Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Phản Biện Quan Điểm “Sự Cứu Rỗi Phụ Thuộc Ý Chí Tự Do”

Phản Biện Quan Điểm “Sự Cứu Rỗi Phụ Thuộc Ý Chí Tự Do”

 Kết quả hình ảnh cho trên thập giá

Một trong những chủ đề Thần Học gây tranh luận giữa các nhà nghiên cứu Thánh Kinh cũng như các Cơ-đốc-nhân trong suốt nhiều thế kỷ là: Sự cứu rỗi của một người là do Đức Chúa Trời định từ trước hay do cá nhân người đó quyết định nhận (hay từ khước) ơn cứu rỗi? Nói cách khác: có hai quan điểm chính đối với vấn đề này là “Tiền định tuyệt đối” hay “phụ thuộc ý chí tự do”.
Phần tiền định tuyết đối thì đã được trình bày qua một số bài trước đây… Trong bài này, sẽ nói về (phản biện) những phần Kinh thánh được trích dẫn ủng hộ cho quan điểm ý chí tự do.
Hiện nay trong vòng những người theo dõi đề tài này đa số cũng chấp nhận “tiền định”, nhưng cũng hơi “bối rối”… vì theo những người này thì “phía quan điểm tự do cũng có được ủng hộ bởi Kinh thánh”… Do đó, bài này xin được “phản biện” phần Kinh thánh dược giải thích để ủng hộ quan điểm “ý chí tự do”.

Những điểm chính trong giáo lý về Ý Chí Tự Do:
1. Đức Chúa Trời yêu thương tất cả mọi người. Ngài muốn tất cả mọi người được cứu; Ngài không muốn một người nào hư mất.
2. Chúa Jesus chịu chết trên thập giá là chịu chết cho tất cả mọi người, vì tất cả mọi người đều ở trong tội lỗi, không miễn trừ một ai.

Bài này sẽ phản biện hai điểm trên:
1. Đức Chúa Trời yêu thương tất cả mọi người. Ngài muốn tất cả mọi người được cứu; Ngài không muốn một người nào hư mất.
Kinh thánh ủng hộ:
“Ngài muốn cho mọi người được cứu và hiểu biết lẽ thật” (I Ti-mô-thê 2:4)
“Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (II Phi-e-rơ 3:9)
Phần giải thích- chứng minh (của trường phái tự do): Nếu Đức Chúa Trời muốn cho tất cả mọi người được cứu, không muốn người nào hư mất thì lẽ hiển nhiên những người bị hư mất không phải là do Đức Chúa Trời đã định cho họ như vậy, mà do họ tự ý chọn cho mình sự hư mất.
- Phản biện: Câu “Ngài muốn cho mọi người được cứu”… là vì bản chất của Chúa là yêu thương, nhơn từ và thương xót… nhưng Chúa không “cứu hết thảy mọi người” vì ý muốn Chúa là Ngài đã “định sẵn một số người được cứu” từ trước buổi sáng thế. Câu này Phao-lô đang nói với Ti-mô-thê về việc phải cầu nguyện cho các bậc cầm quyền ở đời để chúng ta được “bình tịnh yên ổn mà lo giảng đạo”. Ý của Phao-lô là Đức Chúa Trời không có “ghét nhà cầm quyền nào cả”… “Mọi người” trong đó có các vua chúa, bậc cầm quyền cần được nghe Tin lành. “Ngài muốn cho mọi người được cứu” hàm ý rằng “các bậc cầm quyền cũng cần được NGHE TIN LÀNH”… chứ nó (câu này) không hàm ý là “Chúa muốn TẤT CẢ mọi người được cứu”. Vì nếu đó là ý muốn thật sự của Chúa thì “Ngài có quyền làm cho trọn”. – Cũng như “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian” (Giăng 3: 16) vì bản chất của Ngài là Tình Yêu (I Giăng 4: 8) nhưng đối với những người “vốn thuộc về Ngài trong thế gian” thì tình yêu đó phải khác hơn với tình yêu Ngài dành cho cả thế gian. Đối với những ai Ngài “vốn thuộc về Ngài trong thế gian” thì Ngài “yêu cho đến cuối cùng” (Giăng 13: 1) Chữ “yêu cho đến cuối cùng” này cho thấy Ngài chỉ “cứu những người ấy thôi”!
Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (II Phi-e-rơ 3: 9)
Câu này nếu giải thích đúng thì “Ngài nhịn nhục chờ đợi một số anh em… không muốn một người nào hư mất” – Chữ “anh em” chỉ những người “vốn thuộc về Ngài” đã “được định cho sự cứu từ trước buổi sáng thế”. Chữ “anh em” chỉ về Hội thánh- những người (ở trong danh sách) được cứu, chứ không phải cho thế gian…
Do đó, hai câu Kinh thánh trên đây được trích dẫn để hổ trợ cho quan điểm “ý chí tự do” (có lẽ) đã được hiểu chưa đúng mức, nên sẽ không phù hợp với sự mạc khải chính yếu của Kinh thánh về “ơn cứu rỗi tiền định tuyệt đối”! - Và một khi những câu Kinh thánh được trích dẫn để hổ trợ, chứng minh đã được “giải thích lại cho đúng” thì quan điểm (ý chí tự do) không còn có chỗ đứng trong sự mạc khải chính yêu của Kinh thánh nữa.

