Trích báo "Đại
Đoàn Kết":
"Trao đổi với
chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Tư, Phó GĐ Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo tỉnh
Bình Phước cho biết, việc tổ chức di dời các tượng thuộc tín ngưỡng dân gian
và Phật giáo tại núi Bà Rá đã được UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo thực
hiện từ năm 2012. Theo ông Tư, núi Bà Rá đã
được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận là di
tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và đến tháng 10-2004, UBND tỉnh
Bình Phước tiếp tục có quyết định chấp thuận chủ trương giao đất quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái gắn với
các công trình tâm linh Phật giáo tại đây
để khai thác tiềm năng du lịch, cũng như đáp ứng nhu
cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân.
Tuy nhiên theo ông
Tư, từ năm 2012, một số hộ dân đã tự ý xây
dựng, thành lập am, miếu, tượng Phật, tượng thần linh và tổ chức các hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo tại khu di tích lịch sử cấp quốc gia mà chưa xin phép chính quyền địa phương. Các hành vi này đã vi phạm Luật Di sản
Văn hóa, Pháp lệnh Tín ngưỡng
tôn giáo và Nghị định 92 của Chính phủ.
Để bảo vệ, phát huy
di tích lịch sử núi Bà Rá, đồng thời xử lý các hành vi xâm phạm khu di tích,
UBND tỉnh Bình Phước đã lập Ban Di dời am, miếu,
tượng Phật xây dựng trái phép quanh khu vực này, do Trưởng Ban Tôn
giáo tỉnh làm trưởng Ban, cùng các thành viên thuộc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh
Bình Phước. Ngày 29-9-2012, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban đã tiến hành
di dời khoảng 24 pho tượng ra khỏi các vị trí thờ
cúng trái phép. Quá trình này có sự tham gia của Thượng tọa - Trưởng
ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh hội cùng các huynh trưởng, đoàn sinh gia đình Phật
tử."
(Báo Đại Đoàn kết:
Vụ đập phá tượng Phật tại Bình Phước: Chính quyền ...)
***
1. Tín
ngưỡng dân gian:
Tín
ngưỡng dân gian là gì?
Có thể
gọi đó là "tín ngưỡng tự phát", nó chưa hẳn là một tôn giáo được
thiết lập và xây dựng có nền tảng, bài bản, có tổ chức quy mô được tồn tại
nhiều năm. Tín ngưỡng dân gian đã có mặt trên thế giới này từ rất lâu. Trong
lịch sử Tuyển dân đã xuất hiện "tín ngưỡng dân gian":
"Song mỗi dân tộc đều tạo thần riêng cho mình, đặt
nó trong những chùa miễu tại trên các nơi cao… tức dân tộc nào đặt thần mình trong thành nấy."
(II Các vua 17: 29)
"Mỗi
dân tộc đều tạo thần (tín ngưỡng) riêng cho mình, đặt nó trong
những chùa miễu tại trên các nơi cao..." (gò, đồi, núi, dưới những gốc
cây, tảng đá, bụi rậm...) – đó là “tín ngưỡng dân gian”!
Tín ngưỡng
dân gian thường mang nặng tính "mê tín, dị đoan" và có tính tự phát
mà không phải là một tôn giáo có tổ chức, có nền tảng, khoa học...
Tín
ngưỡng dân gian thường đưa con người vào niềm tin mê muội, dẫn đến những hành
động mê tín, mù quáng... Tín ngưỡng dân gian thường không phải là một tôn giáo
có trách nhiệm với xã hội.
2. Đức
Chúa Trời đã làm gì khi "tín ngưỡng dân gian phát triển ngoài mức kiểm
soát" tại Y-sơ-ra-ên?
“Người vâng theo lời phán của Đức Giê-hô-va, quở-trách
bàn-thờ mà nói rằng: Hỡi bàn-thờ, bàn-thờ! Đức Giê-hô-va phán như vầy: Một đứa
con trai sẽ sanh ra cho nhà Đa-vít, tên nó là Giô-si-a.
Nó sẽ dâng trên mầy những thầy tế-lễ của các nơi cao, là người xông hương trên
mầy, và người ta sẽ thiêu trên mầy hài-cốt của người chết.” (I Các vua 13: 2)
"Giô-si-a
cũng DỠ HẾT thảy chùa miễu của các nơi cao ở tại trong thành Sa-ma-ri,
mà các vua Y-sơ-ra-ên đã lập đặng chọc giận Đức Giê-hô-va, phá hủy các nhà
đó như đã làm trong Bê-tên." (II Các vua 23: 19)
Vương
quốc phía Bắc - Y-sơ-ra-ên dưới thời cai trị của Giê-rô-bô-am đã phát triển một
loại hình "tôn giáo nhà nước tự chế" của Giê-rô-bô-am, kèm theo đó là
"tín ngưỡng tự phát" tràn lan trong xã hội dân Chúa thuộc vương quốc
phía Bắc thời bấy giờ. Trên núi và những nơi cao xứ Sa-ma-ri - kinh đô của
vương quốc phía Bắc đầy dẫy chùa chiền, đình miễu, miếu mạo, hình tượng, sự thờ
cúng tự phát... Đây là một hình thức bại hoại tâm linh khoác lên mình chiếc áo
"tín ngưỡng tâm linh tự phát". Tình trạng này bắt đầu "rộ
lên" từ khi vua Giê-rô-bô-am cho mở ra "tôn giáo nhà nước" do
ông sáng lập. (Thờ hai tượng con bò vàng và gọi đó là "Đức Giê-hô-va, Đấng
giải cứu Y-sơ-ra-ên". (I Các vua 12, 13) Trong tình trạng sa bại ấy, Chúa
sai một tiên tri trẻ vô danh từ miền Nam - Giu-đa xuống miền Bắc - Y-sơ-ra-ên
để rao sứ điệp cảnh cáo vua Giê-rô-bô-am và nói tiên tri rằng sẽ có một vua
khác tên là Giô-si-a, sẽ đứng lên đập phá những nơi cao và bàn thờ, hình tượng
mà vua đã lập cũng như sẽ đập phá, dẹp bỏ mọi hình thức "tín ngưỡng dân
gian tự phát"!
“Người vâng theo lời phán của Đức Giê-hô-va, quở-trách
bàn-thờ mà nói rằng: Hỡi bàn-thờ, bàn-thờ! Đức Giê-hô-va phán như vầy: Một đứa
con trai sẽ sanh ra cho nhà Đa-vít, tên nó là Giô-si-a.
Nó sẽ dâng trên mầy những thầy tế-lễ của các nơi cao, là người xông hương trên
mầy, và người ta sẽ thiêu trên mầy hài-cốt của người chết.” (I Các vua 13: 2)
Và lời
tiên tri này đã ứng nghiệm sau đó khoảng 300 năm. Khoảng 300 năm sau, vua
Giô-si-a của vương quốc Giu-đa đã thực hiện việc này:
"Giô-si-a
cũng DỠ HẾT thảy chùa miễu của các nơi cao ở tại trong thành Sa-ma-ri,
mà các vua Y-sơ-ra-ên đã lập đặng chọc giận Đức Giê-hô-va, phá hủy các nhà
đó như đã làm trong Bê-tên." (II Các vua 23: 19)
"Lại,
người phá bàn thờ tại Bê-tên, và nơi cao mà Giê-rô-bô-am, con
trai Nê-bát, đã lập, tức là người đó gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội; người phá
bàn thờ ấy, thiêu đốt nơi cao, và cán nghiền thành ra tro bụi; cũng thiêu đốt
tượng Át-tạt-tê..." (II Các vua 23: 15)
3. Ông
Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Phước có phải là "Giô-si-a" tại VN
không?
Trong
tháng 4 năm 2013 tại tỉnh Bình phước, Trưởng ban tôn giáo tỉnh BP - ông Nguyễn
Hữu Tư đã chấp hành chỉ thị của trung ương, thực hiện việc di dời, dẹp bỏ một
số tượng, am miếu mà theo ông, đó là hình thức "tín ngưỡng dân gian và thờ
cúng tự phát".
Trích
báo "Đại Đoàn Kết":
"Trao
đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Tư, Phó GĐ Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo
tỉnh Bình Phước cho biết, việc tổ chức di dời các tượng thuộc tín
ngưỡng dân gian và Phật giáo tại núi Bà Rá đã được UBND tỉnh Bình
Phước chỉ đạo thực hiện từ năm 2012". (Báo Đại Đoàn
kết: Vụ đập phá tượng Phật tại Bình Phước:
Chính quyền ...)
Chủ trương của Trung ương
không phải là dẹp bỏ hết mà là quy hoạch lại: Dẹp bỏ và di dời những điểm
"thờ cúng tự phát" trên núi Bà Rá... Trong quá trình thực hiện di dời
này một số tượng "bị đập" vì không thể tháo dỡ được (theo lời giải
thích của ông Tư), có tượng - theo lời giải thích của ông Tư - khi đoàn thực
hiện di dời rút đi thì còn nguyên, nhưng sau đó đã có "một số đối tượng
xấu tự phát" đã đập phá... có nơi việc thiêu đốt đã xảy ra - bị đập đổ,
đốt phá. - Theo lời giải thích của ông NHT, ông chỉ cho đốt phá những phương
tiện mang tính phục vụ cho mê tín dị đoan, chứ không đốt kinh sách của Phật
giáo như một số thông tin đã đưa...
Cho dù việc đập phá, đốt,
thiêu hủy các tượng, "nơi thờ cúng tự phát" diễn ra tại núi Bà Rá là
khách quan hay có chủ ý của ai đó với mục đích gì - tích cực hay tiêu cực...
(không phải chủ trương của cơ quan nhà nước) thì việc này có nhiều nét giống
với những gì Chúa đã phán trong Kinh thánh (nếu không muốn nói là "Chúa đã
dùng tay họ để làm điều đó"):
"Ta sẽ đốt lửa
nơi các chùa miễu của các thần Ê-díp-tô; Nê-bu-cát-nết-sa sẽ ĐỐT đi hết,
và đem đi làm phu tù; vua ấy lấy đất Ê-díp-tô mặc cho mình cũng như kẻ chăn
chiên mặc áo mình, và vua ấy sẽ đi ra cách bình an."
(Giê-rê-mi 43: 12)
Việc đốt phá, đập đổ chùa
chiền, hình tượng, miếu mạo... lâu đời của một "quốc gia dân tộc"
(Ê-díp-tô) mà "ra về BÌNH AN" là chuyện hiếm có, nhưng vua
Nê-bu-cát-nết-sa thì đã làm điều đó và đã ra về cách BÌNH AN. Việc này Chúa đã
dùng tiên tri của Ngài - Giê-rê-mi đã nói trước từ khi Ê-díp-tô còn là một đế
quốc hùng mạnh, và Ba-bi-lôn lúc bấy giờ chỉ là một "tiểu quốc", và
Nê-bu-cát-nết-sa vua của Ba-bi-lôn đã thực hiện nó về sau này, khi Ê-díp-tô
không còn là đế quốc mà ngược lại, Ba-bi-lôn trở thành đế quốc (Chúa đã dấy Ba-bi-lôn
lên như tiên tri Đa-ni-ên đã nói)). Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã làm điều đó -
"đốt lửa nơi các chùa miễu của các thần Ê-díp-tô"
- và "ra về BÌNH AN" mà không ai làm gì vua cả!
"Người sẽ bẻ gãy (đập phá, hạ đổ) các cột của (đền)
Bết-Sê-mết trong đất Ê-díp-tô, và sẽ lấy lửa đốt các chùa miễu của các
thần Ê-díp-tô." (Giê-rê-mi 43: 13)
Bạn thử
tưởng tượng: Nếu một ai đó vào nhà người khác "đập đổ bàn thờ nhà người
ta" rồi đi ra... xem... người đó có "BÌNH AN" không?
Thế
nhưng vua Giô-si-a của Giu-đa, vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-bi-lôn và ông Nguyễn
Hữu Tư - Trưởng ban tôn giáo tỉnh BP thì làm được.
"Song
mỗi dân tộc đều tạo thần riêng cho mình, đặt nó trong những chùa miễu
tại trên các nơi cao… tức dân
tộc nào đặt thần mình trong thành nấy." (II Các vua 17: 29)
"Giô-si-a
cũng DỠ HẾT thảy chùa miễu của các nơi cao ở tại trong thành Sa-ma-ri,
mà các vua Y-sơ-ra-ên đã lập đặng chọc giận Đức Giê-hô-va, phá hủy các nhà
đó như đã làm trong Bê-tên." (II Các vua 23: 19)
Lời Hằng Sống
Mv LHS 12/7/2013
3 nhận xét:
Thái phước Trường Công Danh chưa xong.
Chào cộng đồng blog LHS ngày cuối tuần.
Chẵng lẽ khi ôn lại 'nửa đời hương phấn' thụ hưởng từ làm thầy, làm sư TPT ôn lại con đường 'công danh vẫn chưa xong'.
Làm mục sư như một cái nghiệp cái nghề, so ra tại VN ai bằng ta muốn thích phô trương thì được phô trương vì ta là (TPT) mà.
Con đường công danh thấy đó mà không bao giờ đi tới. Thử hỏi ngoài TPT có ai thấy được công danh sự nghiệp nhóm nầy đạt đến, nhóm kia muốn đi đến nơi về đến chốn nhưng 'lực bất tòng tâm'. Nhưng cái 'TÂM, TÀI ĐỨC' trong công danh sự nghiệp của những ai thích phô trương thì hãy học lấy bài học 'xương máu mồ hôi và nước mắt' của Thái phước Trường 'ĐỘI LỐT' mục sư, với chiếc 'MẶT NẠ' hội trưởng CMA.
Hỏi Ngài Thái phước Trường ?
Thưa ngài Thái phước Trường.,
Có người nói đùa, Ms hội trưởng mình có lập trường mạnh mẽ và cứng rắn quá, không biết lợi hại thế nào đây.
Trước mắt, coi như việc thống nhất 'BỊ KHỰNG' lại rồi đó.
Tiếp theo là Ban trị sự tổng liên hội trên nguyên tắc không còn là 'ĐẠI DIỆN' cho HTTLVN.MN.
Nói nghe rồi bỏ đại diện không còn, nhưng mấy ông với một Bà thì còn 'ĐẠI TIỆN' với 'TIỂU TIỆN' mà thôi.
Nếu 'BÍ' thì có mà chết chắc đó đa.
Chúng tôi là tín đồ Lử Gia thời Ms Nguyễn thành Huệ .
Một Số Tồn Tại Thái phước Trường .....
Thái phước Trường đã tự ra đi, nhưng một số tồn tại Thái phước Trường 'mặc nhiên, kể như' (TPT hay nói) đã để lại cho tin lành miền nam phải 'gồng gánh'. Là không thể tưởng hết được.
Không phải một sớm một chiều gây ra hậu quả như thế nầy, nhưng suốt 12 năm với nhiều kế hoạch và dụng ý của kẻ 'thích phô trương' (TPT) là tất cả mọi vụ việc.
Khả năng không thể giải quyết nợ trong Xây dựng/VTK-TH.
Việc cho thuê 524 tháng (50 năm) cơ sở tại Nguyễn tri phương (633. 3/2 Q.10 HCM). Với tính chất vụ việc là phi pháp có hệ thống tổ chức với nước ngoài. Tóm thâu 47 tỉ là sáng con mắt, nhưng tối tấm lòng đối với con cái Chúa.
Mặc kệ nó 'sống chết mặc bây, tiền ông bỏ túi.
....... còn tiếp.
Kể TỘI ÁC thích phô trương của TPT.
Đăng nhận xét