chúng ta đang sống”. (Hỏi đáp Yahoo)


Luân Lý Là Gì?
Theo nghĩa thông thường, luân lý là những qui tắc ứng xử, những tập tục, những giá trị phổ quát được công nhận ở trong một xã hội hay một nền văn hóa nào đó để giúp cho người ta biết phân biệt đúng sai. Lâu ngày, những qui tắc này trở thành một thứ luật lệ bất thành văn. Những hành vi đi ngược lại với luân lý bị gọi là đồi phong bại tục, trong khi những hành vi không đếm xỉa đến luân lý thì bị gọi là phi luân lý. Vì luân lý gắn liền với một nền văn hóa nào đó cho nên có thể bị thay đổi với thời gian. Thí dụ ở trong xã hội Hồi giáo, đàn ông có thể lấy nhiều vợ mà không luật pháp nào ngăn cấm. Trái lại bên Âu Mỹ thì luật pháp cấm đa thê, chẳng những luật pháp cấm mà người nào như thế sẽ bị người đời cười chê.” (Khái Niệm Về Luân Lý)


Chân lý:

Mọi người phải tôn trọng hôn nhân, đừng làm ô uế chốn loan phòng, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ gian dâm và ngoại tình.” (Hê-bơ-rơ 13: 4 – HĐTT)


Kết quả hình ảnh cho hôn nhân cơ-đốc
***

(Ghi nhận tại một đám cưới, lễ cưới được tổ chức trong một nhà thờ Tin lành- Giám lý- Bàu cạn- Long thành – Đồng nai… hôm qua 8/10/2016)
 
1. Khai lễ: Mục sư Nguyễn Đức (Phanh- Thắng) cầu nguyện khai lễ hơn 10 phút. Ông “giảng cho Đức Chúa Trời nghe” từ “Sáng thế ký đến Khải huyền” về… hôn nhân!
- Có cần thiết không, khi người tham dự là “một nửa dân ngoại, một nửa tín đồ”?
- Chúa có cần nghe chúng ta “giảng cho Ngài” về hôn nhân?
- Tình trạng “mục sư thiếu sự sống”, “thiếu hiểu biết”… khi được mời cầu nguyện, thường là “giảng cho Đức Chúa Trời nghe”!
 
2. Bài giảng: Diễn giả trong buổi lễ được giới thiệu là “mục sư tiến sĩ Lâm TL”. Bài giảng phần nhiều mở rộng và nhấn mạnh đến “luân lý, đạo lý” (xã hội)… Phần “chân lý” (Kinh thánh) chỉ đề cập “lước thoáng qua”…
- Nhận xét: Trong bối cảnh xã hội “đạo ít hơn đời”, hay nói khác hơn trong một cử tọa, người ngồi nghe “dân ngoại nhiều hơn dân đạo” thì việc giảng từ luân lý, đạo lý để từ đó dẫn đến “chân lý” trong Kinh thánh âu cũng là một cách tốt để người không có đạo có cơ hội nhận thức về “đạo”, tức là chân lý của Kinh thánh. Đồng thời người có đạo có cơ hội hiểu thêm về chân lý trong Kinh thánh, mà thêm lòng tin kính Chúa.
Giáo hội Giám lý có phần giống giáo hội Công giáo ở chỗ: Lễ phục (áo lễ) và sự giảng dạy đa số nhấn mạnh luân lý, đạo lý mà ít nói về chân lý. (Các bài giảng của các linh mục trong các nhà thờ Công giáo thường là những bài giảng về luân lý, đạo lý mà hầu như không đề cập đến chân lý- Kinh thánh. Không biết có phải vì họ “sợ chân lý” không? Giáo hội Công giáo rất xa rời chân lý)
 
