Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

“Không Tin Đức Chúa Trời” Có Phải Là Một… Tà Đạo?

“Không Tin Đức Chúa Trời” Có Phải Là Một… Tà Đạo?

Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời.
Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc
…” (Thi thiên 14: 1)

Kết quả hình ảnh cho thuyết luân hồi

***
- Đạo là một con đường!
- Chữ “Đạo” có nghĩa là “đường”!
Nói đến đạo là nói đến việc “tin hoặc không tin”…! Nó là một dạng “tín ngưỡng”! 
Tin Đức Chúa Trời (Thượng đế, Đấng Tạo Hóa…) dĩ nhiên là một dạng tín ngưỡng, đó là “đạo làm người”. – tin có Thượng đế, Đấng Tạo hóa… (Người VN có “bàn thờ Thiêng” – tức thờ Trời… trước nhà)
Nhưng không tin có Đức Chúa Trời (Thượng đế, Đấng Tạo hóa…) cũng là một dạng tín ngưỡng: Nó cũng là một dạng niềm tin: Tin “không có Đức Chúa Trời”! Tự niềm tin này nó cũng đẻ ra một “lối sống đạo”, đó là “lối sống đạo của những người vô đạo” (vô thần, vô đạo đức…)
Người tin Đức Chúa Trời sống (đạo) với một lối sống, bởi nhân sinh quan và đức tin của họ…
Người không tin Đức Chúa Trời cũng thế, lối sống, quan niệm, hành vi đạo đức của họ cũng tùy thuộc, hoặc sinh ra từ nhận thức, nhân sinh quan, vũ trụ quan của họ… “Niềm tin” của họ là “tin không có Đức Chúa Trời”, vũ trụ tự nhiên mà có, hoặc tự nó có… Chết là hết, là tro bụi, không có linh hồn… v.v…
Niềm tin sinh ra lối sống!
Người tin Đức Chúa Trời sống khác, người không tin Đức Chúa Trời sống khác…
Tin hay không tin Đức Chúa Trời là hai “cái đạo” khác nhau, thậm chí là đối lập nhau!
- Người tin Đức Chúa Trời, đức tin của họ dựa vào Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời.
- Người không tin Đức Chúa Trời, niềm tin của họ dựa trên “óc suy luận” của họ, hoặc là “học thuyết của Các Mác”, hoặc là “thuyết Luân hồi”…
Sống trên đời thì có người tin và có người không tin có Thượng đế - Đức Chúa Trời… Cả hai niềm tin ấy được củng cố tùy theo “sách vở” mà họ đọc được và tin…! Người tin Thượng đế đọc Kinh thánh, niềm tin họ càng được củng cố, vững vàng… Người không tin Thượng đế, đọc Kinh thánh thì “không tin”, nhưng đọc thuyết Vô thần của Các Mác hoặc ai đó thì họ “càng tin”… Hoặc có người đọc thuyết Luân hồi của Phật giáo thì họ tin… Vì thuyết Luân hồi “không tin có Thượng đế” hay Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa… Thuyết luân hồi cho rằng: Vũ trụ tự nó có và vạn vật chuyển kiếp… không có Đấng tạo dựng nào…! Về căn bản thuyết luân hồi của Phật giáo và thuyết Vô thần của Các Mác giống nhau ở một điểm: Không tin Thượng đế - Đức Chúa Trời Đấng Tạo hóa… (dĩ nhiên họ chối bỏ Kinh thánh)
Tin hoặc không tin cũng đều là một dạng “niềm tin”, hoặc đức tin…! Một người tin là “có”, một người tin là “không có” (Đức Chúa Trời) cả hai đều là “niềm tin” hoặc “đức tin” cả!
Vì sao “không tin Đức Chúa Trời” là một thứ… “tà đạo”?  
Người Việt chúng ta, hay nói khác hơn là bản năng tín ngưỡng tự nhiên của con người tin rằng “Cây có cội, nước có nguồn”! Nghĩa là tất cả mọi sự việc, sự vật đều có nguyên nhân ĐẦU TIÊN của nó! Mỗi người sinh ra dù có tôn giáo hay không tôn giáo, tự lương tâm mỗi người nói cho họ biết: có một Đấng Thiêng liêng nào đó sinh ra và vận hành vũ trụ… Vạn vật không thể nào “tự nhiên mà có” với một trật tự, hài hòa tốt đẹp, có chủ đích của nó được! Nói một cách nôm nà, giản dị là họ tin có “Ông Trời”… Và khi đọc Kinh thánh thì họ biết đó là Đức Chúa Trời… Vì Kinh thánh chép:
BAN ĐẦU Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất…” (Sáng thế ký 1: 1)
BAN ĐẦU có Đức Chúa Trời… muôn vật bởi Ngài dựng nên”… (Giăng 1: 1-4)
Giả sử có một người bước vào một cơ xưởng và anh ta xin việc làm ở đó… Rồi anh ta nói rằng “cơ xưởng này tự nhiên nó có”… thì quả là ngớ ngẩn… phải không? Điều này giống như những người tin rằng “vũ trụ này và kể cả con người, vạn vật… tự nhiên nó có”.
Tin Đức Chúa Trời (tin có Trời, Thượng đế, Đấng Tạo hóa) là một “bản năng tín ngưỡng tự nhiên” trong mỗi con người! Giống như một đứa bé, dầu nó mồ côi… thì câu hỏi đầu tiên và quan trọng trong đời của nó là “cha tôi đâu, mẹ tôi đâu”?
Tin “không có Đức Chúa Trời” là một loại niềm tin “phải khó khăn lắm mới có thể tin” được! Bởi nó là một dạng niềm tin “trấn áp tiếng nói của lương tâm”… (không tự nhiên, vô đạo đức…)
Kinh thánh chép:
“…Vì họ DẪU BIẾT Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm.” (Rô-ma 1: 21)
Dó đó, tin “không có Đức Chúa Trời” bản thân nó là một thứ… TÀ ĐẠO! (đi ngược lại tiếng nói của lương tâm, phủ nhận Cội nguồn, Đấng sáng tạo…)
- “Cây có cội, nước có nguồn”… Tin rằng vũ trụ này “không có cội nguồn” là một thứ niềm tin “vô đạo đức”! Đi ngược lại với bản năng tự nhiên của con người. Nó là một thứ “TÀ ĐẠO” trong văn hóa của nhân loại!
Một “niềm tin” được bảo vệ, củng cố bởi sách vở (học thuyết) và có tổ chức, cơ quan để truyền bá… thì niềm tin đó tự nó đã trở thành một thứ “tôn giáo”… - Tôn giáo là “tôn cao một giáo điều”, một giáo thuyết, học thuyết… - Bất cứ tôn giáo nào, giáo lý, học thuyết nào đi ngược lại với tiếng nói của lương tâm, ngược lại với đạo đức tự nhiên, lương tri của con người thì bản thân nó cũng là một thứ… “TÀ ĐẠO”!
Học thuyết của C-Mác, phủ nhận sự hiện hữu của Đấng Tạo hóa, không tin Đức Chúa Trời… bản thân nó cũng là một thứ “TÀ ĐẠO” chứ không riêng gì “Tà đạo HT Đức Chúa Trời mẹ” hoặc một số TÀ ĐẠO khác…!
Tà đạo này đã bị Kinh thánh lên án từ lâu:
Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời.
Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc
…” (Thi thiên 14: 1)

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải

LHS- 7/5/2018

0 nhận xét: