Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Lược Sử Đạo Tin lành...


 
(Đoàn chức sắc tôn giáo Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, tháng 6-2004)

  Đạo Tin lành
(Trích Việt Nam công bố sách trắng về tôn giáo Theo Báo Điện Tử Đảng CSVN)
Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào, khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance - CMA) truyền vào.
Năm 1887, mục sư tiến sĩ A.B. Simpson - người sáng lập tổ chức CMA khi đến truyền giáo ở Hoa Nam (Trung Quốc) đã sang nghiên cứu tình hình ở Việt Nam.
Năm 1911, mục sư R.A. Jaffray cùng với hai cộng sự là P.M. Hosler và G.L. Hughes tới Đà Nẵng (Tourane), được sự giúp đỡ của ông Bornet thuộc tổ chức Thánh kinh Hội (đến Đà Nẵng từ năm 1902) đã xây dựng cơ sở truyền giáo đầu tiên ở đây. Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam.
Năm 1914, có 9 giáo sĩ của CMA vào Việt Nam thì đến năm 1921 đã tăng gấp đôi và đến năm 1927 tăng lên gấp ba. Từ Đà Nẵng, các giáo sĩ CMA mở rộng việc truyền đạo sang những vùng lân cận và cử người đi truyền đạo ra miền Bắc và miền Trung. Sau 7 năm, tổ chức CMA đã lập được 5 chi hội ở Bắc Kỳ, 6 chi hội ở Trung Kỳ và 5 chi hội ở Nam Kỳ. Tất cả các chi hội Tin lành lúc đó đều được giấy phép hoạt động của Khâm sứ Pháp và của chính phủ Nam Triều và đều lấy tên là Hội thánh Tin lành Đông Pháp (Mission évangélique de l'Indochine francaise - MEI).
Trong những năm 1914 - 1925, các giáo sĩ CMA, được sự giúp đỡ của một số nhà nho Việt Nam, đã triển khai việc dịch Kinh Thánh ra chữ quốc ngữ hỗ trợ cho việc truyền giáo. Năm 1921, nhà thờ Tin lành được xây dựng ở Hà Nội và Trường Kinh Thánh cũng được mở ở Đà Nẵng. Về mặt tổ chức, trong 3 năm liên tiếp: từ 1924 đến 1926, tại Đà Nẵng, CMA tổ chức bồi linh hiệp nguyện có tính chất như Đại hội đồng để giải quyết các công việc của đạo. Đến năm 1927, Đại hội đồng lần thứ IV chính thức bầu ra Ban Trị sự Tổng Liên hội và đặt tên gọi là Hội Tin lành Việt Nam Đông Pháp, đến năm 1945 đổi thành Hội thánh Tin lành Việt Nam. Sau đó, Đại hội đồng lần thứ V (năm 1928) đã thông qua bản Điều lệ của tổ chức, nhưng đến Đại hội đồng lần thứ VIII (năm 1936) mới duyệt lại và thi hành (gọi là bản Điều lệ 1936). Đại hội đồng lần thứ V đã quyết định phân chia Tin lành ở Việt Nam thành hai hạt: Bắc - Trung hạt và Nam hạt, đến năm 1931 chia thành 3 hạt: Bắc Kỳ - Trung Kỳ -  Nam Kỳ tồn tại cho đến năm 1954.
Năm 1926, tức là 15 năm sau khi đặt được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng (năm 1911), mục sư A.H. Jackson người Ca-na-đa đã lên Tây Nguyên thăm dò địa bàn truyền giáo mới. Năm 1929, Cơ đốc Phục lâm An Thất nhật (Seventh-Day Adventist) cũng được truyền vào miền Nam.
Đến năm 1945, đạo Tin lành ở Việt Nam có khoảng 15 ngàn tín đồ với trên dưới một trăm chi hội, năm 1954 có khoảng hơn 60 ngàn tín đồ, 154 chi hội, gần 100 mục sư, truyền đạo, trong đó có khoảng 6 ngàn tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), đạo Tin lành ở hai miền có sự khác nhau. ở miền Bắc, số đông tín đồ, giáo sĩ di cư vào Nam, cơ quan Tổng Liên hội cũng chuyển vào Sài Gòn, chỉ còn lại gần một ngàn tín đồ và hơn một chục mục sư, giảng sư,... Sau ba năm duy trì cơ cấu tổ chức địa hạt, đến năm 1955 những tín đồ, giáo sĩ còn lại ở miền Bắc đã lập tổ chức giáo hội riêng, lấy tên gọi là Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (Confederation Evangelical Church of Vietnam - Northern), gọi tắt là Hội thánh Tin lành miền Bắc, với cơ cấu tổ chức giáo hội hai cấp: Tổng hội và chi hội ở cơ sở. Đại hội đồng năm 1958 quyết định xúc tiến soạn thảo Điều lệ riêng. Qua thời gian soạn thảo, tu chỉnh, bản Điều lệ chính thức của Hội thánh Tin lành miền Bắc được thông qua tại Đại hội đồng lần thứ VIII tổ chức tại Hà Nội năm 1962. Năm 1963, bản Điều lệ của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được Nhà nước chấp thuận (gọi là bản Điều lệ 1963). Điều lệ đã xác định đường hướng hoạt động "kính Chúa và yêu Nước". Từ năm 1962 đến năm 2004, Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã trải qua 25 lần Đại hội đồng. Đại hội đồng lần thứ 32 của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tổ chức từ ngày 30-11 đến 3-12-2004 và bầu ra Ban Trị sự nhiệm kỳ 2004 - 2008 gồm 13 thành viên.