2. Chúa Jesus chịu chết trên thập giá là chịu chết cho tất cả mọi người, vì tất cả mọi người đều ở trong tội lỗi, không miễn trừ một ai.
Phần Kinh thánh trích dẫn, hổ trợ:
“Vì bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.” (Rô-ma 5:19)
Phần Kinh thánh trên hổ trợ cho quan điểm: Chúa “chịu chết cho tất cả mọi người”- không loại trừ ai.
- Phản biện: Câu này Phao-lô luận về “luật trả giá công bình”- Nghĩa là “Đấng Christ phải chịu trả giá để có thể xưng công bình cho những ai đã phạm tội”. Nhưng không phải “xưng công bình tất cả tội nhân”, mà chỉ những ai “ở trong Đấng Christ” mà thôi. “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại” (I Cô-rinh-tô 15: 22) – Đức Chúa Trời xưng công bình cho những ai “ở trong Đấng Christ”… chứ không phải cho toàn thế gian. “Trước khi sáng thế Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ”… (Ê-phê-sô 1: 3) Như vậy, Ngài chịu chết để xưng công bình cho những người mà Ngài đã chọn trước, biết trước chứ không phải xưng công bình cho toàn thể nhân loại. Vì nếu Chúa chết cho toàn thể nhân loại thì không còn có sự phán xét sau này và hồ lửa đời đời.
- Ân xá: Những ngày lễ đặc biệt, một số nước có luật ân xá cho một số phạm nhân… Đương nhiên chỉ ân xá cho một số phạm nhân (được lên danh sách trước) chứ không phải ân xá là “mở cửa tù cho tất cả phạm nhân được ra khỏi”…!
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất, mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16)
Trường phái- quan điểm tự do trích dẫn câu trên đây (Giăng 3: 16) để hổ trợ cho quan điểm tự do… Họ nhấn mạnh chữ “ai tin” để minh chứng cho “ý chí tự do” của con người. Tuy nhiên…
- Phản biện: “Ai tin thì được cứu”- nhưng nếu Chúa không mở mắt, Thánh Linh không soi dẫn, cảm động, thôi thúc… thì không ai tin cả. (Tại sao có những người khi tin Chúa họ bị cả gia đình, dòng họ, xã hội từ chối, bắt bớ… mà họ vẫn giữ đức tin? – Thánh Linh của Chúa đang ở trong họ) Con người sa ngã, ma quỷ đã làm cho họ “mù lòng, mù mắt thuộc linh”… Kinh thánh chép: “Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong một đời buông lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết mọi điều ô uế.” (Ê-phê-sô 4: 19) – “Mất sự cảm biết”: Con người hoàn toàn bị “tê liệt” trong khả năng nhận biết Đức Chúa Trời. - Chúa Jesus phán: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, KHÔNG KÉO đến, thì CHẲNG CÓ AI được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6: 44)
Ai tin thì được cứu”- nhưng nếu “Cha KHÔNG KÉO” thì không ai tin cả! Ý chí tự do của con người chỉ chọn chống Chúa mà thôi!
- “Cha KÉO con”: Đức Chúa Trời là “Cha những người được cứu”, những người được cứu gọi Ngài bằng Cha… Chỉ có cha mới liều mình kéo con ra khỏi chỗ chết…
- Với những người không tin thì Chúa Jesus gọi họ là “con của ma quỷ”- “cha của các người là ma quỷ”, “các ngươi làm the ý của cha mình là ma quỷ”… (Giăng 8: 44)
Ở một chỗ khác Chúa nói với các môn đệ: “Ta sẽ trở về cùng Cha ta và cha của các ngươi… Đức Chúa Trời ta và Đức Chúa Trời các ngươi.” (Giăng 20: 17)
Như vậy trong thế gian này có hai hạng người: con của Đức Chúa Trời (đã được biết trước) và con của ma quỷ. Đức Chúa Trời là Cha nên Ngài sẽ KÉO con Ngài ra khỏi chỗ bị đoán phạt hư mất… Chỉ có cha mới liều mình cứu con và Ngài chỉ trả giá chuộc cho “con Ngài”… Sau khi trả giá chuộc rồi, Ngài sẽ KÉO những đứa con Ngài ra khỏi vòng xiềng xích của ma quỷ.
Nếu chúng ta hiểu được chương trình- sự mạc khải của Đức Chúa Trời qua Kinh thánh: “Cha trả giá để chuộc con” và “kéo những đứa con” ra khỏi vòng xiềng xích của ma quỷ thì “ý chí tự do chọn ơn cứu rỗi”… không còn chỗ đứng trong sự mạc khải của Kinh thánh.
Tóm lại: Quan điểm sự cứu rỗi còn phụ thuộc vào ý chí tự do chọn lựa của con người không phù hợp với Kinh thánh. Con người có ý chí tự do để chọn lựa nhưng “tâm linh trong họ đã hoàn toàn mù lòa và tê liệt” trong sự nhận biết Đức Chúa Trời… nên cá nhân họ không có khả năng chọn “được cứu”. Hơn nữa, Kinh thánh cho biết: Tội nhân bị ma quỷ “cột trói” (tội lỗi có quyền lực) thì làm sao họ có thể “chạy đến với Chúa” nếu không nhờ Thánh Linh Chúa tác động, ban quyền năng giải cứu… như chính Chúa có phán: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, KHÔNG KÉO đến, thì CHẲNG CÓ AI được đến cùng ta...”? (Giăng 6: 44) – Chúa đã “KÉO” để chúng ta được cứu thì ý chí tự do trong chúng ta có nghĩa lý gì?
Một số người vẫn còn “hoài nghi về tiền định” vì họ còn tin vào “ý chí tự do”, bởi họ thấy quan điểm “ý chí tự do” vẫn có hậu thuẩn của Kinh thánh… Tuy nhiên, những phần Kinh thánh được trích dẫn để hổ trợ cho “ý chí tự do” đó đã được giải thích sai bối cảnh và mục đích chính yếu của nó… Do đó, theo họ “kinh thánh trở nên mâu thuẩn”… Vì nếu đã “tiền định” thì không có “tự do” mà đã tự do thì không thể có tiền định… Hoặc là cái này hoặc là cái kia chứ không thể cả hai cùng lúc song song tồn tại là “chân lý” của Kinh thánh được.
Ý chí tự do chỉ là một quan điểm “còn mơ hồ” không phù hợp Kinh thánh.
Ơn cứu rỗi đã được TIỀN ĐỊNH cho mỗi người mới là lẽ thật của Kinh thánh.

