Huấn luyện Truyền giáo tại Bình định - Vài điểm cần bàn luận.
“Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình!
Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước
mặt người ta; các ngươi không vào đó
bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở.
Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và
người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi
đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi.” (Ma-thi-ơ 23: 13-15)
I- Nổ lực truyền giáo
của người Pha-ri-si
1. Đóng nước thiên đàng:
Hành động đóng nước Thiên
đàng là gì?
Sứ điệp khởi đầu của Giăng
cũng như của Chúa Jesus cho dân Y-sơ-ra-ên đều có cùng một nội dung là kêu gọi
sự ăn năn: “Các ngươi phải ĂN NĂN vì nước
Thiên đàng đã đến gần” (Ma-thi-ơ 3: 2; 4: 17)
Cả Giăng lẫn Chúa Jesus
đều vấp phải sự ngăn trở của người Pha-ri-si: Họ đến đặt câu hỏi với Giăng lẫn
Chúa Jesus: Ông là ai? Cậy quyền phép nào – Ai cho ông “tư cách” để rao giảng hay
làm những việc này? (“Ban Đại diện Tôn giáo của tỉnh Ga-li-lê” và trên toàn
lãnh thổ Palestin này không có tên các ông trong danh sách của chúng tôi?) Ai
cho phép các ông quyền hạn để giảng đạo, khi chúng tôi và "Ban Đại diện tôn giáo... tỉnh" chúng tôi chưa biết các ông là ai? (Math. 21: 23; Giăng 1: 19-21)
Sứ điệp của Giăng lẫn Chúa
Jesus đều “mở cửa nước Thiên đàng” ra cho mọi người: “Các ngươi phải ĂN NĂN vì nước Thiên đàng đã đến gần” (Ma-thi-ơ 3:
2; 4: 17) Song những người Pha-ri-si thì ngược lại: Họ chống lại sứ điệp ăn
năn. Họ chất vấn thẩm quyền thuộc linh của Giăng và Chúa Jesus. Họ gần như bắt
buộc Giăng cũng như Chúa Jesus phải gia nhập giáo đoàn chức sắc của họ thì mới
được phép giảng. Nhưng chắc chắn một điều khi đã gia nhập rồi, họ sẽ cho phép
giảng, nhưng giảng gì thì giảng, “cấm giảng về sự ĂN NĂN”. Vì giảng về sự ăn
năn thì chính họ- người Pha-ri-si cũng phải ăn năn. Do đó người Pha-ri-si “đóng cửa nước Thiên
đàng” là vậy! Vả lại, điều quan trọng hơn là họ chưa bao giờ kinh nghiệm “nước
Thiên đàng trong lòng” họ, nên họ cấm người khác quyền được giảng và biết về nước Thiên đàng là
điều đương nhiên. - “Các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn
vào, thì lại ngăn trở.” – Họ không ăn năn, mà có ai giảng về sự ăn năn thì
họ ngăn trở.
2. Nổ lực truyền giáo của người Pha-ri-si:
“Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình!
Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên
một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ
trở nên người địa ngục gấp hai các
ngươi.” (Ma-thi-ơ 23: 15)
Trong câu 13 thì Chúa phán
người Pha-ri-si “đóng cửa nước Thiên đàng” trước mặt người ta, nhưng trong câu
15 (câu kế tiếp) thì Chúa phán họ cũng nổ lực truyền giáo. - “Các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên
một người vào đạo mình…”. Người Pha-ri-si nổ lực truyền giáo để khuyên
người ta “vào đạo của mình”, tức gia nhập tôn giáo của họ, chứ không phải “ăn
năn để được cứu”. Con người ta có được cứu thì mới vào được Thiên đàng, mà muốn
được cứu thì phải ăn năn. Không ăn năn thì không hề thấy nước Thiên đàng. Người
Pha-ri-si chỉ quan tâm đến việc người ta vào đạo mình cho nhiều, họ không quan
tâm đến việc người khác có được cứu hay không. – Khi khuyên được người khác vào
đạo của mình rồi thì người Pha-ri-si khiến người đó thành “địa ngục gấp hai” - “Và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm
cho họ trở nên người địa ngục gấp hai
các ngươi.” (Ma-thi-ơ 23: 15) Như vậy, bản thân những người Pha-ri-si hoặc “những
nhà truyền giáo Pha-ri-si” vốn là “người của địa ngục”, nên khi “môn đệ hóa
được một người trở thành tín đồ Pha-ri-si” thì thế hệ sau “địa ngục gấp hai thế
hệ trước”!
Bản chất của người hoặc “đạo
Pha-ri-si” là “đóng cửa nước Thiên đàng” nhưng lại “nổ lực truyền giáo để phát
triển đạo - giáo hội- tôn giáo của mình”.
Người Pha-ri-si đại diện
cho các tôn giáo thế gian- tôn giáo của Sa-tan: Đóng cửa nước Thiên đàng, nhưng
nổ lực phát triển tôn giáo “địa ngục” của mình.
II- Huấn luyện Truyền
giáo tại Bình định- Vài điểm cần bàn luận:
“HTTLVN.ORG -
Trong hai ngày, 08-09/04/2014, tại nhà thờ Tin Lành Khu Sáu – Bình Định, Ban
Đại diện Tin Lành tỉnh Bình Định kết hợp với Ủy Ban truyền giáo Tổng Liên Hội
tổ chức Khóa Bồi dưỡng kỹ năng Truyền
giáo cho các Chấp sự, nhân sự và tín hữu các Hội Thánh trong tỉnh.
Cảm ơn Chúa, kỳ huấn luyện lần này
Chúa cho có rất đông người tham dự, ngày đầu khoảng 80 người, ngày hôm sau gần
100 người. Đây là một điều đáng mừng vì cho thấy các Hội Thánh đã hết lòng quan tâm đến công tác truyền giáo trong tỉnh.
…
Mục
sư Trần Thế Thiên Phước đã dùng Lời Chúa trong Giăng 1:6-7, khích lệ mỗi tín
hữu nhận thức mình là ai? - Người được Chúa sai làm chứng về Chúa. Nội dung cần
làm chứng là gì? - Nói về sự sáng của Chúa; Hầu qua mỗi tín hữu nhiều người
biết và tin nhận Chúa.
Tiếp
đến, Mục sư Trần Thế Thiên Phước đã huấn luyện kỹ năng công tác truyền giáo qua “Linh vụ chứng đạo hằng ngày”. Với
những kinh nghiệm thực tế mà tôi tớ Chúa có được, cùng với những bài học thực
tiễn trong việc chứng đạo đã giúp cho các học viên nhận thấy tự tin hơn khi làm
chứng. Chúa đã ban phước cho khóa huấn luyện rất nhiều.
***
- Nổ lực truyền
giáo đương nhiên là điều tốt. Nhiệm mạng trọng yếu của Hội thánh là rao truyền Phúc
âm để cứu tội nhân. Tuy nhiên, một vài điểm cần bàn luận sau đây:
1/ “Bồi dưỡng kỹ năng Truyền giáo”: Chúa Jesus không hề huấn luyện cho người khác “kỹ
năng”, mà Ngài chỉ cho người khác bắt gặp “Chân lý” và sự gặp gỡ chính mình
Ngài là “Nguồn chân lý”. Từ đó chính họ, khi gặp gỡ Chúa và chân lý thì họ sẽ
biết phải làm gì với chân lý. Người đàn bà nơi giếng Si-kha là một ví dụ. Chúa
không hề huấn luyện “kỹ năng” làm chứng nào cho bà ta cả. Chính bà khi bắt gặp
Chân lý- Phúc âm, bà đã bỏ “cái vò” là công việc thường ngày của bà để đi “làm
chứng về Phúc âm” và bà đã “đưa cả làng đến tin Chúa”. (Giăng 4)
(Ms Trần Thế Thiên P)
“Bồi dưỡng kỹ
năng truyền giáo” là một công tác. Nó xuất phát từ một số “nhà truyền giáo nước
ngoài” (Ms Tôn Thất B). Khi thực hiện dự án – chương trình thì họ luôn có một “nguồn
tài chánh nhất định” (Quỹ truyền giáo). Khi vào VN, họ tập trung một số mục sư
lại và phổ biến, triển khai chương trình. Để thực hiện, họ thành lập một đội
hình nhân sự từ “trung ương đến địa phương”. Họ thành lập “biên chế” cho cả hệ
thống. Người đứng ra “chịu trách nhiệm chương trình” (Ms Trần Thế Thiên P) sẽ
có một khoảng lương “ngon lành”, còn lại nhân sự địa phương chỉ được hưởng “trợ
cấp truyền giáo”, thường chỉ đủ tiền “đổ xăng, uống nước”… mà thôi. Họ tập
trung nhân sự và “huấn luyện kỹ năng” hay còn gọi là “Bồi dưỡng kỹ năng Truyền giáo”. Trong kinh nghiệm thực tế, cũng như
lịch sử phấn hưng Hội thánh chứng minh: những người gặp gỡ Chúa và Phúc âm thật,
sẽ làm chứng hiệu quả gấp trăm lần hơn những người được bề trên tập trung “huấn
luyện kỹ năng làm chứng” hoặc “Bồi dưỡng
kỹ năng Truyền giáo” rồi phát cho vài đồng “cấp dưỡng” hay “phụ cấp” mỗi tháng. Ngược
lại cũng có trường hợp, có người khi chưa được huấn luyện kỹ năng thì họ làm
chứng và sống cho Chúa rất hiệu quả, sáng danh Chúa. Nhưng sau khi được “Bồi dưỡng kỹ năng Truyền giáo” thì họ
không còn kết quả nữa và bắt đầu “học đòi lối sống của người Pha-ri-si thời đại”.
