Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Thư Tín Gia-cơ: Tin Đạo Mà Không Hành Đạo!



Chủ đề chính yếu của Thư tín Gia-cơ là “TIN ĐẠO MÀ KHÔNG HÀNH ĐẠO”.
Đối tượng để Gia-cơ viết thư khuyên bảo là “mười hai chi phái ở tan lạc” (1: 1) tức những tín nhân Cơ-đốc người Do thái sống rải rác trong các quốc gia.
Người Do thái vốn có cả “một cái đầu tôn giáo” chứa đựng rất nhiều những kiến thức về Kinh thánh (Cựu ước), về Lời Chúa… Khi tin nhận Chúa Jesus, họ trở thành Cơ-đốc-nhân, nhưng đa số trong họ - đối tượng mà Gia-cơ quan tâm - còn mang theo “căn bệnh nói nhiều” mà không thực hành Lời Chúa. Đó là lý do chính yếu mà sứ đồ Gia-cốp viết thư khuyên bảo họ, mà chủ đề chính yếu của thư tín là QUỞ TRÁCH những người TIN ĐẠO MÀ KHÔNG HÀNH ĐẠO.

Nan đề thứ 1: Giảng đạo mà không hành đạo.
Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (1: 22) - TIN ĐẠO MÀ KHÔNG HÀNH ĐẠO. Những tín nhân Do thái họ biết nhiều nên cũng nói nhiều về Lời Chúa, nhưng ít thực hành Lời ấy. Gia-cơ nhấn mạnh “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ…
Nhược bằng có ai tưởng mình là tin đạo mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là vô ích”. (1: 26)
Gia-cơ nhấn mạnh: người nào “nói nhiều về Lời Chúa mà không thực hành Lời ấy”, thì sự tin đạo của hạng người như vậy là VÔ ÍCH (chữ “vô ích” ở đây hàm ý là không được cứu). Một số tín nhân Do thái họ “thao thao bất tuyệt” về Kinh thánh… nhưng không thực hành Lời Chúa. TIN ĐẠO, “GIẢNG ĐẠO” MÀ KHÔNG HÀNH ĐẠO. Đó là lý do ra đời của thư tín Gia-cơ.
Nan đề này cũng thường xảy ra trong hàng ngũ “mục sư, gia đình đạo giòng”. Biết nhiều, nói cũng nhiều nhưng là “năng thuyết, bất năng hành”.

Nan đề thứ 2: Tây vị.
Hỡi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào” (2: 1)
Nhưng nếu anh em tây vị người ta, thì phạm tội, LUẬT PHÁP BÈN ĐỊNH TỘI anh em như kẻ phạm phép”. (2: 9)
Đối với người Do thái họ rất chú trọng, quan tâm đến việc bị “luật pháp định tội”. Một khi “luật pháp định tội” thỉ khó thoát. (Họ sợ đã làm một điều gì đó mà điều đó bị “luật pháp định tội” – Luật của Chúa). Gia-cơ nói cho họ biết rằng: Việc mà anh em tây vị người khác (trong Hội thánh với nhau) là anh em đã bị “luật pháp định tội” rồi. Tại sao có việc này xảy ra? Trong Hội thánh – cộng đồng tín nhân người Do thái, họ tranh nhau “giảng thuyết”, mà ít chú tâm, chú ý đến việc “hành đạo” (thương xót người nghèo), nên lối sống, sinh hoạt trong cộng đồng của họ đã nảy sinh ra tình trạng “trọng giàu khinh nghèo” và điều đó đã xảy ra thành một “thái độ” của một số người trong Hội thánh, mà Gia-cơ đã nói: Có người giàu bước vô thì anh em mời ngồi chỗ tử tế, người nghèo bước đến thì anh em bảo họ “đứng đó” hoặc “ngồi dưới bệ chân ta”! Thái độ “phân biệt đối xử” này xuất phát từ lối sống không hành đạo (mà tất nhiên cũng là không “thành đạo” – không “hành” làm sao “thành”?) – không thương xót người nghèo và lẽ dĩ nhiên những người “giảng đạo dù không thành đạo” này, người giàu trở thành “điểm thu hút”, chú ý của những người như vậy.

Nan đề thứ 3: Đức tin không có việc làm.
Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.” (2: 17)
Thế thì, ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm, và nhờ việc làm mà đức tin được trọn vẹn.” (2: 22)
Nhân đó anh em biết người ta cậy việc làm được xưng công bình, chớ chẳng những là cậy đức tin mà thôi.” (2: 14)
Nan đề thứ 3 xảy ra trong cộng đồng “đạo giòng” người Do thái, đó là họ “nhấn mạnh đức tin” mà không kể gì đến việc làm (hành đạo). Gia-cơ có nhắc đến việc “tin đạo đúng nghĩa” trước mặt Đức Chúa Trời đó là “thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian”.
Nhược bằng có ai tưởng mình là TIN ĐẠO mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là VÔ ÍCH. Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian” (1: 27)
Cộng đồng “đạo giòng” người Do thái chú trọng việc “giảng đạo” mà không quan tâm đến việc “hành đạo”, đó là “thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian.
Cộng đồng “đạo giòng” người Do thái chú trọng việc “giảng đạo” đến nổi Gia-cơ phải nói đến việc “anh em phải stop bớt cái lưỡi” lại.
Nhược bằng có ai tưởng mình là TIN ĐẠO mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là VÔ ÍCH. Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian” (1: 27) - Câu này có lẻ nên được diễn ý lại một cách ngắn gọn, là Gia-cơ muốn nói rằng: “Anh em bớt giảng lại, mà nên chú ý việc hành đạo” (“Stop cái lưỡi lại” mà đi đến với những người nghèo)
Cộng đồng “đạo giòng” người Do thái chú trọng “đức tin”. Họ nói rằng “chúng tôi có đức tin”, “nhờ đức tin chúng tôi được cứu”…! (không quan trọng việc làm sinh ra bởi đức tin) Đó là lý do Gia-cơ phải viết cho họ rằng: “đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.” (2: 17) Gia-cơ dùng lập luận này để đánh đổ lý luận “được cứu bởi đức tin” (tất nhiên) nhưng “không cần việc làm” (tức hành đạo). Gia-cơ đưa ra dẫn chứng về Áp-ra-ham, về kỵ nữ Ra-háp là những người “có đức tin” và cũng có “việc làm của đức tin” nữa, để đánh đổ lý luận “duy đức tin” của cộng đồng “đạo giòng” người Do thái chỉ chú trọng “đức tin”.
Nhân đó anh em biết người ta cậy việc làm được xưng công bình, chớ CHẲNG NHỮNG là cậy đức tin mà thôi.” (2: 14)
Chữ “chẳng những” ở đây cũng đồng nghĩa với chữ “chẳng những” trong Ma-thi-ơ  4: 4 “người ta sống CHẲNG NHỮNG chỉ nhờ bánh… mà nhờ Lời Đức Chúa Trời”.
Được cứu CHẲNG NHỮNG chỉ nhờ đức tin, mà còn nhờ việc làm sinh ra bởi đức tin nữa. Đó là sự dạy dỗ của Gia-cơ cho cộng đồng “đạo giòng” người Do thái chỉ chú trọng “đức tin”, mà không quan tâm đến việc làm sinh ra bởi đức tin ấy.

