Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Có Sự Khác Biệt Về “Chức Vụ Tiên Tri Giữa Cựu Ước Và Tân Ước” Không?


Có Sự Khác Biệt Về “Chức Vụ Tiên Tri Giữa Cựu Ước Và Tân Ước” Không?

- Huyết Chúa Jesus – Con Ngài chỉ làm sạch tội lỗi Tuyển Dân và Dân ngoại để làm nên Hội thánh, chứ huyết đó “không làm thay đổi bản tánh Đức Chúa Trời giữa Tân ước và Cựu ước”... Nếu bản tánh Đức Chúa Trời không thay đổi thì cách Ngài dùng các tiên tri trong mọi thời đại đều KHÔNG CÓ GÌ THAY ĐỔI!- Huỳnh Thúc Khải
 ***
Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bịnh, cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng” (I Cô-rinh-tô 12: 28)
Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn…” (II Ti-mô-thê 3: 16)
Toàn thể Thánh Kinh đều do Thượng Đế soi dẫn, có ích cho việc dạy dỗ, khiển trách, sửa sai và dạy cách sống ngay thật.” (Bản PT)
***
Có người cho rằng “tiên tri thời Tân ước khác với tiên tri trong Cựu ước”!
Có thật “tiên tri thời Tân ước khác với tiên tri trong Cựu ước” không?
Mục đích bài này sẽ chỉ ra “tiên tri thời Tân ước” có khác với “tiên tri trong Cựu ước” hay không.

1. “Tiên tri thời Tân ước khác với tiên tri trong Cựu ước”?
Để trả lời cho câu hỏi: Có sự khác biệt về chức vụ tiên tri giữa Cựu và Tân ước không? Trước hết hãy đặt câu hỏi: Có chỗ nào trong Kinh thánh nói “Chức vụ tiên tri trong Tân ước có phần khác với chức vụ tiên tri trong Cựu ước” không? - Câu trả lời là KHÔNG!
Chức vụ tiên tri là “Phát ngôn viên của Đức Chúa Trời” trong mọi thời đại.
Không có chỗ nào trong Tân ước bảo rằng chức vụ tiên tri trong Tân ước sẽ khác với chức vụ tiên tri trong Cựu ước, hoặc ngược lại Cựu ước cũng không hề nói như vậy. Trái lại Đức Chúa Trời phán với Y-sơ-ra-ên trong Cựu ước “ta sẽ lập lên cho chúng một đấng tiên tri như ngươi, thuộc trong anh em chúng, ta sẽ lấy các lời ta để trong miệng người, thì người sẽ nói cho chúng mọi điều ta phán dặn người…” (Phục truyền. 18: 18). Có thể nói rằng “ở đâu có Dân sự Đức Chúa Trời, ở đó Ngài dấy lên một tiên tri”! Trong Tân ước Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh của Ngài, “thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri” (I Cô-rinh-tô 12: 28) Có thể nói rằng chính con người và các giáo hội đã loại bỏ chức vụ tiên tri ra khỏi Hội thánh, mà Đức Chúa Trời chưa hề tuyên bố bỏ!
Trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài không phân biệt Tân ước hay Cựu ước. Trước mặt Chúa: Kinh thánh là Lời của Ngài cả Tân ước lẫn Cựu ước.
Cựu ước là “nền tảng”, Tân ước là sự “hoàn thành”.
Những gì cần nói cho Dân sự Đức Chúa Trời thì Kinh thánh đã nói rồi trong Cựu ước- Ngài nói rất nhiều.
Những gì liên quan đến Dân sự Chúa, Đức Chúa Trời đã mặc khải, dạy dỗ qua Cựu ước, trong đó có sự “khiển trách, sửa sai và dạy cách sống ngay thật” bởi các tiên tri rồi:
- “Cả Kinh thánh (Tân lẫn Cựu ước) đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn,
có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn…” (II Ti-mô-thê 3: 16-17)
Sở dĩ Tân ước có “ít tiên tri xuất hiện” hơn Cựu ước là vì TẤT CẢ NHỮNG GÌ CẦN NÓI VỚI DÂN SỰ CHÚA, TRONG MỌI HOÀN CẢNH… Đức Chúa Trời đã nói rồi thông qua Cựu ước và các tiên tri. Cho nên việc Tân ước xuất hiện ít tiên tri, hoặc cách thi hành chức vụ của một vài tiên tri trong Tân ước, đó không phải là “khuôn mẫu chuẩn” để bác bỏ chức vụ tiên tri trong Tân ước hay trong thời đại của chúng ta. (Hoàn cảnh xuất hiện các tiên tri trong Tân ước khác với hoàn cảnh Hội thánh ngày nay. Hội thánh ngày nay có dám so sánh với Hội thánh thời Tân ước lúc các sứ đồ còn sống không? Có ai dám “bán hết gia tài điền sản” và đủ lòng tin để đem tất cả số tiền bán được mà “đặt nơi chơn các sứ đồ” như tín đồ Hội thánh đầu tiên đã làm không? – Lãnh đạo ngày nay có thanh sạch như các sứ đồ ngày xưa không? - Công vụ các sứ đồ 4: 37)
Tất cả những gì liên quan đến Dân sự Đức Chúa Trời, nếu cần sự “dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” thì đã có những “thông điệp” từ những bài học lịch sử trong Cựu ước và qua sự dạy dỗ của các tiên tri. Tiên tri thời Tân ước sẽ tiếp tục “đứng trên nền tảng Lời Đức Chúa Trời và mặc lấy tinh thần của các tiên tri thời Cựu ước” mà tiếp tục “dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị” Dân sự của Đức Chúa Trời là Hội thánh, thông qua Lời Đức Chúa Trời.


