Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Phong Trào Ngũ Tuần VN: Sự Thất Bại… “Hai Lần Chết”!


Phong Trào Ngũ Tuần VN: Sự Thất Bại… “Hai Lần Chết”!

Sự giảng dạy của mục sư Ngũ tuần tại VN hiện nay đa số là “theo gió đưa đi đây đó” (theo cảm xúc) mà không (chịu) dựa trên nền tảng vững chắc của Kinh thánh. Và đó là nguyên nhân dẫn đến “lần chết thứ hai” của Ngũ tuần VN?
***

NỀN TẢNG THÁNH KINH (CHO CHỨC VỤ TIÊN TRI):
Hãy leo lên những vách tường nó và PHÁ ĐỔ đi; nhưng đừng diệt hết. Hãy tỉa bỏ những nhánh nó, vì chẳng thuộc về Đức Giê-hô-va. Vì nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa đã dùng cách QUỈ QUYỆT đối với ta, Đức Giê-hô-va phán vậy
Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ chẳng thăm phạt về những sự ấy sao? Thần ta chẳng trả thù một nước dường ấy sao? Trong đất nầy đã xảy ra sự lạ lùng đáng gớm. Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền! Dân ta đều lấy làm ưa thích. Khi đến cuối cùng, các ngươi sẽ làm thế nào?” (Giê-rê-mi 5: 10-11; 29-31)

***

Hãy leo lên cách thành và phá đổ, nhưng không diệt hết? Hãy tỉa sửa…

Khởi đầu trong chức vụ mà Chúa trao cho nhà tiên tri - Giê-rê-mi, Chúa phán bảo ông hãy “trèo lên các vách thành của Giu-đa và Y-sơ-ra-ên mà PHÁ ĐỔ” nó. Lẻ đương nhiên một người và một mình như nhà tiên tri Giê-rê-mi không thể phá đổ được những vách tường thành của dân sự. Ý chính là Chúa bảo là nhà tiên tri phải “phá đổ” những tường thành của tư tưởng, đường lối, tổ chức… của dân sự, tức việc làm của các quan trưởng, tiên tri, thầy tế lễ… Chúa bảo “phá” nhưng không “diệt”. Phá cái cần phải phá. Nguyên nhân:

a) Vì có một số việc không thuộc về Chúa: “Hãy leo lên những vách tường nó và PHÁ ĐỔ đi; nhưng đừng diệt hết. Hãy tỉa bỏ những nhánh nó, vì chẳng thuộc về Đức Giê-hô-va”- Phá đổ một số việc làm của các giáo hội, không phải Hội thánh...

b) Họ đã trở nên quỷ quyệt, có những kế hoạch, việc làm quỷ quyệt: “Vì nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa đã dùng cách QUỈ QUYỆT đối với ta, Đức Giê-hô-va phán vậy… - Một số giáo hội, lãnh đạo đã trở nên quỷ quyệt.


Chúa sẽ “thăm phạt” mà không phải thăm viếng, sẽ “trả thù” mà không “trả ơn” một nước (tổ chức giáo hội) như vậy:

Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ chẳng thăm phạt về những sự ấy sao? Thần ta chẳng trả thù một nước dường ấy sao?

Chúa phán rằng Ngài sẽ thăm phạt và trả thù những nước như Giu-đa và Y-sơ-ra-ên vì những việc làm “quỷ quyệt” của họ. Chúa thăm phạt mà không thăm viếng, trả thù mà không trả ơn… vì những việc làm “quỷ quyệt” của những tổ chức (giáo phái, giáo hội) hoặc những nhà nước như Giu-đa và Y-sơ-ra-ên. 


Sự lạ lùng đáng gớm (những trò lừa bịp quái đản): Những tiên tri nói dối để hậu thuẩn cho các thầy tế lễ cầm quyền. Một hệ thống cầm quyền bịp bợm mà dân Chúa lại “ưa thích”!

Trong đất nầy đã xảy ra sự lạ lùng đáng gớm. Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền! Dân ta đều lấy làm ưa thích.

Chúa tuyên án sẽ thăm phạt và báo thù hai nhà nước Giu-đa và Y-sơ-ra-ên vì những việc làm đáng gớm của họ - quỷ quyệt: tiên tri thì rao những sứ điệp dối trá, bịp bợm – những bài giảng nhấn mạnh cảm xúc, ru ngủ, thiếu lẽ thật, thiếu cảnh báo, nhắc nhở, luôn đề cao hàng giáo phẩm thay vì cáo trách họ ăn năn… những bài giảng như vậy để hậu thuẩn cho hàng ngũ chức sắc - thầy tế lễ bại hoại về đạo đức đang cầm quyền và tiếp tục cầm quyền. Điều đó trước mắt Chúa là một “sự lạ lùng đáng gớm” (trái với sự lạ lùng đẹp đẻ đáng kinh ngạc, khâm phục…)

Dân sự thì ưa thích những trò dối bịp của các tiên tri, thầy tế lễ:

Điều lạ lùng hơn, là trong một xã hội có đầy những sự đáng gớm như vậy thì “dân Chúa lại ưa thích”. Tâm thần của dân sự Chúa sống lâu năm trong “môi trường ô nhiễm của bọn tiên tri bố láo, thầy tế lễ ba trợn”… giống như những người dân nghèo sống trong khu bãi rác, gầm cầu… họ đã thấm nhiễm và đã quen với “mùi xú uế” - những bài giảng ru ngủ, cảm xúc, bịp bợm của những “thầy giảng quốc doanh”… nên bây giờ họ không còn biết phân biệt “cái gì là thánh, cái gì là tục”, cái gì là đẹp đẻ, cao trọng, xứng tầm với Đạo… và cái gì là đáng gớm ghiếc, đáng lên án nữa!

“Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền! Dân ta đều lấy làm ưa thích” (c. 29)


Kết cục: sẽ ra sao?

Trong đất nầy đã xảy ra sự lạ lùng đáng gớm. Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền! Dân ta đều lấy làm ưa thích. Khi đến cuối cùng, các ngươi sẽ làm thế nào?” (Giê-rê-mi 5: 31)

Người ta sẽ nhân danh những cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” để nói rằng “đây là đường lối, là thể chế chính trị mà chúng tôi ưa thích… những cái mà chúng tôi đã chọn”. Thế nhưng, vì là một đường lối chính trị phi đạo đức, dối trá, quỷ quyệt… với mục đích là tiếp tục cầm quyền trên thiên hạ để ăn trên ngồi tróc, hưởng đặc quyền, đặc lợi… nên cuối cùng trong xứ sở của họ (xã hội, giáo hội) “đầy dẫy những sự lạ lùng đáng gớm”: tội ác và sự “tự hủy diệt trước kẻ thù phương Bắc” – họ sống trong vũng lầy tội lỗi và sự băng hoại đạo đức mà tự cho là hạnh phúc, văn minh, là “đỉnh cao trí tuệ”...



ỨNG DỤNG (CHO GIÁO HỘI NGÀY NAY):

Giáo hội “Phúc Âm Ngũ Tuần” do Dương Thành L làm “Tổng quản…”

Sự thất bại của giáo hội “Phúc Âm Ngũ Tuần” tại VN là một biểu trưng cho sự thất bại của phong trào Ngũ tuần – Ân tứ tại VN.

Hội thánh VN đã đánh mất đi một cơ hội quý giá để phục hưng Hội thánh và cứu lấy đồng bào, dân tộc khỏi họa diệt vong.

- Ngũ tuần là gì?

- Tại sao có phong trào và giáo hội Ngũ tuần – Thế giới và VN?

- Sự thất bại của phong trào và giáo hội Ngũ tuần tại VN mang một ý nghĩa gì?

Tan_Ban__ieu_Hanh_448x300 
(Tân Ban lãnh đạo HT Phúc Âm Ngũ Tuần)

1. Ngũ tuần là gì?

Trong Kinh thánh bản Việt ngữ 1926 chỉ xuất hiện hai lần chữ “Ngũ tuần” và nó là một “ngày lễ”:
Đến ngày lễ Ngũ tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ…” (Công vụ 2: 1)
Nhưng tôi sẽ ở lại thành Ê-phê-sô cho đến lễ Ngũ tuần” (I Cô-rinh-tô 16: 8)

- “Ngũ tuần” là tuần lễ thứ năm – “Ngũ” là Năm, Tuần là tuần lễ (50 ngày theo lịch Do thái) Ngũ tuần là lễ "50 ngày" sau Lễ Mùa Gặt. (Lê-vi ký 23:15-21)


- Trong Tân ước, Lễ Ngũ Tuần đầu tiên được đề cập đến, xảy ra (năm 30 S.C) nhằm ngày Chúa Nhật, 50 ngày sau khi Chúa phục sinh, 10 ngày sau khi Chúa thăng thiên. (Công vụ. 2: 1-3)

- Lễ Ngũ Tuần đầu tiên được đề cập trong Tân ước được xem là ngày Đức Thánh Linh giáng lâm, ngày hái trái đầu tiên của mùa gặt Tin Lành, khai sinh Hội Thánh - "...trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh." (Công vụ 2:41b)


2. Tại sao có phong trào và giáo hội Ngũ tuần – Thế giới và VN?

a) Phong trào và giáo hội Ngũ tuần Thế giới:
 Theo một số tài liệu thì phong trào “Ngũ tuần” được dấy lên sau thời kỳ Cải chánh, khoảng năm 1900. Đặc trưng của phong trào này là những người tham gia phong trào có kinh nghiệm “cầu nguyện bằng tiếng lạ” hay còn gọi là “nói tiếng lạ”. Về sau được giải thích là “dấu hiệu đầy dẫy Thánh Linh”. (Mác 16: 17-18; I Cô-rinh-tô 14; Công vụ 2)

Việc cầu nguyện bằng tiếng lạ đã bắt đầu trong Hội thánh từ ngày lễ Ngũ tuần đầu tiên (Công vụ 2), nhưng sau đó đã “lịm tắt” trong suốt nhiều thế kỳ trải qua "thời kỳ hắc ám” của lịch sử giáo hội – Hội thánh. (Thời kỳ này được đánh dấu từ thế kỷ 3-13 dưới chế độ giáo hoàng cho đến khi có cuộc Cải chánh của Luther thế kỷ 16). Và cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 “ân tứ” này mới được khôi phục qua phong trào “cầu nguyện tiếng lạ”, và phong trào này được gọi là “phong trào Ngũ tuần”. Vì cũng bị chống đối nên phong trào Ngũ tuần cũng dần dần hình thành giáo hội Ngũ tuần, bao gồm những người có khuynh hướng hoặc đi theo phong trào cầu nguyện bằng tiếng lạ. Một số giáo hội Ngũ tuần trên thế giới được hình thành từ đó.

