Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Sự Khôn Ngoan Muộn Màng…

Trước khi nhà nước Công-stăng-tin được thành lập thì Hội thánh của Chúa Cứu Thế đã hiện hữu rồi. Nhà nước Công-stăng-tin không có tư cách gì mà công nhận hay phủ nhận “tư cách hiện hữu của Hội thánh của Đấng Christ”...

 Kinh thánh: II Các vua 18-19 

Ôi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! Ngài vẫn ngự ở giữa các chê-ru-bim, chỉ một mình Ngài là Đức Chúa Trời của các nước thế gian. Chính Ngài đã làm nên trời và đất...” (II Vua. 19: 15)


***

1. Giới thiệu vua Ê-xê-chia - Những năm đầu hưng thịnh:
Vua Ê-xê-chia lên ngôi lúc 25 tuổi, cai trị 29 năm tại Giê-ru-sa-lem (khoảng 500 năm TC). Ê-xê-chia là một vị vua tốt, kính sợ Chúa, ông là người đã đem lại một cuộc cải tổ, thanh tẩy tôn giáo sa bại của vương quốc Giu-đa… (II Vua 18: 1-4) Ông đưa vương quốc Giu-đa từ suy yếu lên mạnh mẽ và cường thạnh, chống lại đế quốc A-si-ri, không làm chư hầu, phục tùng vua A-si-ri nữa, đồng thời cũng tiến đánh Phi-li-tin, chiếm lại một số bờ cõi... Những năm đầu trị vì ông đã thành công. (c. 7-8)

 
(Thành thánh - minh họa)

2. Tai họa – mối đe dọa – vua Ê-xê-chia xuống nước:
Đến năm thứ tư của đời trị vì ông, vương quốc phía Bắc – Y-sơ-ra-ên bị bao vây và tấn công, đến năm thứ sáu, tức cuộc vây hãm và tấn công kéo dài khoảng 3 năm, vương quốc phía Bắc – Y-sơ-ra-ên bị thôn tính và xóa sổ bởi đế quốc A-si-ri. (c. 9) Điều này thực tế đã tạo cho vua Ê-xê-chia và dân sự của vương quốc phía Nam – Giu-đa một tâm lý lo sợ, mặc dù vua Ê-xê-chia là một người kính sợ và có lòng tin nơi Chúa.
Tù bối cảnh và tình hình chính trị, quân sự trong khu vực – kẻ thù đã nằm sát nách – biên giới phía bắc quân ta không đủ sức để chống cự với một đạo quân của một đế quốc hùng mạnh A-si-ri lúc bấy giờ… Năm thứ 14 đời trị vì của vua Ê-xê-chia, tức 8 năm sau khi Y-sơ-ra-ên thất thủ và bị bắt làm nô lệ, vua A-si-ri đã chiếm lấy vương quốc phía Bắc, xóa sổ Y-sơ-ra-ên… Sau 8 năm xóa sổ vương quốc phía Bắc, năm thứ 8 vua A-si-ri bắt đầu tuyên chiến với vương quốc phía Nam – Giu-đa. (Trong tình hình đó hỏi “ai không sợ”?) Vua Ê-xê-chia bắt đầu “xuống nước” và xin “nộp triều cống”. “Vua A-si-ri bắt Ê-xê-chia, vua Giu-đa, phải trả ba trăm ta-lâng bạc, và ba mươi ta-lâng vàng.” (c. 14) Điều bi thảm nhất là vua Ê-xê-cha đã vét hết bạc vàng trong kho vua, đồng thời gỡ cả những vàng mà trước đây chính vua đã cho cẩn để trang trí trong các cửa và cột của đền thờ Chúa, mà nộp cho vua A-si-ri. Dầu vậy sau khi đã nộp chừng ấy vàng bạc thì vua A-si-ri cũng không tha. Vua A-si-ri sau khi đã nhận đủ số vàng bạc rồi, vẫn xua quân tấn công Giê-ru-sa-lem. (c. 13-17)

3. Giao vật thiêng liêng cho kẻ thù  - Có nên tin người A-si-ri?
Vì vậy phải chăng là “Đừng nghe những gì vua A-si-ri nói, mà hãy nhìn kỷ những gì vua A-si-ri… làm”? Nếu biết trước vua A-si-ri tráo trở, lật lọng, bội tín, tham lam… thì chắc vua Ê-xê-chia đã không dại mà “cống nộp cho vua A-si-ri” kể cả “vàng trong đền thờ”, là vật thiêng liêng nhất! “Đừng nghe những gì vua A-si-ri, Ráp-sa-kê, San-chê-ríp… nói, mà hãy nhìn cho kỷ những gì chúng nó… làm”?
Vàng của đền thờ là vật thiêng liêng (Ma-thi-ơ 23: 16).
Vua Ê-xê-chia đã bày tỏ lòng tôn kính Chúa cách hết lòng, bằng cách cho cẩn vàng vào cửa và cột của đền thờ Chúa… Ông đã cho thực hiện “cải cách tôn giáo” (đập bỏ hình tượng, trụ, bàn thờ tà thần trong xứ - 18: 1-4) và hết lòng nhờ cậy Chúa. Vì vậy trong những năm đầu của chức vụ, Chúa đã ban phước cho ông và đất nước Giu-đa mà ông đang cai trị. Dù là một người mạnh mẽ và thành công như vậy, nhưng tại sao trong lúc này đây vua Ê-xê-chia lại yếu hèn như thế? Đức Chúa Trời mà ông đã từng nhờ cậy để thành công nay đâu rồi?
Trên một bình diện nào đó, vua Ê-xê-chia dù là một vua tốt nhưng ông cũng là một con người. Phao-lô nói rằng “nào có ai yếu đuối mà tôi không từng yếu đuối”? (II Cô-rinh-tô 11: 29). Tiên tri Ê-li vốn là mạnh mẽ nhưng đứng trước những lời hăm dọa của hoàng hậu Giê-sa-bên ông cũng phải chạy trốn. Gia-cơ nói rằng “Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta…” (Gia-cơ 5: 17)
Sau 14 năm cai trị, làm vua, Ê-xê-chia thấy trước mắt một đế quốc A-si-ri hùng mạnh mà nhiều nước đã bị thôn tính, trong đó có vương quốc phía Bắc - Y-sơ-ra-ên dù là “dân sự Chúa” cũng đã bị thôn tính, không đứng vững được… Trong khi đó, vương quốc ông đang cai trị, một nữa nước còn lại là Giu-đa quá bé nhỏ, đơn độc giữa các thù địch… Do đó, có lẻ ông thấy cách tốt nhất là “hòa hoãn” với kẻ thù A-si-ri để được yên thân, tồn tại. Ông nghĩ rằng “cống nạp cho A-si-ri” thì chúng sẽ tha!? Việc vua Ê-xê-chia đem cả vàng bạc là vật thiêng liêng trong đền thờ để cống nạp cho vua A-si-ri, là một sai lầm to lớn nhất, ông cứ tưởng rằng làm đến như vậy thì kẻ thù “sẽ tha”? Và có lẻ chính điều này mà Chúa khiến kẻ thù không tha, song chúng còn lấn tới. Sau khi nhận đủ số tiền, vàng bạc “mãi lộ”, vua A-si-ri vẫn xua quân đánh chiếm, tấn công Giê-ru-sa-lem. (Tin vào những “hòa ước, hiệp định ký kết với kẻ thù” mà giao nộp cả những điều thiêng liêng nhất… là ngu dại)

4. Hạ mình tìm kiếm Chúa:
Sau khi “đã đến như vậy rồi” mà vua A-si-ri vẫn không tha… thì vua Ê-xê-chia cùng các quần thần và chức sắc tôn giáo mới hạ mình tìm kiếm Chúa và kết quả là Chúa đã trả lời: Vua A-si-ri gặp trở ngại, không thể tiến hành cuộc tấn công, nhưng “lui binh” và “hẹn ngày trở lại”. Trước khi lui binh, San-chê-ríp vua A-si-ri còn “nổ” để “khè” dân Giu-đa rằng “Chớ để cho Đức Chúa Trời, là Đấng ngươi nhờ cậy, phỉnh gạt ngươi, mà nói rằng: Giê-ru-sa-lem sẽ chẳng bị sa vào tay vua A-si-ri” (19: 10) Thế nhưng, Chúa đã dùng một thiên sứ, trong một đêm giết chết 180 ngàn quân lính của đạo quân A-si-ri… San-chê-ríp lo chạy trốn về xứ và một ngày kia, khi đang quỳ lạy trong đền thờ Nít-róc thần của mình, San-chê-ríp bị chính hai con trai mình giết chết. (19: 36)

Bài học:
Vua Ê-xê-chia đã đem “vàng của đền thờ” là vật thiêng liêng để “mua lấy sự bình an” nơi vua A-si-ri, nhưng nào có “bình an”? Cho đến khi ông hạ mình xuống trước Chúa và tìm cầu Chúa thì Ngài đã trả lời: Chúa đã phá hỏng mọi kế hoạch của vua A-si-ri nhằm tấn công Giê-ru-sa-lem và tiêu diệt Giu-đa, Chúa khiến kẻ thù phải “lui binh” (mặc dù trước khi lui binh chúng không quên “nổ lại mấy câu thòng” để hăm dọa!), Chúa dùng chỉ một thiên sứ trong một đêm và đã tiêu diệt cả đạo binh của quân thù – 180 ngàn thây quân lính chết nằm phơi như rạ… San-chê-ríp bị trừng phạt vì tội “nhạo báng Chúa”, “hăm dọa dân Chúa” bằng việc hắn đã bị giết do chính hai người con trai của hắn.
Cái thiêng liêng nhất của Hội thánh ngày nay là gì?
Chúa phán “Ta sẽ lập Hội thánh ta… các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.” (Ma-thi-ơ 16: 18)
Cái thiêng liêng nhất của Hội thánh không phải là “vàng bạc trong kho thánh”, mà là “tư cách hiện hữu của Hội thánh”. Hội thánh được MUA CHUỘC bởi “Huyết Chiên Con” và được LẬP bởi Chúa Cứu Thế - Jesus-Christ. Không một thế lực nào có đủ tư cách để cấp “chứng nhận pháp nhân” cho Hội thánh của Chúa Cứu Thế mà Ngài đã mua bằng Huyết, dù đó là Sa-tan và các tổ chức tay chân của nó. Sa-tan đã bị “truất phế tư cách” thì không còn thế lực nào có đủ tư cách để “công nhận Hội thánh của Đấng Christ”. - “Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ” (Cô-lô-se 2: 15)
Trước khi nhà nước Công-stăng-tin được thành lập thì Hội thánh của Chúa Cứu Thế đã hiện hữu rồi. Nhà nước Công-stăng-tin không có tư cách gì mà công nhận hay phủ nhận “tư cách hiện hữu của Hội thánh của Đấng Christ”.
Hội thánh là “Cô Dâu của Đấng Chirst” đã được Ngài thừa nhận. Sự thừa nhận của Đấng Christ là đủ. Bất cứ một sự thừa nhận nào khác thêm vào là “đem tư cách thiêng liêng của mình giao nộp cho phường vô lại – không có tư cách”, giống như vua Ê-xê-chia đã “gỡ vàng trong đền thờ” mà giao nộp cho kẻ thù, tưởng rằng như vậy sẽ “bớt khó khăn”… Nhưng kẻ thù thì luôn luôn là kẻ thù. Dù khi đã lấy được “vàng trong đền thờ” rồi thì chúng vẫn tiêu diệt ta bằng cách này hay cách khác.
Hỡi những ông “Hội trưởng có tư cách pháp nhân – mất tư cách pháp thiêng”, hãy học bài học của Ê-xê-chia: Đừng tưởng rằng đem cái thiêng liêng của Hội thánh giao nộp cho kẻ thù là họ để cho các ông yên? Chỉ khi nào các ông hạ mình xuống thì dân sự Chúa mới được giải cứu. Nếu các ông tiếp tục “bán mình cho Rồng đỏ”, không hạ mình ăn năn trước Chúa thì các ông và gia đình các ông sẽ bị Đức Chúa Trời rủa sả, nhưng Hội thánh của Chúa sẽ được giải cứu bởi cách khác. 

“…Vì nếu ngươi làm thinh trong lúc nầy đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất; song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao?” (Ê-xơ-tê 4: 14)

Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 20/4/2013

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Sự khôn ngoan muộn màng !!

