Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Cộng Sản Là… “Giặc”?


Cộng Sản Là… “Giặc”?
VC TRƯƠNG TẤN SANG NHẬN GIẶC LÀM CHA - ngày 19 THÁNG 6 năm 2013
“Cộng sản hèn với giặc, ác với dân”
Hay
“Cộng sản là giặc, nên họ ác với dân”?
Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc
(Ma-thi-ơ 24: 6)
***

CỘNG SẢN HÈN VỚI GIẶT CÒN CHÚNG TA HÈN VỚI AI...?
Trích comment:
“Một số người nói rằng: cộng sản hèn với giặc, ác với dân. Vậy, tôi xin được hỏi: những người đang đấu tranh nói chung, những người muốn thay đổi tình trạng đất nước hiện nay nói riêng, và những người đấu tranh bảo vệ cờ vàng – VNCH... hèn với ai.???
Có quý vị nào trả lời hợp tình hợp ý cho câu hỏi trên không.??? Theo tôi, cộng sản hèn với giặc Đại Hán.! Còn quí ngài, đã hèn với chính mình, và với cả cộng sản.!!!
Vì sao ư… Vì Trung Quốc tuyên bố lập Tam Sa, đem giàn khoan vào đặt trong lãnh hải của quốc gia, xâm chiếm chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thế mà mấy ông và mấy bà chỉ biết mở miệng chửi cộng sản là hèn với giặc, cộng sản không dám đánh đuổi Trung Quốc.
Thế còn các nhà đấu tranh, đã quá hèn với cộng sản vì quí vị không dám đánh cộng sản Việt Nam, mà chỉ biết đấu võ mồm 39 năm trôi qua phí phạm.!!! Quý đồng bào và kiều bào cũng đâu xa lạ gì chuyện có nhiều người hô hào đấu tranh với cộng sản trong ôn hòa, hòa bình.
Thế thì, cộng sản Việt Nam cũng bảo là giải quyết tranh chấp với Trung Cộng bằng hòa bình…. Hà cớ chi chúng ta lại chửi cộng sản hèn với giặc, mà không tự kiểm điểm chính chúng ta có hèn với cộng sản không.???
Nguyễn Tấn Dũng hô hào kiện Trung Quốc, ai ai cũng xúm vào mà chửi là cộng sản chỉ nói suông, vậy quý đồng bào và kiều bào, chúng ta có nói suông không.???

Mạch Nha”
***
Vì độc giả trên đây có nói đến “những người muốn thay đổi tình trạng đất nước hiện nay nói riêng, và những người đấu tranh bảo vệ cờ vàng – VNCH... hèn với ai.??? Và thách thức “Có quý vị nào trả lời hợp tình hợp ý cho câu hỏi trên không.???”… Cho nên bài này LHS phải trả lời- cũng như phản biện câu hỏi này.
Trước hết phải đặt vấn đề là:
“Cộng sản hèn với giặc, ác với dân” hay
“Cộng sản là giặc, nên họ ác với dân”?
Nếu tôi không lầm thì người viết comment trên đây là một “đồng chí dư luận viên” được đào tạo rất chuyên môn để… “điều chỉnh dư luận không hay về đảng hoặc bất lợi cho đảng”… Cái này thuật ngữ chuyên môn trước 1975 người ta gọi là “tâm lý chiến” hay còn gọi là “chiến tranh chính trị”, “Chiến tranh tư tưởng”…!
Vấn đề phản biện của độc giả trên đây nghe rất hợp lý và “thuyết phục”, nhưng cốt yếu là “hạ nhục những người bảo vệ cờ vàng” và “bênh vực cho chủ trương ‘hiếu hòa’ của đảng”! Bên cạnh đó là “rửa nhục” cho đảng về câu nói “hèn với giặc ác với dân” hiện đang thịnh hành trong dân gian, quần chúng…
(Nhớ trước đây sau ngày “giải phóng”, nhân dân miền Nam nhiều người nói “Cộng sản vắt chanh bỏ vỏ”… Nhiều người trong chiến tranh có công giấu, nuôi cán bộ cộng sản mặc dù việc làm này rất nguy hiểm với chính phủ Quốc gia, nhưng sau khi được “giải phóng khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy” thì những người “tin tưởng cách mạng” này bị “gạt ra rìa”, mà cụ thể nhất là “Mặt Trận Giải Phóng miền Nam”- Lực lượng “ở lại” để tiếp ứng cho quân đội chính quy Bắc Việt đánh đuổi chính phủ hợp pháp VNCH của nhân dân miền Nam, để tiến chiếm miền Nam. Liền sau những dư luận “CS vắt chanh bỏ vỏ” đó một thời gian, “đảng và nhà nước” đã đưa ra chính sách “đền ơn đáp nghĩa”! để xóa đi dư luận “CS vắt chanh bỏ vỏ”. - Kể ra đảng cũng biết “nhột” chứ đảng đâu hoàn toàn vô tri như… một số người đã nói?)
Người viết comment trên đây “hạ nhục” cả những người muốn thay đổi hiện trạng đất nước, nói rằng “quý vị đã làm gì để chống lại cộng sản”…?
Việc trả lời “nhân dân VN có hèn với CS hay không” thì đã có một comment trả lời rồi… (Xin xem Kẹo Ú Thái Bình Trả lời … năm 2014)
Ở đây chỉ muốn bàn đến việc: 1) “Cộng sản hèn với giặc ác với dân” hay 2) “Cộng sản là giặc, nên họ ác với dân”?... thôi!

“Giặc”?
Trong tiếng Việt, chữ “giặc” chỉ về những lực lượng, đối tượng nào làm hại cho nước mình, cho đồng bào dân tộc mình nói chung… những thứ đó là giặc. Ngoài giặc ngoại xâm ra nhân dân VN còn có nhiều thứ giặc khác. Thí dụ như trước đây có người từng tự xưng mình là “lãnh tụ - cha già của dân tộc” cũng đã nói: “Đói hoặc dốt cũng là một thứ giặc” - “giặc đói”, “giặc dốt”…
Trong chiến tranh, người dân mỗi khi chạy loạn, trốn tránh Cộng sản… người dân hay gọi đó là “chạy giặc”! (chạy trốn giặc) Ở miền Nam lúc đó mỗi khi một quận hoặc tỉnh lỵ nào bị người cộng sản chiếm – phía người cộng sản thì gọi là “giải phóng”, còn phía chính phủ Quốc gia thì gọi là “mất”. Phía lực lượng quốc gia mỗi khi phản công chiếm lại những quận, tỉnh đã “mất vào tay cộng sản” thì người dân gọi đó là “được giải tỏa” hay “tái chiếm lại lãnh thổ đã mất vào tay cộng sản”. Mùa hè đỏ lửa 1972 Chính phủ Quốc gia (VNCH) gọi đó là “tái chiếm Quảng Trị”… Người dân chạy trốn khỏi vùng bị cộng sản tạm chiếm, bỏ lại đằng sau quê hương, nhà cửa, ruộng vườn… người ta gọi là “dân chạy giặc”. Chính phủ quốc gia lúc đó có những “Trung tâm tiếp cư đồng bào tị nạn cộng sản” để tiếp nhận đồng bào, lo cho họ có tạm nơi ăn chốn ở, chờ ngày quân đội tái chiếm! Còn đồng bào thì gọi người dân chạy nạn bằng câu thân thương đó là “dân mình chạy giặc cộng sản”!
Đại lộ “Kinh Hoàng” – Quảng trị năm 1972, người dân chạy loạn chiến tranh thì pháo binh của “quân đội Giải phóng” từ trên núi cứ việc nhả đạn vào dân. Họ có tội tình gì? Sao không giỏi đánh đối mặt với Quân lực VNCH sau đó khi họ tái chiếm, mà bắn vào dân thường vô tội? Người dân họ gọi cộng sản là “giặc” đâu có sai? Bởi họ chạy về phía chính phủ quốc gia thì được chính phủ che chở, bảo vệ… còn họ “ở với cộng sản cũng không yên”, mà “chạy trốn cộng sản, bắn giết được là cộng sản cứ bắn giết”! (Dân vượt biên, CA bắn chìm tàu, ai thoát được qua bờ bên kia thì được gọi là “khúc ruột ngàn dặm của tổ quốc”!?) Như vậy họ gọi cộng sản là “giặc” có gì sai?
