Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Đừng Đem Quan Điểm Cá Nhân Lên Tòa Giảng…


Đừng Đem Quan Điểm Cá Nhân Lên Tòa Giảng…

Trong Chúa, tôi đối với anh em có lòng tin cậy nầy, là anh em chắc không có ý khác; nhưng kẻ làm rối trí anh em, bất luận người nào, sẽ chịu hình phạt về điều đó.” (Ga-la-ti 5: 10)

("Mười hai con Giáp"- theo cách tính lịch của người phương Đông)
***
Gần đây có một mục sư giảng dạy trên tòa giảng, ông bài bác việc Cơ-đốc-nhân sử dụng cách gọi “Tý- Sửu- Dần- Mẹo…” theo cách tính lịch của người Á đông (Âm Lịch)… Mục sư này cho rằng cách gọi như trên là “xưng tên tà thần trên môi miệng”, là không xứng đáng với một Cơ-đốc-nhân… Ông trích dẫn một số câu Kinh thánh như:
Ngươi khá giữ hết mọi lời ta phán cùng ngươi. Chớ xưng đến danh các thần khác; chớ cho nghe danh đó ở nơi miệng ngươi ra.” (Xuất. 23: 13)
Chớ nên xen lộn cùng các dân tộc nầy còn ở lại giữa các ngươi, chớ xưng đến danh các thần chúng nó, chớ biểu ai bắt các thần ấy mà thề, chớ hầu việc, và đừng quì lạy trước các thần đó.” (Giô-suê 23: 7)
Sự buồn rầu của những kẻ dâng của lễ cho thần khác sẽ thêm nhiều lên:
Tôi sẽ không dâng lễ quán bằng huyết của chúng nó,
Cũng không xưng tên chúng nó trên môi tôi
.” (Thi thiên 16: 4)
Mục sư này trích dẫn các câu Kinh thánh trên để làm “nền tảng” cho sự bài bác này và gọi đó là “Lời Chúa dạy như thế”!
Vì trong một số bài viết trong những dịp Tết, người viết (tiên tri) có đánh dấu ở cuối bài như “Mùng Một Tết - Ất Mùi”… Cho nên, tôi muốn trình bày vấn đề trên như sau:

1. Cách tính lịch của người Á đông- Trung hoa (Âm lịch):
“Tý- Sửu- Dần- Mão- Thìn- Tỵ- Ngọ- Mùi- Thân- Dậu- Tuất- Hợi” hay còn gọi là “12 con giáp”, là cách tính lịch theo Âm lịch của người Á đông hay chính xác hơn là của người Trung hoa. Ngày xưa, có lẽ khi chưa phát hiện ra con số và để dễ hiểu, dễ nhớ… người xưa đã “vật cách hóa” (thay vì “nhân cách hóa”) một cách bình dân cách tính lịch bằng hình ảnh của 12 con vật (12 con giáp). “Mười hai Con giáp” (con vật) trong cách tính lịch này không liên quan gì đến “thần thánh” cả. Chỉ sau này khi ngành “tử vi” có thể người ta đã “thần thánh hóa” nó một cách mê tín, gán cho nó những “đặc tính” theo con vật, ví dụ: “Người sinh tuổi Dần” (cọp) thì tính tình hung hăng như cọp… Thật ra, không ít người sinh “tuổi Tý” (con chuột) tính khí vẫn hung hăng như thường! (có khi còn hung hăng hơn cả người “tuổi Dần”- cọp)
“Nhân cách hóa” và “vật cách hóa”: Nhân cách hóa là cách gọi một con vật hoặc sự vật, xem đó hoặc làm cho nó trở nên “một con người”, giống như con người. Vật cách hóa là “sánh con người giống như vật”. Thí dụ: Kinh thánh gọi Dân sự của Chúa là “vườn nho” hoặc là “đàn chiên”, là “con chiên”… Đây gọi là “vật cách hóa”.
Cách tính lịch theo người Á đông- Trung hoa là “vật cách hóa” ngày tháng, thời gian biểu… chứ nó không liên quan gì đến “thần thánh” cả! (Sự mê tín của con người “biến nó thành thần thánh” chứ ban đầu nó không phải “thần thánh”)
Người Á đông phần lớn sống theo nông nghiệp, phụ thuộc vào thời tiết, do đó người xưa chọn cách tính lịch theo “mặt trăng” (Âm lịch) hơn là Tây (Dương) lịch tính theo mặt trời.
Sở dĩ ngày Tết người ta hay gọi “Ất Mùi”, “Tân Dậu”, hay “Quý Mùi”… là gọi theo Âm lịch! (Tết là truyền thống văn hóa của người Việt, theo Âm lịch)

2. Cách đặt tên “12 tháng” trong năm của Tây lịch:
Trong khi một số người bài bác “Âm lịch” – “12 Con giáp” theo cách gọi “Tý- Sửu- Dần- Mẹo…” gọi đó là của “ma quỷ”, của tà thần… không xứng đáng để một Cơ-đốc-nhân xưng trên môi miệng thì…
Cách đặt tên “12 tháng” trong năm của Tây lịch- lịch của người phương Tây, trong đó ít nhất là một số “tên của các vị thần” của người La mã, thần của người phương Tây. Thí dụ:
January (Tháng Giêng): là tên của một ông “Thần giữ cửa” trong văn hóa phương Tây. - “Bắt nguồn từ tiếng Latin Ianuaris, từ này bắt nguồn từ chữ ianua (nghĩa là “door”= cửa), và có liên hệ với vị thần hai đầu Janus, một vị thần bảo hộ chuyên đứng giữ cửa. Theo nhiều học giả thì Janus là vị thần của sự khởi thuỷ, là vị thần đầu tiên trong số các vị thần xuất hiện ở các nghi thức tế lễ. Do vậy mà mọi sự bắt đầu của ngày, tháng, và năm đều được liên hệ với ông ta. Tháng đầu tiên trong năm, January, theo đó mà được đặt theo tên ông ta, với ngụ ý rằng đó là thời điểm mà ông ta với hai cái đầu có thể nhìn về năm cũ cũng như hướng đến năm mới.” (nguồn Internet)
March (Tháng Ba): Từ chữ Latin Maritius, đặt theo tên của thần Mars, vị thần chiến tranh và cũng là thần nông nghiệp. Tháng này có nhiều lễ hội nhằm để tôn vinh ông ta.
April (Tháng Tư): Tên viết ngắn của Nữ thần Hi-lạp - Chữ Latin là Aprilis, và người ta cho rằng nó xuất phát từ chữ Apru, là tiếng Etruscan (một chủng người cổ đại sống tại vùng đất là nước Ý ngày nay), đuợc mượn từ Aphro, dạng viết tắt của Aphrodite, nữ thần Hi-lạp. Do vậy, theo dân La-mã, thì Aprilis đuợc xem như là “tháng của nữ thần Venus”…
May (Tháng Năm): Từ chữ Latin Maius, đặt theo tên Maia, nữ thần sinh trưởng của La-mã, vợ của thần lửa Vulcan (tên Maia này có thể cùng một nguồn với chữ Latin magnus, nghĩa là “large”).
June (Tháng Sáu): tên Latin Iunius của tháng này được bắt nguồn từ tên vị nữ thần Juno của La-mã. Tên của tháng này theo tiếng Scots Gaelic có nghĩa là “tháng non trẻ” (the young month), nhưng một cái tên khác được ghi nhận là Meadhan-Samhraidh “midsummer” (giữa hè); tên tháng này trong tiếng xứ Wales cũng mang nghĩa tương tự, và tên tháng trong tiếng Ireland thì có nghĩa là “ở giữa” (middle)
August (Tháng Tám): Cho đến năm 8 trước Công nguyên thì tháng này có tên là Sextilis (từ chữ sextus, “sixth”); sau đó đổi tên lại theo tên của hoàng đế Augustus. Trong tiếng Scots Gaelic và Ireland, tên tháng này dùng để tưởng nhớ các hoạt động thu hoạch vụ mùa tưởng nhớ đến Lugh, vị thần ánh sáng của người Celtic cổ đại (tương đương với thần Mercury bên La-mã và thần Hermes bên Hi-lạp).
Như vậy có ít nhất là 6 tên gọi trong 12 tháng/năm theo cách tính lịch của người phương Tây được đặt tên theo “tên của các thần” của người phương Tây.
Là Cơ-đốc-nhân, bạn làm sao tránh khỏi “xưng tên của các thần chúng nó” trên môi miệng, khi bạn muốn đề cập đến ngày tháng với một người phương Tây? Vì các tên đó đã được quốc tế hóa trong những người sử dụng tiếng Anh?
Trong khi một số người lên án việc “xưng hô” “Tý- Sửu- Dần- Mẹo…” theo cách tính Âm lịch là “ma quỷ”, là tà thần… và kêu gọi Cơ-đốc-nhân “không xưng tên thần của chúng nó” trên môi miệng… (sự thật thì cách gọi đó là “vật cách hóa” không liên quan gì đến thần thánh) thì chính họ lại “xưng tên của các vị thần La mã”, thần của phương Tây… trên môi miệng họ hằng ngày khi sử dụng tiếng Anh mà họ không hề biết, hoặc không quan tâm! (Chẳng lẽ “thần của phương Đông xấu”, còn “thần của phương Tây tốt”?)

3. Khi làm chứng cho người theo Phật giáo, bạn phải làm sao?
Nếu bảo rằng “tôi không xưng tên thần chúng nó trên môi”… Vậy khi bạn làm chứng về Chúa cho người theo Phật giáo, mỗi khi đề cập đến người mà Phật tử tôn thờ, bạn phải làm sao? Bạn gọi là “đức Phật” hay “đức Thích Ca”… hay bạn gọi là “th…ng Phật”, “th…ng Thích Ca” hay gọi làm sao?
Việc giải kinh phải theo “tinh thần của Thánh kinh”, chứ không thể áp dụng “theo nghĩa đen” rồi gọi là “kinh thánh dạy như vậy”… sẽ làm cho tín đồ lúng túng, không biết phải áp dụng Kinh thánh như thế nào!

4. “Người ăn… người không ăn”:
Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người.” (Rô-ma 14: 13)
Trong sự giảng dạy, có một số mục sư gần đây cũng “bài bác, lên án việc ăn thịt… chó”.
Trong một số nền văn hóa thì việc ăn thịt chó không thành vấn đề gì cả, trái lại nó là một “sở thích” của nhiều người… như Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc… Ngược lại trong một số nền văn hóa khác thì việc ăn thịt chó là… “tội lỗi”… như Mỹ, và một số nước phương Tây.
Cái gì Kinh thánh không cho là “tội” thì đừng đem nó lên tòa giảng, “mổ xẻ” và xem nó như là “tội lỗi” để lên án người khác… Kinh thánh chép: “Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người”. (Rô-ma 14: 3) Kinh thánh cũng chép: “Vả, mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều là tốt lành cả, không một vật chi đáng bỏ, miễn là mình cảm ơn mà ăn lấy thì được…” (I Ti-mô-thê 4: 4) Và Kinh thánh cũng chép: “Nhưng ai có lòng nghi ngại về thức ăn nào (thịt chó chẳng hạn), thì bị định tội rồi, vì chẳng bởi đức tin mà làm; vả, phàm làm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi.” (Rô-ma 14: 23)

Kết luận:
- Là người rao giảng Lời Chúa, chúng ta chỉ nên rao giảng chân lý, chứ không đem “quan điểm cá nhân lên tòa giảng”. Đừng làm cho tín đồ “rối trí” vì quan điểm cá nhân của mình mà cho đó là “chân lý”.
- Theo Kinh thánh, người nào làm rối trí anh em mình thì người đó… “đáng bị a-na-them”! (Ga-la-ti 1: 7; 5: 10)

Huỳnh Thúc Khải
LHS- 2/3/2015

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Tiên tri nói: "Tết Ất Mùi" không có gì sai trên phương diên văn hóa. Tuy nhiên, Âm lịch tính theo chu kỳ của mặt Trăng (không có ánh sáng), Ok? Vậy mời tiên tri đọc kỷ Sáng thế ký 1: 6-8 không có chữ "tốt lành"!? Ê-sai 14: 14; Ê-phê-sô 2: 2; 6: 12.

Trân trọng Tiên tri.

Muc sư Tr.

Unknown nói...

Trả lời câu hỏi: "Tết Ất Mùi không có gì sai trên phương diện văn hóa…”

- Sáng thế ký 1: 6-8 không có chữ “tốt lành” không có nghĩa là “phần sáng tạo đó không tốt lành” – mặc dù trong 5 ngày sáng tạo kia tất cả đều “tốt lành”. Đoạn này nói về “khoảng không” chứ chưa nói đến mặt trời hay mặt trăng… Nếu khoảng không này (hay bất kỳ tạo vật nào) “không tốt lành” thì Chúa dựng nên làm chi? Tuy nhiên, từ câu 16-18: “Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn” tức mặt trờ và mặt trăng “đặng cai trị ban ngày và ban đêm, …Đức Chúa Trời thấy điều đó là TỐT LÀNH”. Kinh thánh không nói “mặt trăng là không tốt lành”!
Đức Chúa Trời dựng nên Sa-tan – Lu-xiphe “con trai của sáng sớm”- ban đầu là “tốt lành” trọn vẹn, đẹp đẻ hơn bất kỳ một tạo vật nào… Sa-tan chỉ trở thành xấu xa, tội lỗi là sau khi phản loạn… (Ê-sai 14: 14)
“Thần dữ chốn không trung” trong Ê-phê-sô 6: 2; 10 không liên quan gì tới “mặt trăng và khoảng không” mà Chúa tạo dựng. Nó chỉ “chiếm lấy chốn không trung” sau khi phạm tội mà thôi. “Thần dữ chiếm lấy chốn không trung” và “mặt trăng không sự sáng” không có nghĩa là “lịch tính theo mặt trăng là xấu xa, tội lỗi” hay liên quan “quyền lực tối tăm”- Sa-tan. Dân Y-sơ-ra-ên Chúa bảo trong Thi thiên “hãy thổi kèn khi trăng mới hoặc lúc trăng non” thì sao?

Cảm ơn vì Ms Tr đã có một câu hỏi thú vị.
Có quý vị nào có câu hỏi gì liên quan, xin vui lòng hỏi.
Chúng tôi vui lòng và trân trọng những câu hỏi với mục đích học hỏi!

Xin cảm ơn.

Huỳnh Thúc Khải

Người Dự Đưa Tin nói...

Khi Những Kẻ DÂM LOẠN Trên Cung Thánh Hội Thánh Sẽ Ra Sao?
Nhận xét về hai buổi lễ tại Thành phố Cần Thơ:
+ LỄ CẢM TẠ CHÚA, NHÂN KỶ NIỆM 94 NĂM THÀNH LẬP HTTL CẦN THƠ.
+ LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ TIN LÀNH CẦN THƠ.
Ông TTV MS Nguyễn Ngọc Nhỏ cung cấp tin trên quép httlvn.org.
1.- Lễ cảm tạ ngày 26 tháng hai 2015.
Chỉ có con người hiện diện, không có Chúa hiện diện. Bài viết "ngắn" (quá ngắn) so với chiều dài trên 90 năm (94 năm) thành lập Hội Thánh .
Bài giảng Mục sư Nguyễn hửu Bình không đủ ơn đễ kéo mọi người (500 khách dự) nên Chương trình Lễ Cảm tạ Chúa và kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Thánh Cần Thơ kết thúc vào lúc trong sự thỏa vui, ơn phước mà Chúa đã ban cho tôi con Chúa tham dự.
Kết thúc trong sự thỏa vui có nghĩa gì??? Câu trả lời con người “BUỒN CHÁN”. Chúa thì che mặt.
2.- Lễ cung hiến Nhà thờ ngày 27 tháng hai 2015.
Cũng được diễn ra với 1.500 con người tham dự. Không có Chúa là Đấng chủ tể trời và đất (thành phần thầy tế lễ và các quan chức).
Cho dù muc sư hội trường cố níu kéo buổi lể tăng thêm phần long trọng:
MS Phan Vĩnh Cự - Hội trưởng HTTLVN (NM) giảng luận Lời Chúa với chủ đề: “Đền Thánh Của Chúa”, dựa trên Kinh Thánh: “Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 25:8). Lời Chúa đã nhắc nhở và khích lệ cho tôi con Chúa rất nhiều.
Một lần nữa, chứng kiến bề dầy của Hội Thánh Tin Lành Cần Thơ suốt 94 năm, điều gì khiến mọi người cảm nhận? Câu trả lời...
Khi Những Kẻ DÂM LOẠN Trên Cung Thánh Hội Thánh Sẽ Ra Như Vậy.
Thật là đáng tiếc cho câu chuyện buồn đầu năm tại Thành phố Cần thơ.
* Người Dự Đưa Tin.