Dầu có muộn màng nhưng, Êxêchia còn biết quay về tìm kiếm Chúa để dân sự được giải cứu . Ông Thái Phước Trường - TLH là những kẻ cứng trán, cứng lòng, cố chấp, đã ĐỨNG TRÊN BỜ VỰC MÀ CHẲNG CHỊU QUAY ĐẦU !!! Chẳng chịu ăn năn để Hội Thánh được phước !!!!! Đối với Chính quyền ông là kẻ :" BẤT TRUNG " , ăn cháo đá bát, qua sông nhận xuồng !!! Lúc cúi lòn được ưu ái cho xe VIP thì CS muôn năm, khi không nuông chìu thì ông đã đảo ( Chống CS đến cùng ). Đối với Chúa Thái Phước Trường là kẻ bất kính, mượn đạo để tạo đời, mươn danh Chúa để mị dân, mượn nhà thờ để làm điều bất nghĩa !!!!! Đối với Giáo hội ông là tay ĐẠO TẶC, vì tham vọng đê hèn của tư dục mà hũy họai các HT không đồng tình sự quái ác của ông !!!!!

Đối với Thái Phước Trường ngày nay đừng nói đến ăn năn hay tìm kiếm Chúa nữa !!!! Vì sa tan đã đầy dẫy lòng ông rồi !!!!!!

UV/TLH chán TPT !!

Thập Tự Sinh Tồn nói...

Bốn bước Ban TG.CP và Thái phước Trường.

Chào buổi sáng.,

Ban tôn giáo chính phủ và Thái phước Trường với bốn bước là gì? Bốn chặng đường chưa hồi kết, sao lại không?

Chúng ta cùng lược qua, nhưng không bàn luận, bàn cải nhưng được bàng hoàng vì tin lành CMA sao lại có một chặng đường như thế?

I. Chặng văn thư 53 ngày 25.02.2013. Hướng dẫn thực thi theo HC và quy NN trong TG.

II. Chặng kiến nghị các lãnh đạo NN về văn thư 53 trong hai việc 'thẩm quyền cao nhất' là TLH.HTTL. Với 'quá xen sâu vào nội bộ'. BTG.CT trả lời.

III. Chặng văn thư 237 ngày 27.3.2013. Tiếp tục nhắc nhở về HC và quy định NN về TG. Nhưng, buổi tiếp xúc trao đổi thêm.

IV. Chặng đối thoại ngày 25-26/4/2013 tại Hà nội.

Sao rồi? Vào chung kết chưa hay chỉ thăm dò với nhau mà thôi?

THẬP TỰ SINH TỒN.

Nặc danh nói...

Cám ơn Mục sư Khải đã rao ra một sứ điệp rất tốt, chính xác trong bài: "Sự khôn ngoan muộn màng". Tôi rất được cảm động, rất tâm đắc những suy tư nầy.
Nhưng kỳ thực tôi rất đau lòng khi bài viết phân tích rồi ứng dụng trong Hội Thánh Việt Nam !!!!
Tôi không biết tiếng gọi nầy có đến được với những lổ tai các mục sư Việt Nam không? dường như không! Vì sao? Vì hết thảy mục sư hiện nay , nhất là tư gia thì bằng cấp thần hoc cao ngất ngưỡng hơn tháp Baben rồi. Và những gì Mục sư Khải phân tích thì hơi muộn màng bởi các mục sư thời nay đã giải kinh từ lâu những đoạn văn nầy. Ho được văn bằng cao đó thì ắc họ đã thông lau kinh thánh hơn mục sư Khải rồi, cớ chi, cần chi mục sư Khải kêu van?!
Có lẽ- theo tôi- hơi vô ích. Bài viết nầy nên rao giảng cho những tân tín hữu cơ đốc thì hiệu quả hơn.
Bây giờ thì giữa cái ngổn ngang của hàng tư tế Cơ Đốc Giáo đã vô cảm và vô tâm đối với Kinh Thánh rồi mục sư Khải ạ!.
Với họ thì cái giấy tư cách pháp...nhân nó gia trị hơn Đức Thánh Linh và Lời Chúa. Kinh Thánh chỉ để làm một phương tiện kiếm chác chút ít tiền bạc để sống chứ Kinh Thánh không là Chân lý để rao giảng và áp dụng.
Hàng tư tế hiện nay đang hành nghề như Jeremi 23 đã mô tả

Một độc giả