Huế - Mậu Thân 1968, người dân đang ăn Tết có tội gì mà cũng bị “lực lượng giải phóng”, sau khi chiếm được thành phố nhờ lệnh “ngưng bắn” của chính phủ Quốc gia (đã thỏa thuận với phía “Mặt trận giải phóng”- cộng sản miền Nam) để cho đồng bào ăn Tết… thì phía “lực lượng giải phóng” (cộng sản) đã bắt và giết hàng ngàn người dân vô tội mà ngày nay còn bao nhiêu bằng chứng lịch sử và nhân chứng đã kể lại… Cho đến khi Chính phủ Quốc gia đưa Quân lực VNCH, kết hợp với quân đội Mỹ “tái chiếm Huế” thì người dân mới có cơ hội trở về để… chôn cất và tìm xác người thân của mình… trong nước mắt và những vành khăn tang… Như vậy người dân gọi cộng sản là “giặc” có gì sai?
Đà nẵng, bờ biển tháng Tư – 1975, khi người dân túa ra biển tìm tàu chạy vào Nam thì pháo binh của “lực lượng giải phóng” từ trên núi cũng nhả đạn vào dân, bắn ra biển đe dọa tàu thuyền không được vào bờ để tiếp cứu dân… Người dân có tội gì mà “chạy giặc” cũng không yên? Người ta gọi cộng sản là “giặc” có gì sai?
“Giặc nội ứng”- tiếp ứng cho “giặc ngoại xâm Trung quốc”:
Ngày nay người dân VN gọi Trung quốc là “giặc”- “Giặc ngoại xâm Trung Quốc” đang lấn chiếm biển đảo của VN… Thế nhưng phía nhà nước của đảng cộng sản VN thì cứ gọi TQ là “láng giềng- đồng chí tốt”. Chuyện giàn khoan HD 981 TQ đem vào vùng biển VN, nhân dân phản đối thì tướng quân đội Phùng Quang Thanh gọi đó là “chuyện xích mích nội bộ gia đình”! Như vậy đảng và nhà nước Cộng sản VN coi “giặc Trung quốc” là “người nhà”. Đang khi họ coi “giặc là người nhà” thì ngược lại đương nhiên họ cũng coi nhân dân- những người biểu tình phản đối TQ lấn chiếm biển đảo… là “giặc”! Công an đàn áp những người biểu tình chống TQ chính là đi “dẹp giặc” cho TQ? Trong hoàn cảnh này người dân gọi CA – lực lượng nòng cốt bảo vệ đảng Cộng sản - là “nối giáo cho giặc” có gì sai? Kẻ nối giáo cho giặc không phải là “giặc” thì là gì? (Hay còn gọi bằng một ngôn từ khác là “giặc nội ứng”- tiếp ứng cho giặc ngoại xâm!?)
“Cộng sản hèn với giặc, ác với dân” hay
“Cộng sản là giặc, nên họ ác với dân”?
Câu hỏi này đến đây có lẽ mọi người có thể trả lời được rồi!

“Dốt” cũng là một thứ giặc! Do đó mọi người hãy tự trả lời câu hỏi này để không trở thành “giặc dốt” làm tổn hại đồng bào, quê hương!

Huỳnh Thúc Khải
LHS- 30/6/2014

10 nhận xét:

Nặc danh nói...

Luận quá hay. Quá xuất sắc. Xứng dang tiên tri quốc vận.
VN hưng suy bây giờ chỉ còn là thời gian và vâng lệnh truyền của Tiên tri hay không thôi.

Nặc danh nói...

Bén! Dũng!
Chỉ có 2 chữ này mới siêu tả được khí phách và tài hoa tiên tri.
Phục sát đất!

Nặc danh nói...

THÁNG TƯ VỀ...

Tháng Tư về
Em lại nhớ
Cờ đỏ dép râu tai bèo nón cối
Ùa vào Nam cơn dịch họa tai ương
Từ Miền Bắc, cả nước chìm thê lương ác mộng

Tháng Tư về
Em lại nhớ
Người Đất Nam như đàn chim vở tổ
Tứ phương trời bão bùng giông tố
Biển Đông quỷ dữ nước độc rừng thiêng

Tháng Tư về
Em lại nhớ
Mặt trời buồn cám cảnh tang thương
Phố thị im lìm người qua đường gục mặt
Nơi làng quê tiếng sáo bặt tăm

Tháng Tư về
Em còn nhớ
Ai dắt Em về thời hoang dại xa xăm
Sách Em học Chữ Người bằng Khỉ
Thầy cô Em hóa mặt bủng da chì

Tháng Tư về
Em còn nhớ
Mái nhà Em ai cướp đoạt trên tay
Đuổi Em lên rừng dạy Em bài củ sắn
Đêm mắt phờ đớ đẩn ngẩn ngơ hồn

Tháng Tư về
Em vẫn nhớ
Đạo Phật Trời ai báng bổ vùi chôn
Nơi linh thiêng loài chồn cáo huênh hoang chểm chệ
Đất trời Nam quằn quại tỉnh mê

Tháng Tư về
Còn bao điều Em nhớ
Mấy chục năm ôn dịch hoành hành
Nát bấy giang sơn Tổ Tiên gầy dựng
Em phải nhớ
Và nhắc cho con cháu mai sau

Nặc danh nói...

Thơ hay và sốc,
Mang hơi nồng cay của ms Nguyễn Hồng Quang.
Cảm ơn mục sư ban phát thơ hay.
Kính ngưỡng.
Học trò nghèo yêu thơ

Nguyễn H.Quang, Ph.D nói...



Xã hội dân sự và đảng chính trị – Nhu cầu phối hợp để xây dựng dân chủ

VMC (30.06.2014) – Bình Dương, VN –  “Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.

Tôi không đồng tình với sự ủng hộ của Tiên tri Huỳnh Thúc Khải về việc quay trở lại của Việt Nam Cộng Hòa, vì việc ấy đã trở thành quá khứ. Nhưng nếu để chế độ độc tài hay một vài kẻ, vì tham vọng quyền lực cá nhân, lợi dụng tâm lý “sợ/ghét chính trị” để bài bác và chia rẽ giữa những người cùng một tấm lòng vì tổ quốc”, nên chăng hướng mọi người đến một xã hội dân sự tại xứ mình.

Trong xu hướng dân chủ hóa toàn cầu ngày nay, vai trò của xã hội dân sự (XHDS) được nhắc đến như một “thế trận” cần thiết để chuyển hóa các chế độ độc tài sang dân chủ, đặc biệt là tại Đông Âu cách nay hơn 2 thập niên và mới đây tại Bắc Phi. Tuy nhiên, bên cạnh các chuyển hóa này, vai trò của những lực lượng chính trị, cụ thể là các đảng phái chính trị đã góp phần không nhỏ trong việc thể chế hóa nền tảng dân chủ và ngăn chận sự hồi sinh của các đảng Cộng sản độc tài.


Bài nghiên cứu này muốn nhấn mạnh đến sự phối hợp không thể thiếu giữa XHDS và các đảng chính trị để xây dựng và củng cố dân chủ trong cả hai hoàn cảnh độc tài và tự do.


Trước hết, XHDS là gì?

Theo định nghĩa hẹp, Xã Hội Dân Sự (XHDS) bao gồm các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization, NGOs), phi lợi nhuận (non-profit organization, NPOs), phi đảng phái, và thường là các tổ chức thiện nguyện, tranh đấu và bênh vực cho một lý tưởng nào đó trong xã hội.

Trong định nghĩa rộng hơn, XHDS là tất cả các tổ chức nằm ngoài nhà nước và doanh nghiệp (thị trường); và bao gồm cả các nhóm nhắm tới quyền lợi riêng tư như công đoàn, hiệp hội các chuyên gia, phòng thương mại. Cũng có quan niệm cho là XHDS bao gồm các doanh nghiệp đặc biệt như truyền thông, trường tư và các hiệp hội “vì lợi nhuận”.


