Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Cái Giá Đắt Đỏ


"Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước." (Giô-suê 1: 8)
***
Cái Giá Đắt Đỏ

Ts Nguyễn Sĩ Dũng.

Những tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp mới là những viên ngọc sáng. Chúng kết tinh những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong quá trình đổi mới tư duy và hội nhập quốc tế. 
Trước hết và quan trọng nhất là tư tưởng thượng tôn pháp luật, đặt pháp luật cao hơn nhà nước. Để làm rõ hơn điều này, hãy so sánh nhà nước pháp quyền với nhà nước thần quyền, nhà nước thế quyền
 
Trong nhà nước thần quyền, quyền lực thuộc về thần thánh; trong nhà nước thế quyền, quyền lực thuộc về con người (tất nhiên, chủ yếu thuộc về các ông hoàng, bà chúa); trong nhà nước pháp quyền, quyền lực thuộc về pháp luật. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật" (Điều 8, Hiến pháp năm 2013).
Như vậy, theo Hiến pháp mới, Nhà nước không thể muốn làm gì thì làm, mà muốn làm gì thì cũng phải trong khuôn khổ của pháp luật và muốn làm gì thì cũng phải được pháp luật cho phép (Hiến pháp cũng là một phần của pháp luật). Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ rõ: "Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm", nhưng "cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép".
Sẽ có người cho rằng nhà nước có quyền ban hành pháp luật thì pháp luật không thể cao hơn nhà nước; nhà nước thích làm gì thì cứ việc ban hành pháp luật theo ý mình mà làm. Như vậy thì nhà nước pháp quyền khác gì với nhà nước thế quyền? Hoàn toàn không phải như vậy.
Những quy phạm pháp luật tiệm cận công lý - phản ánh các giá trị đạo đức, phản ánh  lẽ phải, lẽ công bằng - tồn tại khách quan trong cuộc sống, cũng như các quyền của con người là do "tạo hoá ban cho".
Các nhà lập pháp phải tìm ra các quy phạm này, chứ không phải áp đặt ý muốn chủ quan của mình cho xã hội. Đây cũng là lý do tại sao Hiến pháp giao cho toà án nhiệm vụ bảo vệ công lý chứ không phải bảo vệ pháp luật: "Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý". (Điều 102, Hiến pháp năm 2013).
Toà án chỉ bảo vệ công lý, do đó pháp luật phải tiệm cận được công lý; nghĩa là pháp luật phải phản ánh được những giá trị đạo đức, phải phản ánh được lẽ phải, lẽ công bằng.
Xin nhấn mạnh, nếu pháp luật phá vỡ các giá trị đạo đức, thì chúng ta sẽ phải trả bằng cái giá đắt đỏ đến khôn cùng.    

Ts Nguyễn Sĩ Dũng
(Báo Lao động Cái giá đắt đỏ)

_________

Một số nhận xét:
1. "Những tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp mới là những viên ngọc sáng. Chúng kết tinh những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong quá trình đổi mới tư duy và hội nhập quốc tế."
- Nhà nước pháp quyền - tinh thần thượng tôn pháp luật - vốn đã được hình thành và xây dựng ở những quốc gia Cơ-đốc-giáo từ những thế kỷ trước. Đa số là những quốc gia Tư bản. Cho đến hôm nay "nhà nước ta" mới phát hiện ra và cho đó là "những viên ngọc sáng" trong Hiến pháp mới và cũng cho đó là một "kết tinh những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong quá trình đổi mới tư duy và hội nhập quốc tế.
- "Nhà nước ta" phải mất một quá trình "đổi mới tư duy" và nhờ đó mới phát hiện ra "những viên ngọc sáng" trong vấn đề "thượng tôn pháp luật". - Cái mà người ta đã xây dựng hàng bao thế kỷ trước, cái mà "mình từng mắng người ta là lạc hậu, là tư bản" mà bây giờ nhờ "đổi mới tư duy" mình mới phát hiện đó là "viên ngọc quý"!?
- "Hội nhập quốc tế": Quốc tế đa số là những quốc gia Tư bản, mà Tư bản là "xấu" mà mình "tìm cách hội nhập" với họ làm gì?
- Nhưng dẫu sao việc đổi mới tư duy tuy "chậm mà có", còn hơn là "đóng cửa không chơi với bọn Tư bản"!
- Nhà nước "đổi mới tư duy" phải chăng là kết quả bởi sự cầu nguyện, cầu thay của nhiều con cái Chúa, các Hội thánh trong nhiều năm qua?
"Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy;
Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn.
" (Châm ngôn 21: 1)
"Vậy, trước hết mọi sự ta dặn rằng, phải khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, tạ ơn cho mọi người, cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn." (I Ti-mô-thê 2: 2)

