Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Sứ Đồ Phi-e-rơ Không Có Tài Khoản Trong Ngân Hàng


Trụ sở Ngân hàng Vatican

"Thánh Peter không có tài khoản ngân hàng" – Giáo hoàng Francis nói khi thể hiện quyết tâm của mình: Đóng cửa “Ngân hàng của Chúa” nếu cần thiết.


"Chủ Nhà Băng Của Chúa"… Đã Treo Cổ…

Ngân hàng (Vatican) bị cáo buộc đã rửa tiền cho bọn tội phạm và cựu chủ tịch ngân hàng, được mệnh danh "Chủ nhà băng của Chúa", được phát hiện đã treo cổ dưới một cây cầu ở London…”

Phục hồi danh tiếng của giáo hội:

Sau khi lên nắm quyền, Giáo hoàng Francis đã đưa chống tham nhũng trở thành ưu tiên số một của Ngân hàng Vatican. Trước vụ bắt giữ Scarano 2 ngày, ông đã tạo ra một ủy ban chưa có tiền lệ, sẽ thực hiện việc điều tra Ngân hàng Vatican và các vấn đề đã phủ bóng nó trong hàng thập kỷ, gây tổn hại sâu sắc tới danh tiếng của Giáo hội.

Ernst von Freyberg, tân Giám đốc điều hành Ngân hàng Vatican gần đây tuyên bố nó phải trở thành "một thành viên được chấp nhận của hệ thống tài chính thế giới", thay vì hoạt đông bí mật, một mình một kiểu như trước. "Vai trò của tôi là cải thiện danh tiếng của chúng ta, để Giáo hội không còn bị bôi đen bởi tin xấu từ chúng ta nữa. Chúng ta phải trong sạch trên mọi mặt trận pháp lý" - ông nói.” (Báo Kiến thức. – www.kienthuc.net.vn)

Giáo sĩ Scarano, 61 tuổi, là kế toán cấp cao của Ngân hàng Vatican. Ông bị bắt giữ cùng một điệp viên Mật vụ Ý và một người trung gian tài chính. Theo hồ sơ tòa án, trong các cuộc nói chuyện điện thoại bị cảnh sát Ý nghe lén, Scarano đã nhiều lần nhắc đến tên giám đốc Cipriani.

Cảnh sát Ý cáo buộc ông Scarano kiểm soát một số lượng tiền mặt lớn và tin rằng mình có thể làm trời làm đất vì vị thế vững chắc tại Ngân hàng Vatican. Trước khi Scarano bị bắt, Giáo hoàng Francis đã thành lập một ủy ban điều tra Ngân hàng Vatican.” (Báo Tuổi trẻ)

***
Báo chí gần đây đưa tin hàng loạt những vụ bê bối tài chính, rửa tiền, tiếp tay cho tội phạm… của Ngân hàng Vatican mà giáo hội “kia” đã mệnh danh là “Ngân hàng của Chúa”.


"Chủ Nhà Băng Của Chúa"… Đã Treo Cổ…

Ngân hàng (Vatican) bị cáo buộc đã rửa tiền cho bọn tội phạm và cựu chủ tịch ngân hàng, được mệnh danh "Chủ nhà băng của Chúa", được phát hiện đã treo cổ dưới một cây cầu ở London…”

Năm 1982, một Giám đốc Ngân hàng Vatican được gọi là “chủ nhà băng của Chúa” đã tự sát bằng việc treo cổ dưới một cây cầu ở London sau khi bị phát hiện một số vụ bê bối liên quan trách nhiệm. Phải chăng những ai có liên quan đến các vụ bê bối tiền bạc của Chúa thường dẫn đến kết cục tương tự?

“Giu-đa bèn ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ.” (Ma-thi-ơ  27: 5)


Phục hồi danh tiếng của giáo hội:

Sau khi lên nắm quyền, Giáo hoàng Francis đã đưa chống tham nhũng trở thành ưu tiên số một của Ngân hàng Vatican. Trước vụ bắt giữ Scarano 2 ngày, ông đã tạo ra một ủy ban chưa có tiền lệ, sẽ thực hiện việc điều tra Ngân hàng Vatican và các vấn đề đã phủ bóng nó trong hàng thập kỷ, gây tổn hại sâu sắc tới danh tiếng của Giáo hội.” (Báo Kiến thức)

Giáo hoàng Francis đã quyết tâm lấy lại danh dự cho giáo hội sau nhiều tai tiếng liên quan đến tiền bạc và “ngân hàng của Chúa”. Ông đã thực hiện một “kế hoạch chống tham nhũng” trong giáo hội và điều này phải chăng đã dẫn tới việc một số “quan chức giáo hội” – linh mục phụ trách “ngân hàng của Chúa” bị chính quyền sờ gáy!

Tuyên bố “nền tảng” của giáo hoàng Francis cho việc thanh trừng các linh mục tham nhũng là "thánh Peter không có tài khoản ngân hàng" (Thánh Phi-e-rơ không có tài khoản riêng trong ngân hàng).

Phi-e-rơ cũng là người đã viết trong thư của ông gửi cho “những người được chọn” rằng “hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì LỢI DƠ BẨN, bèn là hết lòng mà làm…” (I Phi-e-rơ 5: 2)

Giáo hoàng Francis khi làm điều này chắc chắn ông phải “sạch”, vì nếu ông cũng “bẩn thỉu” như các ông kia thì chắc chắn ông không đủ sự can đảm và sức mạnh để thực thi việc này.

Không biết ông Hội trưởng HTTLVN.MN và mấy ông giáo hội trưởng, tổng quản nhiệm, chủ tịch các F trong các Hội thánh Tư gia, là những người từng được “báp-tem Thánh Linh”, từng “nói tiếng lạ”, từng “đặt tay xô người ta bật ngữa”… có dám làm như giáo hoàng Francis không nhỉ? Các giáo hội Tin lành nhà thờ lẫn tư gia tại VN dù chưa có “ngân hàng của Chúa” như giáo hội kia, nhưng những vụ bê bối tài chính thì chắc là cũng không sạch lắm đâu… Ông Thái Phước Trường, Hội trưởng HTTLVN.MN nhiều lần tuyên bố “lập lại kỷ cương”, nhưng không biết cho tới nay thì ông đã lập lại tới đâu rồi? Các “xếp” của các Hội thánh Tư gia tuy không có “ngân hàng của Chúa”, nhưng đừng nói là không có tài khoản riêng trong các ngân hàng nhé! (những khoản tiền không sạch). Theo giáo hoàng hiện nay của Vatican thì “Thánh Phi-e-rơ không có tài khoảng riêng trong ngân hàng”, có lẽ vì vậy mà Phi-e-rơ mới mạnh dạn nói “hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó… chẳng phải vì LỢI DƠ BẨN” (I Phi-e-rơ 5: 2)

Không biết đến bao giờ thì ông Hội trưởng HTTLVN.MN cũng như các ông “tổng quản” các giáo hội Tư gia, các ông “chủ tịch hiệp hội các F”… mới tiến hành “lấy lại danh dự cho giáo hội mình”, lấy lại danh dự cho phong trào Tư gia một thời “đầy dẫy Thánh Linh”, “nói tiếng lạ”, “xô đâu ngã đó”… nhỉ?


Hoạt động bí mật, một mình một kiểu:
Ernst von Freyberg, tân Giám đốc điều hành Ngân hàng Vatican gần đây tuyên bố nó phải trở thành "một thành viên được chấp nhận của hệ thống tài chính thế giới", thay vì hoạt động bí mật, một mình một kiểu như trước. "Vai trò của tôi là cải thiện danh tiếng của chúng ta, để Giáo hội không còn bị bôi đen bởi tin xấu từ chúng ta nữa. Chúng ta phải trong sạch trên mọi mặt trận pháp lý" - ông nói.” (Báo Kiến thức. – www.kienthuc.net.vn)

“Ngân hàng của Chúa” kiểu Vatican lấy lí do tôn giáo (đây là “Ngân hàng của Chúa”) nên đã hoạt động cách “bí mật, một mình một kiểu” – không giống và không theo nguyên tắc chung của tất cả các ngân hàng trên thế giới - suốt thời gian dài. Tất cả các ngân hàng trên thế giới nếu muốn nằm trong hệ thống ngân hàng uy tín – hệ thống tài chính thế giới, đều phải theo một số nguyên tắc chung về “chống tội phạm rửa tiền” và một số nguyên tắc khác… Riêng Ngân hàng của Vatican thì không. Có lẽ vì lí do này mà Ngân hàng của Vatican đã trở thành nơi để một số “linh mục phụ trách tài chánh của Vatican cấu kết với tội phạm quốc tế để phạm tội rửa tiền”.

Môi trường không rõ ràng: “hoạt động cách bí mật, một mình một kiểu– không giống và không theo nguyên tắc chung… là cơ hội cho những kẻ phạm pháp. Cũng vậy: Tính chất “nữa đạo nữa đời”, “mờ mờ ảo ảo”, nữa “hy sinh cho Chúa, nữa vì lí do chưa có tư cách pháp nhân nên không rõ ràng trong tài chánh” trong các giáo hội Tư gia, hoặc vì là “công việc Chúa, tin cậy tôi tớ Chúa” nên việc soát sổ giáo hội là việc gây cho các mục sư Tổng liên hội “mắc đái thay vì mắc cở…” (Lời của Ms PQT) đã trở thành “cơ hội cho những kẻ chăn bầy vì lợi dơ bẩn” trục lợi DƠ BẨN, như đã xảy ra trong HTTLVN.MN và các HT Tư gia.

Tôi không tin các khoản tài chánh kết sù trong các ngân hàng và những tài sản lớn – bất động sản riêng tư của các “ông trưởng bà phó” trong các giáo hội từ Tư gia đến nhà thờ hiện nay, là những “tài sản sạch” (tất cả đều có yếu tố phạm tội: không lừa đảo thì cũng cướp công sức, mồ hôi của anh em - “Tiền công con gặt (thuộc linh) mà anh em đã ăn chặn, họ đã kêu thấu đến Chúa cơ binh các từng trời” – Gia-cơ 5: 4). Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “lật đổ, đảo chánh” trong các giáo hội, giáo đoàn, liên đoàn… “truyền gươm, truyền giáo”! Những cảnh “trò lật thầy, tớ phản chủ” trong các HT Tư gia đều có liên quan đến những khoản tiền “không sạch”, mà người ta hay gán cho nó là “tiền của Chúa”!

Ở các quốc gia phương Tây, chính phủ người ta “tương đối sạch”, nên khi phát hiện có dấu hiệu phạm pháp, “rửa tiền”… thì dù là “hang ổ của bọn tội phạm thánh” – sào huyệt của những tên “ăn trộm tiền thánh”, mượn danh nghĩa “ngân hàng của Chúa” để phạm tội rửa tiền như “Ngân hàng của giáo hội kia” thì ngành chức năng cũng tới đó mà “sờ gáy” từng tên một. Ở VN thì có lẽ do chính phủ “bận rộn đối phó với nền kinh tế đang suy thoái” nên họ chưa làm việc với mấy “ông trưởng bà phó” trong các giáo hội Tư gia cũng như nhà thờ chăng?



Huỳnh Thúc Khải

Mv LHS 9/7/2013
_______
Tổng Giám đốc Ngân hàng Vatican từ chức
Cập nhật lúc: 08:48 05/07/2013

(Thanh tra)- Đứng trước những cáo buộc Ngân hàng Vatican (cơ quan tài chính của Tòa thánh Vatican) có hành vi rửa tiền, ngày 3/7, Tổng Giám đốc Paolo Cipriani, Phó Tổng giám đốc Massimo Tulli của Ngân hàng Vatican đệ đơn xin từ chức, và đã được chấp thuận.
Trước đó, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ Hồng y Nunzio Scarano, 61 tuổi, làm việc tại APSA (cơ quan quản lý toàn bộ tài sản, tài chính của Tòa thánh Vatican) vì hành vi rửa tiền.

Theo điều tra của cảnh sát, Hồng y Nunzio Scarano đã có hành vi trợ giúp 1 Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Italy chuyển 20 triệu euro tiền mặt (khoảng 26 triệu USD) đến một số tài khoản ở Thụy Sĩ.

__________


Vatican: Quan chức ngân hàng từ chức vì liên quan đến tham nhũng

Thứ Sáu, 05/07/2013, 14:11 [GMT+7]
Hai quan chức cấp cao ngân hàng Vatican bị cáo buộc hỗ trợ cho một giáo sĩ chuyển một lượng lớn tiền mặt qua ngân hàng với mục đích rửa tiền.
Giám đốc và Phó Giám đốc Ngân hàng Vatican Paolo Cipriani và Massimo Tulli đã từ chức sau khi một linh mục cấp cao của Italy, người có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng đã bị bắt vì những cáo buộc liên quan đến gian lận và tham nhũng.
Trụ sở Ngân hàng Vatican
Trụ sở Ngân hàng Vatican
Trước đó, Chính quyền Italy đã bắt giữ Nunzio Scarano, một giáo sĩ cao cấp sau cuộc điều tra của Ngân hàng Vatican, còn được biết đến dưới cái tên Viện các công trình tôn giáo (IOR). Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, vị giáo sĩ này có thể đã tham gia vào một vụ gian lận mang tính quốc tế.
Theo báo cáo, Cipriani và Tulli hỗ trợ Scarano và cung cấp cho ông ta các điều kiện cần thiết để chuyển một lượng lớn tiền mặt qua ngân hàng.
Trên lý thuyết, chỉ có các linh mục, các tổ chức giáo lý Công giáo, nhân viên của Vatican và các nhà ngoại giao mới được phép có tài khoản tại IOR, nhưng các chính trị gia Italy, kể cả các băng nhóm tội phạm có tổ chức bị cáo buộc cũng có tài khoản tại Ngân hàng này.
Đây là vụ bê bối tài chính mới nhất xảy ra ở Vatican, chỉ 2 ngày sau khi Giáo hoàng Francis lập Ủy ban điều tra hàng loạt vấn đề xảy ra ở Ngân hàng Vatican nhiều thập kỷ qua. Giáo hoàng Francis từng tuyên bố sẽ không tha thứ cho hành vi tham nhũng hay việc quan chức Vatican lợi dụng chức vụ của mình mưu lợi cá nhân. Giáo hoàng nói rằng, ông muốn có một nhà thờ “nghèo” vì người nghèo và ra những vùng “ngoại vi” để phục vụ những người nghèo nhất.
P.V

0 nhận xét: