Sự “Tiền Định”: Tương Đối Hay Tuyệt Đối?
LTS: Có độc giả viết thư hỏi mục vụ LHS: "Xin hỏi tiên tri HTK, quan điểm của ông về tiền định như thế nào...? Theo chỗ tôi biết thì một số mục sư hiện nay... cũng cho rằng 'tiền định tuyệt đối là tà giáo'... Vậy LHS có thể cho biết. Xin cảm ơn!" - Một độc giả.
Bài viết sau đây bày tỏ quan điểm của LHS về "tiền định":
***
Có
sự tiền định hay không và sự tiền định là tương đối hay tuyệt đối hiện đang là
vấn đề tranh cãi trong thần học cũng nhưng trong “quan điểm” của nhiều
Cơ-đôc-nhân hiện nay. Kinh thánh nói gì về điều này?
1. Tiền định là gì?
Tiền
định là sự định trước, bởi ý định lựa chọn tự do của Đức Chúa Trời đối với từng
mỗi cá nhân đời sống cũng như mỗi quốc gia, dân tộc và cả lịch sử thế giới, như
Kinh thánh có chép:
“Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở…” (Công vụ 17: 26)
"Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định
sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở
giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những
kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là
công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển. " (Rô ma 8:29-30)
"Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước (tiền định) cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài
bởi Chúa cứu thế Giê Su, theo ý tốt của Ngài. Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta
đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Ðấng làm mọi sự
hiệp với ý quyết đoán." (Ê-phê-sô 1:5
và 11)
2. Tại sao người ta phản đối “thuyết
tiền định”?
Một
số người (Cơ-đốc-nhân) phản đối “thuyết tiền định”, có lẽ họ tưởng rằng họ “chọn
Chúa”; mặc khác, có lẽ họ chịu ảnh hưởng của “tư tưởng thế gian: phủ nhận sự
hiện hữu của Thượng đế”. Người không tin sự hiện hữu của Thượng đế - Đức Chúa
Trời tất nhiên họ cũng phủ nhận “số phận” hay “định mệnh” cùng với tất cả những
gì liên quan đến “linh hồn” hay “quyền năng của Đấng vô hình”, thần thánh… Thế
nhưng, Kinh thánh cho biết Đức Chúa Trời là “…Ðấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán." (Ê-phê-sô 1: 11) Đức
Chúa Trời tể trị và điều khiển mọi việc để nó xảy ra và đi vào “đúng quỹ đạo”,
chương trình mà Ngài đã định trước.
3. Tiền định: Tương đối hay tuyệt
đối?
Trước
đây tôi tin có “sự tiền định”, nhưng tôi cũng tin có “ý chí tự do” của con
người nữa. Nghĩa là có “tiền định” nhưng tương đối… Nhưng với trải nghiệm của
thời gian (tuổi đời) cùng với sự soi sáng cua Thánh Linh qua Lời Chúa tôi tin cách
cá nhân: sự tiền định là tuyệt đối!
Tiền
định:
“Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình (linh
hồn) của tôi;
Số các ngày định cho tôi,
Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy.” (Thi thiên 139: 16)
Số các ngày định cho tôi,
Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy.” (Thi thiên 139: 16)
Ý
chí tự do của con người:
“Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được
tự do ăn hoa quả các thứ cây trong
vườn; nhưng về cây biết điều thiện
và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.” (Sáng thế ký 2: 16-17)
Nếu
đã nói “tiền định” thì ý chí tự do của con người cũng chỉ là “sự tự do của con
cá trong thế giới nước”. Nếu một mai con cá “lên bờ” thì nó phải chết! Đó là “tự
do trong giới hạn” mà Đức Chúa Trời đã “tiền định” cho loài cá nói chung. Cũng
vậy, nếu một mai con người “vượt qua giới hạn” mà Chúa đã phân định (trái cấm)
thì con người phải hư mất.
Mặc
dù trước đây, tôi chưa hề nghiên cứu về “thuyết tiền định” của Calvin hay của
At-mi-ni-út, là hai nhà thần học đã có hai quan điểm về “tiền định” khác nhau,
được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, dần dần – bởi ơn Chúa, tôi đã nhận ra sự
tiền định “tuyệt đối” là điều mà Kinh thánh đã nói. Tôi không ủng hộ Calvin mà
cũng không phản đối At-mi-ni-ut, tôi tin sự “tiền định” theo Kinh thánh là
tuyệt đối.