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 2/1/2017

1 nhận xét:

Cao Thần Minh lược ghi theo lời kể lể con cái Chúa nói...

Trên Cung Thánh "tòa giảng" Tha Hồ Nói Tự Do
Giáng sinh rồi đầu năm tín đồ buôn chuyến phối hiệp với khách coffee Thềm xưa đi "thăm" (tham quan) một số nhà giảng tin lành Cờ MA coi họ ăn lễ Mừng Chúa và Năm mới coi sao về trích đoạn cho "TÔI CON" Chúa học hỏi ...
1. nhà thờ vắng chủ ... sau khi tiếp xúc với ông thư ký "sáu" thì được biết nhà sư mới dọn về qua lễ nô ên bao xe lên sì phố đáp phi cơ đi nha trang chơi mất tiêu rồi .... chẵng thưa chẵng trình cho phải đạo một bên là tôi tớ Chúa một phía Con cái Chúa (ông sư nầy được đào tạo từ viện thần kinh bát nháo) nên bắt chước các giáo sư của viện bỏ giờ lên lớp ....
2. giáng sinh và năm mới tín đồ bị ăn bom (giảng)
Số là trong các bài giảng ông giảng rất to mồm để xây dựng mối bất hòa trong hai chị em. Ông binh con em (mới tin Chúa) mà cứ chống báng con chị bất bình ra mặt...
Nhức đầu quá tín đồ buôn chuyến rủ khách coffee Thềm xưa đi tham quan thêm một số họ đạo tin lành khác xem sao. tạm nghỉ hẹn kể tiếp !
* Cao Thần Minh lược ghi theo lời kể lể ...