4. Nan đề lớn trong cộng đồng: TỘI LỖI CỦA LƯỠI.
Gia cơ dùng cả 12 câu trong đoạn 3 để nói về “tội lỗi của lưỡi”.
Trong phần nhập đề (1: 26) ông đã nói đến hạng tín đồ (tín nhân người Do thái) “tin đạo mà không cầm giữ lưỡi mình”. Đối tượng mà Gia-cơ nói đến là thành phần TIN ĐẠO MÀ KHÔNG HÀNH ĐẠO (nói nhiều, nói suông mà không thực hành Đạo).
Có thể nói nan đề lớn nhất trong cộng đồng “đạo giòng” người Do thái mà thư tín Gia-cơ đề cập, đó là họ chú trọng “giảng” và “đức tin”. Họ giảng (tức nói Kinh thánh) nhiều, mà “nói hành anh em” cũng nhiều. Họ “ngợi khen” Chúa nhiều, mà “rủa sả” anh em cũng… nhiều (3: 9). Họ xưng mình “khôn ngoan” (theo đời này, tranh cạnh) nhưng sống “hai lòng và giả hình” cũng nhiều (3: 17).
Tranh cạnh, tranh giành, tranh đấu (bè đảng), tranh chiến với nhau… kiêu ngạo, thiếu hòa thuận… cũng là một thực tại trong cộng đồng “đạo giòng” người Do thái, mà Gia-cơ đã đề cập trong thư của ông gửi cho họ (đoạn 4). Gia-cơ nói với họ rằng “anh em hãy CẢM BIẾT SỰ KHỐN NẠN MÌNH, hãy đau thương khóc lóc, đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn, hãy HẠ MÌNH XUỐNG…” đó là những gì Gia-cơ viết cho “Cộng đồng đạo giòng người Do thái chú trọng đức tin và sự rao giảng thao thao bất tuyệt”, nhưng không quan tâm đến việc “hành đạo”. (4: 9-10)

5. Gia-cơ: Sứ đồ trưởng và cũng là “Tiên tri thời Tân ước”.
Gia-cơ: Người đưa ra quyết định cuối cùng trong “Giáo hội nghị Đầu tiên” của Hội thánh Đầu tiên, cũng có thể được gọi là “Sứ đồ trưởng” – Người có uy tín và uy quyền nhất trong vòng các sứ đồ đầu tiên. (Công vụ. 15: 13) Nhưng trong thư tín gửi cho “Cộng đồng đạo giòng người Do thái”, ông còn thể hiện tư cách và uy quyền của một tiên tri khi ông viết: “Hỡi bọn tà dâm kia”! - Sau đó ông dùng từ “anh em” - “Hỡi bọn tà dâm kia, Anh em há chẳng biết rằng làm bạn với thế gian là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời sao?” (4: 4)
Gia-cơ gọi ai là “TÀ DÂM” vậy? Có phải ông đang nói đến Hội thánh - “Cộng đồng đạo giòng người Do thái”, là những người đã tin Chúa Jesus? Ông dùng từ này có nặng không? Và “tà dâm” này là tà dâm gì? (thuộc linh hay thuộc thể)
Trong đoạn 4 ông đặt nhiều câu hỏi “nặng”, dùng nhiều từ ngữ “nặng”: “TÀ DÂM”, “KHỐN NẠN”…  
Trong đoạn 5 Ông quở trách nặng nề những người giàu có trong Hội thánh, là những người chỉ biết “thâu góp tiền của trong ngày sau rốt” (5: 3) là những kẻ “ăn chặn tiền công của con gặt” đến nổi con gặt phải kên van đến Chúa các cơ binh trên trời… Ông nói thẳng là chính “tiền của và bản thân những người giàu như vậy sẽ HƯ MẤT”, ông lên án họ là những người “đặt điều, không thành có” để “luận tội mà giết người công bình”… (5: 1-6)
Thử hỏi trong Hội thánh ngày nay có những tội lỗi giống như “Cộng đồng đạo giòng người Do thái” mà Gia-cơ đã nói không? Nếu có thì có ai đó dám đứng lên giảng dạy thẳng thừng như Gia-cơ không? Và nếu giảng dạy như vậy thì có gì sai không? Nếu có ai đó đứng lên giữa Hội thánh, chỉ xuống hội chúng hay chỉ vào hàng giáo phẩm, những ông lãnh đạo mà nói rằng “các người là những tên TÀ DÂM, KHỐN NẠN…” (và nếu điều đó có) thì có gì sai không?
Nếu có ai đó cho rằng “tiên tri thời Tân ước không còn” thì người đó hãy đọc lại sách Gia-cơ (một dạng sách tiên tri quở trách, được viết trong thời Tân ước).

Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 29/6/2013

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bài giảng hôm nay của Tiên tri rất đúng với hiện trạng của Giáo phẩm đương thời !