Ở miền Nam, trong những năm 1954-1975, tranh thủ hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ, CMA đẩy mạnh hơn bao giờ hết việc đầu tư tiền của, phương tiện, đội ngũ giáo sĩ... để giúp Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam - miền Nam (General Confederation Evangelical Church of Vietnam - Southern), gọi tắt là Hội thánh Tin lành miền Nam, xây dựng hệ thống tổ chức, mở rộng các cơ sở tôn giáo, kinh tế, văn hoá, xã hội. CMA và Hội thánh Tin lành miền Nam đặc biệt quan tâm truyền giáo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Trong thời gian này, ở miền Nam ngoài Hội thánh Tin lành miền Nam đã có từ trước, còn có nhiều tổ chức hệ phái Tin lành khác hoặc tách ra từ Hội thánh Tin lành miền Nam hoặc từ bên ngoài vào, chủ yếu từ các nước Bắc Mỹ như: Men-nô-nai (Mennonite, năm 1954), Hội Truyền giáo Cơ đốc (United World Mission, năm 1956), Báp-tít (Baptist, năm 1959), Hoàn cầu Khải tượng (World Vision, năm 1959), Môn đệ Đấng Christ (Disciples of Christ, năm 1963), Chứng nhân Giê-hô-va (Jehovah's Witnesses, năm 1965), Hội chúng của Chúa (Assemblies of God) thuộc Tin lành Ngũ tuần (Pentecostal, năm 1970) và một số hệ phái khác.
Sau ngày miền Nam giải phóng, các cơ sở của Hội thánh Tin lành miền Nam, Cơ đốc Phục lâm, Truyền giáo Cơ đốc, Báp-tít và một số hệ phái Tin lành khác vẫn duy trì sinh hoạt tôn giáo bình thường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có việc một bộ phận Tin lành, nhất là Tin lành ở Tây Nguyên có quan hệ với tổ chức phản động FULRO, nên vấn đề tư cách pháp nhân của Tin lành ở miền Nam chưa được Nhà nước xem xét giải quyết.
Tháng 10-2000, Hội thánh Tin lành miền Nam thành lập Ban vận động Đại hội đồng gồm 24 mục sư. Tháng 1-2001, Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ 43 theo lịch sử Giáo hội được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 382 đại biểu chính thức gồm các mục sư, truyền đạo và các đại biểu tín đồ được chọn cử từ các chi hội, trong đó có 58 mục sư, truyền đạo, tín đồ đại diện cho Tin lành ở các tỉnh Tây Nguyên. Đại hội đồng đã thông qua bản Hiến chương mới (gọi là Hiến chương năm 2001), xác định tên gọi chính thức là Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và bầu Ban Trị sự Tổng Liên hội gồm 23 mục sư, truyền đạo.
Đại hội đồng lần này đã xác định đường hướng hoạt động của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) là: "Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. 
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) hoạt động theo Hiến pháp và luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chấp hành các quy định của các cơ quan Nhà nước.
Giáo dục tín hữu lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc, bảo vệ hoà bình".
Hiến chương 2001 quy định việc xây dựng giáo hội hai cấp: Tổng Liên hội và chi hội (Hội thánh cơ sở). ở các tỉnh, thành phố có các Ban Đại diện hoặc Đại diện, nhiệm kỳ của Ban Trị sự Tổng Liên hội là 4 năm; nhiệm kỳ của Ban Đại diện, Đại diện cũng như nhiệm kỳ của Ban Trị sự Chi hội là 2 năm. Cùng với việc hình thành cơ cấu tổ chức mới, Hiến chương 2001 đã hướng đến xây dựng một tổ chức giáo hội không phụ thuộc vào các tổ chức Tin lành ở nước ngoài.
Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ 44 đã diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4-3-2005 tại Thành phố Hồ Chí Minh và bầu ra Ban Trị sự gồm 23 thành viên.

