Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Làm Sao Phục Hồi “Sự Vinh Hiển Của Hội Thánh”?

 

Làm Sao Phục Hồi “Sự Vinh Hiển Của Hội Thánh”?

Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về nhà Đa-vít chăng. Nếu dân-sự nầy đi lên Giê-ru-sa-lem đặng tế-lễ tại trong đền của Đức Giê-hô-va, thì lòng họ chắc sẽ trở về chúa của họ, là Rô-bô-am, vua Giu-đa; người ta sẽ giết ta đi và trở về với Rô-bô-am, vua Giu-đa. Vậy, vua bàn-định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân-sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Người đặt con nầy tại Bê-tên, và con kia tại Đan. Việc đó thành nên tội-lỗi, vì dân-chúng đi đến Đan đặng thờ-lạy bò con ấy. Giê-rô-bô-am cũng cất chùa-miễu trên các nơi cao, chọn lấy người trong vòng dân-chúng lập làm thầy tế-lễ, không thuộc về chi-phái Lê-vi. Người lại định lập trong tuần tháng tám ngày rằm, một lễ giống như lễ người ta thường dự trong xứ Giu-đa, và người dâng các của-lễ trên bàn-thờ. Người cũng làm như vậy tại Bê-tên, tế-lễ cho hai bò con mà người đã làm nên; lại để tại Bê-tên những thầy tế-lễ của các nơi cao mà người đã cất.
Sau việc ấy, Giê-rô-bô-am không trở lại con đường ác mình, nhưng người lại lập cho các nơi cao những thầy tế-lễ chọn trong đám dân-sự; phàm ai tình-nguyện, thì được người biệt riêng ra làm thầy tế-lễ tại các nơi cao. Nhân vì cớ ấy nhà Giê-rô-bô-am phạm tội, đến đỗi bị diệt khỏi mặt đất.” (I Các vua 12: 26; 13: 33)

***

Tác giả Châm ngôn nói rằng:
Dân sự sa ngã tại không chánh trị...” (Châm ngôn 11: 4)
Nhưng có những thứ “chánh trị” chỉ làm cho dân sự “sa ngã càng nhanh”.
Có một vị vua đã mượn hình thức tôn giáo để “ổn định chính trị”. Việc làm của ông đã dẫn dân sự Chúa đến sự bại hoại…

1. Mối bận tâm đầu tiên:
Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về nhà Đa-vít chăng…” (I Các vua 12: 26)
Giê-rô-bô-am chính thức được Chúa sai tiên tri A-hi-gia nói tiên tri và xức dầu cho ông làm vua của 10 chi phái phía Bắc – thành lập nước Y-sơ-ra-ên, tách khỏi vương quốc Giu-đa vì tội lỗi của con cháu nhà Đa-vít. Tuy nhiên, khi mới lên ngôi, mối quan tâm đầu tiên của ông là “vương quyền của ông sẽ không ổn định lâu dài, nếu tình trạng dân sự tiếp tục xuống Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Chúa, thi hành các nghi lễ tôn giáo”.
Bấy giờ, Giê-rô-bô-am nói thầm rằng: Hoặc nước sẽ trở về nhà Đa-vít chăng. Nếu dân-sự nầy đi lên Giê-ru-sa-lem đặng tế-lễ tại trong đền của Đức Giê-hô-va, thì lòng họ chắc sẽ trở về chúa của họ, là Rô-bô-am, vua Giu-đa; người ta sẽ giết ta đi và trở về với Rô-bô-am, vua Giu-đa.” (I Vua. 12: 26-27)
Từ mối quan tâm này, dẫn Giê-rô-bô-am đến một việc làm to lớn, gây “hậu quả nghiêm trọng”: TỘI LỖI.

2. Tội lỗi:
Vậy, vua bàn-định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân-sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Người đặt con nầy tại Bê-tên, và con kia tại Đan. Việc đó thành nên tội-lỗi, vì dân-chúng đi đến Đan đặng thờ-lạy bò con ấy.” (I Vua. 12: 28-30)
Mục đích của vua Giê-rô-bô-am là muốn cho dân sự không phải thường xuyên xuống Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Chúa nữa. Ông không ngăn cấm họ thờ phượng Chúa, nhưng ông e ngại việc đi lại thường xuyên, tiếp xúc thường xuyên của người dân đối với “văn hóa phương Nam”, những sự phồn vinh, phát triển và đẹp đẻ của vương quốc phía Nam – một đất nước ổn định lâu dài dưới thời của Đa-vít để lại, sẽ làm cho người dân “chán chế độ phương Bắc” của ông và quay về, “ngưỡng mộ chế độ phương Nam” và những sự bất ổn về chính trị trong vương quốc của ông chắc sẽ không tránh khỏi, cuối cùng là vương quyền của ông sẽ bị đe dọa, và có thể bị mất… Đó là suy nghĩ của Giê-rô-bô-am. Từ những suy nghĩ đó, Giê-rô-bô-am đã đưa ra chính sách “rực rỡ hóa tôn giáo phía Bắc” để dẫn dụ người dân không đi xuống Giê-ru-sa-lem nữa. Vì trên nguyên tắc, theo bối cảnh tôn giáo, xã hội Y-sơ-ra-ên lúc bấy giờ, ông không được quyền dựng lên biên giới để ngăn chặn, cấm dân sự đi xuống phía Nam vì “nhu cầu tín ngưỡng” của họ. Vì nếu làm vậy ông sẽ bị “tổn thất về chính trị”, người ta sẽ cho rằng ông là người “không thuộc linh”, không “kính sợ Chúa”.
Giê-rô-bô-am cho làm hai tượng bò con bằng vàng, đặt một cái tại Đan, và một cái tại Bê-tên – hai thành phố lớn – một thành phố, trung tâm cực bắc của vương quốc và một thành phố, trung tâm phía nam của vương quốc, gần “biên giới” với vương quốc phía Nam. Việc này đã dẫn đến một TỘI LỖI rất lớn.
Vậy, vua bàn-định, rồi truyền làm hai con bò con bằng vàng, và nói với dân-sự rằng: Các ngươi đi lên Giê-ru-sa-lem thật khó thay! Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần ngươi, đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Người đặt con nầy tại Bê-tên, và con kia tại Đan. Việc đó thành nên tội-lỗi, vì dân-chúng đi đến Đan đặng thờ-lạy bò con ấy.” (I Vua. 12: 28-30)
Chúa cấm sự thờ lạy hình tượng. (Xuất. 20: 5)

3. Hậu quả:
“Sau việc ấy, Giê-rô-bô-am không trở lại con đường ác mình, nhưng người lại lập cho các nơi cao những thầy tế-lễ chọn trong đám dân-sự; phàm ai tình-nguyện, thì được người biệt riêng ra làm thầy tế-lễ tại các nơi cao.  Nhân vì cớ ấy nhà Giê-rô-bô-am phạm tội, đến đỗi bị diệt khỏi mặt đất.” (I Các vua 13: 33)
Chúa sai một tiên tri trẻ vô danh từ vương quốc Giu-đa phía Nam, xuống vương quốc phía Bắc cảnh cáo Giê-rô-bô-am, trong một lần khi ông đang thực hành nghi lễ “dâng tế lễ trên bàn thờ”, đúng ra ông đang thực hành nghi thức “tôn giáo nhà nước” do ông sáng lập để dẫn dụ người dân, một tôn giáo ngược lại với những gì mà Lời Chúa đã dạy - tội lập và thờ lạy hình tượng (Xuất. 20: 5; I Vua. 13: 1-4). Sau lần cảnh cáo này, vua “không trở lại con đường ác mình…”, tức không dâng hương trên bàn thờ trước tượng con bò vàng do vua dựng, nhưng “người lại lập cho các nơi cao những thầy tế-lễ chọn trong đám dân-sự; phàm ai tình-nguyện, thì được người biệt riêng ra làm thầy tế-lễ tại các nơi cao” vàNhân vì cớ ấy nhà Giê-rô-bô-am phạm tội, đến đỗi bị diệt khỏi mặt đất.” (I Các vua 13: 33)
Giê-rô-bô-am không tiếp tục dâng hương, thờ lạy tượng con bò vàng do ông dựng lên, nhưng ông không ĐẬP ĐỔ hai tượng đó và còn tuyển lập những người vốn không thuộc dòng dõi Lê-vi để làm thầy tế lễ trong các chùa miễu trên các gò nổng, nơi cao… vẫn duy trì một hình thức “tôn giáo mị dân” không theo như những gì Kinh thánh – Lời Chúa đã dạy. Việc xây dựng am miếu, chùa miễu trên các nơi cao đã là tội lỗi, việc tuyển chọn những người không thuộc dòng dõi Lê-vi là thầy tế lễ càng cho thấy ông không quan tâm việc ông làm có đúng Kinh thánh hay không, mà chỉ quan tâm “kế hoạch ông đưa ra có thành tựu hay không” – xây dựng một hình thức tôn giáo rực rỡ, đầy dẫy trên đất nước để làm “choáng ngợp” tinh thần “tín ngưỡng của nhân dân”, mục tiêu để “ổn định chính trị”. Nhưng “…nhân vì cớ ấy nhà Giê-rô-bô-am phạm tội, đến đỗi bị diệt khỏi mặt đất.” (I Các vua 13: 33)

4. Phước cho lắm thì họa cũng nhiều:
Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Ta đã cất ngươi lên từ giữa dân-sự, lập ngươi làm vua trên dân Y-sơ-ra-ên ta. Ta đã đoạt lấy nước khỏi nhà Đa-vít mà trao cho ngươi; nhưng ngươi không bắt-chước Đa-vít, kẻ tôi-tớ ta, là người gìn-giữ các điều-răn ta, hết lòng theo ta, chỉ làm điều thiện tại trước mặt ta. Ngươi đã làm điều ác hơn các kẻ tiền-bối ngươi, đi lập cho mình những thần khác và hình-tượng đúc đặng chọc giận ta, và đã chối-bỏ ta. Bởi cớ đó, ta sẽ giáng tai-họa trên nhà Giê-rô-bô-am, các nam-đinh của nó, bất-luận kẻ nô-lệ hay là người tự-do, ta sẽ diệt hết khỏi trong Y-sơ-ra-ên, và quét sạch nhà nó, như người ta quét phân, cho đến chẳng còn sót chi hết. Phàm người của nhà Giê-rô-bô-am chết tại trong thành, đều sẽ bị chó ăn nuốt, còn người nào chết ngoài đồng, thì sẽ bị chim trời cắn-rỉa ăn đi; vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy.” (I Các vua 14: 8-11)
Gia đình Giê-rô-bô-am được Chúa đưa lên làm vua – phước lớn, nhưng “làm vua theo ý mình” bất chấp Lời Chúa dạy thì cũng là nguyên nhân dẫn gia đình Giê-rô-bô-am đi đến “đại họa”: cả gia đình, dòng họ bị diệt khỏi mặt đất. Không phải một mình Giê-rô-bô-am bị diệt mà “cả nhà”, cả dòng dõi bị tiệt diệt.
Lịch sử VN: Gia đình cố Tổng thống Ngô Đình Diệm một thời ai không khen là “có phước”? (Từ tôn giáo đến chính trị: Bốn anh em trai đều làm lớn) Nhưng có ai nghĩ rằng cũng gia đình đó, sau 9 căm cầm quyền thì một “đại họa” đã đổ xuống gia đình ông: Cả ba anh em Diệm, Nhu, Cẩn đều bị giết. Việc đúng sai của gia đình ông không bàn ở đây, nhưng: Ở đời “Phước cho lắm thì họa cũng nhiều”. Phước họa kề bên.

