Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tội Lỗi Của 'Câu Lạc Bộ VEF'

Nếu như "nhóm Đức-Hải-Thảo bất nghĩa MỘT", thì "băng đảng mục sư VEF" bất nghĩa MƯỜI! Vì sao?...

Nếu VEF là "câu lạc bộ của bọn lưu manh", là chỗ tập trung của "quân đầu trộm đuôi cướp" thì không có gì để nói, nhưng vì VEF là "Hiệp hội thông công của các mục sư" mà là mục sư lãnh đạo, nên việc họ dang tay đón nhận một "băng đảng lưu manh tôn giáo", một "lũ học trò bất nghĩa" vào đó, lại còn đem đi làm lễ phong thánh nữa thì lẻ đương nhiên họ "bất nghĩa gấp mười lần" những kẻ bất nghĩa chạy trốn trong nơi họ.




*** 

Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ĂN Ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh. Nếu anh em xưng Đấng không tây vị ai, xét đoán từng người theo việc họ làm, bằng Cha, thì hãy lấy lòng kính sợ mà ĂN Ở trong thời kỳ ở trọ đời nầy, vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ĂN Ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít, đã định sẵn trước buổi sáng thế, và hiện ra trong cuối các thời kỳ vì cớ anh em, là kẻ nhân Đức Chúa Jêsus tin đến Đức Chúa Trời, tức là Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, và ban sự vinh hiển cho Ngài đến nỗi đức tin và sự trông cậy anh em được nương nhờ Đức Chúa Trời.” (I Phi-e-rơ 1: 15-21)

Vì ai ăn ở bất nghĩa, sẽ lại chịu lấy sự bất nghĩa của mình: không tây vị ai hết.” (Cô-lô-se 3: 25)

 ***
Cả Tân ước có 53 chữ “ăn ở”. (Theo bản Việt ngữ 1926)
Chỉ trong phân khúc Kinh thánh này (I Phi-e-rơ 1: 15-21) đã có ba từ “ăn ở”. 
Vậy chữ “ăn ở” trong Kinh thánh có nghĩa gì?

Chữ “ăn ở” trong Kinh thánh có nghĩa gì? 
Riêng trong Ma-thi-ơ có hai lần chữ “ăn ở” được đề cập, nói về việc quan hệ vợ chồng của Ma-ri và Giô-sép (Ma-thi-ơ 1: 18; 25) và Lu-ca có hai lần chữ “ăn ở” nói về cuộc sống của một người giàu có (Lu-ca 7: 24; 16: 19)
Trừ 4 chữ “ăn ở” trên đây ra, 49 chữ “ăn ở” còn lại nói về lối sống, cách sống… của người mới trong Đấng Christ hoặc người cũ theo bản tánh xác thịt.
Riêng phân đoạn Kinh thánh trên đây chúng ta thấy có 3 “lối sống, cách sống” – liên quan đến từ ngữ “sự ăn ở”.

1. Sự ăn ở xứng đáng của một Cơ-đốc-nhân:
Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ĂN Ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh” (I Phi-e-rơ 1: 15-16)
“Nên thánh” theo một nghĩa là quay về với nguyên trạng không tội lỗi như thuở ban đầu khi Chúa dựng nên con người A-đam, Ê-va trong vườn Ê-đen.
Hãy nên thánh, vì ta là thánh” là mệnh lệnh Chúa dành cho thầy tế lễ người Lê-vi trong Cựu ước, tất nhiên cũng dành cho dân sự Đức Chúa Trời. (Lê-vi 11: 44) Qua Tân ước, “anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh…” (I Phi. 2: 9) thì càng phải “nên thánh, vì Ta - Đấng gọi anh em, là thánh”.
Theo mạch văn của phân đoạn Kinh thánh: Chúng ta được chuộc bởi “huyết báu Đấng Christ” để sống đời sống nên thánh, một đời sống mà con người vốn được dựng nên từ thuở ban đầu: xứng đáng, đẹp lòng Đức Chúa Trời trong mọi cách ăn nết ở với Chúa và với nhau. - “Nếu anh em xưng Đấng không tây vị ai, xét đoán từng người theo việc họ làm, bằng Cha, thì hãy lấy lòng kính sợ mà ĂN Ở trong thời kỳ ở trọ đời nầy” (c. 17)
Cơ-đốc-nhân được kêu gọi phải "ăn ở một cách xứng đáng" đang khi còn ở trọ đời này!
 