1. Tầm quan trọng của XHDS trong mọi cơ chế chính trị

XHDS là những tổ chức do người dân tự nguyện lập ra, tự trang trải về tài chính, không hưởng lương hoặc trợ cấp của nhà nước. Các tổ chức xã hội dân sự không chỉ nhằm phục vụ các nhu cầu dân sinh, mà còn can thiệp vào những ảnh hưởng chính trị để bảo vệ quyền con người và các phúc lợi, ổn định chung.

Nguyễn H.Quang, Ph.D nói...

... phần 2...
Trong môi trường độc tài, XHDS giúp khởi sự những thay đổi nhỏ gắn liền với đời sống của người dân, và từng bước chuyển quyền tự quyết vào tay người dân, và làm giảm dần quyền lực của chế độ độc tài toàn trị. Xã hội dân sự có thể bắt đầu một quá trình chuyển hóa dân chủ; nhưng chỉ có các lực lượng chính trị với sự hỗ trợ của XHDS, mới có thể củng cố một hệ thống dân chủ và thể chế hóa một quá trình chính trị dân chủ.

Đây là lý do tại sao cần phải có một mối quan hệ lành mạnh giữa xã hội dân sự và các đảng chính trị – với sự hợp tác, nhưng ở một khoảng cách – để thực hiện được mục tiêu phục vụ cho toàn xã hội mà không bị chính quyền, qua đảng của mình, chi phối.

Trong môi trường dân chủ, XHDS giúp tạo điều kiện để thực hiện các quyền tự do chính trị và sự tham gia của các cá nhân trong tiến trình dân chủ, liên kết các cá nhân với nhau và vận động họ tranh đấu cho những quyền lợi chung một cách hiệu quả. XHDS cũng giúp quân bằng quyền lực của chính phủ để ngăn ngừa độc tài và tha hóa, đồng thời giúp chính phủ hiểu rõ nguyện vọng của người dân mà đáp ứng và làm tròn trách nhiệm phục vụ dân.

Nhiều chuyên gia đã lưu ý rằng XHDS là nơi mà “vốn xã hội (social capital)” được xây dựng để duy trì nền dân chủ, quân bình lại với quyền lực nhà nước, phát hiện tình trạng lạm quyền nếu có, và buộc nhà nước phải thực hiện đúng Hiến Pháp. XHDS cũng là nơi mà các giá trị quan trọng như hợp tác, thỏa hiệp, và sự tin tưởng được phát triển để đưa đến một nền dân chủ ổn định. Do đó, xã hội dân sự là một trong ba “chân kiềng” của chế độ dân chủ: xã hội dân sự, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền

2. Tầm quan trọng của Đảng Chính Trị – không thể thiếu trong các xã hội dân chủ

Đảng chính trị (ĐCT) là một phần quan trọng của xã hội vì giúp hình thành một cơ chế chính trị để thực thi nguyện vọng của người dân trong môi trường dân chủ, và của một thiểu số trong môi trường độc tài. Ảnh hưởng của đảng chính trị rất phổ biến trong tất cả các giai đoạn hình thành của tiến trình dân chủ, và cực kỳ quan trọng giống như các tổ chức xã hội dân sự.

Không có nền dân chủ nào tồn tại mà không cần đến sự hoạt động của các đảng phái chính trị. Đảng chính trị là nhịp cầu nối kết cử tri, nhà nước và cơ cấu. Như Seymour Martin Lipset đã viết: “Đảng chính trị không thể thiếu tới độ không thể nào tưởng tượng ra một nền dân chủ hiện đại mà không có nó”.

Nguyễn H.Quang, Ph.D nói...

... phần 3 ...

3. Nhu cầu sinh hoạt độc lập và phối hợp giữa XHDS và ĐCT

a/ Nhu cầu độc lập giữa XHDS và ĐCT:

Vì ĐCT là phương tiện đưa đến sự hình thành của chính quyền, do đó cần phải có sự độc lập giữa XHDS và ĐCT để các tổ chức XHDS không bị thao túng hay lệ thuộc vào ĐCT hay chính quyền (thí dụ như lệ thuộc tài chánh, nhân sự …) . Tuy nhiên, một cá nhân sinh hoạt trong một đảng phái vẫn có nhu cầu sinh hoạt trong các tổ chức XHDS, và đó là quyền công dân trong một đất nước tự do (thí dụ, một chính trị gia hay một đảng viên của một ĐCT vẫn có thể là hội viên của một hội ái hữu, từ thiện, tôn giáo, văn hóa…).

Mầm mống chia rẽ, phân hóa, tạo nghi ngờ là từ phía chính quyền độc tài. Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm 2002 đã xem xét đặc biệt đến sức mạnh của các nền dân chủ trên toàn thế giới, và cảnh báo về sự phát triển của “xã hội phi dân sự” (XHPDS), bao gồm các nhóm lợi ích và “XHDS do nhà nước điều hành” (“government operated non-governmental associations”, GONGOs). Các tổ chức XHPDS này giả danh hoạt động cho dân chủ, nhưng mục đích thực sự là chống dân chủ; tham gia trà trộn vào các tổ chức để tạo nghi ngờ và lấy tin cho chính quyền độc tài.

Cũng có khuynh hướng là các nhà hoạt động trong XHDS, nhất là để chuyển hóa thể chế độc tài sang dân chủ, đã tự thành lập ra ĐCT hoặc tham gia các ĐCT để tham dự vào guồng máy chính quyền thời hậu độc tài khi họ thấy đóng góp được hữu hiệu hơn trong guồng máy trực tiếp điều hành đất nước hoặc thành lập các chính sách.


b/ Nhu cầu phối hợp giữa XHDS và ĐCT:

Nhu cầu độc lập giữa XHDS và ĐCT không có nghĩa là không có sự phối hợp làm việc cho mục tiêu chung, nhất là trong các quốc gia độc tài. Sự đoàn kết giữa các tổ chức XHDS với nhau, với các ĐCT, và giữa các ĐCT với nhau là một nhu cầu tối cần để tạo sức mạnh sinh tồn và chống lại guồng máy bạo lực độc tài. Nếu không có sự phối hợp giữa các đảng phái chính trị và xã hội dân sự, công dân cuối cùng sẽ trở nên vỡ mộng với tiến trình chính trị và có thể bị quy phục bởi các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa mị dân.

Khoảng cách giữa các bên và xã hội dân sự đã dẫn đến một hiện tượng mà một nhà khoa học chính trị Georgia, ông Ghia Nodia, gọi là “XHDS tự mê”, đặc trưng bởi một thái độ chống chính trị cực đoan, coi chính trị như một cái gì đó bẩn thỉu, và đối lại, chỉ có các tổ chức XHDS NGOs là trong sạch, lý tưởng.

Các tổ chức chính trị, theo ông Nodia nhận xét, sẵn sàng đáp trả lại việc tự nhận ưu việt đạo đức của các NGOs bằng cáo buộc chính các NGOs là những kẻ cơ hội chủ nghĩa tham lam đuổi theo tài trợ phương Tây, hoặc là những kẻ lý tưởng hời hợt, nói rất nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, huyên thuyên về các nguyên tắc chung chung nhưng hoàn toàn lạc quẻ đối với thực tế chính trị.

Nguyễn H.Quang, Ph.D nói...

...phần 4 ...

Hai thái cực suy nghĩ xấu cho nhau này dễ bị hai thành phần lợi dụng để làm lợi cho chính họ: đó chính là chế độ độc tài đương quyền và những thành phần cơ hội chủ nghĩa, mị dân. Chế độ độc tài lạm dụng để chia rẽ khối chống đối, trong khi kẻ mị dân thì muốn lợi dụng danh nghĩa chống độc tài nhưng “phi chính trị” hoặc “phi đảng phái” để chiêu dụ và thu tóm quyền lực.

Lý do chính giúp “cuộc cách mạng hoa hồng” tại Georgia thành công là các đảng dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự đã biết cách làm việc chặt chẽ với nhau. Khi các thực thể này không nhìn ra được các lợi ích, kết quả thường xấu cho cả hai phía. Nếu ĐCT yếu hoặc thậm chí sụp đổ, mà thường xảy ra nếu ĐCT bị cô lập từ XHDS, một kẻ mị dân có thể lấp đầy khoảng trống chính trị và tạo ra mối đe dọa cho cả hai. Điều này chính là những gì đã xảy ra ở Venezuela, nơi Hugo Chavez, đã gạt qua một bên các ĐCT truyền thống, sau đó tiếp tục tấn công các công đoàn, cơ quan truyền thông, nhà thờ, cộng đồng doanh nghiệp độc lập, các tổ chức phi chính phủ, và các quy định của pháp luật nói chung.
Đảng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng và lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử, hình thành và duy trì các chính phủ, và thành lập chính sách. Đảng chính trị cũng có thể đóng một vai trò kết nối trong xã hội bằng cách huy động cử tri, tổng hợp và diễn đạt các lợi ích xã hội, và củng cố tính hợp

4.Những bài học từ các xứ vừa thoát khỏi ách độc tài

Quan sát các quốc gia độc tài và vừa thoát độc tài, các nhà nghiên cứu đã rút ra những bài học như sau:

Cần phải đoàn kết giữa tất cả các lực lượng chống độc tài. Đây là bài học đầu tiên và quan trọng nhất; không có chỗ cho sự chia rẽ trong phe đối lập; không có chỗ cho một vị cứu tinh dân tộc, không có chỗ cho bất khoan dung, bao gồm cả đối với những người làm việc với chế độ. Đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự cần phối hợp với nhau để giúp xóa bỏ độc tài và xây dựng một chế độ dân chủ.

Trong nhiều trường hợp, chế độ độc tài có thể bị sụp đổ trong khi “chủ nghĩa độc tài” vẫn còn tồn tại. Serbia và Georgia là những ví dụ về điều này. Công việc của xã hội dân sự là trung tâm truyền bá văn hóa dân chủ trong mọi lãnh vực xã hội.

Một xã hội dân chủ cần một nhà nước dân chủ. Trong đó, vai trò của các đảng chính trị rất quan trọng để đào tạo cán bộ trong guồng máy chính quyền hướng tới mục tiêu dân chủ. Mặt khác, cả đảng chính trị lẫn xã hội dân sự có trách nhiệm thúc đẩy giáo dục công dân để có cử tri tốt hầu đưa tới các cuộc bầu cử tốt.

Các đảng chính trị gần gũi hơn với các quá trình ra quyết định chính trị, đó là lý do mà một số người cho là sự tồn tại của ĐCT là quan trọng hơn sự tồn tại của các tổ chức xã hội dân sự. Đối với những người khác, sự hiện diện của cả hai là cần thiết, như là sự đồng tồn tại của nền “dân chủ đại diện” (Representative democracy = ĐCT) và nền “dân chủ tham gia” (Participatory democracy = XHDS). Nên duy trì tinh thần của sự đồng thuận và hợp tác lâu dài giữa các đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự, một sự tương tác hỗ trợ, bổ xung cho nhau.

Quốc tế nên gia tăng quan tâm đến mối tương quan nên có giữa các tổ chức xã hội dân sự và các đảng chính trị. Theo đó, Liên Hiệp Quốc cần cải tổ để có một chính sách thích hợp.
Nhân quyền là lãnh vực đang được thế giới quan tâm và đề cao ở khắp nơi. Nhưng nhân quyền chỉ có thể phát triển tối hảo khi các tổ chức xã hội dân sự và các đảng phái chính trị có những chương trình hợp tác chặt chẽ để cổ võ và ngăn chận mọi chủ trương bóp chết quyền con người.

Trong các xã hội chuyển tiếp, mà theo định nghĩa là chưa có một mạng lưới mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự, hợp tác quốc tế có thể giúp rất nhiều để ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân trong giới lãnh đạo.


5. Kết luận

Nguyễn H.Quang, Ph.D nói...