b) Phong trào và giáo hội Ngũ tuần tại VN:

Trước năm 1975 giáo hội Ngũ tuần có đến truyền giáo và mở Hội thánh tại VN. Nhưng chưa được hình thành vững mạnh lắm thì sau đó, do biến cố 30/4/1975 giáo hội Ngũ tuần tại VN “nhìn chung là tan rã”! (Chỉ còn lại một vài nhà thờ, nhưng cũng sát nhập vào CMA và hệ thống chức sắc lãnh đạo của giáo hội cũng không còn ai tiếp tục đứng trong vai trò lãnh đạo)

Sau năm 1975, do sự khao khát tìm kiếm Chúa của một số con cái, tôi tớ Chúa thuộc giáo hội CMA, phong trào ân tứ nói tiếng lạ được “phát sinh, phát triển và hình thành” trong vòng những người Tin lành nhà thờ (CMA). Phong trào này không bắt đầu và cũng không liên quan gì đến giáo hội hay những tín hữu Ngũ tuần còn sót lại của giáo hội Ngũ tuần trước năm 1975, trái lại, những tín hữu và truyền đạo Ngũ tuần trước 1975 còn lại, chạy theo phong trào này thì đúng hơn. Khi bị “các cụ bắt bớ, dứt phép thông công” thì Truyền đạo Trần Đình A – truyền đạo của giáo hội Ngũ tuần trước 1975 còn lại, nay đã sát nhập với giáo hội CMA – truyền đạo này đã đứng ra “cào hốt” tín đồ “nói tiếng lạ” của Tin lành CMA để lập lên giáo hội gọi là “Phúc Âm Ngũ tuần VN”. Giáo hội này, về bản chất được hình thành không dựa trên những gì vốn đã có của giáo hội Ngũ tuần trước 1975 còn lại, mà nó được hình thành theo một yếu tố lịch sử khách quan.

ngu tuan thongcong tinlanh
(Mục sư Lâm Hữu Đức, đại diện cho các Hệ phái Tin Lành 
trong Hiệp hội thông công Tin Lành Việt Nam - VEF chúc mừng AG)

3. Tại sao phong trào Ngũ tuần VN “chết yểu” quá sớm?

Sự thất bại của phong trào và giáo hội Ngũ tuần tại VN mang một ý nghĩa gì?

Ngũ tuần VN “Hai lần chết”!

Những kẻ đó là dấu vít trong đám tiệc anh em, như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê, không lo sợ gì; như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó, như cây tàn mùa thu, không có trái, hai lần chết, trốc lên bựt rễ…” (Giu-đe 12)

Có thể khẳng định mà không ngần ngại rằng “giáo hội PÂ-Ngũ tuần VN” hiện nay dưới sự “chăn thuê của Dương Thành L” là một giáo hội chết! Nó chết từ ngày “bỏ tư cách pháp thiên để nhận tư cách pháp nhân”! Nó chết vì nó bỏ “bài cầu nguyện Chúa dạy” và cấm con cái Chúa đọc bài cầu nguyện đó và vì nó không còn coi lời cầu nguyện đó ra gì! (Nếu có một vị nào trong “cái ban - lãnh đạo” của PÂNT-VN lên tiếng chính thức, LHS sẽ chỉ ra “sự chết chóc trong cái Nghĩa trang thuộc linh Phúc Âm Ngũ tuần – VN” cho quý vị xem)

Tại sao Ngũ tuần VN hai lần chết?

Lần chết thứ nhất là sau biến cố 30/4/1975, toàn bộ giáo hội non trẻ này tan rã.

Lần chết thứ hai là do “sự chăn thuê và quỷ quyệt của Dương Thành L” cùng với “nhóm đỡ đầu dùng đô-la để điểu khiển” ở bên kia! (“cháu hư tại bà con hư tại mẹ”, mục sư trẻ hư do “bọn già đầu bên kia” dùng đô-la điều khiển!)

Những kẻ đó là dấu vít trong đám tiệc anh em, như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê, không lo sợ gì; như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó, như cây tàn mùa thu, không có trái, hai lần chết, trốc lên bựt rễ…” (Giu-đe 12)

Như đã biết, phong trào và các giáo hội Ngũ tuần trên thế giới về căn bản nó xuất phát từ những yếu tố tích cực và có thể nói là hoàn toàn có kết quả tốt. Nhưng không hiểu sao, riêng “Ngũ tuần VN” thì “hai lần chết” như đã nói ở trên.

Lần chết thứ nhất có thể nói là do yếu tối khách quan của lịch sử (30/4/1975), nhưng lần chết thứ hai này là do cái gì?

Sách Giu-đe nói rằng: “Những kẻ đó là dấu vít trong đám tiệc anh em, như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê, không lo sợ gì; như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó, như cây tàn mùa thu, không có trái, hai lần chết, trốc lên bựt rễ…” (Giu-đe 12)


Có hai yếu tố đưa đến “lần chết thứ hai” của “Ngũ tuần VN”:

a) Người chăn chỉ lo nuôi mình: như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê, không lo sợ gì”.

