Tôn Giáo Của Những Người Có "Đỉnh Cao Trí Tuệ"!

(Lễ Rước Cá Chép- Ảnh: Báo Lao động)
***
Kinh thánh: Ga-la-ti 4: 1-11
Câu gốc: “Xưa kia, anh em chẳng biết Đức Chúa Trời chi
hết, thì làm tôi các thần vốn không phải
là thần. Nhưng hiện nay anh em biết Đức
Chúa Trời, lại được Đức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy
phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư!” (Ga-la-ti 4: 8-10)
***
Thư Ga-la-ti, sứ đồ Phao-lô viết cho “Hội thánh dân ngoại”,
tức là những người vốn không phải là người Do thái (Y-sơ-ra-ên).
Đức Chúa Trời tiền định cho một số người trong “dân ngoại”
được cứu (Công vụ 13: 48). Nhưng đang khi “kỳ hạn chưa trọn”, thì những người
này cũng giống như người “được hưởng quyền thừa kế”. Dù di chúc có “tiền định”
cho những người này được hưởng gia tài, quyền thừa kế (được cứu và được làm
con), nhưng đang khi họ vẫn còn “con trẻ” (kỳ hạn chưa trọn- chưa đến tuổi luật
pháp quy định được hưởng quyền thừa kế) thì họ cũng ngàng hàng – chẳng khác gì “Ô-sin”-
người bảo hộ (là kẻ tôi mọi, đầy tớ trong nhà). Người thừa kế chưa đến tuổi mà
luật pháp quy định để hưởng gia tài thì vẫn phải ở dưới quyền của người bảo hộ
(người quản lý gia tài cho người thừa kế) - “Chúng ta cũng như vậy, khi còn thơ ấu, phải phục dưới các lề thói của thế gian”. (c. 3)
Phao-lô dùng chữ “chúng ta” trong câu 3 là muốn nói những
người được cứu, trong đó có ông, bao gồm người Do thái lẫn dân ngoại. “Chúng ta cũng như vậy, khi còn thơ ấu, phải
phục dưới các lề thói của thế gian”.
(c. 3) Khi kỳ hạn của thời kỳ Ân điển chưa được mở ra (Đấng Christ chưa lên tập
tự giá) thì tất cả “chúng ta” phải phục dưới những gì mà “luật pháp đã quy định”.
(Đứa con phải ở dưới quyền của người bảo hộ- quản lý gia tài) Luật pháp ở đây
là luật pháp của Đức Chúa Trời.
Người Ga-la-ti khi chưa tin Chúa, họ vẫn giữ theo các “lề
thói thế gian”- nếp sống, lễ nghi của người ngoại đạo (ngoài Hội thánh).
Một số người vốn là người Do thái đã đến Hội thánh Ga-la-ti
và họ đã dạy cho tín đồ Ga-la-ti phải giữ luật pháp theo như Cựu ước. Phao-lô
dạy rằng khi một người đã đến tuổi để hưởng gia tài thì không còn ở dưới quyền
của người bảo hộ nữa (dưới quyền của luật pháp). Bây giờ họ là con, dẫu là con
nuôi thì vẫn được tự do hơn là “kẻ làm tôi mọi” (Ô-sin, đầy tớ) – “Dường ấy, ngươi không phải là tôi mọi nữa,
bèn là con; và nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời”
(c. 7)
Điểm ứng dụng:
“Xưa kia, anh em chẳng
biết Đức Chúa Trời chi hết, thì làm tôi
các thần vốn không phải là thần. Nhưng hiện nay anh em biết Đức Chúa Trời,
lại được Đức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư!” (Ga-la-ti
4: 8-10)
Các thần vốn không
phải là thần: Trong dân gian có những “vị thần” vốn không phải là thần. Ví
dụ: Táo quân vốn là một câu chuyện truyền thuyết, người ta thờ cúng riết rồi
thành “thần”. Và ngày 23 tháng Chạp, người VN cúng “đưa ông Táo về trời” là một
“lề thói thế gian” mà nó vốn ra từ “thần Táo- vốn không phải là thần”. Hay như
Quan công, vốn là một nhân vật hư cấu trong truyện Tam quốc chí, người ta “ái
mộ, sùng kính rồi lập trang thờ”… thờ riết rồi thành “thần”. [Những chế độ độc
tài, độc đảng, vô thần – chủ trương hủy diệt tôn giáo và niềm tin tôn giáo
trong quần chúng nhân dân… họ rút ra “nguyên lý” này từ sự mê tín trong dân
gian để “thần thánh hóa lãnh tụ”. Họ tin rằng nếu cổ máy tuyên truyền cấp nhà
nước cứ tuyên truyền và đánh bóng, thần thánh hóa lãnh tụ của họ, họ miễn bàn
là điều họ đánh bóng đó có thật hay không và cũng bị cấm không được bàn về
những điều không có thật của lãnh tụ… Họ tin rằng nếu cứ làm vậy, rồi một ngày
kia lãnh tụ của họ cũng “thành thần” như một số giáo chủ của những tôn giáo,
thần thánh trong thế gian. Ở một số nơi thuộc vùng sâu, vùng xa… người ta cũng
cho lập “tôn giáo mang tên lãnh tụ” để từng bước làm thành điều họ “tin”…]
Trước đây, có cơ hội làm việc với công an, một công an viên
nói với tôi: “Vài trăm năm sau thì Bác Hồ cũng thành “thần” như Chúa Giê-xu của
các anh chứ có gì đâu!”…
Thật đúng như lời Kinh thánh đã nói “họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát,
hoặc của điểu, thú, côn trùng.” (Rô-ma 1: 23)
Khi người ta chối bỏ Đức Chúa Trời vinh hiển thì người ta
cũng đi thờ lạy và nô lệ cho “thần vốn không phải là thần”! – “Xưa kia, anh em chẳng biết Đức Chúa Trời chi
hết, thì làm tôi các thần vốn không phải
là thần.”