2. "Trong nhà nước thần quyền, quyền lực thuộc về thần thánh; trong nhà nước thế quyền, quyền lực thuộc về con người (tất nhiên, chủ yếu thuộc về các ông hoàng, bà chúa); trong nhà nước pháp quyền, quyền lực thuộc về pháp luật. Lần đầu tiên Hiến pháp quy định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật." (Báo Lao động Cái giá đắt đỏ)
- Trong Cựu ước, dưới thời các vua, đất nước Y-sơ-ra-ên đi theo thể chế "nhà nước thần quyền" - Thần Đức Giê-hô-va là Đấng lãnh đạo, là Vua của Y-sơ-ra-ên. Nhà nước thần quyền đã có trong Kinh thánh từ rất lâu. 
- Các thể chế chính trị trên thế giới ngày nay được phân chia thành ba loại thể chế: Thần quyền, thế quyền và pháp quyền. (Có một loại thể chế mà nó không rơi vào "Con giáp" nào cả, đó là thể chế "đảng quyền".)
- Các giáo hội (Tin lành) ngày nay là những "nhà nước tôn giáo thu nhỏ". Ở đó - cơ chế quản trị giáo hội được xem là "nhà nước thần quyền", vì "khẩu hiệu nơi cửa mồm" của "các quan" (mục sư lãnh đạo) là "Hội thánh là của Chúa", nhưng mọi việc, thực tế là do những "ông hoàng, bà chúa" trong giáo hội đó quyết định cả! Do đó, "thể chế chính trị đó được xem là một thể chế chính trị "nữa đạo nữa đời". Nó cũng là một loại thể chế chính trị "không nằm trong con giáp nào cả"!

Cuối cùng: Tác giả nhấn mạnh "...nếu pháp luật phá vỡ các giá trị đạo đức, thì chúng ta sẽ phải trả bằng cái giá đắt đỏ đến khôn cùng."
Thiết tưởng: Cái giá phải trả của hệ thống pháp luật làm "phá vỡ các giá trị đạo đức" đó chính là xã hội băng hoại về mặt đạo đức và "ngôi nước của đảng cầm quyền" cũng không thể tồn tại. Cuối cùng nó ra là "hư không" như sách Truyền đạo đã nói.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một câu rằng "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt"...!
Môi-se căn dặn Giô-suê:
"Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước." (Giô-suê 1: 8)

Khi con người lìa bỏ Lời Chúa, họ đi lòng vòng rồi cuối cùng cũng quay về với những gì Kinh thánh đã dạy, và lúc đó người ta lại thốt lên rằng "nhờ đổi mới tư duy mà đã phát hiện ra viên ngọc sáng". 
Đúng là một "Cái giá đắt đỏ".


Tiên tri Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống - 20/1/2014

2 nhận xét:

vuongtanduc1951@gmail.com nói...

Những Quy Chế Giẻ Rách Mụt Ruổng Của Thái pháp Trường ...
Giáo hội PÂLH Cờ MA trong 12 năm 8 tháng (2001-2013) có cái Quy Chế (gộng kềm) do Thái pháp Trường (TPT) ráng mà rặn đẻ ra để cai trị (đè đầu cởi cổ) tôi con Chúa tại miền nam việt nam.
Thời kỳ TPT đã hết, nay Phang hội trưởng Phan vĩnh Kự không biết đã quăng Quy chế quái ác vào sọt rác WC chưa. Hay vẫn đem ra áp dụng.
Phan vĩnh Cự chứ không phải là 'phang vĩnh Cự' ông nhé.
Thưa Chúa 'Có phải tôi không?'.
Chúa Ki tô đáp 'mầy PVC' chứ ai.
Xin nhận xét về hội trưởng 'bù trất' (4+6=10) đó đa.
Những Quy Chế Giẻ Rách Mụt Ruổng Của Thái pháp Trường đã hết hiệu lực ??!!
Trân trọng cùng giáo phẩm giáo dân cùng quý chức sắc chức việc PÂLH Cờ MA south vietnamese.
¤ chuyên gia khối PÂLH Cờ MA từ haloi.

Nặc danh nói...

Chuyện Con Lừa. (năm Ngọ mà!).

(Xin mượn 1 câu chuyện của BM để viết lên câu chuyện này)

Thưở ấy Đức giáo hoàng được muôn dân tôn kính. Ngài có nuôi một con lừa. Đi giảng đạo, đi làm lễ nơi đâu, con lừa cũng được ngài dắt theo.

Giáo dân gặp ngài đều cúi đầu chào lễ phép, như chào cả con lừa.

Thế là con lừa dần dần đắc ý .

Vì nó cứ tưởng muôn người đang rạp đầu chào nó.

Dù gì nó cũng đã nghe giảng kinh bao nhiêu năm.

Nó thấy như nó thông thái, sáng suốt hẳn ra.

Cứ thế mà mặt lừa ngày càng vênh vao, hợm hĩnh.

Tên giữ nhà thờ cũng là tên phải giữ lừa rất bực mình về thái độ hợm hĩnh của
con lừa.

Một hôm Đức giáo hoàng bảo ngài phải đi vắng, dặn hắn ở nhà chăm sóc con lừa cẩn thận. Tên giữ lừa lặng lẽ chờ ngài đi xong, sáng sớm hôm sau hắn ẵm con lừa ra khỏi chuồng, vất vả trèo bao bậc cầu thang ,lên tận đỉnh tháp chuông nhà thờ. Hắn nhẹ nhàng đặt lừa trên đỉnh tháp nhà thờ, đóng vội cánh cửa lại, bỏ lừa đứng chơ vơ trên tháp chuông.

Lừa ngơ ngác nhìn quanh chỉ thấy trời xanh mây trắng trên đầu, nhìn xuống dưới xa tít là dòng người nhỏ li ti trên đường phố.
Tháp chuông rất cao ..gió bắt đầu thổi vù vù.
Con lừa sợ hãi…hí vang…
Khi nó hí đến mỏi mòn tuyệt vọng cũng là lúc người dân bên dưới đã tụ tập rất đông đứng chỉ chỏ lên trên nóc nhà thờ.
Họ cất tiếng cười vang trước cảnh một con lừa đang đứng trên nóc nhà thờ cao chót vót.
Lừa ta nước mắt nước mũi chảy dầm dầm,không chỉ vì sợ hãi, mà vì xấu hổ khi bị lâm vào tình cảnh này.
Còn đâu là danh dự, lòng kính trọng của mọi người dành cho nó?
Mãi đến trưa nắng gắt, Tên giữ nhà thờ mới thương hại đem lừa xuống.

Vài tuần sau câu chuyện đến tai Đức giáo hoàng và Tên giữ lừa bị thuyên chuyển đi nơi khác.

Gần năm, mười năm sau ,Con lừa mới có dịp gặp lại Tên giữ lừa, trong một buổi Lễ đầy nghẹt giáo dân đang đứng hai bên đường đón chào Đức giáo hoàng. Tên giữ nhà thờ mãi cúi đầu chào Đức giáo hoàng khi ngài đi qua, nên không để ý đến con lừa, nhưng con lừa không thể nào quên câu chuyện của nó. Vừa đi ngang qua Tên giữ nhà thờ, nó co chân đá một cú thật mạnh vào hắn.

Tên giữ nhà thờ bị bay vút tận lên trời xanh, bay cao hơn cả cái tháp chuông nhà thờ, cao tít cho đến khi chỉ còn chấm nhỏ rồi dần dần biến mất .Sự "thương hại' tới con lừa của tên giữ lừa đã để lại cái "hậu quả " là cú đá biến mất đó!.(Bởi vậy, đôi lúc cũng phải biết đặt Lòng yêu Thương đúng chỗ, đúng người, ko phải ai cũng cho họ Tình yêu Thương được .

Mở đầu sách Thi Thiên 1:1 Chúa đã dạy: "Phước cho người nào chẳng theo mưu kế của kẻ dữ, Chẳng đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chỗ của kẻ nhạo báng;" vậy hãy cứ ở trong Chúa luôn luôn thì Thánh Linh sẽ hướng dẫn mình sự khôn ngoan để tránh mưu kế của kẻ dữ!.


Nhân năm Ngọ, qua câu chuyện kết thúc với cú đá “100 thành công lực” của Con Lừa chúng ta rút ra được các bài học:

- Đã là lừa thì dù có nghe bao nhiêu bài giảng kinh thánh, hay bao nhiêu khóa huấn luyện, hoặc đội mủ "Mục Sư) nó vẫn là lừa.
- Kẻ tiểu nhân không bao giờ quên mối thù, dù thời gian có trôi qua bao nhiêu.
- Đừng coi thường và đừng bao giờ tin những kẻ hợm hĩnh chỉ biết cá nhân mình và "dùng ánh hào quang " của Chúa làm hào quang của mình!.(như đám phản đồ của MS.TM kia).

Bởi thế mong MS.TM hay TT.HTK hãy ...bảo trọng !
Nhưng các vị hãy yên lòng vì dư luận đang đứng về ông.

Ông Táo cuối năm.