Ông Trần Đình A và Dương Thành L là hai nhân vật “lãnh đạo” thứ nhất và thứ hai của cái gọi là “giáo hội Phúc Âm Ngũ tuần VN” và cả hai nhân vật này thì rất nỗi tiếng trong việc “chỉ lo nuôi mình cho NO NÊ” mà không lo sợ gì. Điều này có lẻ khỏi cần phải chứng minh, vì cộng đồng tín hữu AG – Ngũ tuần VN nói riêng và cộng đồng Cơ-đốc VN nói chung… đều biết rất rõ cả hai nhân vật này thì rất giỏi trong việc “lấy tài sản của chung đem về làm giàu cho bản thân và gia đình riêng”!

b) Thiếu nền tảng: Những kẻ đó… như người chăn chiên chỉ tưởng nuôi mình cho no nê… như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó, …” (Giu-đe 12)

Yếu tố thứ hai đem đến sự chết cho “Ngũ tuần VN” là “thiếu nền tảng”, được Kinh thánh mô tả là “đám mây không nước, theo GIÓ đưa đi đây đó”…

Điểm mạnh của phong trào Ngũ tuần là nhấn mạnh việc “bước theo Thánh Linh”. Điểm nhấn mà họ nương cậy vào là “GIÓ” – Gió Thánh Linh - Thánh Linh cũng được Kinh thánh mô tả là “Gió”! Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dựa vào “Gió” mà không dựa trên “Lời” thì sẽ mất nền tảng, và sẽ có ngày chúng ta bị “gió lạ”, “gió độc” đưa đi đây đó… Trong kinh nghiệm thuộc linh xưa nay, không phải lúc nào và ai cũng có thể “đầy dẫy Thánh Linh” đúng nghĩa như mình nghĩ, và lúc đó chúng ta mới thấy tầm quan trọng của “Lời”! Dựa trên một “cảm xúc” rồi gọi đó là “Thánh Linh” thì rất là… vô cùng nguy hiểm! Cả ông Trần Đình A lẫn Dương Thành L, cả hai đều rơi vào “căn bệnh nhờ gió”…! (trúng gió). Sự giảng dạy của họ đa số, rất thiếu hoặc không chú trọng vào nền tảng Kinh thánh, mà chủ yếu dựa trên cảm xúc (của buổi thờ phượng) và đôi khi từ đó phát sinh những lời tuyên bố “bất thần”, “bất tử”! Tín đồ không biết tưởng đó là “đầy dẫy Thánh Linh”!

Sự giảng dạy của mục sư Ngũ tuần tại VN hiện nay đa số là “theo gió đưa đi đây đó” (theo cảm xúc) mà không (chịu) dựa trên nền tảng vững chắc của Kinh thánh. Và đó là nguyên nhân dẫn đến “lần chết thứ hai” của Ngũ tuần VN?



Kết luận:

Với một phong trào rất có năng quyền, năng lực như phong trào Ngũ tuần, lẻ ra nó sẽ đem lại một kết quả lớn lao, bền bỉ cho công việc Chúa tại VN… Nhưng cuối cùng nó đã “hai lần chết” là một điều đáng để chúng ta phải suy nghĩ!



Huỳnh Thúc Khải

Mv LHS 3/8/2013

19 nhận xét:

Nặc danh nói...

AG ( Hội ngũ Tuần) lần chết thứ nhất: Sự xuất hiện của Bộ Đội Cụ Hồ tại đường phố SG.
AG Lần chết thứ hai: Sự Xuất hiện của lãnh đạo AG tại SG trong văn phòng Bộ đội Cụ Hồ xưa có cái tên Ban TGCP.
AG chết lần thứ nhất có thể do khách quan chiến tranh AG cũng tháo chạy khi đồng minh tháo chạy trốn bộ đội cụ Hồ.
AG chết lần hai do chủ quan của hậu sanh của AG khi Đức Thánh Linh cũng phải chạy khỏi AG khi họ liên kết vơí Bộ đội cụ Hồ và tiền đô USA tổ chức những buổi lễ hoành tráng tôn giáo AG.
AG Tạo chứng cớ tốt về "tự do tôn giáo " do đảng CSVN lãnh đạo và dìu dắt tốt dưới con mắt giới ngoại giao và hãng tin được mời nhất là tấm hình các mụt sư AG cúi đầu ngoan ngoãn dưới mụt sư USA dễ thương nhưng thương không nỗi nầy! ( vì quá phản cảm vì nhiều nghĩa của bức hình! )
Có lẽ tội nghiệp nhất là tín hữu AG đơn sơ yêu Chúa họ không biết nhiều sự thực.
Lần chết thứ hai khó gượng dậy hơn hết.
Thoát khỏi ần chết thứ nhất AG hồi sinh nhờ sự khao khát Chúa của tín hữu CMA sốt sắng nhưng chán nãn giáo quyền bảo thủ của họ.
Thoát khỏi lần chết thứ hai có lẽ:Chúa đốn hết mấy cây cổ thụ già cằn cỗi trong AG hi ện nay nhưng Ngài chừa gốc nó mọc lên chồi mới chăng?
Anh em AG nếu ai " cầu thị" lắng nghe điều chân thành thì nên Cầu nguyện và học hỏi để Chúa có nhiều cách cứu anh em ra khỏi sự khinh bỉ hiện nay!
Đáng lý ra anh em thừa kế một phong trào thuộc linh của anh em Baptist tại Wesh ( USA. 1904) thành giáo hội AG hoàn vũ nên khiêm nhường phục vụ Chúa làm muối của đất ai ngờ anh em làm Chúa muối mặt khi giao thương với Ê Díp Tô ?
- Khai sinh ông tổ AG thế giới từ Baptist.
- Hồi sinh AG trong nước từ CMA...( chưa kể CAM cho tạm dung khi AG tháo chạy khỏi VN.)
Bạn AG.