(Sưu Tầm)

5 nhận xét:

người vạch thẹo Thái phước Trường nói...

Trang sử mới: Thái Phước Trường (người viết).

Đây là trang sử củ rích rồi. Thái phước Trường đang viết một trang sử mới, trong đấy ngài tiến sĩ sẽ phối họp những chuyện 'thâm cung bí sử' phía sau hậu 'TRƯỜNG' hoặc hai bên cánh gà (đây là luận án lấy tiến sỉ) của Thái phước Trường đã được viện TH.LH tận Huê kỳ đánh giá cao.

Rất mong được sự quan tâm của cộng đồng Cơ đốc không phân biệt hệ phái tổ chức 'tôn giáo bạn' chay mặn đều xem được.

Hiện nay tiến sỉ đang soạn đến chương 'Thống Nhất CMA Nam Bắc Đoạn TRƯỜNG nào ai có hay.

Hấp dẩn: Trang sử mới: Thái Phước Trường (người viết) mời quý độc giả ủng hộ.

người vạch thẹo Thái phước Trường.

Mục sư trí sự tại MINH HẢI nói...

Gởi Mục sư Thái phước Trường.

Thưa Mục sư .,

Mục sư chắc đã quên tôi rồi. Tôi là Ms quản nhiệm còn năng lực hầu việc Chúa, nhưng ông khuyên tôi 'xin hưu trí'.

Ms Thái phước Trường còn nhớ, lý do ông khuyên tôi làm đơn xin hưu vì hội thánh có một vài 'tính đồ' quậy về những việc vặt vô cớ. Nhưng Ms cứ khuyên tôi xin hưu trí đi.

Tôi không dám 'bất phục tùng' tổng liên hội sẽ bị vào BB gởi khắp miền nam thì 'chết mẹ'. Tôi chấp hành.

Giờ tôi không dám khuyên Ms Thái phước Trường xin hưu trí đâu!!

Chỉ nhắc nhở Ms và TLH.45. Đừng tham lam, cũng đừng ăn cướp nhiệm kỳ 46 một ngày nào nữa. Ms như thế là đê hèn và đê tiện lắm.

Cái gì không phải của mình thì đừng cố mà giử lấy.

Chào Ông Thái phước Truồng.

Ms trí sự tại MINH HẢI.

Unknown nói...

Gửi Ms trí sự tại MINH HẢI.