("Cả Kinh thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn...")

2. Đức Chúa Trời LẬP chức vụ tiên tri trong Hội thánh:
Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh của Ngàiđấng tiên tri” hay còn gọi là chức vụ tiên tri (I Cô-rinh-tô 12: 28). Vì sao?
Mục sư có thể quở trách con chiên, nhưng ai là người quở trách chức vụ mục sư? Ông Hội trưởng có thể quở trách các mục sư, nhưng ai là người quở trách chức vụ của Hội trưởng? Vì cho rằng mục sư hoặc Hội trưởng là những “vị thánh vô ngộ”, hoặc những người “được xức dầu của Chúa không ai được đụng tới” cho nên, khi nhìn lại thì chính đời sống của các mục sư, hội trưởng là những người có đời sống đạo đức… tệ hơn tín đồ! Khi giấu kín thì thôi, mà lỡ khui ra là “thúi rùm cả thế giới”! Chỉ vì người ta cố tình loại bỏ chức vụ tiên tri… mà Đức Chúa Trời đã lập trong “Hội thánh của Ngài”.
Một số người lấy một vài hình ảnh tiên tri trong Tân ước ra mà nói rằng “tiên tri thời Tân ước chủ yếu là dạy dỗ, an ủi…” chứ không “mạnh mẻ, nặng lời như tiên tri Cựu ước” và họ cho rằng cách thực thi chức vụ tiên tri “giống như cựu ước” (quở trách nặng lời) thì không đúng Kinh thánh. Hoặc họ cho rằng thời Tân ước, Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh trên dân sự nên không cần có tiên tri…
Xin thưa:
- Đức Chúa Trời của Tân ước cũng là Đức Chúa Trời của Cựu ước. Ngài là Đấng “hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi”! (Hê-bơ-rơ 13: 8) Nếu trong Cựu ước Đức Chúa Trời “giận tội lỗi của dân sự và những người lãnh đạo dân sự” thì trong Tân ước Ngài cũng “không yêu tội lỗi của dân sự hoặc của hàng ngũ giáo phẩm” đâu!? Huyết của Đức Chúa Jesus – Con Đức Chúa Trời làm sạch MỌI TỘI CHÚNG TA, chứ huyết đó không làm THAY ĐỔI BẢN TÁNH Đức Chúa Trời giữa Tân ước và Cựu ước. Nếu trong Cựu ước Đức Chúa Trời “giận tội lỗi của Dân sự” Ngài thì trong Tân ước Ngài cũng “không vui chút nào về tội lỗi của Dân sự”. Dân sự của Chúa trong thời Tân ước là ai, nếu không phải là Hội thánh? Có ai phủ nhận Hội thánh ngày nay là Dân sự của Đức Chúa Trời? Nếu Dân sự của Đức Chúa Trời- tức Hội thánh ngày nay cũng phạm những tội giống như tội của Dân sự Chúa ngày xưa (tham lam, trộm cắp, nói dối, giả hình, bất công…) thì đừng “đòi hỏi tiên tri ngày nay- tiên tri Tân ước phải khác với tiên tri thời Cựu ước”! Đức Chúa Trời cũng sẽ đổ cơn giận và sự quở trách Ngài lên Hội thánh thông qua chức vụ của các tiên tri. Vì ngày nay Dân sự Chúa tức Hội thánh cũng phạm những tội giống như tội của Dân sự Chúa thời Cựu ước đã phạm.