Nặc danh nói...

Ngũ tuần AG giỏi "trục linh", đuổi linh...

- Khai sinh ông tổ AG thế giới từ Anna Baptist.
- Hồi sinh AG trong nước (VN) từ CMA... (chưa kể CMA cho tạm dung khi AG tháo chạy khỏi VN.)
...
Ấy vậy mà khi AG trong nước có chút tiền từ AG hải ngoại thì "đóng cửa không chơi với anh em". Trong nước từ Báp-tít, CMA cho đến hầu hết cac hệ phái Tin lành, AG đều "coi thường" và không chơi, quan hệ với ai cả!
Thế mới biết AG giỏi "trục linh", đuổi linh... đi đâu cũng xua đuổi tà linh, nhưng không đuổi nổi cái linh "ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại" trên mình!

Nặc danh nói...

- “Ngũ tuần” là tuần lễ thứ năm – “Ngũ” (50 ngày theo lịch Do thái) sau Lễ Mùa Gặt. (Lê-vi ký 23:15-21
Ông đọc sách nào mà giải thích tầm bậy thế?

Unknown nói...


Cảm ơn bạn đã nhắc...
Có lẻ xin được nói lại cho rõ: - “Ngũ tuần” là "Năm tuần" hay tuần lễ thứ năm – “Ngũ” là Năm, "Tuần" là tuần lễ. Tuần lễ của người Do thái ngày xưa được tính 10 ngày. Ngũ tuần là lễ "50 ngày" sau Lễ Mùa Gặt. (Lê-vi ký 23:15-21) - Từ ngữ "Ngũ tuần" được nhắc hai lần trong Tân ước và được gọi là "lễ Ngũ tuần", trong Cựu ước thì không dùng chữ "Ngũ tuần", có lẻ để kỷ niệm sự kiện Đức Thánh Linh giáng lâm khai sinh Hội thánh trong Công vụ đoạn 2.
Ngoài chi tiết này ra bạn có ý kiến gì về những vấn đề chính trong bài viết, xin bạn cho ý kiến! Còn nếu toàn bộ bài viết là đúng thì bạn nghĩ sao?

HTK

Nặc danh nói...

Ngũ tuần là :" Ngủ năm tuần trong tháng " có gì lạ mà théc méc. Mà hễ NGỦ VÙI như vậy nó sẽ trỡ thành :" NGỦ KINH " chứ có gì đâu !

Hai lúa hiểu như thế

Nặc danh nói...

Lễ Ngũ Tuần (Pentēkostē) có nguồn gốc từ Thánh Kinh Cựu Ước. Trong Cựu Ước, Lễ Ngũ Tuần còn được gọi là Lễ Các Tuần Lễ (חג השבועות) (Xuất 34:22) hay Lễ Mùa Gặt (Xuất 23:16). Lễ này được người Do Thái kỷ niệm sau khi thu hoạch mùa màng. Ngũ Tuần diễn ra 50 ngày sau Lễ Vượt Qua, hay 50 ngày sau Lễ Phục Sinh. Trong nguyên văn Hy Lạp, lễ Ngũ Tuần được viết là Πεντηκοστή [ἡμέρα, có nghĩa là ngày thứ năm mươi. Do đó, tên của lễ này được các dịch giả Kinh Thánh dịch sang tiếng Việt là Lễ Ngũ Tuần. Chữ “tuần” trong Hán Việt nghĩa là mười, như chữ tuần trong tuổi lục tuần, tức 60 tuổi, chứ không có nghĩa là một tuần lễ 7 ngày
Ông nói 'tuần lễ của người Do Thái ngày xưa là 10 ngaỳ' cái này lần đầu tiên tôi nghe,xin ông chỉ cho tôi sách nào để tôi có dịp 'mở mắt'
Phần còn lại của bài viết của ông thì tôi chắc biết bắt đầu từ đâu bởi vì chẳng có gì hay ho cả.

Unknown nói...

Giáo hội Phúc Âm Ngũ tuần "xây nhà" trên sự bất nghĩa.
(Trả lời comment 21:06 Ngày 04 tháng 8 năm 2013)

Cảm ơn bạn đã đưa giải thích về chữ "Ngũ tuần" khá đầy đủ, và nhất là chi tiết "chữ Tuần" trong tiếng Hán Việt là 10 (Chữ “tuần” trong Hán Việt nghĩa là mười, như chữ tuần trong tuổi lục tuần, tức 60 tuổi, chứ không có nghĩa là một tuần lễ 7 ngày).
Tôi cũng thường lưu ý chữ Hán Việt, nhưng không nghĩ ra "chữ Tuần" là 10 như bạn nói là đúng. "Chữ Tuần là 10 theo lịch Do thái xưa" là tôi cũng đang tìm hiểu và cũng có trao đổi với một vài anh em họ cũng cho biết khái niệm như vậy, nhưng có lẻ chưa chính xác. Ý kiến của bạn về Lễ Ngũ Tuần theo tôi là chính xác.