Mong ông Thái Phước Trường đọc và suy gẫm để sữa mình còn kịp lúc !!! Trường chỉ chuyên giảng đạo mà không bao giờ hành đạo, kéo theo mình một lủ Tà Tình Tham làm sư giảng đạo theo dòng tộc Pha Ri Si xưa !!!!!!

Cảm ơn Tiên Tri đã có Bài Giảng đầy ơn dành cho hàng Giáo Phẩm giáo hội nhà thờ lẫn tư gia ngày nay . Cầu xin Chúa ban thêm ơn cho Mục Sư để mỗi ngày có một SỨ ĐIỆP SỐNG như mấy ngày qua trên LHS . Amen.

Tín đồ thường miền nam.

Chúng tôi tin cậy Chúa mãi mãi nói...

Thái phước Trường Bị Lố Khi Tô Vẻ Về Mình.

Ngày 28/06/2013 tại nhà thờ Tôn hiến Thành. Thái phước Trường Bị Lố Khi Tô Vẻ Về Mình với chủ đề: NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA DÙNG.

- Nếu đề tài nầy do Ban Đái Giếng Tp HCM chọn thì TPT gặp khó rồi đấy!

- Còn do Diển giả chọn thì là: Thái phước Trường Bị Lố Khi Tô Vẻ Về Mình.

Đơn cử Thái phước Trường có còn là 'người được Chúa dùng nữa hay không?' (tầm nhìn thính giả về TPT) do BĐD chơi sỏ lá, mắng xéo TPT.

Còn Thái phước Trường đưa ra đề tài nầy Thái phước Trường Bị Lố Khi Tô Vẻ Về Mình quá đáng tôi tôi tôi tất cả ... (tầm nhìn thính giả về TPT).

Lời thẩm định: Suốt 12 năm ĐCT thử việc trên 'con người' TPT. Và bây giờ ĐCT đã loại bỏ, Thái phước Trường phải biết như vậy.

in God we trust forever.

Nặc danh nói...

Thái Phước Trường có còn là ......!

Comment của Tầm nhìn thính giả lúc 11:42', ngày 29/6/2013 nói :" Đơn cữ Thái Phước Trường có còn là " NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA DÙNG " nữa hay không ?? ( Trích Comment ).

Tôi khẳng định, Thái Phước Trường vẫn được Đức Chúa Trời dùng theo Châm ngôn 16 : 4 :" Đức Giê Hô Va đã dựng nên muôn vật ĐỂ DÙNG CHO NGÀI , đến nỗi kẻ ác cũng vậy, để DÀNH CHO NGÀY TAI HỌA ".

Tư xe ôm chợ Cầu Muối .

thái phước trường bị Đạo hành (Gia cơ) nói...

Chú Tư Quý Mến!

Cám ơn Chú trưng dẩn câu KT trong sách Châm ngôn 16.4 rất thích hợp.

Bài giảng của Thái phước Trường tự đánh bóng mình quá.

Người được Chúa dùng là Thái phước Trường.

Chúa dùng TPT về việc gì?

1.- Giải phóng tin lành miền Bắc để phát triển như miền Nam.

2.- Chúa biết chỉ có TPT sốt sắng làm việc nầy nên Chúa giao cho làm mà không giao người nào khác.

3.- Hãy cùng tôi đoàn kết tạo thành sức mạnh 'vô song' phá đổ mọi trở lực bất cứ từ đâu đến.

4.- Đoàn kết là 'SỐNG' chia rẻ là 'CHẾT' lịch sử đã chứng minh điều đó.

Kế hoạch mới của TPT là, chúng ta không có 'HỘI' tức là lớn, đông và quy mô. Thì chúng ta 'HỌP' như thế nầy.

Góp gió làm bão khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nghịch nào cũng lùi lại. Chiến thắng cuối cùng sẽ đến với chúng ta. Ai hèn nhát không xứng đáng cho ngày vinh quang ấy.

Thái phước Trường đang bị 'ĐẠO HÀNH' đó đa. Gia cơ.