(Bàn thờ Bác Hồ- Ảnh VOV)
Điều lạ là khi những kẻ thờ “thần thần vốn không phải là
thần” lại đi bắt bớ, gây khó khăn cho những người thờ phượng Chân Thần, là Đức
Chúa Trời Hằng sống và vinh hiển! Rồi họ cũng lớn tiếng, to mồm rêu rao rằng “tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân” và tiêu diệt tôn giáo là “đỉnh cao của trí
tuệ”. Đang khi nổ lực tiêu diệt tôn giáo- việc làm mà họ tin là “đỉnh cao trí
tuệ” thì những người này lại nổ lực xây dựng một tôn giáo của “phe mình”, một
tôn giáo tôn thờ “hình tượng của loài người hay hư nát,” cũng ngang tầm với “điểu, thú, côn trùng.”
(Rô-ma 1: 23)
Kinh thánh chép rằng:
“…Họ theo sự hư không của ý tưởng mình, bởi sự ngu
muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi
nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời. Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong
một đời buông lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết
mọi điều ô uế.” (Ê-phê-sô 4: 18-19)
Những người không tin Đức Chúa Trời sẽ phạm hết mọi điều ô
uế mà không biết chán. Cho đến ngày họ bị đẩy xuống địa ngục, ở đó họ sẽ gặp
những người mà khi còn trên thế gian cũng từng “vỗ ngực”, xưng mình là “đỉnh
cao của trí tuệ”.
...

Tiên tri Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống
- 20/1/2014
3 nhận xét:
Tôi không thể chấp nhận những gì mà ông Huỳnh thúc Khải viết. Bởi vì nếu HTK thật sự là tiên tri thì ông không dùng những lời thiếu văn hóa như những bài viết vừa rồi, vì ông chưa đủ tư cách để lên án kẻ khác. Nếu ông lên án kẻ khác thì ông tự lên án chính mình, chắc có lẽ ông là người am hiểu Kinh Thánh, chắc ông biết tôi đang nói gì rồi chứ.
Khanh Pham
Kinh thánh lên án tất cả mọi người (là tội nhân) chứ không ai có quyền lên án ai cả.
Nếu bạn không chấp nhận những gì "kinh thánh viết" thì bạn đừng đọc (Kinh thánh), ai bắt buộc bạn phải đọc? Cũng đâu có ai bắt buộc bạn phải nhìn nhận HTK là tiên tri? Nếu trang của HTK "tầm phào" thì bạn tìm trang khác mà đọc, quan tâm làm gì? Nếu bạn không nhìn nhận HTK là tiên tri thì bạn có thể tìm trang của ai mà bạn nhìn nhận họ là "tiên tri" mà đọc? Đâu ai bắt buộc bạn phải đọc trang này? Mọi người có quyền bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình.
Bất cứ ai cũng phải đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời, không đời này thì đời sau, thà họ đối mặt bây giờ thì tốt cho họ hơn.
Tất cả mọi "nền văn hóa" cũng phải đối diện với sự phán xét của Lời Đức Chúa Trời. Nếu một nền văn hóa "tự xưng là đỉnh cao trí tuệ", nhưng đi thờ lạy "con người hư nát, điểu, thú, côn trùng..." như Kinh thanh nói, nền văn hóa đó cũng sẽ đối mặt với sự phán xét của Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời.
Con rồng (múa rồng) đối với thế gian là "văn hóa", nhưng Kinh thánh gọi nó là biểu tượng của Sa-tan, ma quỷ. Nếu bạn cho rằng "múa rồng là văn hóa", rồi ngày mùng một Tết, bạn cho rước "rồng vào nhà thờ múa"... Cái bạn cho là "văn hóa" đó, đúng, nhưng Đức Chúa Trời gọi đó là "văn hóa của Sa-tan"!
Bất cứ đảng phái, quyền lực chính trị nào rồi cũng phải đối mặt với sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Cảm ơn bạn đã cho nhận xét.
Huỳnh Thúc Khải
Gữi Khanh Phạm.
Bạn ơi ! tôi cũng không thể chấp nhận những gì mà Hùynh Thúc Khải đã viết vì tôi biết mặt mình đã dơ và lắm thẹo mà Ông Hùynh Thúc Khải lại đem tấm gương soi để trước mặt mình nên khó chịu lắm ! Rồi tôi cũng không dám phản đối gì, vì Hùynh Thúc Khải nói đúng ! Bạn Khanh Phạm có thấy như vậy không ? Mình dã sa chân xuống hố bùn ô nhơ, Hùynh Thúc Khải thả thang xuống mà mình không chịu leo lên thì hãy để cho kẻ khác leo đừng rút thang mà tội thêm đấy !
Phạm Khánh , kẻ tội đồ chưa mạnh mẽ ăn năn qua LHS.
Đăng nhận xét