Nặc danh nói...


Thắc mắc: Đức Chúa Trời tạo lên…

Đức Chúa Trời tạo lên sự sáng thì vẫn có bóng tối, có ngày thì có đêm, có nam và có nữ, có âm và có dương, có thiện sẽ có ác, có mặt trơi và mặt trăng, có chính sẽ có tà… có Áp-ra-ham cũng có Lót, có Gia-cốp cũng có Ê-sau, có Chúa Jesus cũng có Mahomet! Có chữ thập đỏ thì cũng có trăng lưỡi liềm đỏ… Phải không thưa tiên tri? Vậy thì Cơ-đốc-nhân chúng ta nên chọn, nên sử dụng như thế nào thưa tiên tri? Có thể sát nhập Cơ-đốc-giáo và Hồi giáo là một được không?

Chúa ban phước cho tiên tri cùng gia quyến.

Ms Trung

Unknown nói...


Trả lời thắc mắc “Đức Chúa Trời tạo nên…”!

- Chúng ta là con cái sự sáng thì “hãy bước đi trong SỰ SÁNG” như Kinh thánh dạy.
Khi tin Chúa Jesus và được cứu, chúng ta bước từ sự tối qua sự sáng. Như vậy chúng ta tiếp tục bước đi trong sự sáng. Nếu không tiếp tục bước đi trong sự sáng thì bóng tối sẽ “chiếm lại” chúng ta.
Tuy nhiên, vấn đề “âm lịch” không hẳn thuộc về “sự tối” hoàn toàn. Ngày Tết ở VN là văn hóa. Việc sử dụng Âm lịch (cách gọi thời gian theo dân gian: Mùng Một, Ất Mùi…) trong vài ngày Tết không hẳn là sự lựa chọn… mà chỉ là “một thoáng văn hóa” theo truyền thống dân tộc thôi. Hết Tết rồi không mấy ai trong Cơ-đốc-nhân gọi “MÙNG… màng, chiếu, gối…” gì nữa cả! Rõ ràng là ngày “Mùng Một Tết” dù có khi không phải là ngày Chúa nhật, các nhà thờ Tin lành vẫn tổ chức buổi thờ phượng “Ra Mắt Chúa” đầu năm mà!
Chỉ là văn hóa thôi, nếu bỏ thì phải bỏ hết: Cơ-đốc-nhân cũng không “ăn Tết”, các nhà thờ cũng không tổ chức nhóm “Thờ phượng Ra Mắt Chúa” ngày Mùng Một Tết dù không phải là Chúa Nhật- Ngày Thánh! "OK"...?

Thân mến!

Huỳnh Thúc Khải

Nặc danh nói...

Tôi cho rằng Ms TM đã giảng đúng khi ông bài bác Âm lịch, vì chúng ta là con cái Chúa, thuộc về sự sáng (Dương). Âm lịch tính theo mặt trăng thuộc về “sự tối ” (Mặt trăng không có sự sáng- Sáng thế ký 1: 14-18) Chúng ta là con cái Chúa thuộc về sự sáng nên phải theo Dương lịch (tính theo Mặt trời). Tại sao chúng ta là con cái sự sáng mà còn bước theo sự tối (Âm lịch)? Cả thế giới đều bước theo sự sáng (Dương lịch) riêng tiên tri thì còn quyến luyến với cõi Âm- Âm lịch?

Tiên tri có thể giải thích việc này?