“Vì chúng tôi có
đồng một lòng tin, y như lời Kinh thánh rằng: Ta đã tin, cho nên ta nói, cũng vậy,
chúng tôi tin, cho nên mới nói,” (II Cô-rinh-tô 4: 13)
4. Nền tảng Kinh thánh –
cho Tiền định tuyệt đối:
Có
nhiều chỗ trong Kinh thánh nói về “tiền định”, nhưng tiền định có tuyệt đối hay
không, nền tảng chính yếu nhất cho vấn đề này là Rô-ma chương 9.
“Vì, khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ - hầu cho
được GIỮ VỮNG Ý CHỈ Đức Chúa Trời, là ý
định sẵn bởi sự kén chọn tự do của Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ
Đấng kêu gọi…” (Rô-ma 9: 11)
Một
số bản dịch:
“dù hai con chưa được sinh ra, chưa làm điều
lành hay điều dữ nào - để duy trì mục đích của Đức Chúa Trời trong việc lựa
chọn, không tùy thuộc vào
việc làm nhưng tùy thuộc Đấng kêu gọi…” (Bản dịch HĐTT)
“thì dù hai con chưa được sinh ra, cũng chưa
làm điều gì thiện hay ác, để cho mục
đích theo sự lựa chọn của Đức Chúa Trời được giữ vững…” (BDM)
“Trước khi hai đứa trẻ chào đời, khi chúng
chưa làm một điều thiện hay điều ác nào, --để giữ vững ý định của Đức Chúa Trời trong sự lựa chọn…” (ĐNB)
“Nhưng khi các con bà chưa sinh ra, và do đó
chưa làm gì tốt hay xấu, thì Thiên Chúa đã nói với bà : Thằng anh sẽ làm tôi
thằng em. Như vậy là để giữ vững kế
hoạch Thiên Chúa đã tự do chọn lựa” (GKPV)
Phao-lô
đưa ra hình ảnh của Ê-sau và Gia-cốp là hai anh em sinh đôi, khi còn trong lòng
mẹ, “chưa làm điều chi lành hay dữ”
thì Đức Chúa Trời đã phán với người mẹ rằng “đứa lớn sẽ làm tôi đứa nhỏ”. Mục đích của việc này là để Đức Chúa
Trời bày tỏ, khẳng định “sự chọn lựa theo ý chỉ tự do, quyết đoán của Ngài” từ
trước. Chúa đã chọn và định trước cho mỗi người một cách tuyệt đối!
5. “Nào những thế thôi…” – Thần học về “Tiền định tuyệt đối”:
“Nào những thế thôi, về phần Rê-bê-ca, khi bà ấy bởi tổ phụ chúng ta là Y-sác mà có thai
đôi cũng vậy. Vì, khi hai con chưa sanh ra, chưa làm điều chi lành hay dữ - hầu
cho được giữ vững ý chỉ Đức Chúa Trời, là ý định sẵn bởi sự kén chọn tự do của
Ngài, chẳng cứ việc làm, nhưng cứ Đấng kêu gọi - thì có lời phán cho mẹ của hai
con rằng: Đứa lớn sẽ làm tôi đứa nhỏ” (Rô. 9: 10-12)
Trong
phân đoạn Kinh thánh này, cụm từ “Nào
những thế thôi,…” - khi đọc lước qua, chúng ta dường như không thấy có ý
nghĩa gì về mặt giáo lý hay thần học… Tuy nhiên, xét về “văn mạch”, (quan sát ý
diễn đạt từ câu 6-9) cụm từ này là một cụm từ hết sức quan trọng, nó hầu như gián tiếp khẳng định “sự tuyệt đối
trong tiền định”, hay nói khác hơn “sự tiền định của Chúa là TUYỆT ĐỐI” là ý mà
Phao-lô muốn nói trong cụm từ có vẻ như vô nghĩa này. – Quả thật, Kinh thánh
không “thừa” một chữ nào!
Từ
câu 6-9 Phao-lô đưa ra “hai cái sàng” là Áp-ra-ham và Y-sác: Trong dòng dõi
A-đam Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham. Trong Áp-ra-ham Đức Chúa Trời chọn Y-sác.
(Ích-ma-ên được “tiền định” để làm hình bóng cho những người “được định cho sự
hư mất”, không được chọn, không được cứu… Tất cả nhân loại là xứng đáng với “tiền
công của tội lỗi” là sự hư mất. Rô-ma 3: 23) - Trong Y-sác Đức Chúa Trời chọn
Gia-cốp. (Ê-sau cũng được “tiền định” như Ích-ma-ên dù Ê-sau là thai đôi với
Gia-cốp, Đức Chúa Trời “tiền định” cho Ê-sau và Gia-cốp là thai đôi để Ngài bày
tỏ “sự chọn lựa tuyệt đối” của Ngài, khi quyết định chọn Gia-cốp mà không chọn
Ê-sau.)…
Rồi
đến câu 10, Phao-lô khẳng định bằng cụm từ “Nào
những thế thôi,” (hoặc có thể dịch “không
những như vậy”)… Rõ ràng đối với Phao-lô, sự tiền định là “TUYỆT ĐỐI” là
điều mà ông muốn nói. “Nào những thế thôi”,
đến câu 27, Phao-lô luận tiếp (ông đưa ra “cái sàng thứ 3”) rằng trong
Y-sơ-ra-ên (dòng dõi của Gia-cốp), “dù
đông như cát biển vẫn chỉ có một phần được cứu” mà thôi. Trong câu 29 ông
nói “nếu Chúa chẳng thương xót thì cả
Y-sơ-ra-ên cũng hư mất như Sô-đôm và Gô-mô-rơ”.
6. Sự tiền định tuyệt đối là điều mà
Kinh thánh dạy.
“…Vì Chúa sẽ làm ứng nghiệm lời Ngài cách trọn vẹn và
vội vàng trên đất.” (c. 28)
Câu
này tương ứng với câu:
"Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước (tiền định) cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài
bởi Chúa Cứu thế Giê Su, theo ý tốt của Ngài. Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta
đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Ðấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán." (Ê-phê-sô 1:5 và 11)
Đức
Chúa Trời đã “tiền định” và Ngài tể trị trên từng chi tiết để đưa một người đến
với sự cứu rỗi mà Ngài đã “định trước” cho người đó.
Trong
Hê-bơ-rơ, tác giả cũng khẳng định:
“Về phần chúng
ta là kẻ đã tin, thì vào sự yên nghỉ, như Đức Chúa Trời đã phán rằng:Nầy là lời thề ta đã lập trong cơn thạnh nộ:
Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta!...
Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế.” (Hê-bơ-rơ 4: 3)
Những ai tin (vào sự tiền định của Chúa) thì vào sự yên nghỉ (không bôn ba, người đời cũng có câu “bôn ba không qua thời vận”…) còn những ai không tin thì không hề vào sự “yên nghỉ” (và điều đó cũng đã tiền định cho họ rồi). Và Kinh thánh cũng đã khẳng định “Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế.” (Hê-bơ-rơ 4: 3)
Dù muốn hay không muốn thì Chúa đã “lập trình” công việc Ngài “xong rồi từ trước buổi Sáng thế”!
…

Mục vụ Tiên tri – Lời Hằng sống 27/12/2013
7 nhận xét:
Cảm ơn Chúa
Mùa kỷ niệm Chúa Gsinh mà đi giảng để tài nầy thì thật thích hợp biết mấy!
VÂng! chúng tôi đồng lòng với Ms Khải tin vào thuyết Tiến Định tuyệt đối. Cũng không ít người đã tin cào ý thức hệ " tiền....định". Kẻ cả nhiều mục sư , tín hữu giống như nhóm ăn cướp trong các giáo hội tin lành tư gia vef, có cả "ms ..Nhẫn, VVhai, VVLac, DTLam, LMDuc, Duongthithao,....
