Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

“Luật… Ân Điển” Của Cơ-Đốc-Nhân…

“Luật… Ân Điển” Của Cơ-Đốc-Nhân…

Trả lời thắc mắc
Có người đặt câu hỏi:
- “Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, con dân Chúa chúng ta ngày nay trong thời Tân Ước, có được phép bỏ bớt một điều nào không?

Kết quả hình ảnh cho thắc mắc
***
Xin được trả lời:
Có lẽ đây là một dạng câu hỏi mang tính “gài bẫy”… (giống như ngày xưa, người ta đem đến trước Chúa Jesus một người đàn bà phạm tội tà dâm, và hỏi: “Theo luật Môi-se thì phải ném đá… theo thầy thì sao?” – Câu trả lời “có” hay “không” đều trúng kế của họ… - Giăng 8)
Với câu hỏi trên đây, nếu trả lời “không” hay “có” thì đều vướng phải những vấn đề phức tạp… (những câu hỏi ngược lại, kế tiếp)
- Nếu trả lời “không” (10 điều răn không bỏ điều nào): Có người sẽ hỏi: Trong thời ân điển, chúng ta không còn sống dưới luật pháp nữa, mà mười điều răn là “luật pháp”…? Có thể nào vừa sống dưới luật pháp lại vừa sống dưới ân điển, hoặc “đã sống trong ân điển sao còn phải giữ luật pháp”…?
- Nếu trả lời “có” (10 điều răn bỏ bớt điều nào đó): Có người sẽ hỏi: Chúa phán “Trời đất chưa qua đi thì một chấm, nét trong Luật pháp không được bỏ”…?
Với câu hỏi trên, trả lời “có” hay “không” (“yes” or “no”) đều không phải là câu trả lời thỏa đáng…! (dính “bẫy” của những người chủ trương giữ luật pháp- Cơ-đốc Phục lâm?)
Chúng ta được chuộc bởi ân điển, không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn vứt bỏ luật pháp (hay bỏ một điều nào)… Nhưng không vứt bỏ điều nào trong luật pháp, không có nghĩa là chúng ta “buộc phải giữ hết thảy luật pháp”. Với luật pháp, “giữ một điều buộc phải giữ hết mọi điều” mà luật pháp bắt buộc… Phạm một điều là “phạm hết thảy” (phạm một điều cũng là phạm luật pháp)… Do đó, chúng ta phải nói làm sao?
Chúa Jesus phán: “Ta muốn sự thương xót mà không muốn của tế lễ” (Ma-thi-ơ 12: 7)
Câu chuyện Chúa Jesus và môn đệ bứt bông lúa mì dọc đường ăn cho đỡ đói… sẽ giúp chúng ta hiểu thêm:
Lúc đó, nhằm ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus đi qua giữa đồng lúa mì; các môn đồ đói, bứt bông lúa mà ăn. Người Pha-ri-si thấy vậy, bèn nói cùng Ngài rằng: Kìa, môn đồ thầy làm điều không nên làm trong ngày Sa-bát. Song Ngài đáp rằng: Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói, các ngươi há chưa đọc đến sao? Tức là vua vào đền Đức Chúa Trời, ăn bánh bày ra, là bánh mà vua và kẻ đi theo không có phép ăn, chỉ để riêng cho các thầy tế lễ. Hay là các ngươi KHÔNG ĐỌC TRONG SÁCH LUẬT, đến NGÀY SA-BÁT, CÁC THẦY TẾ LỄ TRONG ĐỀN THỜ PHẠM LUẬT NGÀY ĐÓ, mà KHÔNG PHẢI TỘI sao?... Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy: Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ, thì các ngươi không trách những người vô tội;” (Ma-thi-ơ 12: 1-7)
Câu chuyện trên đây cho thấy: Tinh thần của luật pháp quan trọng hơn là “giữ luật pháp theo chữ nghĩa”.
Những người Pha-ri-si đã “giữ luật pháp theo chữ nghĩa” nhưng chính họ đã phạm vào “tinh thần của luật pháp”. Theo luật pháp thì ngày Sa-bát không ai được phép làm điều gì… Nhưng không lẽ trong ngày Sa-bát, có người té xuống hố “không ai được cứu người đó” hay sao? (ngày sa-bát, khoa cấp cứu bệnh viện cũng không được làm việc hay sao?) Chính vì “giữ luật pháp theo chữ nghĩa” mà người Pha-ri-si đã phạm tinh thần của luật pháp: “Ta muốn sự nhân từ…” – Đích cùng của luật pháp là “yêu thương con người”.
Trong thời ân điển (Tân ước) chúng ta là con cái Chúa, những người được cứu chuộc bởi ân điển… Chúng ta vẫn phải giữ luật pháp theo nghĩa là “tinh thần của luật pháp” hơn là “chữ nghĩa của luật pháp”.
Giữ theo tinh thần của luật pháp có nghĩa là: “Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi” như sứ đồ Phao-lô có dạy (I Tê-sa-lô-ni-ca 5: 22)
Sống dưới ân điển không có nghĩa là chúng ta “bỏ hết luật pháp”, mà “tuân giữ luật pháp” cũng không có nghĩa là buộc chúng ta “phải giữ hết mọi điều luật pháp bắt buộc”! Mà sống “giữ luật pháp nghiêm ngặt” là chúng ta đã vô tình “ra khỏi ân điển” để sống theo luật pháp… Mà đã sống theo luật pháp thì chúng ta lại “trật phần ân điển” (không được cứu, vì không ai giữ luật pháp mà được cứu, giữ một điều buộc phải giữ hết mọi điều, không ai giữ nổi)…
Tóm lại, là Cơ-đốc-nhân chân chính, chúng ta không phải bỏ luật pháp, mà cũng không phải “buộc phải giữ hết” luật pháp… Trái lại, nguyên tắc sống (luật ân điển) của chúng ta được sứ đồ Phao-lô đúc kết một cách đơn giản:
Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5: 22)
Câu hỏi: Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, con dân Chúa chúng ta ngày nay trong thời Tân Ước, có được phép bỏ bớt một điều nào không?
Trả lời “có” hay “không” đều không phải là câu trả lời thỏa đáng.
Theo tôi, câu hỏi này là một dạng “câu hỏi gài bẫy” của những người chủ trương “giữ luật pháp”, “chối bỏ ân điển” để được cứu rỗi!

