Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Sự Cứu Trong Sách Giô-Na Có Phải Là “Ơn Cứu Rỗi” Không?


Sự Cứu Trong Sách Giô-Na Có Phải Là “Ơn Cứu Rỗi” Không?

Ai biết rằng hoặc Đức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn, xây khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết, hay sao?
Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ làm cho họ, và Ngài không làm sự đó
.” (Giô-na 3: 9-10)

Kết quả hình ảnh cho tien tri Giô-na
***
- Có phải sự cứu rỗi còn tùy thuộc vào ý chí tự do của con người không?
- Sự cứu rỗi là “ân điển tiền định tuyệt đối” hay nó còn phụ thuộc ý chí tự do của con người (tội nhân)?
Một số người còn chọn quan điểm “sự cứu rỗi còn tùy thuộc ý chí tự do” đã chọn câu chuyện trong sách Giô-na để làm nền tảng… Họ cho rằng “ý chỉ (thịnh nộ, đoán phạt) của Chúa có thể thay đổi khi con người ăn năn, xây khỏi điều ác”!
Như vậy vấn đề đặt ra là “ơn cứu rỗi là tiền định tuyết đối”… có tuyệt đối không? (vấn đề được đặt ra với những ai thuộc quan điểm “tiền định tuyệt đối”)
Câu trả lời cho những vấn đề trên:
- Sự “cứu” đối với thành lớn Ni-ni-ve chưa hẳn là sự “cứu rỗi”. (Nó chỉ được cứu khỏi họa diệt vong, sự chết đời này)
- Sự sống của dân thành Ni-ni-ve chỉ được so sánh với sự sống của “dây dưa” của Giô-na… (cùng với một số thú vật trong thành)
Đức Giê-hô-va lại phán: Ngươi đoái tiếc một dây mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số THÚ VẬT rất nhiều hay sao?” (4: 10-11)
- “Ý chỉ nguyên thủy” của Chúa là muốn cứu sự sống của thành Ni-ni-ve: Khởi đầu Chúa sai Giô-na, mục đích của Chúa là “muốn cứu sự sống của dân thành Ni-ni-ve” chứ không phải diệt. (Chúa biết họ ăn năn)

Tóm lại:
1. Sự cứu trong Giô-na không phải là “cứu rỗi” (linh hồn) mà chỉ là “cứu cuộc sống đời này” – nó được ví sánh với sự sống của dây dưa (dây nho, cây thầu dầu) cùng “một số thú vật” trong thành… Chúa thương xót cuộc sống ngắn ngủi của loài thọ tạo (dân thành Ni-ni-ve) dù họ vốn đã sa ngã (hư mất)… sự cứu này không hẳn là cứu rỗi (linh hồn) – Nó chỉ được cứu khỏi họa diệt vong đời này của một nhóm dân… (nó được so sánh với dây dưa và những thú vật không có linh hồn…) – Sách Giô-na nói đến lòng thương xót của Chúa với tạo vật- loài thọ tạo…
2. Trước khi sai Giô-na đi là Chúa đã có ý định “cứu” dân đó rồi. (Chúa biết họ ăn năn)
Với những lý do trên, câu chuyện trong sách Giô-na không thể là lý lẽ “bênh vực” cho quan điểm “sự cứu rỗi còn phụ thuộc vào ý chí tự do” của con người- tội nhân. Nói đúng hơn: Sự cứu trong sách Giô-na chưa phải là “cứu rỗi”… Do đó nó không được áp dụng cho “ơn cứu rỗi” được nói đến trong cả Kinh thánh. Nó không được dùng cho việc “con người được cứu nhờ ý chí tự do chọn ơn cứu rỗi”!
Ơn cứu rỗi là “ân điển định sẵn”, là “tiền định tuyệt đối” cho những ai đã được Đức Chúa Trời “định cho họ được cứu”… đó là chân lý của Kinh thánh.
A-men.

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 4/1/2017

0 nhận xét: