Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Thương Khó… Muộn Màng!


Thương Khó… Muộn Màng!

- Khốn thay cho thời đại chúng ta vì chúng ta đang ĐI NGƯỢC LẠI những gì Kinh thánh dạy!  
- Hãy nhìn xem Đấng Christ – Đấng vì chống trả tội ác mà phải chịu ĐỔ HUYẾT!
Tinh thần của lễ Thương Khó là “chống trả TỘI ÁC” không mõi mệt, không sờn lòng! A-men!
- Hội thánh sẽ không còn là Hội thánh nếu cứ để “tội ác ngồi trên ngai”… cai trị Dân thánh!

(Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch:  
không đổ huyết thì không có sự tha thứ.” - Hê. 9: 22

***
 Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết” (Hê. 12: 4)
Bởi vì chúng nó đã làm đổ huyết của các thánh đồ cùng của các đấng tiên tri, và Ngài đã cho chúng nó uống huyết: Thật là đáng lắm.” (Khải huyền 16: 6)
***
Sứ điệp thương khó lẽ ra phải được chia xẻ sớm hơn, vì sáng nay là lễ Phục sinh rồi. Tuy nhiên, Hội thánh chung cứ “đến hẹn lại lên” với những lễ nghi, “sứ điệp”… mà đời sống của con cái, tôi tớ Chúa cứ “bổn cũ soạn lại”, không có gì mới… Do đó sứ điệp “Thương Khó muộn màng”… có còn hơn không...
Nói đến Thương khó (Lễ tưởng nhớ sự khổ nạn của Chúa Jesus vì tội lỗi chúng ta) không thể không nói đến “huyết”! Vì theo như Kinh thánh:

1. Không đổ huyết thì không có sự tha thứ:
Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.” (Hê. 9: 22)
Từ khi A-đam và Ê-va phạm tội, Đức Chúa Trời đã phải giết một con thú lấy da kết thành áo cho hai người, thay cho chiếc áo lá vả mà họ đã tự làm để che sự lõa lồ sau khi biết mình đã phạm tội… Huyết đã đổ ra vì tội lỗi của con người từ khi đó. Chiếc áo da thú thay cho chiếc áo lá vả của A-đam, sự chết của một con sinh tế để cho A-đam có được “chiếc áo công bình” (bằng da thú)! Ý nghĩa “huyết chuộc tội” đã bắt đầu từ đó. (Sáng thế ký 3: 21)
Đấng Christ là con sinh của lễ Vượt qua đã bị giết, huyết Ngài đổ ra cho nhiều người được tha tội. Đức Chúa Trời đã tha thứ cho tội lỗi của chúng ta bởi huyết của con Ngài. (I Cô-rinh-tô 5: 7; Ma-thi-ơ 26: 28)
“…Không đổ huyết thì không có sự tha thứ.” (Hê. 9: 22)

2. Huyết đổ ra trong nơi thánh:
Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống như mả loạn, người ta bước lên trên mà không biết!
Một thầy dạy luật bèn cất tiếng nói rằng: Thưa thầy, thầy nói vậy cũng làm sỉ nhục chúng tôi. … Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Khốn cho các ngươi… hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết A-bên cho đến huyết Xa-cha-ri đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy
.” (Lu-ca 11: 44-51)

A-bên vì vâng lời Đức Chúa Trời mà dâng một tế lễ tốt hơn của Ca-in, nên đã bị giết bởi anh mình là Ca-in. Huyết của A-bên đổ ra “nơi bàn thờ của mình” là vì muốn sống và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Huyết của A-bên cũng là huyết của những người “công bình” muốn làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. (Hê. 11: 4)
Không phải một mình A-bên “chết và đổ huyết ra vì muốn sống đẹp lòng Đức Chúa Trời”, mà trải qua các thời kỳ, những người đi con đường của A-bên hoặc ít hoặc nhiều họ cũng phải bị “đổ huyết”: “hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết A-bên cho đến huyết Xa-cha-ri đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy.” (Lu-ca 11: 44-51)

3. Dòng dõi này là dòng dõi nào?
"Hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết A-bên cho đến huyết Xa-cha-ri đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy.” (Lu-ca 11: 51)
Dòng dõi này... Đó là dòng dõi mà những người Pha-ri-si, thầy tế lễ, thầy thông giáo đương thời Chúa Jesus là đại diện. Và Chúa cũng như Giăng Báp-tít gọi đó là “dòng dõi rắn lục”. (Ma-thi-ơ 3: 7; 12: 34; 23: 33…) Đó là dòng dõi “mặc áo thánh, thi hành thánh chức trong nơi thánh, có vẻ bề ngoài rất đạo đức, thánh thiện”… nhưng là dòng dõi điêu ngoa, mượn tôn giáo mà sống đời vương giả, trao gánh nặng cho người khác còn mình thì không đụng ngón tay vào… Chúa gọi những thành phần đó là “mả loạn, người ta bước dẫm lên trên mà không biết”! (Lu-ca 11: 44) Những thành phần này – dòng dõi này luôn xưng mình là “tôi tớ Đức Chúa Trời”, nhưng hể ai không làm theo ý họ, không theo phe họ… thì luôn “trả giá” không cách này thì cách khác! 

 
("Tôi là mục sư Nguyễn Ngọc Hiền - Chủ tịch ủy ban điều hành...
 "Những thành phần này – dòng dõi này luôn xưng mình là “tôi tớ Đức Chúa Trời”, nhưng hể ai không làm theo ý họ, không theo phe họ… thì luôn “trả giá” không cách này thì cách khác!...“huyết vô tội” của những người làm theo ý muốn Chúa đã từng bị đổ ra thì sẽ “cứ dòng dõi này” mà đòi.)

Huyết đổ ra trong nơi thánh có hai loại: Huyết con sinh được thầy tế lễ dâng lên làm lễ chuộc tội và huyết của những người bị giết vì làm theo ý muốn Đức Chúa Trời như huyết của A-bên và Xa-cha-ri. Huyết của con sinh thời Cựu ước tượng trưng cho huyết của Đấng Christ, mà ngày nay trong lễ Tiệc thánh của Hội thánh chúng ta dùng “nước nho” tượng trưng cho “huyết của Giao ước mới”… Nhưng “huyết vô tội” của những người làm theo ý muốn Chúa đã từng bị đổ ra thì sẽ “cứ dòng dõi này” mà đòi. Trong nhà thờ ngày nay không những có “nước nho” trong Tiệc thánh, mà còn có những ly “nước đắng” khác mà một số “tôi tớ Chúa… ép người khác phải uống”!
(- Ly nước mà ông Thái Phước Tr và đoàn “khách chính phủ” đã ép cố Ms Hội trưởng Phạm Xuân Th uống là “ly nước gì” thì một ngày kia trước tòa án Đấng Christ, ông TPT sẽ phải trả lời!)

4. Chống trả tội ác:
Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết” (Hê. 12: 4)
Trước khi nói đến vấn đề chống trả tội ác, tác giả Hê-bơ-rơ có nói đến một cuộc đua thuộc linh. Tại đó có hàng ngàn, hàng triệu người là những thánh đồ đã về nước Chúa đang theo dõi cuộc đua, vây lấy, chứng kiến cuộc đua mà chúng ta đang tham dự “như một đám mây lớn”. Tiếp theo tác giả kêu gọi người dự cuộc đua chớ mệt mõi sờn lòng mà hãy nhìn xem Chúa Jesus “là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.” (Hê. 12: 1-4)
Tiếp theo, trong cuộc đua này có sự “chống trả tội ác”: “Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết” (Hê. 12: 4) (Ý này trong Kinh thánh là liên tục, liên ý với nhau không bị ngắt quảng như đã phân chia trong bản tiếng Việt, giữa câu 1-3 và câu 4)
Trong cuộc đua thuộc linh có sự “chống trả tội ác” – sự chống trả “chưa đến nổi đổ huyết”! - “Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết.” (Hê. 12: 4)
Trong bản chất sa ngã của con người, trong những cuộc đua thực tế của những giải thưởng thể thao… người ta cũng thường có những “mánh lới, thủ đoạn” để hạ gục đối phương, hầu phần thưởng và “vinh dự” sẽ về mình.
Tại sao đang nói về cuộc đua thuộc linh mà tác giả Hê-bơ-rơ lại “bẻ sang” chuyện “chống trả tội ác”? - “Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết” (Hê. 12: 4)
Khi suy gẫm về “huyết A-bên, huyết của Xa-cha-ri và huyết của Chúa Jesus”… ai là người gây ra sự đổ huyết này? Quân lính La-mã sẽ không bao giờ hành động nếu không có bàn tay và những “sắc lệnh tôn giáo” của những thầy tế lễ, thầy thông giáo… những người xưng mình là “tôi tớ Đức Chúa Trời”?
Huyết của A-bên đổ ra là vì “một cuộc tranh đua trên đường đua thuộc linh” với Ca-in? (Hê. 11: 4) Huyết của Xa-cha-ri...?
Có chắc rằng trong “cuộc đua thuộc linh” ngày nay cũng như trải qua các thời đại: người ta không dùng thủ đoạn để giành phần thắng và “danh dự” về cho mình? (Ông Thái Phước Tr, cũng như Dương Thành L của Ngũ tuần AG gian lận bầu cử, ông Nguyễn Ngọc Thuận “giàn cấn cho con trai về làm quản nhiệm nhà thờ khu 6 Quy nhơn”… và nhiều trường hợp khác… có phải là người ta dùng mánh lới thủ đoạn để giành phần thắng và “vinh dự” trong cái gọi là “cuộc đua thuộc linh” ngày nay?) 

 (Mục sư Nguyễn Ngọc Thuận: “giàn cấn cho con trai về làm quản nhiệm nhà thờ khu 6 Quy nhơn”… và nhiều trường hợp khác… có phải là người ta dùng mánh lới thủ đoạn để giành phần thắng và “vinh dự” trong cái gọi là “cuộc đua thuộc linh” ngày nay?)

Và khi “vạch trần những mánh lới, thủ đoạn” này ra thì có phải là anh em đang “chống trả tội ác”, một sự chống trả chưa đến nổi đổ huyết…?? - “Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết” (Hê. 12: 4)
Ngày nay trong Hội thánh, những ai “thỏa hiệp với tội ác thì còn” mà “chống trả với tội ác thì văng” ra ngoài… như trường hợp đã xảy ra trong nhà thờ NTP, khi những ai “theo ông Dũng, thỏa hiệp với tội ác” thì còn, mà người lên tiếng, chỉ ra những sai trật của “tôi tớ Chúa Nguyễn Ngọc Dũng” thì bị “đá văng ra ngoài” như anh bảo vệ NQT? Ngày nay người ta chỉ “thánh thiện trên bục giảng”… còn những ai lên tiếng “chống trả tội ác” thì bị cộng đồng cô lập? Như một ý kiến của một comment gần đây: “cho dù góp ý theo trình tự Kinh thánh dạy thì 95% là im lặng, còn 5% còn lại là BA PHẢI”! Tại sao? Tại sao Kinh thánh dạy chúng ta là phải “chống trả tội ác” mà sự chống trả đó “chưa đến nổi đổ máu” (góp ý, lên án, phê bình...)… thì tất cả, đa số (95%) chọn thái độ im lặng, 5% thì “ba phải”? Chúng ta rêu rao trên tòa giảng và khoe khoang với “dân ngoại”, thế gian rằng “chúng ta là Dân thánh”… nhưng chúng ta lại “im lặng với tội ác” và “chọn ba phải” cho yên thân?
Hầu như ngày nay từ nhà thờ cho đến tư gia: “thỏa hiệp với tội ác thì còn, mà chống trả tội ác thì… văng”! Những ai lên tiếng chống trả tội ác thì bị cho là “xét đoán anh em”, còn “im lặng trước cái ác” thì được cho là... “trung tín làm theo lời Chúa”?
Lời Chúa trong Ê-sai chép rằng:
Khốn thay cho kẻ lấy sự dối trá làm dây kéo sự gian ác theo sau, và như dùng đỏi xe kéo tội lỗi; … Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối; vật chi cay trở cho là ngọt, vật chi ngọt trở cho là cay!” (Ê-sai 5: 18-20)

- Khốn thay cho thời đại chúng ta vì chúng ta đang ĐI NGƯỢC LẠI những gì Kinh thánh dạy!
Bởi vì chúng nó đã làm đổ huyết của các thánh đồ cùng của các đấng tiên tri, và Ngài đã cho chúng nó uống huyết: Thật là đáng lắm.” (Khải huyền 16: 6)
Anh em chống trả với tội ác còn chưa đến nỗi đổ huyết” (Hê. 12: 4) 
…Hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi, là từ huyết A-bên cho đến huyết Xa-cha-ri đã bị giết giữa khoảng bàn thờ và đền thờ; phải, ta nói cùng các ngươi, sẽ cứ dòng dõi nầy mà đòi huyết ấy.” (Lu-ca 11: 44-51) 

 
(“…Hầu cho huyết mọi đấng tiên tri đổ ra từ khi sáng thế, cứ dòng dõi nầy mà đòi...")


Trong mùa Thương Khó này chúng ta hãy suy gẫm về “huyết”, tức huyết báu của Đấng Christ. Bên cạnh đó chúng ta cũng suy gẫm vế “huyết của các thánh đồ, tiên tri đã đổ ra trong nơi thánh” khi họ “chống trả tội ác trong nơi thánh”. Sự chống trả của chúng ta ngày nay tuy “chưa đến nổi đổ huyết”. Vì vậy những ai trong chúng ta là những người yêu mến Chúa, cần phải làm điều này – chống trả tội ác để cứu lấy Hội thánh đang băng hoại trong tay những “tôi tớ mặc áo thánh” nhưng đang “cấu kết, thỏa hiệp với cái ác”.
Thế thì, vì chúng ta được nhiều người chứng kiến vây lấy như đám mây rất lớn, chúng ta cũng nên quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta, nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng.” (Hê. 12: 1-4)

Hãy nhìn xem Đấng Christ – Đấng vì chống trả tội ác mà phải chịu ĐỔ HUYẾT!
Tinh thần của lễ Thương Khó là “chống trả TỘI ÁC” không mõi mệt, không sờn lòng! A-men.!

LHS- Mùa Thương Khó 2014
(Chúa nhật 20/4/2014)

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

THẬP TỰ GIÁ NGÀY NAY.
Nhân dịp, mùa thương khó-phục sinh năm nay, tôi bổng nhớ những kỹ niệm khó quên về thập tự giá ngày nay…
-Vào năm 1979, tại Chi Hội Tin Huyện Lành Bình Minh. Một sáng Chúa nhật(lúc này truyền đạo Nguyễn Minh Cương chủ tọa Hội thánh này)một chấp sự đi từ bên ngoài vào cửa nhà thờ vác trên vai cây thập tự hiên ngang đi vô nhìn mọi người đang ngồi.Rồi nói: “Hãy vác thập tự giá mình mà theo Chúa….?!” Cứ như thế ông đi tới đi lui, đi qua đi lại…Sau đó, ông quay qua quay lại, khiến nhiều tín đồ phải né tranh liên tục. Nếu không thì sẽ bị gốc cây và cành cây thập tự va vô đầu là bể trán…???
-Năm 2007, tại một Hội thánh(tư gia) cách Sài-gòn hơn 60 km. Cũng như trên truyền đạo quản nhiệm Hội thánh tại đây. Triển khai một ‘kế hoạch’đóng đinh mình trên thập tự giá như sau: Viết họ và tên và tội lỗi của mình trên một tờ giấy và đốt nó đi.(giống như tục đốt tiền âm phủ). Thứ hai là vẽ hình một cây thập tự ghi tên mình vào và lấy cây đinh đóng vào hình cây thập tự đó…???
-Gần đây (tối 17/04/2014) tín đồ của hệ phái giám lý dưới sự chỉ đạo của hai vợ chồng quản nhiệm. Họ làm một cây thập tự khá lớn kêu gọi tín đồ lấy đinh đóng trên cây đó, và viết họ tên mình (tín đồ) vào một tờ giấy có vẽ hình trái tim….???
Qua ba sự kiện trên quí vị Tin lành thấy thế nào?
Thứ nhất: Kinh thánh Chúa phán hãy vác thập tự giá mình là có nên họ phải làm. Qúa đúng đi chứ.
Thứ hai:Kinh thánh cũng kêu hãy đóng đinh trên thập tự giá với Đấng Christ, cũng không sai.
Thứ ba: viết tên mình vào trái tim bằng giấy thì tôi không rõ Kinh thánh chỗ nào chép nữa?Hoặc đem đốt tên mình?
Nhưng sao tôi thấy có gì đó hơi là lạ qua ba việc làm trên. Có phải một số người đưa tín đồ vào sự mê tín, hay mê hồn trận của cây thập tự ngày nay. Một cách hội nhập văn hóa và hòa nhập, hay là trộn quan điểm học thuyết ’ý chí tự do’ lại với mê tín, văn hóa cho ‘ăn rơ’ với thế gian?
TÍN ĐỒ NHỨC ĐẦU

Nặc danh nói...

TIN LÀNH – ‘CỤC BA RỌI’
Thịt heo ba rọi thì ai cũng biết nó ra sao và như thế nào. Cho nên, với sự mỉa mai trong dân gian ‘thứ ba rọi’ cũng tương tự nó đẻ ra ‘ba phải’tệ hại hơn là cháu chắt của ba rọi là ‘đòn xóc’…
Một số hệ phái hiện nay đang ở trong tình trạng như trên: ba rọi, ba phải, và đòn xóc. Có nghĩa: họ cộng thêm đủ thứ ngoài xã hội vào lời Kinh thánh và giảng dạy triển khai đủ thứ ‘chế tạo mới’quan điểm ba rọi. Tin lành pha trộn,mang đủ thứ ảnh tượng(ảnh của ai đó mà họ tôn kính lên là Chúa Jesus) vào gia đình và trong nhà thờ. Rất nhiều như: đóng đinh vào thập tự giá bằng hình vẽ, chặc ở đâu đó một cái cây rồi đem vô làm kính cẩn ‘xào nấu lại sự kiện thương khó của Chúa Jesus’ như trên….Hổn hợp!
Ba phải, Ai nói cái gì cũng amen! Giảng gì cũng Halelugia!...Ai cũng có thể vỗ tay hoan nghênh và hoan nghênh Chúa và loài người giống như nhau.? Tạp chất!
Đòn xóc: Bắt bẽ, bắt bí, và kêu CQ đến bắt. Chụp mũ, bóp mũi, bóp nguồn lương thực…. Xóc nhất là không cần chứng đạo, truyền giảng và truyền giáo gì hết, Đi dụ dỗ từ chỗ khác về ‘Hội thánh’ với nhiều lý do như: tới nhà uống café, thông công…Tới chỗ tôi nhóm thử, tặng quà, thăm viếng. Tất cả đều ngụy chứng đạo, ngụy hội thánh…và còn nhiều thứ lắm…
Đúng là khó phân biệt được nếu chúng ta không đọ với lời Kinh thánh. Bởi “Tin Lành Việt Nam –Thị Trường Hệ Phái.”(trích lời của một người bạn)
CHIÊN HAY BÒ?

Nặc danh nói...

CHIÊN HAY BÒ?
Qua câu Kinh thánh nầy sẽ trả lời cho ông bạn.
Kinh thánh: Es 1:3. “Bò biết chủ mình, lừa biết máng của chủ; song Y-sơ-ra-ên chẳng hiểu biết, dân ta chẳng suy nghĩ.”
Như vậy, “Bò biết chủ mình, lừa biết máng của chủ; song chiên (Y-sơ-ra-ên) chẳng hiểu biết, dân ta chẳng suy nghĩ.?!” Là thành viên trong CME, tôi rất khó hiểu vì ‘chiên’ không biết chủ là ai, và cái máng ăn mỗi ngày ở đâu. Nó cứ đi ăn lung tung chẳng thèm hiểu biết, và vô tư đến độ chẳng suy nghĩ. Ngẫm nghĩ thấy cũng… ?! Đôi khi mình bị người ta nói mình ’ngu như bò’thật là buồn vì mình (bò) ngu đến độ biết chủ và biết máng. Còn kẻ khôn thì chạy “lăng xăng” bữa nay ở với ông chủ ngày mai kết nghĩa với thầy chủ khác…Cứ như vậy cho đến cuối cuộc đời làm vợ nhiều ông chồng (đĩ tôn giáo). Hoặc ngược lại.
Tệ hại hơn nữa là có nhiều ông chồng cùng một lúc. Chồng nào tới thì lấy tên ông ấy làm danh xưng, khi ông ấy vừa ra khỏi nhà thì ông khác nhào vô cũng hát lại điệp khúc ấy’tên ông là danh xưng của ‘hội’ mình. Bài hát không bao giờ QUÊN, vì trong nó không có ráp cái thắng(phanh)...
TÔI LÀ ‘BÒ’