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 24/2/2017

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ông Khải đi đâu ,không thấy phản hồi dụ nầy . Tôi hỏi CƯỚP hay là TRẤN LỘT .
https://httlvn.org/?do=news&act=detail&id=7303
- Mỗi tôi con Chúa dâng 20 nghìn ( bắt buộc: CƯỚP )
- Tạm ứng trước số tiền ( TRẤN LỘT )

độc giả Lời Hằng Sống Từ coffee Thềm Xưa tối nói...

Tin Lành Nhà Thờ Một Thí Điểm Cho Chuyện Dài Nhiều Tập .
Việc mỗi đầu người là 20 ngàn thì chuyện nhỏ (góp gió thành bão lớn) lâu rồi tổ chức tổng liên hội bày ra nhiều trò (dâng tiền) số nhỏ nhưng dâng đều đóng đủ thì việc gì liệu cũng xong.
Túm lại tin lành nhà thờ muốn trở thành thí điểm việc nọ việc kia...
Đề nghị: Bày ra thêm trò nhiều nhiều khác nữa cũng từ chổ góp tiền:
- mục sư truyền đạo
- tín đồ lâu năm hay tín đồ mới
- mục sư truyền đạp bị kỷ luật phải đóng án phí thế là úm ba la ra trắng án.
vân vân vàv... v....
Thiếu gì cách tin lành nhà thờ làm chứng tỏ thí điểm !
khách coffee Thềm xưa buổi tối