2. Lối sống và sự ăn ở bất xứng, hư hoại của tổ tiên truyền lại:
…Vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ĂN Ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ” (c. 18-19)
Lối sống hư hoại, vô đạo, tội lỗi… của con người thiên nhiên là kết quả tự nhiên do tội lỗi đem lại. Lối sống ấy được mô tả là sự ĂN Ở không ra chi của tổ tiên truyền lại – lối sống hư hoại, tội lỗi ấy được “di truyền lại trong máu huyết, bản tánh xác thịt xấu xa của con người”. Một lối sống sẽ dẫn đến kết quả là sự phán xét. Cơ-đốc-nhân được kêu gọi "ra khỏi", từ bỏ lối sống hư hoại, bất xứng ấy. "Sự ĂN Ở không ra chi của tổ tiên truyền lại" là lối sống của con người cũ, xác thịt, điều mà mỗi một Cơ-đốc-nhân phải xa lánh. 

3. Ăn ở trong thời kỳ ở trọ:
Nếu anh em xưng Đấng không tây vị ai, xét đoán từng người theo việc họ làm, bằng Cha, thì hãy lấy lòng kính sợ mà ĂN Ở trong thời kỳ ở trọ đời nầy” (c. 17)
Cơ-đốc-nhân được cứu để hưởng cơ nghiệp vinh hiển đời đời, là cơ nghiệp "không hư đi, không ô uế, không suy tàn để dành trong các từng trời cho anh em" (I Phi. 1: 4) Đang khi chờ đợi để hưởng cơ nghiệp ấy, Cơ-đốc-nhân là những "khách ở trọ", Phi-e-rơ khuyến cáo Cơ-đốc-nhân “hãy lấy lòng kính sợ mà ĂN Ở trong thời kỳ ở trọ đời nầy” theo “tiêu chuẩn nên thánh” chứ không theo lối sống “không ra chi của tổ tiên truyền lại
Một Ví dụ: Chính phủ Mỹ trước đây có chương trình "tiếp nhận con lai về Mỹ". Những đứa trẻ là "con rơi" của lính Mỹ, người Mỹ còn lại VN sau năm 1975 đều được chính phủ Mỹ có chương trình đưa về "cố quốc". Trước khi trở về làm công dân Mỹ, những đứa trong diện "con lai" này phải tập trung về một trung tâm (gần khu du lịch Đầm Sen bây giờ), nơi đây là "thời kỳ ở trọ" của các em thuộc diện con lai trước khi về "cố quốc". Trong thời kỳ "ở trọ" này, các em thuộc diện con lai được học tập mọi thứ về nước Mỹ: ngôn ngữ, văn hóa, lối sống Mỹ... Đặc biệt là các em được quan sát, theo dõi về lối sống (cách ăn nết ở) và hành vi đạo đức. Nếu em nào "quá mất dạy", trộm cắp, hung hăng, không chịu uốn nắn, khắc phục, thay đổi tính tình... những em đó có thể bị "bỏ lại"! (Giống như trong Hội thánh trong ngày Chúa đến, có người được đem đi, được "cất lên" mà cũng có người "bị bỏ lại".) (Nước Mỹ không tiếp nhận những thành phần "bất trị" như vậy... Những em này bị "trật phần ân điển")
 