Một số bài học:
- Một số người được Chúa cho “làm lớn trong Hội thánh”, nhưng thay vì trung tín làm công việc Chúa giao, cẩn thận làm tốt công việc mà mình đã “nhơn danh Chúa nhận lãnh,” họ đã nảy sinh “nhiều mánh mung” để nhằm phục vụ cho mưu đồ cá nhân, lợi ích lâu dài của mình, của phe nhóm… chính điều này đã làm “chệch quỹ đạo” mà Chúa đã định cho họ. Chúa không định cho người nào thất bại trong chức vụ mà Ngài đã kêu gọi và chọn lựa, nhưng… Từ một người “được ơn” (Giê-rô-bô-am được ơn trước mặt Chúa khi Ngài nhắc ông lên làm vua 10 chi phái), người đó trở thành “mất ơn” (Giê-rô-bô-am bị Chúa tuyên án phạt).
Lời sứ đồ Phao-lô nhắc nhở A-chíp, cũng nhắc nhở chúng ta ngày hôm nay:
Rốt lại, hãy nói với A-chíp rằng: Hãy cẩn thận về chức vụ mà ngươi đã nhân danh Chúa nhận lãnh, để làm cho thật trọn vẹn.” (Cô-lô-se 4: 17)
- Khi Chúa cho chúng ta làm việc gì thì hãy trung tín làm việc Chúa cho, đừng cố bận tâm việc chúng ta làm sẽ “còn hay mất”, “lớn hay nhỏ”… Giống như Giê-rô-bô-am, vì ông bận tâm “mất ghế” mà dẫn đến nhiều hậu quả khủng khiếp cho ông và gia đình (phước lớn thành họa lớn). Chúa hứa Ngài sẽ lập cho ông và dòng dõi ông ngôi nước lâu dài nếu ông đi theo đường lối giống như Đa-vít, nhưng Giê-rô-bô-am đã không chịu tìm hiểu “đường lối của Đa-vít”  để đi theo, mà lại “nghĩ ra đường lối của riêng mình” – dựng bò vàng để “lừa mị dân chúng” – hậu quả là mất nước – diệt vong: Phước thành họa. Ngày hôm nay, có lẻ hầu hết ai trong chúng ta cũng đều ngưỡng mộ Đa-vít, nhưng đôi khi chúng ta lại không chịu nghiên cứu, học hỏi “đường lối của Đa-vít” để áp dụng cho mình trong đời sống, cũng như trong chức vụ của mỗi người.
Một số người được Chúa kêu gọi là “mục sư”, “thầy giảng Tin lành”… nhưng thay vì trung tín làm chức vụ mình, họ đã nghĩ ra việc “làm sao để có địa vị trong giáo hội”, làm sao để được “làm vua lâu dài”, làm “Hội trưởng thiên thu”, hay làm “Tổng quản nhiệm”, làm “Lãnh tụ phong trào”, làm “Thái thượng hoàn thiên thu vạn tuế”… mà dẫn đến nhiều tội lỗi không thua gì Giê-rô-bô-am. Vì giáo hội CMA bại hoại nên Chúa mới dấy lên phong trào Tư gia để “khôi phục sự vinh hiển cho Hội thánh”… (Cũng như vì con cháu Đa-vít hư hoại mà dẫn tới việc Giê-rô-bô-am được làm vua) Nhưng các ông “lãnh tụ” ra tư gia thì cũng làm những việc “không hơn gì tổ phụ” trong nhà thờ. Tất cả các ông “lãnh tụ phong trào tư gia”, các ông “Hội trưởng”, “Tổng quản nhiệm”, “Lãnh tụ phong trào”, làm “Thái thượng hoàn thiên thu vạn tuế”, “Chủ tịch hội thông công các F”… đều là những “Giê-rô-bô-am của thời đại”: Mượn hình thức tôn giáo – thành lập giáo hội, giáo phái, hiệp hội, liên đoàn… để “lập nước và cũng cố vương quyền” trong tôn giáo, dẫn Hội thánh đến sự sa bại như ngày nay.
Phước cho lắm thì họa cũng nhiều” các ông nên nhớ điều đó. Hãy nhìn lại chức vụ, bản thân và gia đình các ông đi?
Hội thánh ngày nay sa bại là vì “tội lỗi của mấy ông Giê-rô-bô-am đương đại”, những ông lãnh tụ “mượn đạo tạo đời” kiểu như Giê-rô-bô-am ngày xưa, dùng hình thức, lý do tôn giáo để “cũng cố ngôi vị, quyền lực của mình” trên một tập thể tín ngưỡng tôn kính Chúa… Sẵn sàng bắt tay với những “thế lực chính trị thù địch với Hội thánh, thù nghịch với Tin lành” để làm đà tiến thân… (bắt tay, cộng tác với “Rồng đỏ” để có lợi cho bản thân) Bán bầy, bán giáo hội, bán anh em, bán cả “sự vinh hiển của một tôi tớ Chúa”, “sự vinh hiển của Hội thánh”… để mình được LỢI!
Những gì xảy ra cho gia đình Giê-rô-bô-am chắc cũng sẽ xảy ra trên những ai làm công việc giống như Giê-rô-bô-am: sự rủa sả chắc sẽ giáng trên những ông “Giê-rô-bô-am thời đại”. Tiền bạc, tài sản mà các ông đã thâu tóm được trong những năm “lạm dụng chức vụ” sẽ không mua được sự tha thứ của Đức Chúa Trời khi các ông đưa Hội thánh vào sự sa bại.
Trong ngày thạnh nộ, tài sản chẳng ích chi cả;
Duy công bình giải cứu khỏi sự chết.
” (Châm ngôn 11: 4)
Cách duy nhất để phục hồi “sự vinh hiển của Hội thánh” là tất cả các ông phải “cạo đầu ăn năn”, trả tài sản của Chúa lại cho công việc Chúa và đừng “giở trò bịp bợm” nữa. Dù muốn hay không thì khi “đậy nắp quan tài” tất cả các ông cũng phải “phủi tay”, vì vậy tốt hơn hết là các ông nên làm điều đó NGAY TỪ BÂY GIỜ!
Hy vọng bài học về vua Giê-rô-bô-am sẽ là một sự “tỉnh thức lớn” cho các ông lãnh đạo các giáo hội ngày nay.

Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 13/7/2013

4 nhận xét:

phóng viên LHS tác nghiệp nói...

Tin Về Đại Hội IV lần thứ 46 Phía Nam !!

Sẽ trở về với tình trạng trước 2001.

Nhưng tệ hại hơn là 'nguyên TLH.3/45' trên nguyên tắc không còn hợp pháp (Nhà nước) hợp hiến (hiến chương, điều lệ) của tổ chức tin lành như đã đăng ký và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thế thì một nguồn tin về đại hội IV lần thứ 46 phía Nam tại VP.1 sáng nay cho biết:

- Làm sao để có một lần thôi 'ĐẠI HỘI THỨ 4 KỲ 46' đúng theo tinh thần hiến chương quy định và Chính phủ đã hướng dẩn (546.BTG.CP-TL).

- Bên ngoài văn phòng có tiếng ai đó nói. Ông Thái phước Trường lúc nầy sống cũng như chết.

Đây là số phận 'CON CÁ ĐẶT TRÊN THỚT' đó đa.

phóng viên blog LHS ghé phòng CĐGD ghi nhận.

THẬP TỰ SINH TỒN nói...

Trên Nguyên Tắc hay Dưới Nguyên Tắc !!
Câu chuyện tối thứ bảy.,
Bàn về 'Trên Nguyên Tắc hay Dưới Nguyên Tắc'. Đúng sai ra sao, kết quả thế nào. Tối nay bàn về hai việc nguyên tắc 'trên hay dưới'.
1. Việc lưu nhiệm Ban đại diện tỉnh thành là 'dưới nguyên tắc' vì mỗi BĐD có một nhiệm kỳ, phải bầu cử lại sau 2 năm là 'trên nguyên tắc'.
2. Việc thuyên chuyển các vị quản nhiệm 'dưới nguyên tắc' Ai ký Giáo vụ lệnh (hội trưởng nào ký? Ông TPT đã làm giấy khai tử rồi). Ông ký ai chấp nhận.
Mấy cái hội mồ côi hảy nằm chờ, mấy mục sư nằm chờ nhiệm sở cũng mạc kê nô luôn.
Đơn cử hai việc trên cũng thấy trên bất pháp dưới khốn khổ. Nghiệp chướng nghiệp chướng tin lành CMA (phước âm liên hiệp).
Trăm năm trong cỏi người ta,
Ông Thái phước Trường để khổ ai, khổ ai!

ĐỘC GIẢ LHS sáng CHÚA NHẬT nói...

Khi Thái phước Trường SƯỚNG thì ai KHỔ?

Hôm nay sáng Chúa nhật, xin Chúa ban phước lành mọi người.

Riêng Trường thì không có phước, chỉ có phước riêng Trường thôi (phước Trường: phước mình Trường!).

Khi Trường SƯỚNG thì Trường lại nở lòng nào lại vô tâm để KHỔ cho ai? cho ai??

Khỏi phải bàn! Thái phước Trường 'sướng' để 'khổ' cho cô nào! Trường biết, nhưng KHỔ ở đây là 'khổ cảnh' cho giáo hội Phước Âm Liên Hiệp (CMA) trên mọi phương diện, từ trên xuống dưới trong hiện tình ngày nay.

Thử hỏi 'Khi Thái phước Trường SƯỚNG để KHỔ cho ai?'.

Câu trả lời đó là sướng thì Thái phước Trường có SƯỚNG. Nhưng KHỔ thì mackeno tụi bây.

Chúa ơi! trên cao ngó xuống mà coi! Chết toi chết toi.

Tin lành CMA Việt Nam miền Nam, không chết toi mới là chuyện lạ!?

Độc giả loihangsong sáng Chúa nhật.

Tín đồ buôn chuyến nói...

Gánh Nặng Trên Đầu Trên Cổ TÍN ĐỒ!!

Hôm nay Chúa nhật 13/7 là tuần thứ hai trong tháng.

Tín đồ chúng tôi đi nhà thờ là để Thờ phượng Chúa và nghe lời hằng sống.

Nào dè, hôm nay nói đến 'TIỀN BẠC' nữa rồi.
Thử hỏi mấy Ông Thái phước Trường Tổng liên hội đã vét tận lực hết sức của tín đồ chúng tôi rồi. Mấy ông hãy thương xót cho chúng tôi nhờ, có biết không?

Đến nhà thờ là tiền, tiền đủ thứ hết đấy là gánh nặng đè trên đầu trên cổ TÍN ĐỒ mấy ông phải biết chớ.

Chúng tôi là cái máy in ra bạc sao? tội ác, tội ác biết bao giờ nguôi!?

Tín đồ buôn chuyến ngả bảy Phụng hiệp Hậu giang.