Một Tiền định để đi lên, còn nhóm sau tiền..định để đi xuống. Ai muốn đi xuống thì cứ theo nhóm thứ hai như bà Huấn, Ông Hiền (Hải phòng) Bà Hạnh (Hà Nội), Điều Liêm Điều Gô,Điều Buu, StiengPhuoclong....đi theo tên cướp Lê Minh Đức bán trường Kinh Thánh của người Stieng chúng tôi chia nhau bỏ túi. Tôi ác đấy không thể lên thiên đàng được rùi
Các sinh viên tkt ms Mai
Tiền đinh tuyệt đối là đúng KInh Thánh .
Tiền định tuyệt đối là đúng Kinh Thánh, Calvin sai là vì giảu sai ý Chúa đã phán .
" Từ buổi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Chrit, đặng làm nên thánh, không chổ trách được trước mặt Đức Chúa Trời " ( Êphêsô 1:4 ). Đức Chúa Trời đã định cứu lòai người tội lỗi qua Chúa Giê Xu không bao giờ thay đỗi. Đó là tuyệt đối .
Còn ý chỉ tự do lựa chọn của con người là " TƯƠNG ĐỐI " , ai tin sẽ được cứu .
Chúng ta đừng lấm tưởng tiền định với " đinh mệnh thuyết " là như nhau ! Sai Kinh Thánh !
Tín đồ đang học giáo lý căn bản.
Báo Pháp luật: Tử hình "tướng cướp 20 tuổi"
Thứ tư, 25/12/2013 16:57
Ngày 25/12, TAND TP HCM đã tuyên phạt Hồ Duy Trúc (20 tuổi, quê Ninh Thuận) mức án tử hình...
Thê còn băng cướp có trụ, ở hang ổ ở ...Phan Bá Phiến, Tan bình Tp HCM thì sao?
Băng cướp này được cầm đầu bởi tướng cướp LMĐ và bè lũ Dương TT, VVHai, Lê Thị H... vẫn ngang nhiên ngoài vòng pháp luật...? Còn được Hội đồng các mục sư VEF phong thánh?
Được biết Ms Phạm L đã đưa đơn ra tòa về vụ Đầu tư bất động sản của Hội đồng VEF. Tòa án đang thụ lý hồ sơ, Ms Hồ Tấn K chuẩn bị đối mặt với pháp luật trước tòa... Bao giờ thì Ms TM mới đưa ra tòa vụ băng cướp có hang ổ ở Phan Bá Phiến - Tân bình?
Năm Tu huýt - Bình chánh
Thoi bay gio "TIEN dinh" moi thu!.
O ngoai doi cung vay, ma trong nha tho cung vay.
TIEN dinh (vi) duoc nhan cach con nguoi. Nhu dam Tuong cuop LMD cung theo thuyet ""TIEN" DINH do!
Nhu vay TIEN o day hong phai la TIEN KIEP ma la TIEN DO (USD).
Gia tri cua cai chet sau nay cung se duoc TIEN dinh, co rot xuong song, troi giua dong, cung se con bi TRA GIA "TIEN DINH BAO NHIEU"!.
TÒA ÁN?
Không biết tại sao cho đến giờ nầy Ms Trần Mai vẫn chưa tiến hành lập tòa án tôn giáo? Chúng tôi là cộng đồng tín hữu khắp nơi rất muốn có tòa án nầy xảy ra để ngô ra ngô, khoai ra khoai, dù chúng tôi không là tín hữu trong giáo hội Ms Mai. Nhưng nếu các ông Võ Văn Hải, Phạm Đình Nhẩn, Hồ tấn Khoa, Lê Minh Đức Dương thị Thảo, Lê Thị Hường là những kẻ lường thầy phản bạn hoặc họ là những người công bình, không có ý lật đồ ms Mai thì nên ra mặt. Vì chúng tôi đã tực tiếp nghe nhiều lời tố cáo về ms Mai của ms Nhẫn và Dương Thảo, Lê Mih Đức, Võ V Hải..
Tại sao các ông đi tự do tố cáo, lên án Ms Mai, rồi khi ms Mai yêu cầu các ông ra mặt để đối cất thì lại trốn né? Như thế thì đó là người hèn nhát phải không?
Nhờ Ms Khải làm rõ việc nầy xem?
Tiền Định:
Tiền định là từ Hán-Việt.
- "Tiền" là trước.
- "Định" là ý định, mưu định, quyết định...
"Tiền định" là sự định trước: Một kế hoạch, một ý định, một chương trình, một sự lựa chọn đã định sẵn từ trước (buổi sáng thế)... gọi là "Tiền định" (định trước). Kinh thánh gọi là "ý định sẵn theo sự chọn lựa, biết trước..." của Đức Chúa Trời... Không có "tiền kiếp" (kiếp trước).
HTK
Lập tòa án.
Tại sao Ms Trần Mai chưa lập tòa án?
Muốn lập tòa án, trước hết phải có quan tòa, luật pháp và cơ quan hành pháp (thi hành án).
- Quan tòa: Ai là quan tòa trong một "cộng đồng tôn giáo vô chánh phủ"? Hội thánh tư gia là một cộng đồng tín ngưỡng "thầm lặng" (vô chánh phủ) thì ai có đủ tư cách, thẩm quyền để làm quan tòa? Nếu họ coi "Chúa là Chủ" thì họ phải biết lấy tình yêu trong Chúa, lòng kính sợ Chúa mà xử sự với nhau cho phải đạo, còn không thì "bó tay"! Chờ ngày Chúa xử!
- Luật pháp: Muốn xử tội ai phải có luật. Một cộng đồng không có luật (không ai thừa nhận ai) thì lấy gì xử? "Luật pháp của Đức Giê-hô-va" thì để... "Đức Giê-hô-va xử". Luật pháp xã hội thì phải có "tư cách pháp nhân về mặt xã hội" thì mới hội đủ "điều kiện pháp lý" để xử. Hội thánh Tư gia không có tư cách pháp nhân về mặt xã hội. (Chỉ có tư cách pháp thiên thì chờ xử bằng Thiên luật - Luật của Đức Chúa Trời)
- Cơ quan hành pháp (thi hành án): Nếu xử ra một bên nào đó "rõ ràng là kẻ có tội", phải bồi thường cho nạn nhân (nguyên cáo), mà "bị cáo", phạm nhân không bồi thường thì "làm gì nhau"? Ai là người đứng ra "cưỡng chế" thi hành án đối với "bị cáo"? Chính vì hoàn cảnh như vậy mà trong cộng đồng Tư gia (VEF) "ai đông hơn, to mồm hơn" thì người đó là "chính nghĩa"!
VEF là hội đồng các mục sư Tư gia, họ có Lời Chúa, có tư cách, nhân cách... mà họ còn dùng "luật rừng" khi "phong thánh cho tướng cướp", rồi dùng tập thể "chơi hội đồng" một người bạn đồng lao của họ... thì còn luật nào để xử nữa?
Sau lưng thì họ tố cáo Ms TM, họ làm vậy là để tạo ra một dư luận xấu về "nạn nhân" để cho cộng đồng thấy rằng việc làm của họ là "chính nghĩa"! Còn khi đối mặt để đối chất thì họ "trở bài", làm ra mình là người "thuộc linh", không muốn đối chất, "để Chúa bênh vực"... (Nếu không có LHS để nói lên tiếng nói công chính và sự thật... thì mãi mãi những người này là "chính nghĩa") Sự thật là họ không thể đối chất. Họ không thể trả lời một số những câu hỏi... Cũng như cho tới nay, VEF, mà đại diện là Ms Phạm Đình Nhẫn vẫn "trả lời trú trớ", không rõ ràng, không dứt khoát, đôi khi mâu thuẫn... những câu hỏi mà Ms TM thình thoảng vẫn gọi điện để "nhắc lại"... cho VEF rằng "thế nào rồi...?". Họ tố cáo người khác "sau lưng" thì được, nhưng đối mặt để đối chất thì họ... có 1001 lý do để né tránh, trong đó có một lý do rất thiêng liêng: Họ là người thuộc linh, nên không quan tâm tới những "việc làm của xác thịt"!
Xin đừng ai nói họ là "hèn nhát". Họ không hèn nhát đâu, họ là những người "rất thuộc linh", bận rộn suốt ngày với "công việc Chúa"... nên họ không rãnh để tới dự những "phiên tòa vớ vẫn" chứ không phải họ hèn nhát. Đừng nói vậy mà "oan" cho họ.
Huỳnh Thúc Khải
Đăng nhận xét