Trở nên một đời sống tín đồ hư hỏng. (Nhiễm “men Pha-ri-si” của các mục sư)
2/ “Hết lòng quan tâm truyền giáo”:
“Cảm ơn Chúa, kỳ huấn luyện lần này Chúa cho
có rất đông người tham dự, ngày đầu khoảng 80 người, ngày hôm sau gần 100
người. Đây là một điều đáng mừng vì cho thấy các Hội Thánh đã hết lòng quan tâm đến công tác truyền giáo trong tỉnh” (TTV. MS Nguyễn Ngọc Bình - Khóa
Bồi Dưỡng Truyền Giáo Tại Bình Định.)
Chỉ một hiện
tượng “hôm trước khoảng 80 người dự, hôm sau gần 100 người…” mà “mục sư NNB” đã
đánh giá là “Hội Thánh đã hết lòng quan tâm đến công tác truyền giáo
trong tỉnh”!
Thật ra, trong
những khóa huấn luyện “kỹ năng truyền giáo” này, thường là những người tham dự sẽ được “ăn trưa” và có
trường hợp còn cho tiền xe đi lại. Nếu là nhân sự “có biên chế” thì còn có “lương
phụ cấp”. Do đó việc “hôm trước 80 người, hôm sau tăng gần 100” không có gì
đáng gọi là “Hội Thánh đã hết lòng quan tâm đến công tác truyền giáo trong tỉnh”
cả! Được gặp mặt anh em quen biết trong tỉnh, được “ngồi nghe diễn giả nói dóc”,
được “ăn trưa”, có tiền xe đi lại… đa số, nhất là trong tình trạng “thất nghiệp
ngoài đời” không biết là gì như hiện nay, người tham dự đi CHO VUI là chính! Những người tham dự là như
vậy, còn “quan trưởng đầu ngành” như Ms Trần Thế Thiên P thì “khỏi bàn”. Quan
có lương Tổng liên hội, “quan làm thêm cái này” nữa (Chương trình EE) thì thêm lương… mắc chi
quan không làm!?
Những chương
trình “huấn luyện và xúc tiến truyền giáo” nào vào VN, các ông cũng hô là “hiệu
quả”! Thiết tưởng rằng nếu đúng như các ông nói thì VN đâu còn… “giáo cho các
ông truyền”!?
3/ “Con vua lại đặng làm vua”:
“Ms Nguyễn Ngọc
Bình” (TTV- tác giả bài viết) là con Ms Nguyễn Ngọc Thuận- Ủy viên TLH.
("Vua cha..." trong "Lễ công bô chức danh" cho con!)
NNB là lớp “trẻ
con sau 75”, nhưng vì NNB là con mục sư Ủy viên TLH- Nguyễn Ngọc Thuận, nên NNB
mau chóng trở thành “mục sư quản nhiệm nhà thờ Khu 6- Tp Quy nhơn”. Hiện tại
trong tỉnh Bình định có nhiều người từng học Thần học viện Nha trang trước
1975, nhưng cũng “mãi mãi là mục sư Nằm Chờ” (Ms NC) hoặc bị điều về vùng miền
quê xa xôi, thiếu tiện nghi như Bình nghi, Bồng sơn… NNB là “lớp trẻ con mới
lớn sau 1975” nhưng vì có cha là “vua TLH” nên chỉ cần qua vài khóa thần học bỏ
túi là về “làm quan – quản nhiệm nhà thờ khu 6- Tp Quy nhơn, gần bên cha mình” lúc
đó đang quản nhiệm nhà thờ chính ở Tp Quy nhơn. (Ms Nguyễn Ngọc Thuận nay đã
dời về TLH, nhà thờ chính Quy nhơn giao lại cho Ms Toàn)
(“Con vua lại
đặng làm vua”)
“Con vua lại
đặng làm vua” đó là “quy luật”, là “tập quán” của người VN hay nói theo Kinh
thánh là “sự ăn ở không ra chi của tổ
tiên truyền lại” mà cho đến trong Hội thánh nó cũng “KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”!
(I Phi. 1: 18)
4/ Vì sao Ms Tôn Thất B bị chặn ở phi trường Tân
Sơn Nhất!?
Ms Tôn Thất B
(TTB) là người “cưu mang chương trình EE” – “Truyền giáo Bùng Nổ” (Evangelism
Explosion) cho VN. Trước đây, khi chương trình này chưa “hoàn
toàn nằm trong tay TLH-HTTLVN.MN”, hoặc nói cách khác là TLH “làm áp lực buộc
ông TTB phải giao hoàn toàn chương trình này cho TLH” nhưng chưa được vì một số
lý do… Trong một lần kia, khi mục sư TTB bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất,
người ta phát hiện trên bàn làm việc của Tổng liên hội có một “Thông báo Yêu
cầu CA- Hải quan VN không cho Ms TTB nhập cảnh vào VN”, lý do rất rõ ràng: “Ms
TTB TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP”. Thông báo này có chữ ký của Ms Phan Vĩnh C, nay là
hội trưởng, cùng với “con dấu đỏ chót” của HTTLVN.MN… có pháp nhân. Một tín hữu
tại HT Sài gòn khi thấy bản thông báo này thắc mắc: “Tại sao Ms TTB là một
người bán nhà cửa tài sản để lo truyền giáo cứu đồng bào VN, mà mục sư Phan
Vĩnh C cho là TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP?”! Câu hỏi này cho tới nay chưa có ai trả
lời cả.
(Ms PVC: Người từng tuyên bố "Ms
TTB TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP"
và đề nghị CA- Hải quan cấm Ms TTB nhập cảnh VN)
Hội thánh Tư
gia trước đây nổ lực làm chứng cứu người thì Tổng liên hội cho các Hội thánh Tư gia tại
VN là TÀ GIÁO!
(Ms TTB: Ảnh trái: "Hãy truyền giáo cứu người VN" - Ảnh phải: "Xin Chúa cứu con khỏi sự ngu dại...")
Mục sư Tôn Thất
B qua VN truyền giáo nhưng “không giao tiền bạc, nhân sự cho TLH quản lý” cũng
bị TLH cho là TÀ GIÁO! (Truyền đạo trái phép) (Trước đây Ms TTB cũng có làm
chương trình này với một số Hội thánh Tư gia, TLH cho là Ms TTB làm việc với TÀ
GIÁO)
Nhưng nay cũng
chương trình này, web của TLH, TTV Mục sư Nguyễn Ngọc Bình gọi là “Bồi dưỡng kỹ năng Truyền giáo”. (hết
TÀ)
TTV – LHS 14/4/2014
1 nhận xét:
Thái phước Trường cho tiền là tất cả ....
Ở đời thì nói vạn sự chỉ ư tiền. Trong đạo thì Thái phước Trường Cờ MA đã từng tuyên bố 'nội bộ' khi tập trung chui các Chức sắc chức việc lại để "BỒI LINH, NGHỈ DƯỠNG" thì Trường tuyên bố tiền là tất cả (bỏ tiền mua đứt) việc gì cũng xong.
Ba cái truyền giáo thì cũng là tiền giáo thôi.
Cha mục sư nào muốn có chổ tốt thì phải biết nhất tiền nhì thân tam thế tứ mả đáo thành công đó đa.
* Trung tâm châm xóc khối Cờ MA miền nam từ haloi.
Đăng nhận xét