Ông TPT và TLH 45 còn trí đâu mà hưu? (hưu trí)
Trước đây ông còn năng lực để phục vụ, nhưng ông TPT bảo ông xin hưu trí vì vài lý do vặt... Vấn đề không phải vì có vài tín đồ quậy ông vặt vãnh... mà là vì khi ông đi khỏi, chỗ đó ắt sẽ có chỗ trống (trống quản nhiệm) mà trống quản nhiệm thì giống như trong trường học thiếu giáo viên, ông Hiệu trưởng trường đó sẽ bổ nhiệm một giáo viên đang chờ xin việc về trường. Ông có biết mỗi một quản nhiệm muốn về một nhà thờ phải đi "cửa hậu" (phong bì) cho Ngài "Hiệu trường TPT" là bao nhiêu không? Do đó việc ông "Hiệu trưởng TPT" khuyên ông về hưu là cũng phải. Vì nếu ông tiếp tục ở thì ông sẽ lãnh cái BB "bất phục tùng" thì cả dòng họ con cháu ông mang nhục một cách oan nghiệt. Ông phục vụ Chúa chừng đó là đủ, vì ông bị "bức tử" trong chức vụ chứ không tự ý bỏ chức vụ, do đó trong ngày phán xét Chúa không nói ông là "đầy tớ biếng nhác", mà Ngài chắc sẽ hỏi ông "Hiệu trưởng TPT" là "hỡi đầy tớ bất trung và gian ác"...! Ông TPT có biệt tài "lập BB bất phục tùng" chộ lên đầu một ai đó rồi gửi đi khắp miền Nam, nhưng ngày nay sự thật bỉ ổi về ông không chỉ phổ biến trên khắp miền Nam VN, mà nó còn lan qua tận miền Nam.. Ca-li của nước Mỹ và cả thế giới. Nơi nào có cộng đồng Tin lành người Việt thì ở đó người ta bàn, phổ biến "tội lỗi và sự bỉ ổi của ông hội trưởng TPT".
Chúc mừng ông Ms trí sự tại MINH HẢI đã nghỉ hưu sớm.
Ngồi trên ngai như ông TPT và TLH 45 "thêm một ngày là NHỤC một ngày".

Huỳnh Thúc Khải

Mục sư nằm chờ nhiệm sở HG nói...

Tập Đoàn Thái Phước Truồng đê tiện đê hèn !

Chào buổi sáng.,

Hôm nay ngày thánh phước hạnh Chúa ban.,

Nhưng sao, tình trạng CMA chưa thấy ngày tươi sáng đã đến? Qua thư một mục sư trí sự bị 'giết' chức vụ cách vô cớ thì còn bao nhiêu mục sư cũng bị 'cắt' chức vụ như 'cách độc' nầy, do 'tính đồ tính đạt'.

Sao cứ một bài 'khốn nạn' của quỷ dương mụt dụ hay ban đái giếng (UVMV.TLH/BĐD. tỉnh thành) là 'gày bẩy' chết người:

- Làm đơn xin hưu trí.
- Làm đơn nghỉ Chức Vụ !?
- Làm đơn xin thay đổi nhiệm sở.
- ......... Nhiều kiểu làm đơn nào nữa ?

Thật là cả một lũ khốn nạn thật từ trên xuống dưới.

Xin Chúa mau mau đánh tan đám mây đen nầy, trông trời mau sáng.

Mục sư đang chờ nhiệm sở.

Nặc danh nói...

Mưu sự tại nhơn...!

Trước đây ông quyết định lưu nhiệm là ĐỂ LO THỐNG NHẤT ! Bây giờ Thống nhất còn ở tầm xa ông không với tới, có nghĩa là đã vuột khỏi tầm tay ông rồi còn mong nữa mà chi !
Cái lý hiện nay Thái Phước Trường ngồi lì có hai lý do mà Trường đã báo cho bầy tôi thân tín :

1-Chờ sắp xếp quản nhiệm cho các Hội Thánh khuyết Quản nhiệm và tổ chức cho các Hội Thánh cần thay đỗi quản nhiệm trong tháng 8 & 9 tới đây !
2-Hiện nay chưa có chổ để tổ chức Đại Hội Đồng TLH, mà đi thuê Nhà Thi đấu thể thao hay Trung Tâm Hội Nghị thì phí lắm. Mình nên tiết kiệm cho qũy TLH. Chờ xây dựng xong cơ sỡ & nhà thờ Viện Thần học sau đó tổ chức Đại Hội Đồng TLH sẽ tiện hơn, gấp ráp gì, việc giáo hội là việc lâu dài mà !

Đây là mưu mô của Thái Phước Trường, còn thực hiện hãy đợi đấy. Nếu mưu mô gian ác để ngồi lì hưởng lợi thì Chúa cũng sẽ có cách của Ngài ! ( Châm ngôn 16:1 )

Tư xe ôm Cần thơ