Còn về phần còn lại của bài viết, theo bạn thì: "Phần còn lại của bài viết của ông thì tôi chắc biết bắt đầu từ đâu bởi vì chẳng có gì hay ho cả."

Theo tôi, bạn không cần phải quan tâm nó xuất phát từ đâu vì chưa chắc điều bạn cho là "chắc biết" đó là đúng, mà có đúng thì cũng chưa phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ là bạn và mọi người cần biết sự thật. - Điều bạn cần phải biết mà bài viết đã nêu ra: đó là SỰ THẬT.
Tôi mong sao những người lãnh đạo của giáo hội Phúc Âm Ngũ tuần hiện nay chứng minh được rằng những gì tôi nói trong bài viết này là không thật.
Bài học "xây nhà trên cát" là điều mà Chúa Jesus đã dạy. Giáo hội Phúc Âm Ngũ tuần đã "xây nhà" - xây giáo hội trên sự dối trá và bất nghĩa nên nó mới xảy ra "sự cố thê thảm" như ngày nay.
Có hai điều muốn lưu ý với bạn:
1. Có ông truyền đạo nào của giáo hội Ngũ tuần trước 1975 còn lại, hiện nay còn được giáo hội Ngũ tuần hải ngoại sử dụng không? (họ có được sử dụng trong giáo hội Ngũ tuần hiện nay không? Vì sao?)
2. 80% tín hữu, mục sư, lãnh đạo Ngũ tuần hiện nay có phải có "nguồn gốc" từ CMA không? (có phải trước đây họ là tín hữu trong giáo hội CMA không?) Có phải phong trào Ngũ tuần thế giới ra từ giáo hội Baptit không? Thế tại sao giáo hội Ngũ tuần VN hiện nay "đóng cửa" không giao lưu, không quan hệ với CMA lẫn Baptit và nhiều hệ phái anh em Tin lành khác tại VN?

Hai lý do đưa ra trên đây có phải giáo hội "PÂ-Ngũ tuần VN" hiện nay, dưới dự "chăn thuê của Dương Thành L" được sinh ra từ đám "Ngũ tuần BẤT NGHĨA" ở hải ngoại không?

Gửi bạn vài câu Kinh thánh nói về sự bất nghĩa:

"Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi lấy làm gớm ghiếc người nào... phạm sự BẤT NGHĨA." (Phục. 25: 16)

"Vì ta, Đức Giê-hô-va, ưa sự chánh trực, ghét sự trộm cướp và sự BẤT NGHĨA..." (Ê-sai 61: 18)

"Khốn thay cho kẻ xây nhà trái lẽ công bình, làm phòng bởi sự BẤT NGHĨA; dùng kẻ lân cận mình làm việc vô lương, và chẳng trả tiền công." (Giê. 22: 13)

"Chủ bèn khen quản gia BẤT NGHĨA ấy về việc người đã làm khôn khéo như vậy. Vì con đời nầy trong việc thông công với người đồng đời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng... Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai BẤT NGHĨA trong việc rất nhỏ, cũng BẤT NGHĨA trong việc lớn. " (Lu ca: 16: 8; 10)

"Vì ai ăn ở BẤT NGHĨA, sẽ lại chịu lấy sự BẤT NGHĨA của mình: không tây vị ai hết." (Col. 3: 25)

Rất hoan nghênh ý kiến và sự quan tâm của bạn.
Tôi cũng sẵn sàng lắng nghe những điều mà bạn cho là "chưa chính xác" trong bài viết!
Xin Chúa ở cùng và ban phước cho bạn.

Huỳnh Thúc Khải

Nặc danh nói...


Nếu không có sự hà hơi, tiếp sức (viện trợ USD của Ngũ tuần BẤT NGHĨA hải ngoại) thì liệu cái đám "đứng cúi đầu trước ông Tây" trong bức ảnh gọi là "Tân Ban lãnh đạo HT Phúc Âm Ngũ Tuần" đó có tồn tại, có đứng vững được không hay cũng rả đám và chạy như kiến cỏ?
Nếu không có sự hà hơi bảo kê của "Ngũ tuần BẤT NGHĨA hải ngoại" thì liệu mấy người đứng cúi đầu chung với Dương Thành Lâm: Phạm Hoàng Tân, Ngô Trương Tiến Lĩnh, Đặng Hồng Ân, Phạm Ngọc Thu... có phục Dương Thành Lâm không hay cũng khinh bỉ "thằng chăn thuê" này mà ra riêng lập giáo hội khác?

Nặc danh nói...

Có thể khẳng định mà không ngần ngại rằng “giáo hội PÂ-Ngũ tuần VN” hiện nay dưới sự “chăn thuê của Dương Thành L” là một giáo hội chết
HTK kết luận như vậy là rất hồ đồ,vơ đũa cả nắm.Ông nên nhớ Jude 12 là dành cho các giáo sư giả,những kẻ trà trộn vào Hội thánh chứ không phải tất cả mọi người trong Hội thánh đó
Tôi khuyên ông khi viết một điều gì thì phải tra xét Kinh thánh cho rỏ ràng,bối cảnh thế nào rồi mới áp dụng chứ cái kiểu áp dụng theo từ ngữ như ông lâu nay thì trật lất hết.

Nặc danh nói...

