Trả
Lời Ms Toàn Ái Về “Quan Điểm Ý Chí Tự Do”…
“Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung.
Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.
Nọc độc chúng nó khác nào nọc độc con rắn;
Chúng nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại,
Chẳng nghe tiếng thầy dụ nó,
Dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào.” (Thi thiên 58: 3-5)
Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.
Nọc độc chúng nó khác nào nọc độc con rắn;
Chúng nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại,
Chẳng nghe tiếng thầy dụ nó,
Dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào.” (Thi thiên 58: 3-5)
“Quan điểm của Giô Na theo thuyết "TIỀN ĐỊNH
ĐỘC ĐOÁN" đã giận Đức Chúa Trời vì Ngài thay đổi ý diệt dân Ninive. Vì ông
không hiểu TÌNH YÊU THƯƠNG VÔ HẠN VÀ SỰ CÔNG BÌNH TUYỆT ĐỐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.
Giải kinh theo thuyết
"tiền định độc đoán" sẽ vi
phạm bản tính CÔNG BÌNH và YÊU THƯƠNG của Đức Chúa Trời. Chúng ta
không theo một quan điểm thần học nào cả… ”
(Mục sư Phạm Toàn Ái)
***
Trước hết, đề nghị Ms Phạm Toàn Ái (PTA) không nên gọi
quan điểm thần học về tiền định là “thuyết”. Bởi như vậy vô tình chúng ta xúc
phạm Kinh thánh là lẽ thật. (Hiện tại Ms chưa hiểu, nhưng về sau Ms sẽ hiểu: tiền
định là lẽ thật của Kinh thánh)
Ms PTA bảo rằng “chúng ta không theo một quan điểm thần học
nào cả”… nhưng sự thật là ông đang BẢO VỆ QUAN ĐIỂM THẦN HỌC “được
cứu phụ thuộc ý chí tự do”! (của Arminius
- 1560-1609)
“Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung.
Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.
Nọc độc chúng nó khác nào nọc độc con rắn;
Chúng nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại,
Chẳng nghe tiếng thầy dụ nó,
Dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào.” (Thi thiên 58: 3-5)
Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ.
Nọc độc chúng nó khác nào nọc độc con rắn;
Chúng nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại,
Chẳng nghe tiếng thầy dụ nó,
Dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào.” (Thi thiên 58: 3-5)
- Kẻ ác:
trong Kinh thánh chỉ về “người hư mất”.
- Họ là những “con
rắn… điếc lấp tai lại” không hề nghe Phúc âm (lời kêu gọi ăn năn với Đức
Chúa Trời)
…
Xin
đươc trả lời chữ “ai tin” và “xóa tên” mà Ms PTA đã nêu hôm qua:
“…Trong Tân Ước
có rất nhiều câu Kinh thánh Đức Thánh Linh kêu gọi. "Ai tin Con thì được sự
sống đời đời. Ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu. Nhưng cơn thạnh
nộ của Đức Chúa Trời VẪN Ở TRÊN NGƯỜI ĐÓ".... ngay cả những người đã Tin
và được cứu rồi. Tên đã được ghi vào sổ sự sống rồi mà làm "ô uế áo trắng".
HT Sạt đe Chúa kêu gọi ĂN NĂN. Nếu không ăn năn thì Chúa phán "Sẽ xóa tên khỏi sách sự sống". (Khải.
3:1-7)” (Ý kiến Ms PTA trên FB)
(Ms Phạm Toàn Ái) |
- “Ai tin”: Giăng
3: 16 – “Hầu cho hể ai tin”… - Chữ
này là “lời lẽ, lập luận” để mở cửa, mời gọi người ta đến với Phúc âm. Còn khi
ai đó quyết định tin nhận Chúa thì… đó là công việc của Thánh Linh. Chính Thánh
Linh cảm động, tác động vào lòng người (được chọn từ trước…) để họ quyết định
ăn năn… (Phil. 2: 13) - “Nếu không cảm Đức
Thánh Linh, cũng chẳng ai xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa!” (I Cô-rinh-tô 12: 3)
Còn “kẻ ác” (người hư mất) họ vẫn cứng lòng:
“Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung…
Chúng
nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại,
Chẳng nghe tiếng thầy dụ nó,
Dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào.” (Thi thiên 58: 3-5)
Chẳng nghe tiếng thầy dụ nó,
Dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào.” (Thi thiên 58: 3-5)
Nếu không được cảm động, cảm thúc bởi Thánh Linh mà ai
đó “bước lên tin Chúa” thì chỉ là “tin giả” - trước sau gì người ta cũng bỏ đạo…
(ngoại trừ một số trường hợp sau đó họ được Chúa Thánh Linh cảm động thật sự)
Như vậy chữ “ai
tin” không phải hoặc không hàm ý là “con người được cứu hay không là do ý
chí tự do chọn lựa” của họ… Không hề như vậy. Vì khi Thánh Linh cảm động, cảm
thúc anh quyết định tin Chúa thì “ý chí của anh không có gì để khoe” cả! Nếu
Thánh Linh không cảm động thì ý chí anh (con người) chỉ chọn “chống Chúa hoặc
phỉ báng, khinh dễ Ngài” mà thôi! – Bản chất con người sa ngã là “thù nghịch
cùng Đức Chúa Trời”. (Ê-phê-sô 4: 19)
- “Xóa tên”: “Kẻ nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy.
Ta sẽ không xóa tên
người khỏi sách sự sống và sẽ nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt
các thiên sứ Ngài.” (Khải huyền 3: 5)
Những người chọn quan điểm “ý chí tự do” (thay vì hoặc
phản đối “tiền định”) thường dùng câu này để “bảo vệ quan điểm”… Họ cho hoặc giải
thích rằng: dẫu đã tin Chúa, được cứu rỗi rồi, nhưng nếu… thì vẫn bị “xóa tên”
khỏi sách sự sống. Họ dùng điều này để nhấn mạnh hoặc chứng minh “con người chịu
trách nhiệm về ý chí tự do”… (chứ Chúa không “định” cho ai…) Tuy nhiên:
- “Kẻ nào thắng,
sẽ được mặc áo trắng như vậy. Ta sẽ không
xóa tên …” – Có ý nghĩa như sau:
a) Nó là một lời lẽ vừa “răn đe, vừa khuyên dạy” con
dân Chúa: “kẻ nào thắng”. Người thuộc về Chúa (có Thánh Linh của Chúa) ắt sẽ thắng…
Bởi họ thuộc về Chúa là Đấng đã chiến thắng Sa-tan… (Giăng 16: 33; Khải huyền
3: 21) Chúa sẽ ban năng lực giúp họ chiến thắng…! Còn những ai “trà trộn vào Hội
thánh” (chiên giả, sói đội lốt chiên, những “Cơ-đốc-nhân giả”, “nằm vùng”, “mục
sư giả”…) thì lẽ đương nhiên không có năng lực để thắng.
“Chiên ta nghe tiếng
ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban
cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là
Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và CHẲNG AI CƯỚP NỔI CHIÊN ĐÓ khỏi tay
Cha. Ta với Cha là một…” (Giăng 10: 27-29)
Chỉ những kẻ không được chọn (Cơ-đốc-nhân giả mạo) mới
bị “xóa tên”, chứ người Chúa đã đã chọn, đã chuộc… thì “không hề hư mất bao giờ”.
Chữ “xóa tên” ở đây giống như trường hợp Giô-na rao lời
cảnh báo đối với dân thành Ni-ni-ve… Nó là một lời cảnh báo nhắc nhở, kêu gọi họ
ăn năn… Và Chúa biết họ sẽ ăn năn… Chúa cũng ban năng lực, Thánh Linh cảm thúc,
cáo trách để “con cái thật của Chúa” (HT Sạt-đe) ăn năn và họ sẽ THẮNG! (để được
mặc áo trắng, tinh sạch trong ngày Chúa quang lâm…) - Nhưng trong cộng đồng “dân
Chúa” (giáo hội có chiên lẫn dê) “những người
hung ác, kẻ GIẢ MẠO, thì CHÌM ĐẮM LUÔN TRONG ĐIỀU DỮ” như Phao-lô đã nói. (II
Ti-mô-thê 3: 13)
b) Người mẹ rầy la con, răn đe con, khuyên dạy con…
luôn có hai cách: vừa răn đe nhưng cũng luôn có khuyến khích. Ví dụ: “Nếu con
tiếp tục hư mẹ sẽ đánh… Con ngoan, giỏi đi rồi dịp Tết… mẹ mua cho cái áo mới” –
Đứa con tự nó biết mình sai, nhưng cũng hiểu được tình yêu của mẹ. Bên cạnh đó,
“niềm hy vọng” là được chiếc áo mới cũng sẽ giúp nó vừa hiểu tình yêu của mẹ và
được khích lệ để có được chiếc áo mới… nhờ đó nó có động lực để phục thiện, sửa
chữa lỗi lầm… Đó là ý nghĩa của câu “Kẻ
nào thắng, sẽ được mặc áo trắng... và Ta sẽ không xóa tên …” chứ đó không phải
là “chân lý mặc khải” về ý chí tự do để được cứu hay hư mất. - Chúa đã khẳng định
“CHẲNG AI CƯỚP NỔI CHIÊN ĐÓ khỏi tay Cha.”
(Giăng 10: 29) thì không có chuyện “dễ dàng ghi, rồi dễ dàng xóa” như vậy đâu.
Tên của những người được cứu đã có trên Thiên đàng trước khi Chúa Jesus xuống
trần gian và không bao giờ có chuyện XÓA…! (Ê-phê-sô 1: 3) Chúng ta là con người
“vốn là xấu”, chúng ta có dễ dàng chịu mất con không? Huống chi Đức Chúa Trời, Ngài
dễ dàng để mất con sao? Khi nói về những người được cứu thì Chúa Jesus nói “Cha ta và Cha các ngươi, Đức Chúa Trời ta và
Đức Chúa Trời của các ngươi”… nhưng khi nói với những kẻ không tin thì Chúa
Jesus nói “cha các ngươi là MA QUỶ… các
ngươi làm theo ý của cha mình.” (Giăng 20: 17; 8: 42; 8: 44) – Đức Chúa Trời
là CHA của những người được cứu- đã có tên từ trước buổi sáng thế!
“Kẻ nào thắng, sẽ
được mặc áo trắng như vậy. Ta sẽ không xóa tên …” là
một câu vừa khuyến khích vừa răn đe đối với con dân thật của Chúa… (giống như
người mẹ rầy la con, vừa khuyết khích vừa răn đe) nó không phải là “chân lý mạc
khải” về việc dễ dàng “xóa tên những kẻ mà Ngài đã chuộc, khỏi sách sự sống”! Và
càng không phải để ủng hộ cho quan điểm “được cứu nhờ ý chí tự do” của một số
người.
TIỀN
ĐỊNH:
“Ta yêu Gia-cốp
mà ghét Ê-sau” (Ma-la-chi 1: 3)
“Vì,
khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ - hầu cho được giữ vững
ý chỉ Đức Chúa Trời, là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc
làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi - thì có lời phán cho mẹ của hai con rằng: Đứa lớn
sẽ làm tôi đứa nhỏ; như có chép rằng: Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau. Vậy chúng ta sẽ
nói làm sao? Có sự KHÔNG CÔNG BÌNH trong Đức Chúa Trời sao? CHẲNG HỀ NHƯ VẬY! Vì
Ngài phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ làm ơn
cho kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót. Vậy điều đó CHẲNG PHẢI BỞI NGƯỜI
NÀO AO ƯỚC HAY NGƯỜI NÀO BÔN BA mà được, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót.”
(Rô-ma 9: 11-16)
* Chú
ý: Chữ “ước ao, bôn
ba” nó nói lên Ý CHÍ con người. Phao-lô nói rằng “điều đó”, tức sự ban cho -
ơn cứu rỗi, các ân tứ, nhiều điều khác… “không
bởi ƯỚC AO hay BÔN BA mà được”. (không bởi ý chí con người)
“Vì,
khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ - hầu cho được GIỮ VỮNG
Ý CHỈ Đức Chúa Trời, là ý ĐỊNH SẴN bởi sự kén
chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu
gọi - thì có lời phán cho mẹ của hai con rằng: Đứa lớn sẽ làm tôi đứa nhỏ; như có chép rằng: Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau...” (Rô-ma 9: 11-16)
- “Ý chỉ định sẵn” nếu không phải là TIỀN
ĐỊNH thì gọi là gì? (Ý Chúa đã định như vậy, đã “sẵn sàng” từ trước buổi sáng
thế - nên gọi là TIỀN ĐỊNH)
- “Sự KÉN CHỌN TỰ DO của Ngài”: Chẳng lẽ “ý chí tự do của
con người” (chọn hay không chọn ơn cứu rỗi) lại thắng hơn “ý chỉ tự do của Chúa”
hay sao?
- “Có
sự KHÔNG CÔNG BÌNH trong Đức Chúa Trời sao? CHẲNG HỀ NHƯ VẬY!” –
Phao-lô cũng đã từng đặt ra vấn đề “tiền định có vi phạm bản tánh công bình của
Chúa không”? Và chính ông cũng đã trả lời “KHÔNG HỀ như vậy”. Lý do là vì “Ta
sẽ làm ơn cho kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót.” –
Con người vốn sa ngã ngay từ vườn Ê-đen – “như trong A-đam mọi người đều chết”… (I Cô-rinh-tô 15: 22) cho nên sau “sự kiện vườn Ê-đen” Chúa “cứu
ai, làm ơn cho ai, thương xót ai”… là QUYỀN CỦA CHÚA… như Phao-lô đã
nói. A-đam đã chọn bất tuân và “đã chết”… Từ A-đam trở đi, Chúa muốn cứu ai là
quyền của Chúa và Ngài không hề bất công hoặc “không công bình” khi không cứu
ai đó (vì họ đã chọn chống Chúa, xa Chúa). Và danh sách những kẻ được cứu đã có
từ trước buổi sáng thế… Đó là TIỀN ĐỊNH – định trước.
- Chúa không chọn Gia-cốp vì ông “tốt hơn Ê-sau”, lập
luận đó trái ngược với Kinh thánh. Vì “trong A-đam” thì mọi người ai cũng như
nhau… đều là tội nhân cả. (Rô-ma 3: 23) Xét cho cùng thì Ê-sau “thẳng thắn hơn
Gia-cốp”, ngược lại Gia-cốp “gian manh, xảo trá, lừa cha, gạt anh…” thì tốt chỗ
nào?
- Dùng chữ “thuyết tiền định độc đoán” là xúc phạm Đức Chúa Trời: Bởi
vì Ngài là Đức Chúa Trời – Đấng Tạo hóa – Ngài là Thợ gốm, Ngài không có quyền
để định “cái bình này quý, cái bình kia hèn” hay sao? Cái bình đất sét có quyền
gì mà nói ông Thợ Gốm “độc tài, độc đoán”? Kinh thánh bày tỏ như vậy (rất nhiều
nơi nói “Ngài đã định điều đó từ trước buổi
sáng thế, từ những ngày xa xưa, trước khi chưa có thế gian…” - tức TIỀN ĐỊNH)
sao mình dám gọi là “thuyết”?
Còn một số câu Kinh thánh nữa mà phía những người “bảo
vệ quan điểm ý chí tự do” trưng dẫn, nhưng đã “giải sai ý nghĩa”… mà “giải sai
ý nghĩa” là “chuốc lấy sự hư mất” – như sứ đồ Phi-e-rơ có nói “ở
trong có mấy khúc KHÓ HIỂU, mà những kẻ DỐT NÁT và tin không quyết đem GIẢI SAI Ý NGHĨA, cũng như họ giải sai về các
phần Kinh thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình.”
(II Phi-e-rơ 3: 16)
Trong bài này chỉ bàn bấy nhiêu, những phần còn lại (những
câu mà Ms PTA trích dẫn và giải thích) có cơ hội (hoặc bài sau) sẽ bàn tiếp… (sẽ
chỉ ra những sự SAI TRẬT trong vấn đề giải kinh)
Kính chúc mọi người năm mới: “AN KHANG - THỊNH VƯỢNG”!
A-men.
Tt.
Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS-
6/1/2017
1 nhận xét:
Nếu có hai vị giáo sư dạy hai trường thần học ...
Giả sử họ ngồi lại rồi mỗi vị đưa ra sự bảo vệ QUAN ĐIỂM cho thần học của mình ...
Vị giáo sư thứ ba chen vào cũng bảo vệ "quan điểm" của ông ấy khác với hai giáo sư kia !
Vào Bài : Rối tung cả lên ....
Lý do ngày nay có quá nhiều bộ sách về thần học xưa có nay có và chưa có một sự thẫm định để đưa ra chổ nầy đúng một phần chổ kia sai hoàn toàn chổ nầy gần đúng chổ kia dạy dổ sai lạc ...
Xin có ý kiến cần chọn một Trọng Tài cho vấn đề nầy .. ai ai ai ?
* khách coffee Thềm xưa không đường .
Đăng nhận xét