Lối sống không ra chi là cách sống của người thế gian: mưu mô, xảo trá, vô đạo, bất nghĩa… là điều sẽ dẫn con người đến sự phán xét và hư mất mà Chúa phải đem huyết báu ra, mua chuộc anh em ra khỏi lối sống ấy.
Cuộc sống của Cơ-đốc-nhân “trong thời kỳ ở trọ” là điều mà Phi-e-rơ lưu ý: Vì chúng ta được chuộc để hưởng cơ nghiệp đời đời và đang khi trong thời kỳ ở trọ, anh em không phải sống theo lối sống “không ra chi của tổ tiên truyền lại” làm gì (điều đó chẳng những không xứng đáng, mà còn đem đến sự phán xét, có thể bị bỏ lại như một số em con lai bị bỏ lại), mà hãy sống nên thánh, vì Đấng cứu chuộc và kêu gọi anh em ra khỏi thế gian là Đấng Thánh.
Sự dạy dỗ của Phi-e-rơ cho ta thấy: Tình trạng “ăn ở không ra chi” giữa vòng các Cơ-đốc-nhân đã xảy ra và tồn tại giữa vòng những Cơ-đốc-nhân, ngay trong thời Hội thánh đầu tiên. Vì nếu không thì Phi-e-rơ đã không giảng điều này. Sự tồn tại “tiêu cực” đó có xứng đáng và được chấp nhận trong Hội thánh hay không? Tất nhiên là KHÔNG. Vì nếu nó là một việc “bình thường” thì Phi-e-rơ đã không giảng và lên án như trong bức thư của ông. 

4. Sự ăn ở không ra chi của giáo sư giả:
Ở một chỗ khác Phi-e-rơ cũng dạy: Nếu anh em đã được chuộc ra khỏi nếp sống, lối sống không ra chi của tổ tiên truyền lại nhờ huyết báu của Đấng Christ, mà còn quay lại đời sống cũ… thì có khác gì “chó liếm lại đồ nó mửa, heo đã tắm còn lăn lóc trong vũng sình”? Ông nói về những thành phần giáo sư, mục sư sa ngã. (giáo sư giả)
"Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu. Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn. Đã xảy đến cho chúng nó như lời tục ngữ rằng: Chó liếm lại đồ nó đã mửa, heo đã rửa sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn." (II Phi. 2: 20-22)
Lời giảng dạy của Phi-e-rơ trên đây không phải giảng cho "tín đồ", mà là cho những "giáo sư, mục sư, lãnh đạo sa ngã" thời bấy giờ. Họ là những người:
- Đã nhận biết Chúa và Cứu Chúa...
- Đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian...
- Đã biết đường công bình...
- Rồi lại lui đi về lời răn thánh...
Họ là những người đã "lui đi về lời răn thánh" và quay về "sống một đời sống không ra chi do tiên truyền lại", họ là "chó liếm lại đồ nó đã mửa, heo đã rửa sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn." (II Phi. 2: 20-22)
 
5. “Ăn ở không ra chi” - Sự Bất nghĩa:
Ăn ở không ra chi là lối sống vô đạo, bất nghĩa, tham lam, hung ác… của con người cũ chưa được tái sanh.
Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, BẤT NGHĨA, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy…” (Lu-ca 18: 11)
Phao-lô nói trong Cô-lô-se rằng “Vì ai ăn ở bất nghĩa, sẽ lại chịu lấy sự bất nghĩa của mình: không tây vị ai hết.” (Cô-lô-se 3: 25)
Như vậy, sự bất nghĩa cũng chính là một phần trong sự "ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại" trong bản tánh con người. Trong Hội thánh đầu tiên không những Phi-e-rơ mà Phao-lô cũng nói đến. Một trong những lối sống, sự ăn ở không ra chi ấy, là “sự ăn ở bất nghĩa”! “Vì ai ăn ở bất nghĩa, sẽ lại chịu lấy sự bất nghĩa… không tây vị ai hết.” (Cô-lô-se 3: 25)

6. Sự ăn ở bất nghĩa, "không ra chi" trong Hội thánh ngày nay:
Trong Hội thánh ngày nay có sự "ăn ở bất nghĩa" không?
Xét về bản chất và hiện tượng của nhóm Lê Minh Đ, Võ Văn H và Dương Thị Th… trong vụ việc “cướp phá IEM” có thể xem đó là một sự điển hình về lối sống hoặc là sự “ăn ở bất nghĩa”.
Nhóm Đức-Hải-Thảo từ đâu mà có? (nhờ cơm ai sống, nhờ giống ai nên? Chỉ nhờ Chúa thôi sao?) Cho dù với bất cứ lý do gì thì hành động “vừa ăn cướp vừa la làng” như của Nhóm Đức-Hải-Thảo là không thể chấp nhận được. Nó rõ ràng là một sự bất nghĩa. Khi còn ở trong giáo hội IEM họ đã là những "con chuột đục khoét tài sản (tài chánh) giáo hội" rồi. Họ cấu kết với nhau âm thầm thụt két ngân quỹ giáo hội. Hành động và việc làm này đối với thế gian, người đời là những người “chưa tái sanh”, chưa biết Chúa, chưa "nói tiếng lạ", chưa "báp-tem Thánh linh", chưa làm mục sư giảng Lời Chúa... người ta còn lên án, chứ đừng nói là Hội thánh. Những người "chịu ơn", những đứa học trò khi có cơ hội thì quay lại TẬN DIỆT người đã dạy dỗ mình. Lối "hành đạo" như vậy là có nghĩa hay BẤT NGHĨA? 
Nếu như "nhóm Đức-Hải-Thảo" bất nghĩa MỘT, thì "băng đảng mục sư VEF" bất nghĩa MƯỜI! Vì sao?
Nếu VEF là "câu lạc bộ của bọn lưu manh", là chỗ tập trung của "quân đầu trộm đuôi cướp" thì không có gì để nói, nhưng vì VEF là "Hiệp hội thông công của các mục sư" mà là mục sư lãnh đạo, nên việc họ dang tay đón nhận một "băng đảng lưu manh tôn giáo", một "lũ học trò bất nghĩa" vào đó, lại còn đem đi làm lễ phong thánh nữa thì lẻ đương nhiên họ "bất nghĩa gấp mười lần" những kẻ bất nghĩa chạy trốn trong nơi họ. 
Hành động bất nghĩa của Nhóm Đức-Hải-Thảo lẻ ra phải bị lên án, trái lại nó đã được “hội đồng các mục sư VEF” dang tay đón nhận và làm lễ “phong thánh cho kẻ cướp”. Đây rõ ràng là hành động “đại bất nghĩa”, bởi nó không xảy ra trong vòng tín đồ mới tin Chúa, chưa học xong giáo lý, chưa làm phép báp-tem, chưa "nói tiếng lạ", chưa "đầy dẫy Thánh Linh"… mà nó diễn ra một cách công khai, rộng lớn, phổ biến ngay trước mặt tín đồ, xã hội… nó diễn ra trong vòng những mục sư, mà lại là mục sư lãnh đạo các giáo hội “mang tầm quốc tế”.Những mục sư từng khoe mình "được ơn nói tiếng lạ", những người thường khoe mình "đầy dẫy Thánh Linh"…
Nếu sự ăn ở không ra chi, lối sống vô đạo, bất nghĩa trong vòng một số người trong Hội thánh ngày xưa đã bị Phi-e-rơ, Phao-lô lên án thì lối sống bất nghĩa, vô đạo, "sự ăn ở không ra chi" của một số mục sư, lãnh đạo trong các giáo hội ngày nay chắc chắn Đức Chúa Trời cũng lên án.

Tóm lại: Sự ăn ở không ra chi, vô đạo, bất nghĩa trong hàng ngũ các mục sư lãnh đạo tập trung trong cái "Câu lạc bộ VEF" là bằng chứng về một thời kỳ bại hoại. Các mục sư trong "Câu lạc bộ VEF" rõ ràng là một "
lũ chó liếm lại đồ đã mửa", là "bầy heo đã tắm này lại lăn lóc trong vũng sình"! Họ đang vui sướng trong tội lỗi, đang hưởng thụ "của cướp, của bất nghĩa" đầy trong nhà họ mà không biết rằng Đức Chúa Trời sẽ giáng sự rủa sả, đoán phạt trên bản thân, gia đình họ nay mai. Vì chính từ nơi họ mà danh Chúa bị nói phạm, tinh thần vô đạo, bất nghĩa, gian manh, dối gạt, trộm cắp, giết người, tội lỗi... tràn lan trên xứ sở này!
"Vậy nên, về phần bọn tiên tri đó, Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Nầy, ta sẽ cho chúng nó ăn ngải cứu và uống mật đắng; vì các tiên tri ở Giê-ru-sa-lem đã làm cho sự vô đạo tràn ra trong cả xứ." (Giê-rê-mi 23: 15)

Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 12/8/2013

4 nhận xét:

Độc giả blog LHS thường xuyên nói...

Sau Mười Hai Năm Tin Lành CMA.MN Nhìn Lại ...
Nhìn lại thành quả suốt 90 năm (1911-2001) công ơn tiền nhân 'phẩm hơn lượng'.
Thế mà, chỉ sau mười hai năm tin lành CMA.MN nhìn lại 'lượng hơn phẩm' có cái vỏ hình thức, thuộc linh rổng tuếch.
Thử hỏi tại sao ngày nay thế nầy, tại sao?
Câu trả lời. Thái phước Trường thích phô trương, dựa và ỷ sở năng con người bại hoại loại bỏ đấng hướng dẩn hội thánh suốt mọi thời đại.
Tình trạng thế nầy làm sao để cứu vãn? Sau Mười Hai Năm Tin Lành CMA.MN Nhìn Lại TPT không thể vô trách nhiệm với Chúa, tiền nhân và hiện tại.
Độc giả blog LHS thường xuyên.

Nặc danh nói...

tham tien thi lam gi co trach nhiem!!!!!!!!chi co mo vo vet cho day tui tham ko day thoi,khon thay cho ke ban Chua tha no ko sinh ra ma hon.......No ra di thi tot cho CMA,no con la CMA va con dan Chua còn bi vạ lây kho so duoi gông kềm ko thoát ra dược.Hãy CN dể Chúa giải cứu ch1ung ta mà thôi

Nặc danh nói...

Theo toi khi thaysu viec nhu vay thi con cai Chua nhanh chong nhan biet hien tuong THOI KY SAU ROT roido .Moi nguoi hay tinh thuc,dung ghen ti voi ke ac ma phai thanh tam trung tin voi Chúa de giu duoc LINH HON Minh.
MUON THAT HET LONG nhan nhu voi con cai yeu dau cua Chúa,hay trong cay Ngài vi Ngai la thanh tin,còn nhung nguoi khong ra chi ,hay giao ho cho Chua bang su CN,cuoi cung KE AC SE KO THẤY NũA,dung lo au buon phien ma chi!.....tin huu yeu Chua

Nặc danh nói...

TT.HTK, Ông phân tích bài này thật đúng với BẢN CHẤT CỦA CÂU LẠC BỘ LƯU MANH VEF rồi đó!.

Cho mấy tín đồ còn đang theo VEF mà đầy tăm tối thấy được bộ mặt thật của VEF mà suy nghĩ lại đi!

Ba tui ghen tỵ với VEF là tại sao họ là MS lại có thể LÀM GIỎI MẤY CHUYỆN THẤT ĐỨC như vậy, còn Ba tui lại không làm được? Ngay cả người thường còn chưa làm đưỡc những việc "tội lỗi vĩ đại" như VEF nữa đó TT ơi!

Ba cà Ri.