AG nên tôn trọng dự thật nầy đừng lạc đề
1. Lễ ngũ Tuần trong kinh thánh có từ cựu ước: đúng.
2. Giáo Hội ngũ Tuần TG là bắt nguồn từ phong trào thuộc linh của tín hữu Baptist Hoa Kỳ năm 1904 : đúng.
3. Ngũ Tuần Việt Nam bắt nguồn từ khao khát Chúa của tín hữu CMA VN: đúng.
4.Lễ ngũ tuần trong cựu ước là sinh hoạt tôn giáo của Do Thái Giáo trước công nguyên: đúng.
5.Lễ ngũ Tuần trong cựu ước không phải danh xưng của Hội Thánh ĐCT thời tân ước: đúng.
Sai khi nói chỉ mình AG VN hay Mẽo là có tinh thần Ngũ tuần thôi?
Mong AG nên khiêm nhường và tiên tri viết sự thật thì viết tranh cãi vô ích với cái đám lộng ngôn, kiêu ngạo, hồ đồ thuộc linh nhất tại VN AG nầy ( xem cái đám AG Hóc môn thì biết).
Do Thái Giáo VN.

Nặc danh nói...

Jude 12 là nói về giáo sư giả...!
Vậy lãnh đạo và các mục sư AG hiện nay là "thật" chắc?
Làm một kẻ chăn thuê đúng nghĩa hoàn toàn mà vẫn xưng mình là tôi tớ Chúa là thật hay giả?
Giáo hội chắp vá, vay mượn, lắp ráp, "đầu gà đít vịt", "đầu Ngô mình Sở", "đầu CMA đít Ngũ tuần"... mà cũng khoe là "chúng tôi lao nhọc 20 năm mới có hôm nay" là thật hay giả?
Giáo hội phụ thuộc mà cũng khoe là "chúng tôi độc lập" là thật hay giả?
Người ta nói "giáo hội AG" của các ông chết, chứ có nói đến Hội thánh đâu mà ông cho là trật? Các ông xem lại giáo hội của mình đi, Sống hay chết mà cho là người ta nói trật? Chưa nói giáo hội AG các ông tà giáo là may phước cho các ông lắm rồi...

Nặc danh nói...

Theo cách hiểu của chúng ta lâu nay thì khi nói đến giáo hội nào đó có nghĩa là ám chỉ toàn bộ những Hội thánh trong giáo hội đó. Khi HTK nói 'giáo hôi AG VN là giáo hôi chết' thì đã quá hồ đồ vì lúc đó HTK ám chỉ tất cả mọi Hội thánh AG ở VN đều chết cả.Có chăng Jude 12 chỉ áp dụng cho một số mấy ông lãnh đạo AG 'chăn thuê' hay thế nào đó thôi
Một điều tôi muốn hỏi HTK là 'chết hai lần' trong Jude 12 có nghĩa là gì?mà sao HTK lại áp dụng cho AG VN như đã đề cập trong bài viết ở trên.

Nặc danh nói...

Theo cách hiểu của bạn lâu nay thế nào về giáo hội là việc của bạn!
Người ta nói đến "giáo hội AG chết" và người ta chứng minh nó có hai lần chết quá rõ ràng, bạn còn "théc méc" gì nữa!? Khi bạn nói giáo hội Công giáo là "Ba-bi-lôn" thì dân Chúa, tức Hội thánh của Chúa trong đó thế nào? Bạn có dám chắc là giáo hội CG không có ai được cứu không?

"Hai lần chết trong Jude 12 là gì"... là vấn đề của giải kinh. Hai lần chết của giáo hội AG là có thật. Mục sư AG là bọn chăn thuê là có thật...! Người ta dùng ngôn ngữ thánh kinh để nói về một thực trạng của giáo hội... bạn muốn hiểu sao thì tùy!

Ma-thi-ơ trong chương 2: 18 trưng dẫn "các bà mẹ ở thành Ra- ma khóc con trẻ đã bị giết" vì chiến tranh trong sách tiên tri Giê-rê-mi 31: 15, để chỉ việc các trẻ em bị giết từ hai tuổi sắp xuống trong sự kiện Chúa Jesus giáng sinh... hai sự kiện không liên quan gì cả, nhưng ông vẫn hoặc thích trưng dẫn thì sao?

Nặc danh nói...

AG nên tôn trọng Sự thật nầy đừng lạc đề:

1. Lễ ngũ Tuần trong kinh thánh có từ cựu ước: đúng.
2. Giáo Hội ngũ Tuần AG là bắt nguồn từ phong trào thuộc linh của tín hữu Baptist Hoa Kỳ năm 1904 : đúng.
3. Ngũ Tuần Việt Nam bắt nguồn từ khao khát Chúa của tín hữu CMA VN: đúng.
4.Lễ Ngũ tuần trong cựu ước là sinh hoạt tôn giáo của Do Thái Giáo trước công nguyên: đúng.
5.Lễ Ngũ Tuần trong cựu ước không phải danh xưng của Hội Thánh ĐCT thời tân ước: đúng.

Sai khi nói chỉ mình AG VN hay Mẽo là có tinh thần Ngũ tuần thôi?

Mong AG nên khiêm nhường và tiên tri viết sự thật thì viết, tranh cãi làm chi VÔ ÍCH với cái đám LỘNG NGÔN, KIÊU NGẠO, HỒ ĐỒ THUỘC LINH nhất tại VN, AG nầy ( xem cái đám AG Hóc môn thì biết).

Do Thái Giáo VN.

Nặc danh nói...

HTK 'chết'đâu rồi mà không thấy lên tiếng?

Nặc danh nói...

HTK hằng ngày vẫn có bài mới kia mà?
và hiện đang bận làm luận án tiến sĩ với đề tài "CHỨC VỤ, SỨ MẠNG TIÊN TRI THỜI TÂN ƯỚC" nên không rãnh trả lời mấy câu vớ vẫn của đám "trẻ con AG hai lần chết". Chỉ khi nào lãnh đạo ag chính thức đặt vấn đề và công khai xác nhận comment thì tính sau. Các bạn AG thắc mắc điều gì thì hãy nói cho rõ, không được ăn nói bố láo. Mọi câu trả lời không thuyết phục chỗ nào...? Phải nói cho 'GÕ GÀNG',,, (rõ ràng)

Nặc danh nói...

Mấy cháu Ngũ tuần AG nghe đây!
AG hai lần chết là hai lần chết, có gì đâu mà thắc mắc...
III Giăng 2 là câu chào thăm lịch sự theo phép xã giao thời nào cũng vậy, mà "lãnh tụ phong trào AG - Ngũ tuần" lấy làm giáo lý cho Ngũ Tuần: "Tin lành Thịnh vượng"... mấy cháu không hiểu sao? Chỉ là một câu chào thăm mà "tổ phụ của mấy cháu" lấy làm thành giáo lý thần học, mấy cháu học và áp dụng làm cho giáo hội chạy theo tiền bạc sao mấy cháu không thắc mắc điều đó... ? Theo Kinh thánh Làm gì có "Phúc Âm Ngũ tuần" mà giáo hội AG đặt tên cho giáo hội là "Hội thánh Phúc Âm Ngũ tuần"? Ngay việc đặt tên đã là sai KT rồi...
Theo bác, "hai lần chết" là vầy: Giáo sư giả vốn đã chết (chưa tái sinh) vào trong Đạo, không hiểu đạo, giảng dạy tà giáo thì lại thêm một lần chết nữa, đó là "chết hai lần", hay hai lần chết.

Bác Tám Vườn Nho

Nặc danh nói...

Chấp nhất chi cái đám AG sau nầy bà con?
Quyền năng Thánh Linh ( chỉ miêng nói thôi) + Tiền đô Huê Kỳ + Pháp Nhân Mác Lê + mua bán chiên = AG.CHXHCN. VN. Com.

cacbacsi nói...

Vì sao Bài Cầu Nguyện chung hết hiệu lực,
Phần hết hiệu lực: “Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi”

Khi Chúa Ngôi Hai chết, mọi người chỉ cần tin Ngài là Christ thì Chúa Cha sẽ tha tội và cứu rỗi linh hồn. Nên gọi là Ân Điển ban cho loài người cách nhưng không.

Việc tiếp tục sử dụng bài Cầu nguyện này chính là sự xúc phạm Đức Chúa Jesus Christ.

Lời trong Kinh thánh :
“Êphêsô 1: 6-7
6 để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài!
7 Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài,

Ê-phê-sô 2:8-10
8 Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời.
9 Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình;”

Toàn văn bài cầu nguyện chung theo Kinh Thánh:

“Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh;

Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời!

Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày;

Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi;

Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men.”

Bài cầu nguyện này được Chúa Giê-xu dạy cho người Do Thái thời đó khi Ngài mới bước vào chức vụ và trong thời gian Ngài làm trọn luật pháp trong đó có 10 Điều răn.

Sự Kiện Danh Cha được thánh, Danh Cha tức Danh: Giê-hô-va đã không được sử dụng trong Tân ước, và kể cả cựu ước, ngày nay chỉ còn bản dịch tiếng Việt 1934 còn dùng Danh Giê-hô-va trong cựu ước mà thôi.

Sự kiện nước Cha được đến,

Khi Chúa Giê-xu trút linh hồn chính là lúc nước Cha được đến tức những người chết thuở sau nước lụt đến ngày hôm ấy khi Chúa trút linh hồn tức khoảng 2000 năm sẽ chịu sự phán xét để được cất lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục vậy trong kinh thánh cho biết nước Cha được đến có các sự kiện sau:

” 50 Đức Chúa Jêsus lại kêu lên một tiếng lớn nữa, rồi trút linh hồn.

51 Và nầy, cái màn trong đền thờ, bị xé ra làm hai từ trên chí dưới, đất thì rúng động, đá lớn bể ra,

52 mồ mả mở ra, và nhiều thây của các thánh qua đời được sống lại.

53 Sau khi Đức Chúa Jêsus đã sống lại, các thánh đó ra khỏi mồ mả, đi vào thành thánh, và hiện ra cho nhiều người thấy.”

Sự kiện: Ý Cha được nên, ở đất như trời:

Chính là sự vâng lời Chúa Cha của Chúa Con trên đất này qua sự đấu tranh tư tưởng trước sự trút linh hồn của Chúa Giê-xu.

“42 Ngài lại đi lần thứ hai, mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu chén nầy không thể lìa khỏi Con được mà Con phải uống thì xin ý Cha được nên.



Ngày nay nước Cha đã được dời qua nước Con cùng sự tha tội để được cứu rỗi.

” 13 Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài,
14 trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc, là sự tha tội.” (Cô-lô-se 1: 13-14)