Kết luận:Nhận thức quan trọng nhất là đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự đều cần thiết cho dân chủ; mỗi thực thể có một vai trò đặc biệt và sự hợp tác giữa họ là cách tốt nhất để góp phần gia tăng dân chủ. Họ là đồng minh, không phải kẻ thù, trong việc thúc đẩy sự thay đổi dân chủ.

Các cơ chế quốc tế như European Union (EU) và United Nations (UN) có thể đóng góp vào mục tiêu này bằng cách hỗ trợ các dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển liên kết giữa các tổ chức NGO, các đảng phái, và thậm chí cả các tổ chức nhà nước.

Chỉ cần hoạt động trong một nhà nước độc tài thì tự động hầu hết các tổ chức XHDS đã nhuốm màu sắc chính trị. Để tồn tại, một số tổ chức NGO phải dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ phương Tây. Hỗ trợ này được thúc đẩy chủ yếu bởi mục tiêu chính trị, chẳng hạn như mang lại dân chủ hay cởi mở hóa không khí chính trị bị đàn áp tại các quốc gia độc tài – ngay cả khi sự hỗ trợ dành cho các nhóm hoàn toàn xa cách với chính trị.

Ngày nay, hỗ trợ của EU hay UN cần được hướng tới thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân chính trị và xã hội dân sự. Việc đẩy mạnh xã hội dân sự trong khi lại coi thường các đảng chính trị là tạo ra một sự mất cân bằng nguy hiểm bằng cách tăng nhu cầu thay đổi (từ XHDS) mà không tăng cường phương tiện có thể cung cấp nhu cầu thay đổi, đó chính là các đảng phái chính trị.

Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị(ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT. Đừng để chế độ độc tài hay một vài kẻ, vì tham vọng quyền lực cá nhân, lợi dụng tâm lý “sợ/ghét chính trị” để bài bác và chia rẽ giữa những người cùng một tấm lòng vì tổ quốc.

Nguyễn H.Quang, Ph.D

Dân Chăn Vịt – Đồng Tháp. nói...

“Vịt Nghe Sấm… Trạng Trình” của Nguyễn H. Quang:

“Các tổ chức chính trị, theo ông Nodia nhận xét, … là những kẻ cơ hội chủ nghĩa tham lam đuổi theo tài trợ phương Tây, hoặc là những kẻ lý tưởng hời hợt, nói rất nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, huyên thuyên về các NGUYÊN TẮC CHUNG CHUNG nhưng hoàn toàn lạc quẻ đối với THỰC TẾ chính trị.” (Trích Nguyễn H. Quang, Ph. Dung)

Bài thuyết trình Xã hội dân sự (XHDS) của NHQ nếu đem thuyết trình cho “dân sự VN” ngày nay - đại đa số mà họ hiểu được thì chắc chắn đảng CS tự nguyện thoái vị trao quyền lại cho “dân sự” ngay! Không cần tranh đấu. Dân sự VN ngày nay nghe bài thuyết trình này thì có khác gì “vịt nghe sấm… Trạng Trình”?
Xã hội chủ nghĩa hay Xã hội Cộng sản thì không có Xã hội dân sự (XHDS) đúng nghĩa. XHDS ngoài tầm kiểm soát của đảng cộng sản là “sát thủ của XHCN”… (Do đó đảng phải triệt tiêu để bảo vệ lý tưởng tiến lên XHCN) Trong XHCN do đảng CS kiểm soát, trên lý thuyết có đầy đủ các tổ chức “XHDS” như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Các tổ chức Y tế, Lao động, Từ thiện, Viện Mồ côi, Trung tâm cho người khuyết tật… Nói chung Xã hội chủ nghĩa “cái gì cũng có”… trên lý thuyết. Cho nên nếu có một tổ chức “XHDS” nào ngoài tầm kiểm soát của đảng CS thì XHDS đó là “sát thủ” của đảng CS!

Cảm ơn bài “Sấm Trạng Trình” của Nguyễn H. Quang, Ph.Dung

Dân Chăn Vịt – Đồng Tháp.