Hể có những “con sói đội lốt chiên”
thì sao không có những “con chiên đội lốt sói”…?
Sói
đội lốt chiên để cắn xé và làm cho tan tác bầy. Vậy “chiên đội lốt sói” để làm
gì...?
“Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song
bề trong thật là muông
sói hay cắn xé.” (Ma-thi-ơ 7: 15)
________
“Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói.
Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu.” (Ma-thi-ơ 10: 16)
“Hãy đi; nầy, ta sai các ngươi đi, khác nào
như chiên con ở giữa bầy muông
sói.” (Lu-ca 10: 3)
“…muông sói cướp lấy chiên và làm cho tản lạc.”
(Giăng 10: 12)
“…sau khi tôi đi, sẽ có muông
sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu…” (Công vụ.
20: 29)
***
“Sói
đội lốt chiên” là một thành ngữ, nghĩa bóng chỉ về những kẻ giả mạo, có tâm dạ “chó
sói”, nhưng đóng vai “chiên”, giả bộ làm “chiên” (tín đồ) để thâm nhập sau đó
cắn xé bầy chiên – Hội thánh. Trên thực tế (nghĩa đen) không có con chó sói nào
đủ trí khôn và khả năng để “đội bộ da cừu” mà xâm nhập bầy chiên.
(???)
Nếu có “sói đội lốt chiên” thì liệu
có “chiên đội lốt sói”?
Về
nghĩa đen thì cả hai trường hợp đều không có, nhưng về nghĩa bóng, dùng để ám
chỉ thì cả hai chắc phải có. Nếu có “sói đội lốt chiên” thì sao không có “chiên
đội lốt sói”?
“Sói
đội lốt chiên” để cắn xé bầy, vậy “chiên đội lốt sói” để làm gì?
Chúa
phán: “Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào
như chiên vào giữa bầy muông
sói. Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu.” (Ma-thi-ơ 10: 16)
Con
chiên tự nó không có khả năng tự vệ. Nó hoàn toàn lệ thuộc vào sự bảo vệ của
người chăn. Chúa sai môn đệ Ngài vào trong thế gian được ví sánh “chiên vào
giữa bầy muông sói”! Sói vào giữa bầy chiên thì sói làm cho tan tác bầy, chiên
vào giữa bầy sói thì sao? Con chiên đó sẽ “làm mồi” cho chó sói. Thử hình dung
một con chiên đi lạc vào giữa bầy muông sói, thú dữ thì sao? Về nghĩa đen, con
chiên đó không thể sống, nhưng về nghĩa bóng, con chiên đó sẽ an toàn nếu có
một Đấng bảo vệ nó.
Đời
sống chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự bảo vệ của Đấng Chăn Chiên Lớn là Đức
Chúa Jesus-Christ - Đức Chúa Trời Toàn năng. (Hê. 13: 20; I Phi-e-rơ 2: 24)
Tại sao Chúa không dạy “hãy khôn như
sói”?
Làm
sao con chiên có thể tự bảo vệ mình nếu nó sống giữa bầy muông sói?
“Kìa, ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói.
Vậy, hãy khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu.” (Ma-thi-ơ 10: 16)
Tại
sao Chúa dạy “hãy khôn khéo như rắn”
mà không dạy là “hãy khôn như sói”? Tại sao Chúa dạy khi chúng ta - con chiên ở
giữa bầy muông sói thì hãy “hãy khôn khéo
như rắn” mà Chúa không dạy là hãy “khôn ranh như sói”?
Khi
con rắn ở giữa bầy muông sói thì nó tìm cách “lẫn tránh” và “ra khỏi” đó, mà
không cố gắng “hòa nhập” hay “tấn công” bầy muông sói. Nếu hòa nhập thì trước
sau nó cũng bị lũ kia “thịt”. Nếu tấn công thì nó chỉ tấn công được một hoặc hai
con sói, sau đó nó sẽ hết nọc độc và trở thành “mồi” cho lũ sói. Chúa dạy “hãy
khôn khéo như rắn” khi ở giữa bầy muông sói, mà không dạy hãy “khôn ranh như
sói” khi sống giữa bầy sói, tại sao?
Nếu
“con chiên khoác lên mình bộ lông sói” thì nó “có thể” tồn tại giữa bầy sói
được một thời gian (giả sử). Vì bản chất con sói khi có “mồi” thì chúng cắn xé,
tấn công lẫn nhau. Giữa chúng nó con nào mạnh thì được, con nào yếu thì phải
thua. Chúng nó là loài sói còn “cắn xé lẫn nhau” khi có quyền lợi thì làm sao
chúng tha cho “con chiên đội lốt sói”? Bản thân con chiên không có nanh vuốt để
tự vệ, càng không có bản chất “cáo quỷ” cho bằng lũ chó sói. Trong một bầy chó
sói, khi có “quyền lợi” thì việc trước tiên là chúng quay ra tấn công những con
yếu hơn để “loại bỏ đối thủ” (Giống như trong VEF, PĐN tìm cách loại bỏ TM và
NHQ, nếu nói về “bản chất chó” thì TM và NHQ yếu hơn PĐN nhiều!). Con nào mạnh
nhất sẽ “làm chủ” con mồi, làm chủ “quyền lợi”, sau đó mới tới con yếu hơn.
Chúng không hề có chuyện chia chác công bằng với nhau. Trong cuộc “đấu tranh
sinh tồn” này, những con “chiên đội lốt sói” làm sao sống nổi… nếu không muốn
nói là sẽ đến lúc chính những “con chiên tưởng mình khôn” này, sẽ thành mồi cho
lũ sói.
(!!!)
Hể có những “con sói đội lốt chiên”
thì sao không có những “con chiên đội lốt sói”…?
Sói
đội lốt chiên để cắn xé và làm cho tan tác bầy. Vậy “chiên đội lốt sói” để làm
gì?
Đã
là con chiên thì phải biết lệ thuộc hoàn toàn vào sự bảo vệ của Đấng chăn
(nghĩa bóng). Chúa dạy “khi con chiên ở giữa bầy muông sói” thì phải “khôn khéo như rắn và đơn sơ như chim bò câu”,
chứ Chúa không dạy “hãy đóng vai một con
sói” để tồn tại giữa bầy sói.
Ngày
hôm nay, rất tiếc, cũng có nhiều “tôi tớ, con cái Chúa” thay vì sống đúng bản
chất của một con chiên để được Chúa bảo vệ, nói cách khác là thay vì sống đúng
bản chất của một con chiên và tìm kiếm sự bảo vệ của Chúa – Đấng Chăn hiền lành…
Nhiều người đã tỏ ra khôn ngoan, “làm bộ”, “khoác lên mình một bộ da sói” để tỏ
ra mình là một con sói chứ không phải chiên, để tồn tại trong bầy sói, mặc dù
họ biết họ là chiên. Có những người họ là “tín đồ”, là “mục sư” nhưng khi có
việc thì họ lại hành xử theo cách của những “con chó sói”. Họ dùng phương cách
của thế gian, dựa vào thế lực của “xã hội đen – rồng đen”, “xã hội đỏ - rồng đỏ”
để đe dọa, tấn công, khủng bố anh em mình. Những người này có khác gì những “con
chiên khoác lên mình bộ lông chó sói” – chiên đội lốt sói?
Ngày
nay có những “mục sư dùng xã hội đen đe dọa mục sư khác”; có những mục sư dùng “quyền
lực xã hội đỏ” đe dọa hoặc triệt hại những mục sư khác “không chịu theo phe áo
đỏ” để quyền lợi mình được củng cố, để được cấp hộ chiếu đi nước ngoài và nhiều
quyền lợi khác… những mục sư “có giấy phép” dùng “pháp nhân” của mình để bắt
nạt những mục sư “không giấy phép”, những giáo hội có “pháp nhân” dùng “tư cách
pháp nhân” của mình để bắt nạt, bắt chiên và hãm hại những mục sư không có tư
cách pháp nhân khác… Đây chính là hình ảnh “những con chiên khoác lên mình bộ
da sói” để tồn tại và sống chung với lũ… sói! Nhưng những con chiên đội lốt sói
này hãy nhớ: Sói với sói chúng còn cấu xé, hãm hại lẫn nhau khi “nguồn lợi đã
cạn kiệt”… Thế thì những “con chiên đội lốt sói” là gì mà chúng nó tha? Bộ
những con sói khi “ngửi mùi đối phương”, chúng không biết “con nào là sói thứ
thiệt” và “con nào là chiên đội lốt” hay sao mà qua mặt chúng? Số phận của
những con “chiên đội lốt sói” chỉ là thời gian. Đức Chúa Trời cũng không bảo vệ
những “con chiên tưởng mình khôn đi đội lốt sói”, Ngài bảo vệ những con chiên
thật.
Mong
cho những “con chiên đội lốt sói” mau “quăng bộ da sói” trên mình mà trở về làm
“chiên thứ thiệt” để Chúa được vinh hiển khi Ngài bảo vệ những con chiên giữa
bầy muông sói, mà không phải là những con chiên dùng da sói để tự bảo vệ mình!
Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 11/4/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét