Đầu Năm Bàn Chuyện “Phước” Trong Hội Thánh: Thạnh
Vượng Phần Xác- Rách Nát Phần “Hồn” (Tâm Linh)
Kinh thánh: Thư tín III
Giăng.
Câu gốc: “Hỡi kẻ rất yêu dấu (Gai-út), tôi cầu nguyện
cho anh được thạnh vượng trong mọi sự,
và được khoẻ mạnh phần xác anh cũng
như đã được thạnh vượng về phần linh hồn
anh vậy.” (III Giăng 2)
***
III Giăng là thư tín của sứ đồ Giăng – ông xưng
là Trưởng lão – gửi cho một người trong Chúa có tên là Gai-út.
Câu Kinh thánh nổi bật được nhiều người biết đến
trong thư tín này là câu 2:
“Hỡi kẻ rất
yêu dấu (Gai-út), tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được
khoẻ mạnh phần xác anh cũng như đã
được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy.”
Câu Kinh thánh này được một mục sư rất nổi tiếng
ở Nam Hàn – Young Ghi Cho, lấy làm nền tảng cho giáo lý “Tin lành Thịnh vượng”
của ông. Giáo lý này đã ảnh hưởng hầu hết trên các mục sư, đặc biệt là các mục
sư lãnh đạo ở VN.
Vấn đề đặt ra: Gai-út được thịnh vượng trước hay
sau khi nhận thư?
1. Gai-út
được thịnh vượng trước khi được “chúc phước”:
Khi sư đồ Giăng viết bức thư này thì Gai-út –
người được nhận bức thư- đã được “thịnh vượng” chưa? Câu trả lời là Gai-út đã
được “thạnh vượng” trước khi Giăng viết bức thư:
a. Gai-út yêu mến và sống theo lẽ thật (Kinh
thánh). (câu 3) - “Vì tôi rất lấy làm vui
vẻ mà thấy mấy anh em đến đây, làm chứng về anh yêu mến lẽ thật, và về cách anh
làm theo lẽ thật ấy là thể nào.”
b. Gai-út trung tín làm việc lành- giúp đỡ cho anh
em mỗi khi họ đi công tác (truyền giáo) ghé thăm nhà ông. Ông tiếp đãi, cho anh
em ở trọ nhà ông và “tiếp trợ” cho anh em – các thánh đồ khi họ tiếp tục lên
đường, nhờ vậy các thánh đồ “vì danh Đức
Chúa Jêsus Christ … ra đi, và không nhận lãnh vật chi của người ngoại hết” .
(câu 7)
Từ những điều trên đây, cho thấy: Gai-út – người
được nhận thư, vốn là người “khá giả”, là người vốn đã “thạnh vượng” trước khi
sứ đồ Giăng “cầu ngyện cho anh thạnh
vượng trong mọi sự” rồi! Lời cầu nguyện này chỉ là lời “chào thăm, chúc
lành có tính lịch sự, khích lệ và thuộc linh trong Chúa”. (Không phải nhờ lời
cầu nguyện này mà sau đó Gai-út được thạnh vượng). Gai-út là người khá giả về
vật chất mà cũng là người yêu mến và sống theo lẽ thật. Ông giúp đỡ anh em là
vì ông yêu mến những người yêu mến Chúa- ra đi vì lẽ thật. Ông không “lợi dụng”
các thánh đồ (để báo cáo cho ai) mà cũng không ai- thánh đồ nào đến với ông để “lợi
dụng” ông. Anh em đến với ông chỉ vì họ biết ông là người yêu mến và sống theo
lẽ thật và họ cũng sống cho lẽ thật.
2. Đi-ô-trép-
Kẻ muốn chiếm đoạt Hội thánh:
“Tôi đã
viết mấy chữ cho Hội thánh rồi, nhưng Đi-ô-trép là kẻ ưng đứng đầu Hội thánh không muốn tiếp rước chúng ta…”
(câu 9)
Trái ngược với Gai-út, một nhân vật khác trong
Hội thánh lúc bấy giờ là Đi-ô-trép.
Nếu Gai-út là người tiếp đãi, giúp đỡ anh em thánh
đồ ở xa đến thăm Hội thánh, hoặc đang đi công tác… thì Đi-ô-trép là người muốn “chiếm
đoạt Hội thánh làm của riêng”. Đi-ô-trép không muốn tiếp rước các thánh đồ vào
thăm Hội thánh (hoặc những người được sứ đồ Giăng sai đến) và nếu có anh em tín
đồ nào trong Hội thánh tiếp rước thì Đi-ô-trép dùng quyền đuổi những người đó
ra khỏi Hội thánh. “Tôi đã viết mấy chữ
cho Hội thánh rồi, nhưng Đi-ô-trép là kẻ
ưng đứng đầu Hội thánh không muốn tiếp rước chúng ta… Điều đó còn chưa đủ, người lại không tiếp
rước anh em nữa, mà ai muốn tiếp rước, thì người ngăn trở và đuổi ra khỏi Hội
thánh.” (câu 9-10)
Đi-ô-trép và Gai-út là hai nhân vật, hai hình ảnh
trái ngược nhau trong Hội thánh thời của sứ đồ Giăng. Một người yêu mến và sống
cho lẽ thật- yêu mến những người “ra đi vì danh Chúa Jesus và vì lẽ thật”. Ngược
lại một người muốn “chiếm đoạt Hội thánh làm của riêng”! Lẽ tất nhiên,
Đi-ô-trép là người cũng “giảng dạy” và có quyền lực trong Hội thánh mới có thể
đuổi tín đồ ra khỏi Hội thánh.
3. Đê-mê-triu:
Kẻ gây loạn nay là “tín đồ Tin lành”:
“Mọi người
đều làm chứng tốt cho Đê-mê-triu, và
chính lẽ thật cũng chứng cho; chúng tôi cũng làm chứng riêng cho người, anh
biết rằng lời chứng của chúng tôi là hiệp với lẽ thật.” (c. 12)
Nếu như không nhầm lẫn thì Đê-mê-triu này chính
là “Đê-mê-triu gây loạn” trong sách Công vụ các sứ đồ chương 19, khi Phao-lô
giảng Tin lành tại cõi A-si. Đê-mê-triu là thợ bạc, “vốn dùng bạc làm khám nữ thần Đi-anh, sinh nhiều lợi cho thợ làm công.”
(Công vụ 19: 24) Công cuộc rao giảng Tin lành của Phao-lô đã làm cho nhiều
người bỏ việc thờ hình tượng (nữ thần Đi-anh), nên Đê-mê-triu sách động công
nhân xuống đường, tẩy chay, phá rối công việc truyền giảng của Phao-lô. Và nay,
Đê-mê-triu là nhân vật có mặt trong Hội thánh, sứ đồ Giăng viết thư cho Gai-út,
trong thư ông “làm chứng tốt cho Đê-mê-triu”. (câu 12) Điều này chứng tỏ - có
nhiều dấu hiệu cho thấy Đê-mê-triu này chính là “Đê-mê-triu dấy loạn” trong
sách Công vụ 19. - “Mọi người đều làm chứng tốt cho Đê-mê-triu, và chính lẽ
thật cũng chứng cho; chúng tôi cũng làm
chứng riêng cho người, anh biết
rằng lời chứng của chúng tôi là hiệp với lẽ thật.” (c. 12) Từ một người “sách
động công nhân gây loạn, ngăn trở việc rao giảng Tin lành”, nay Đê-mê-triu
thành “tín đồ trung tín trong Hội thánh”, khác với một Đi-ô-trép muốn chiếm
đoạt và cai trị Hội thánh.
“Lúc đó, có
sự loạn lớn sanh ra vì cớ đạo Tin
lành. 24 Một người thợ bạc kia tên là Đê-mê-triu,
vốn dùng bạc làm khám nữ thần Đi-anh, sinh nhiều lợi cho thợ làm công, 25 bèn nhóm những thợ đó và kẻ đồng nghiệp
lại, mà nói rằng: Hỡi bạn ta, các ngươi biết sự thạnh lợi chúng ta sanh bởi nghề nầy; 26
các ngươi lại thấy và nghe nói, không những tại thành Ê-phê-sô thôi,
gần suốt hết cõi A-si nữa, rằng tên Phao-lô nầy đã khuyên dỗ và trở lòng nhiều
người, mà nói rằng các thần bởi tay
người ta làm ra chẳng phải là chúa. 27 Chúng
ta chẳng những sợ nghề nghiệp mình phải
bị gièm chê, lại cũng e rằng đền thờ của đại nữ thần Đi-anh bị khinh dể nữa, và nữ thần ta bị tiêu diệt về
sự vinh hiển mà cõi A-si cùng cả thế giới đều tôn kính chăng. 28 Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn nổi giận lắm,
cất tiếng kêu rằng: Lớn thay là nữ thần Đi-anh của người Ê-phê-sô!
29 Cả thành thảy đều rối loạn; chúng đồng lòng đến rạp hát, kéo theo mình Gai-út, A-ri-tạc, là người Ma-xê-đoan, bạn đồng đi với Phao-lô…” (Công vụ 19: 23-29)
29 Cả thành thảy đều rối loạn; chúng đồng lòng đến rạp hát, kéo theo mình Gai-út, A-ri-tạc, là người Ma-xê-đoan, bạn đồng đi với Phao-lô…” (Công vụ 19: 23-29)
Trong cuộc biểu tình, bạo loạn này cũng xuất hiện
nhân vật có tên “Gai-út”. (Công vụ 19: 29) Gai-út
cùng với A-ri-tạc là “bạn đồnghành với Phao-lô”
trong công cuộc truyền giáo tại cõi A-si. Phải chăng chính Gai-út, người được
sứ đồ Giăng gửi bức thư III Giăng này cũng chính là “Gai-út, người chứng kiến Đê-mê-triu
gây loạn và sách động quần chúng công nhân bắt Gai-út, A-ri-tạc, bạn đồng hành
với Phao-lô giải lên quan lớn để xử… tội… giảng Tin lành”!? Trong cách diễn đạt
của sứ đồ Giăng- tác giả bức thư III Giăng, có vẻ như Gai-út còn “cay cú hoặc
chưa tin lắm tên Đê-mê-triu này”! Nên sứ đồ Giăng mới viết cho Gai-út rằng “Mọi người đều làm chứng tốt cho Đê-mê-triu, và chính lẽ thật cũng chứng cho; chúng tôi cũng làm chứng riêng cho người, anh biết rằng lời chứng
của chúng tôi là hiệp với lẽ thật.” (c. 12) Như vậy, một “Đê-mê-triu gây
loạn cho Đạo Tin lành” nay đã thành “tín đồ trung tín” trong Hội thánh là có
nhiều dấu hiệu thuyết phục.
Bài học:
1. Không ai trong chúng ta muốn sống mãi trong
nghèo đói, thiếu thốn, kể cả Chúa đối với chúng ta cũng vậy. Ngài muốn chúng ta
sống một đời sống đầy đủ phước hạnh “tam diện”: Linh, hồn và xác - “Hỡi kẻ rất yêu dấu (Gai-út), tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khoẻ mạnh phần xác anh cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn
anh vậy.” (III Giăng 2) Tuy nhiên, nếu như để đạt đến sự “thịnh vượng trong
đời này” mà chúng ta đánh đổi tất cả để chứng minh mình “được ơn, được Chúa ban
phước” thì chúng ta đã “mắc lừa ma quỷ”. Hầu hết những mục sư lãnh đạo các hệ
phái Tin lành tại VN ngày nay, những người từng “đói rách thuộc thể” nay đã quá
“thịnh vượng vật chất” thì ngược lại họ cũng chính là những người đang “đói
rách tả tơi về mặt thuộc linh và chức vụ”! Tất cả, không trừ một ai là những “lãnh
đạo các giáo hội, các hệ phái Tin lành tại VN ngày nay, từ nhà thờ đến “Tư gia”,
họ là những người ĐÓI RÁCH, NGHÈO MẠT, TẢ TƠI, LÕA LỒ về mặt thuộc linh, mặc dù
họ đang “dư dật về thuộc thể”!
2. Gai-út giúp đỡ anh em là vì ông yêu mến những
người yêu mến Chúa- ra đi vì lẽ thật. Ông không “lợi dụng” các thánh đồ (để báo
cáo cho ai) mà cũng không ai- thánh đồ nào đến với ông để “lợi dụng” ông. Anh em
đến với ông chỉ vì họ biết ông là người yêu mến và sống theo lẽ thật. Việc giúp
đỡ anh em trên tinh thần thánh đồ, sống cho lẽ thật, yêu mến lẫn nhau là việc
của từng cá nhân, tùy theo “Chúa cảm động”… Nhưng một khi nó thành “tổ chức,
quy chế” thì cũng sinh ra lắm điều “phiền muộn”. Một trong những điều “khó nói”
đó là “kẻ ăn không hết, người cằn không ra”, “kẻ thành đại gia, người sống dỡ,
chết dỡ…” Kẻ thì “được ăn, được nói, được thêm gói mang về” (tiền bạc cất riêng
trong ngân hàng, bất động sản, gửi con đi du học…), người thì “giảng đạo không
xong mà ra đời cũng trớt quớt” (không biết làm gì để sống khi tuổi đời đã lớn.)
- “lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ chợ, lỡ quê, lỡ vén, lỡ cỗi… sống không ra sống, chết
không ra chết”… rồi lãnh đạo đổ cho những người đó là “không làm gì được cho
Chúa nên bị rủa sả”… (có độc ác không?) (Giống hệt ngoài thế gian, khi đất nước
“hòa bình” thì … “đầu đường thiếu tá vá xe, cuối đường đại tá bán chè đậu đen”…
trong khi những kẻ “ngồi trên cao chỉ đạo” thì giàu nứt đố, đổ vách… miệng luôn
mồm gọi anh em mình là “đồng chí”…)
3. Từ một người “sách động công nhân gây loạn,
ngăn trở việc rao giảng Tin lành”, nay Đê-mê-triu thành “tín đồ trung tín trong
Hội thánh”, khác với một Đi-ô-trép muốn chiếm đoạt và cai trị Hội thánh. Ngày
nay trong Hội thánh cũng có không ít những Đê-mê-triu yêu mến Hội thánh, có
những Gai-út sống cho lẽ thật, sẵn sang giúp đỡ nhiều anh em thánh đồ đang sống
cho lẽ thật (như tiên tri HTK và LHS)… nhưng cũng có không ít những “Đi-ô-trép
Hội trưởng, Tổng quản nhiệm, giáo hội trưởng” muốn chiếm đoạt Hội thánh làm của
riêng.
Mong rằng bài học đầu năm này sẽ giúp tỉnh thức
nhiều người. A-men!
Tiên tri Huỳnh Thúc Khải
Mồng Bảy
Tết Giáp Ngọ!
3 nhận xét:
Thịnh Vượng Thuộc Xác và Thuộc Hồn cái nào có Lợi có Lời ... hơn?
Theo ông Trường thập niên 90, chúng ta phải biết 'NHÌN XA HƠN' để thấy thiên đàng vinh hiển. Và nhưng rồi sau đấy 20 năm. Thì khác hơn lời cụ Trờn (trớt quớt) nói.,
Nhưng phải xét lại thịnh vượng thuộc Xác và thịnh vượng về thuộc Hồn, thì cái nào có lợi và có lời hơn..?!..
Chắc chắn mọi người không cần câu trả vốn trả lời của ông ta (TPT).
Thịnh vượng phần hồn chỉ để giảng thôi! Nhưng phải biết sống sao để được thịnh vượng phần XÁC CÁI ĐÃ...
Vài lời nhận xét cuối tuần.
¤ Thái Hải Đăng Bạch Đằng tỉnh Sóc trăng.
Chào Cộng Đồng Phước Âm Liên Hiệp Cờ MA !
Khi thông tin nầy đến với quý độc giả LHS thì chuyện nó (TLH.PVC) cũng đã rồi.
Trước hết tập đoàn 'Duy Lợi' tại tổng hành dinh có tới 3 ông hội trưởng, nhưng chuyện đáng phải nói là 3 ông có tới 3 con xe 'công' mà 'riêng' (nhà nước & nhân dân tín đồ) cùng xây dựng CNXH cho PÂLH Cờ MA.
- Khi có 3 con xe thì 3 ông hội trưởng thành 'trâu trắng trâu đen'.
Hẹn kỳ sau nói them (thêm).
Cáo lỗi cùng các đấng bề trên nhưng thích sống đàng dưới.
¤ Cao Thần Minh văn phòng I Cờ MA Cờ rũ cờ tang.
Lưu ý các comment!
Các comment (người nêu ý kiến, nhận xét...) thân mến!
LHS rất hoan nghênh và tôn trọng ý kiên, phản biện, nhận xét của quý vị... Tuy nhiên, quý vị nên viết đúng sự việc, khách quan và tránh đặt tên "tiêu cực", "đàm tếu", "xỉa xói", mỉa mai... để ý kiến của quý vị được dễ dàng chấp nhận hơn. Quý vị cứ nêu sự kiện, ý kiến, nhận thấy, nhận xét... phần bình luận có lẽ LHS sẽ làm tốt hơn.
Nhiều gia đình con cái Chúa - tín hữu Tin lành họ muốn giới thiệu trang LHS cho con cái họ đọc, vì có nhiều bài trên trang chính rất có hữu ích, tuy nhiên, khi con cái hỏi thăm về một số ý kiến trên comment thì họ "không sao giải thích được" bởi một số ngôn từ mà theo họ là "phi Cơ-đốc".
Đầu năm, kính chúc quý vị và quý quyến một năm mới ngập tràn ơn phước Chúa. A-men!
Chủ bút: TT Huỳnh Thúc Khải.
Đăng nhận xét