3. “Hội thánh đầy dẫy Thánh Linh”- không cần chức vụ tiên tri?
- Trong Tân ước, Đức Chúa Trời hứa đổ Thánh Linh Ngài trên Dân sự không phân biệt nam, phụ, lão, ấu… (Công vụ 2: 17)
Khi một người đầy dẫy Thánh Linh và “nói tiếng lạ” hoặc “nói lời tiên tri” điều đó không đồng nghĩa người đó là “thi hành chức vụ tiên tri”.
Một người nhờ đầy dẫy Thánh Linh nói một vài lời tiên tri (trong Tân ước), khác với một người thi hành chức vụ tiên tri. Sau-lơ có “nói tiên tri”, nhưng Sau-lơ không thi hành chức vụ tiên tri. (I Sa-mu-ên 10: 11) Vì vậy một người đầy dẫy Thánh Linh, “nói lời tiên tri” (hoặc “nói tiếng lạ”) không đồng nghĩa là Hội thánh Tân ước không cần chức vụ tiên tri để quở trách. Việc đầy dẫy Thánh Linh – nói tiếng lạ hoặc nói một vài lời tiên tri không loại trừ khả năng người đó sẽ “trộm cắp và trở thành giáo sư tà giáo” trong Hội thánh. Hằng loạt những mục sư, hội trưởng trong một số giáo phái ngày nay từng được “báp tem Thánh Linh- nói tiếng lạ” trong phong trào “Thánh Linh – Ân tứ” tại VN trong khoảng thập niên 80 thế kỷ trước, không ít người đã thành “hội trưởng trộm cắp, thụt két tài sản giáo hội”, hoặc “gian lận bầu cử để loại bỏ thầy mình, chiếm ghế Hội trưởng”… (Ngũ Tuần AG-VN) và còn nhiều tội lỗi khác đầy dẫy trong giới mục sư- hội trưởng từng “nói tiếng lạ”! Hoặc mới đây, có một anh “con trai một mục sư được tiếng có ơn” (cựu quản nhiệm Hội thánh Trương Minh Giảng), cũng từng được “báp tem Thánh Linh- nói tiếng lạ”… Nhưng nay đã từng bước thành “giáo sư tà giáo”, đang nổ lực phổ biến “giáo lý Một Ngôi” và có khuynh hướng phủ nhận Thân Vị của Đức Thánh Linh… Như vậy việc báp tem Thánh Linh không có gì bảo đảm là người đó không sa ngã và… “Hội thánh không cần đến chức vụ tiên tri” khi Hội thánh từng kinh nghiệm “đầy dẫy Thánh Linh”!

Để trả lời cho câu hỏi: Có sự khác biệt về chức vụ tiên tri giữa Cựu và Tân ước không?
Trước hết hãy đặt câu hỏi: Có chỗ nào trong Kinh thánh nói “Chức vụ tiên tri trong Tân ước có phần khác với tiên tri trong Cựu ước” không? Câu trả lời là KHÔNG!
Tân ước và Cựu ước chỉ khác nhau ở chỗ: Trong Tân ước, Đức Chúa Trời mở cánh cửa Ân điển để dân ngoại trở thành Dân sự Đức Chúa Trời. Và khi đã trở thành Dân sự Đức Chúa Trời thì phải biết (hoặc chấp nhận) rằng “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn…” (II Ti-mô-thê 3: 16) hoặc “Toàn thể Thánh Kinh đều do Thượng Đế soi dẫn, có ích cho việc dạy dỗ, khiển trách, sửa sai và dạy cách sống ngay thật.” (Bản PT)
- Đức Chúa Trời của Cựu ước cũng là Đức Chúa Trời của Tân ước. Ngài không hề thay đổi. (Hê-bơ-rơ 13: 8) Nếu Cựu ước – Đức Chúa Trời quở trách nặng nề khi Dân sự Chúa phạm tội, thì Tân ước- Đức Chúa Trời cũng sẽ làm cách như vậy đối với Dân sự Ngài, là Hội thánh, khi Hội thánh cũng phạm những tội giống như Dân sự Ngài trong Cựu ước đã phạm. Huyết Chúa Jesus – Con Ngài chỉ làm sạch tội lỗi Tuyển Dân và Dân ngoại để làm nên Hội thánh, chứ huyết đó “không làm thay đổi bản tánh Đức Chúa Trời giữa Tân ước và Cựu ước”. Nếu Cựu ước Đức Chúa Trời giận tội lỗi khi Dân sự Ngài phạm tội… thì Tân ước Đức Chúa Trời cũng không dễ dàng bỏ qua khi Dân sự Ngài tức là Hội thánh, phạm những tội giống như Dân Ngài trong Cựu ước. Và cách mà Ngài thể hiện cơn giận của Ngài là “qua các tiên tri”! - “Khi sư tử gầm thét, thì ai mà chẳng sợ? Khi Chúa Giê-hô-va đã phán dạy, thì ai mà chẳng nói tiên tri?” (A-mốt 3: 8)
- Người ta có thể áp dụng việc “con quạ nuôi Ê-li” khi có ai đó “tiếp trợ cho mục sư”, nhưng người ta lại phủ nhận một ai đó là “Ê-li”, tức tiên tri khi người đó nhân danh Chúa mà “quở trách vua chúa, nhà cầm quyền” hoặc “quở trách các lãnh đạo trong Hôi thánh”! Đó mới là sự khác biệt “lạ kỳ” trong Dân sự Chúa giữa… Tân ước (ngày nay) và Cựu ước (trong Kinh thánh)?

Không có sự khác biệt nào cả giữa chức vụ tiên tri trong Tân ước và Cựu ước. Những gì cần nói với Dân sự, Đức Chúa Trời đã nói quá nhiều trong Cựu ước. Và vì vậy khi cần nói về tội lỗi của Dân sự Chúa trải qua mọi thời đại (Hội thánh thời Tân ước) thì Chúa sẽ dùng “những sứ điệp trong Cựu ước” để giảng dạy cho Hội thánh thời Tân ước. Vì vậy, một vài tiên tri trong Tân ước không đồng nghĩa rằng “tiên tri trong Tân ước khác với tiên tri trong Cựu ước”. Tân ước hay Cựu ước đều là Lời của Đức Chúa Trời cả! Nếu bản tánh Đức Chúa Trời không thay đổi thì cách Ngài dùng các tiên tri trong mọi thời đại đều KHÔNG CÓ GÌ THAY ĐỔI!

Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bịnh, cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng…” (I Cô-rinh-tô 12: 28)
Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn…” (II Ti-mô-thê 3: 16)
Toàn thể Thánh Kinh đều do Thượng Đế soi dẫn, có ích cho việc dạy dỗ, khiển trách, sửa sai và dạy cách sống ngay thật.” (Bản PT)

Trừ khi Đức Chúa Trời của Cựu ước KHÁC với Đức Chúa Trời trong Tân ước thì lúc đó “tiên tri Tân ước khác với tiên tri Cựu ước”!

Nguyện xin Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh, dùng Lời Ngài soi dẫn cho các tôi tớ cùng con cái Ngài trong thời kỳ “đen tối” này! A-men!

Tiên tri: Huỳnh Thúc Khải
LHS- 23/7/2014

3 nhận xét:

THẬP TỰ TRƯỜNG SINH nói...

Trước Thềm Hội Đồng Giáo Phẩm Kỳ VII .
Hảy làm trong sạch tổ chức tin lành CMA miền nam vietnamese. Tại sao không?
Xã hội tích cực làm trong sạch bóng đá (ĐN) dù không thể là tất cả, nhưng là có làm dơ thành trong sạch (loại trừ phần tử băng hoại) nhúng chàm.
Thế thì 5, 6 kỳ HĐGP mấy ông nội tốn kém tiền của tín đồ, rồi thì đâu cũng vào đấy. Tin lành tanh rình. Vì ..
Người cầm đầu nhóm lợi ích vẫn lợi ích chung trên xương máu "nhân, trí, lực, tài (của dâng) các tín đồ phía nam, tương lai bành trướng về Bắc tại sao không?
Dù gì, thì trước thềm ĐHĐ.GP VII (26-28/8) tới đây, mọi người kỳ vọng sự trong sạch và lành mạnh cho tin lành Cờ MA khởi điểm là đây. Có được không.
Phan quang Thiệu đạo cao hơn đời. Hảy làm đi mới biết sợ ông đấy.
Túm cổ "í lộn" TÚM LẠI: Trước Thềm Hội Đồng Giáo Phẩm Kỳ VII .
Hảy làm trong sạch tổ chức tin lành CMA miền nam vietnamese được không? Hảy làm đi.
Trọng kính ACE.
¤ Trung tâm châm xóc khối Cờ MA từ haloi.

Nặc danh nói...

Cảm tạ Chúa đã khải thị chương trình cứu chuộc của Chúa qua môi miệng TT. HTK.

Qua bài giảng này Chúa muốn dạy cho chúng ta nhận biết:

1. Ban đầu con người là một trong những tạo vật tốt lành của ĐCT. Bởi sự bất tuân và sa ngã nên con người phạm tội, tự xa lánh trốn khỏi mặt Chúa (Sáng 3:8). ĐCT là Đấng thánh sạch và công bình nên mọi sự ô uế và tội lỗi không thể hiện diện trước mặt Ngài. Bởi Ngài là Đấng hay thương xót nên Ngài đã lập ra một chương trình cứu chuộc để răn dạy con người thoát khỏi tội lỗi. Chương trình cứu chuộc của Ngài được bày tỏ qua lời phán của Ngài trong Cựu ước và khải thị qua sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá trong Tân ước. "Cả Kinh thánh đều là bởi ĐCT soi dẫn ..." (II Tim 3:16). Cả Kinh thánh (bao gồm cả Tân ước và Cựu ước) chỉ có một mục đích duy nhất là ĐCT muốn khải thị cho loài người về chương trình cứu chuộc của Ngài mà thôi. Tuy nhiên loài người là xác thịt nên ĐCT phải dùng Tiên tri làm “cây gậy” để răn dạy và sửa trị.

2. Đức Chúa Trời của Tân ước và cũng là Đức Chúa Trời của Cựu ước. Ngài là Đấng “hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi”! (Hê-bơ-rơ 13: 8).

“Hội thánh đầy dẫy Thánh Linh” có cần chức vụ TT không?

Thời Cựu ước, người Hê-bơ-rơ lúc đó nhìn thấy phần thưởng và hình phạt của Chúa xảy ra liền cho con người trước mắt họ. Người Hê-bơ-rơ lúc đó họ thấy ngày đêm tay Chúa thực hiện luật công bình trên chính đời sống họ nên họ rất sợ quyền năng của Chúa qua Tiên tri. Ngày nay chúng ta là người ngoại, được nhận ân điển bởi huyết Chúa Giê-xu nên được làm con ĐCT. Chúng ta cũng được ân điển là Chúa cho chúng ta cơ hội ăn năn đến "thời và kỳ" phải chịu phán xét. Vì vậy Cơ đốc nhân (CĐN) ngày nay xem thường Tiên tri và không chịu nhìn nhận Tiên tri ngày nay cũng là “cây gậy” của Chúa.

CĐN ngày nay có ai được kể là công bình và được Chúa xức dầu như Đa-vit không? Đa-vit cũng phạm tội và khi được TT Na-than kể cho nghe câu chuyện ngụ ngôn thì chính ông cũng đã nổi giận về chuyện bất công. Nhưng khi TT Na-than cho ông biết kẻ sai phạm chính là ông thì Đa-vit đã kịp thời ăn năn. Khi Na-than đã tuyên bố lời giải tội thì tội ông đã được tha. Tuy nhiên hậu quả của tội lỗi đã lan đến gia đình, quốc gia, và triều đại của ông, đem lại cái chết cho con ông và tranh chấp giữa những người con của ông.

Ngày nay CĐN say mê trong ân điển của Chúa nên coi thường chức vụ TT. Không coi trọng TT có nghĩa là không cần “cây gậy” của Chúa, không cần Chúa răn dạy và sửa trị. Hậu quả là những kẻ tự cho mình đầy dẫy Thánh Linh lại chính là những kẻ mang đầy tội lỗi. Bởi cớ đó ngày nay tội lỗi lan tràn khắp thế gian và càng ngày càng trầm trọng. Trong Kinh thánh bày tỏ những người được Chúa chọn thì Chúa cũng luôn ban cho “cây gậy” và “cây trượng”. Nếu xa rời cây “cây gậy” và “cây trượng” ắt phải sa vào tội lỗi.

Chúng ta hãy cẩn thận, Chúa chỉ ban ân điển cho chúng cho đến khi Chúa tái lâm thôi. Khi thời kỳ ân điển chấm dứt thì không còn cơ hội để ăn năn. Điều quan trọng là chúng ta phải ăn năn kịp thời trước khi "thì thuận tiện" và "ngày Chúa đến" không còn xa nữa.

Nguyện xin“cây gậy” và “cây trượng” của Chúa luôn ở cùng tôi tớ Ngài cho đến ngày Chúa tái lâm. Xin giúp chúng con thật sự ăn năn và được Ngài tha thứ. AMEN!

Nặc danh nói...

Bai nay kha hay va chuan xac, Nhung hoi them anh Khai, Tien Tri thoi Cuu Uoc va Tan Uoc KHONG THAY DOI nhung PHAI PHU HOP VOI MOI TRUONG HOAN CANH SONG TAI NOI TIEN TRI THI HANH CHUC VU, nhu vay co duoc ko?

Su phan biet: Biet noi Tieng La va Chuc Vu Tien Tri co nghia la Noi Tieng La la 1 AN TU, con Tien Tri la 1 CHUC VU. Dong y voi anh ve van de Vì vậy một người đầy dẫy Thánh Linh, “nói lời tiên tri” (hoặc “nói tiếng lạ”) không đồng nghĩa là Hội thánh Tân ước không cần chức vụ tiên tri để quở trách

Dung vay, AI se la nguoi quo trach cac Vi MS, cac Truong Lao cua HT?

Chua da mac khai het cho cac tien tri roi. Va ho phai thi hanh chuc vu ma Chua da giao.

Ao uoc VN co them nhieu tien tri rao giang Loi Chua cach ngay thang nhu anh!