3. Nghi thức cử hành hôn lễ: Nghi thức cử hành dài dòng… (người cử hành là mục sư Nguyễn Văn Ch) Dường như người cử hành hôn lễ “sợ làm sai”… cho nên cứ phải “nhìn vào tờ chương trình soạn sẵn” để đọc một số những câu hỏi cho cô dâu, chú rễ và cả cha mẹ đôi bên… Với những câu hỏi này có lẽ là “khuôn mẫu của giáo hội” khi cử hành hôn lễ… Các mục sư trong hệ thống cứ theo khuôn mẫu mà làm… Do đó hơi bị “cứng ngắt”… Thí dụ câu hỏi cho cha mẹ cô dâu: “Có phải ông bà đứng đây là để chứng giám rằng ông bà thuận tình gả con cho… mà không bị ép buộc không”? (Mẹ cô dâu trả lời: Vâng. Nhưng người cha thì làm thinh tỏ thái độ hơi bực mình, nhìn ông mục sư làm lễ…) Sự thực ra có những trường hợp người ta đành phải gả con gái cho “người có đạo” chứ chưa chắc người ta vui… (hay không bị ép buộc vì hoàn cảnh)… Do đó những câu hỏi “cứng ngắc” của giáo hội đôi khi là “tạt nước vào mặt người ta”…!
Góp ý: Cử hành hôn lễ hay giảng trong hôn lễ không nhất thiết phải dài… (cũng như cầu nguyện khai lễ mà như “giảng cho Đức Chúa Trời nghe từ Sáng thế đển Khải huyền…” thì người tham dự mệt mỏi lắm… mất thiện cảm với đạo Chúa) Trước khi cử hành hôn lễ thì mọi sự đôi bên đã thỏa thuận, sắp xếp, đồng ý hết rồi… Hôn lễ chỉ là một nghi thức tuyên bố, ra mắt họ hàng, Hội thánh… mà thôi. Do đó, nhất là trong thời đại “văn minh” này, mọi cái phải ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý nghĩa là được…! Không cần phải dài dòng, lê thê… mất thì giờ mà làm bực mình người tham dự…! (Mất thiện cảm với đạo Chúa)
 
4. “Được sự cho phép của chính quyền…”
Trong các buổi cử hành hôn lễ trong Hội thánh, các mục sư chủ lễ thường nói câu này, tức “Được sự cho phép của chính quyền…”. Thực tế nói câu này trong lúc cử hành hôn lễ là đúng hay sai? Có cần thiết không?
Thiết tưởng rằng: việc cho phép hay không cho phép hai bên nam nữ thành vợ chồng là chỉ có cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng của đôi bên… chứ không phải việc của chính quyền. Chính quyền chỉ “công nhận cuộc hôn nhân này là hợp pháp theo luật pháp và hiến pháp”… (cấp giấy chứng nhận kết hôn) chứ không phải là cho phép hay không cho phép. Cho nên nếu phải nói thì nên nói “… và được sự CÔNG NHẬN của chính quyền địa phương…” thì đúng hơn là dùng chữ “cho phép”. Vì nói như vậy là “thiếu hiểu biết” (mục sư) và nó thể hiện một thứ “đầu óc nô dịch”! (Phản dân chủ)
Nếu chúng ta đã xem mình là “đầy tớ Đức Chúa Trời” mà đầu óc còn “nô dịch cho quyền lực tối tăm” thì chúng ta phải coi lại “tư cách Thiên sai” của mình! Chúa phán “Đừng làm tôi hai chủ”! (Ma-thi-ơ 6: 24)
 
5. Cái hay của việc “không dùng rượu bia trong đám cưới Tin lành”:
Đám cưới trong “Tin lành truyền thống” (VN) xưa nay là không đãi rượu- bia trong tiệc cưới. (mặc dù có đãi thì cũng không phạm tội gì, theo như Kinh thánh).
Việc không đãi rượu- bia trong tiệc cưới nó cũng có cái hay: Tiệc cưới không quá ồn, do đó người ta còn có cơ hội nói chuyện với nhau, hoặc nghe, cảm nhận những cái hay trong âm nhạc (những bài hát được thể hiện bởi những người dự tiệc) nghệ thuật, văn hóa cưới hỏi… Việc uống bia- rượu quá nhiều trong tiệc cưới sẽ làm cho “đám cưới VN không còn chút văn hóa nào”! Bởi uống nhiều thì “tranh nhau ca hát, nhảy múa như những người say” chứ có còn gì là văn hóa…!
Tuy nhiên, nếu một đám cưới Tin lành “không rượu- bia”… nhưng trên sân khấu người ta hát “nhạc đời”… thì sao?
Người Tin lành, dù là đạo nhưng đang “sống giữa đời”… thì làm sao tiệc cưới cấm người ta hát “nhạc đời”? Do đó chúng ta không thể “thánh” hoàn toàn khi đang sống giữa đời. Chúa Jesus trong một tiệc cưới, khi người ta ai nấy đã “say ngà ngà”, vừa lúc hết rượu, Chúa “đi đám”, mừng tiệc cưới bằng “sáu chum rượu CỰC NGON”. Phải công nhận là Chúa chơi RẤT ĐẸP… Chúa vui với người vui và thậm chí là… VUI TỚI BẾN! (Giăng 2: 1-11)


Kết quả hình ảnh cho hôn nhân cơ-đốc
“Dượng Khải” cầu chúc cho hôn nhân của hai cháu Dũng-Thanh được bền vững và hạnh phúc mãi mãi… trong Chúa! A-men.

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- Chúa nhận 9/10/2016

2 nhận xét:

Thập Tự Sinh Tồn Tại 2 T sau 2 T từ haloi North Vietnam nói...

Các trung tân đào tạo mục sư mì ăn liền ...
Tại Việt nam hồi xửa hồi xưa thì có Trường Kinh Thánh Đà nẵng cho dù Viện trưởng và các giáo sư không có tấn sỉ tiến sỉ gì ráo nhưng có tâm tình có Thần minh của Chúa nên mục sư ra lò quá ô - kê !
Sau đó trường đời về đồi Hòn chồng Nha trang gọi là đa số trốn quân dịch trốn vào đây nay mai ra làm thầy tu tin lành có cái giấy hoản dịch vì lý do tôn giáo (tu hành - tu hú) bọn nầy ngày nay bám ghế tại hai cái phòng 155 tranhungdao Q.1 và 633 đường 3/2 Q.10 thành phố hochiminh.
Bây giờ nói đến chuyện đào tạo mục sư mì ăn liền là như thế nào?
Từ những tên trốn lính đứng ra đào tạo cái đám mục sư tên gọi viện thần kinh bát nhao nháo học. Ra làm thầy giảng mục sư tương lai cái nỗi gì ?
Thăm khám qua một số thầy tu tin lành từ những lò đào tạo mục sư mì ăn liền bên nhà thờ nó giống y chang thành phần như Tiên tri đã viết.
Thế mà tụi nhà thờ chúng nó ngạo tư gia hệ phái là tà giáo nầy tà giáo nọ. Nhưng bọn tin lành Cờ MA nhà thờ chúng đâu có biết.
- CHỈ VÌ HẦU VIỆC CHÚA THEO BẢN NGÃ TÀ TÂM (tinlanhmienbac.org) KHÔNG OK HAI TỔ CHỨC THÀNH MỘT. Của cái gọi là Thống nhất Tin lành Việt Nam theo chiêu bài thôn tính miền bắc của tiến sỉ dơ dáy thúi phất trường ...
Túm Lại: lò đào tạo mục sư mì ăn liền bây giờ nhiều hơn các loại mì ăn liền bày bán ngoài thị trường...
Tạm biệt và hẹn gặp lại .
* Chuyên gia tin lành nhà thờ khối Cờ MA từ haloi.

Con Cháu Cụ MƯỜI THƯỢNG thành phố SÓC TRĂNG nói...

Đạo Tin Lành Có Bị Thích Thịt Chó Không?
Tổng liên hội đang bỏ tiền dâng Chúa của các nhà thờ tin lành phía nam (httlvn.org) nuôi chứa tập đoàn ma đòi con (ủy ban thu hồi tài sản bị chiếm giử trái phép) tại sóc trăng.
Để thưởng nóng Nguyễn văn ngọc đã tổ chức một bửa thịt cầy hoành tráng ngay trong nhà thờ tin lành thành phố Sóc trăng. Vừa thu hồi ngày 11, 12/9/2016.
Bà con thành phố Sóc trăng họ nói hồi nào tới giờ nghe nói theo đạo tin lành ăn thịt chó chết (chó sống sao ăn được) họ không tin. Bây giờ đã tin rồi không phải tin theo đạo mà tin chuyện tin lành thích ăn chó là SỰ THẬT !
* con cháu Cụ Mười Thượng thành phố Sóc Trăng.