“CÂU HÁT CỦA KẺ NGU MUỘI”
- Vì Sao Chính Quyền Tham Nhũng và Thối
Nát?

(Chủ bút: Huỳnh Thúc Khải)
Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người; và người
sống để vào lòng.
Buồn rầu hơn vui vẻ; vì nhờ mặt buồn, lòng được vui.
Lòng người khôn ngoan ở trong nhà tang chế, còn lòng kẻ ngu muội ở tại nhà vui sướng.
Thà nghe lời quở trách của người khôn ngoan, còn hơn là câu hát của kẻ ngu muội.
Vì tiếng cười của kẻ ngu muội
giống như tiếng gai nhọn nổ dưới nồi. Điều đó cũng là sự hư không.”
(Truyền đạo 7: 1-6)
***
Danh tiếng tốt và dầu quý giá: Người giàu mới có tiền mua sắm và
dùng dầu thơm quý giá. Nhưng sự giàu có chưa chắc mua được danh tiếng tốt. Danh
tiếng tốt đến từ tấm lòng tốt. Tấm lòng tốt có được nhờ một “triết lý tốt”. Một
người sống với một “triết lý xấu”, không thể có được một tấm lòng tốt. Thí dụ:
một người tin vào triết lý “của người là của ta”, người đó sẽ thành kẻ cướp. Một
người tin rằng “chết là hết và không có Thượng đế hay sự phán xét gì cả”… người
đó sẽ làm điều ác như Kinh thánh đã nói:
“Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời.
Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc;
Chẳng có ai (trong họ) làm điều lành” (Thi thiên 14: 1)
Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc;
Chẳng có ai (trong họ) làm điều lành” (Thi thiên 14: 1)
Một người sống với triết lý “chẳng
có Đức Chúa Trời và sự phán xét”- “của người là của ta” (quan điểm sống – nhân sinh
quan của kẻ cướp) người đó có thể có “dầu quý giá” nhưng không có được “danh
tiếng tốt”.
Những CHÍNH QUYỀN, chính phủ (Đảng
phái chính trị) xây dựng hệ tư tưởng trên nền tảng triết lý “chẳng có Đức Chúa
Trời và sự phán xét”- “của người là của ta” họ có thể có “dầu quý giá” (ăn sung
mặc sướng nhờ cướp đoạt, bóc lột mồ hôi xương máu của nhân dân, lừa gạt quốc tế…)
nhưng họ không bao giờ có được “danh tiếng tốt”, mặc dù họ cũng muốn có được
điều đó. Họ có thể độc quyền và sử dụng hệ thống truyền thông một chiều để đánh
bóng và ca ngợi giai cấp… nhưng cũng không bao giờ có được tiếng tốt. Và kết
cuộc của những chính quyền ấy là “sự hư không” như Kinh thánh đã chép. Khoa học
biện chứng phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, nó là triết lý – triết học
nền tảng cho những người sống với quan niệm sống “chết là hết và không có Thượng
đế hay sự phán xét gì cả”.
Đi tìm triết lý đúng:
“Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến
tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng
của mọi người; và người sống để vào lòng”
Nhà tang chế ở đây là Đám tang và “nhà
yến tiệc” là đám Sinh nhật. – “Ngày chết hơn ngày sanh”.
Đi đến đám tang để thấy “sự cuối cùng của mỗi con người” để người sống
suy tư, tìm cho mình một ý nghĩa sống: sống để làm gì? Sống thế nào cho có ý
nghĩa… không phải sống để hưởng thụ…! Nếu sống chỉ để hưởng thụ thì cuộc sống
con người không ý nghĩa gì hết. Và nếu cuộc sống con người không ý nghĩa thì
con người sống để làm gì? Khi không tìm ra được “ý nghĩa của đời sống” người ta
quay ra với triết lý “sống hưởng thụ”. Để có vật chất hưởng thụ, người ta phải
làm điều ác, vì họ tin rằng “chết là hết” thì sao không cướp của người khác để
hưởng thụ rồi chết? – Nếu “chết là hết – mọi người như nhau” thì đạo đức có ý
nghĩa, giá trị gì và để làm gì trong thế giới “tự nhiên mà có” này? Nếu con
người là “sản phẩm của tình cờ” cũng như vũ trụ, thì “đạo đức” cũng là “sản
phẩm tự nhiên mà có”, như vậy cái “sản phẩm đó” cũng chỉ có giá trị tùy theo
quan niệm và thời thế? Phải chăng đây chính là nguyên nhân “gốc rễ” mà người
ta có thể đem cả cha mẹ, người thân ruột
thịt của mình ra “đấu tố trong những vụ CÃI CÁCH RUỘNG ĐẤT”?
Đi tìm ý nghĩa sống quan trọng và
có giá trị hơn là “hưởng thụ” cuộc sống.
Người khôn ngoan là người biết tìm
ý nghĩa và giá trị của đời sống, kẻ ngu muội là người chỉ biết hưởng thụ cuộc
sống (theo nghĩa là thỏa mãn mọi ham muốn của xác thịt).
Thánh kinh khuyên chúng ta “hãy
tìm một triết lý đúng” để sống.
Triết lý của kẻ ngu muội:
“Thà nghe lời quở trách của người khôn ngoan, còn hơn là câu hát của kẻ ngu muội. Vì tiếng cười của kẻ ngu muội giống như
tiếng gai nhọn nổ dưới nồi. Điều đó cũng là sự hư không.” (Truyền
đạo 7: 1-6)
“Hãy hưởng thụ cuộc sống đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết, và
chết là hết”, đó là triết lý của kẻ ngu muội.
“Câu hát cùa kẻ ngu muội”: Từ triết lý ngu muội
dẫn đến “câu hát ngu muội” (văn nghệ, văn hóa của xã hội đi theo chủ nghĩa “không
có Thượng đế” – khoa học biện chứng). Khi người ta tin vào triết lý nào thì
người ta sống với triết lý đó, người ta sẽ làm thơ, nhạc, bài hát để ca ngợi
triết lý đó. Ví dụ về “câu hát ngu muội”: “Mùa
xuân trên thành phố HCM là mùa xuân đẹp nhất trên đời” là “câu hát của kẻ ngu muội” vì nó không
đúng với sự thật lịch sử cũng như thiên nhiên và cả thế giới… Nó là sản phẩm
được “sản xuất theo đơn đặt hàng” của “bên thắng cuộc”. Là “của lễ nịnh bợ của
một kẻ xu thời, xu thế”… Đất nước tang thương, dân tình hoảng loạn, tương lai
sụp đổ, “kẻ ác lên ngôi”… triệu người bỏ nước ra đi, “chỉ trăm người vui, nhưng
có vạn người buồn”… vậy mà người ta lại hát “đó là mùa xuân đẹp nhất trên đời”!? Đó chỉ là “câu hát của kẻ ngu muội”.
“Tiếng cười của kẻ ngu muội”: Người giàu có, kẻ
thành đạt “cười đắc ý” trong tiệc tùng sinh nhật (hoặc ăn mừng chiến thắng) là
“kẻ ngu muội”. Vì sao? Vì người đó là kẻ không biết rằng “thời thế và cơ hội xảy đến cho mọi người… như cá mắc lưới, chim phải
bẫy dò” – hôm nay mình thành công (chiến thắng trên Tp HCM), ngày mai mình
bại, hôm nay giàu, ngày mai trắng tay, hôm nay mình là “ông vua có quyền lực”,
ngày mai mình bị người ta xử tội… đó là quy luật “Thiên võng khôi khôi…” mà kẻ
ngu muội không hề biết. Nên câu hát, tiếng cười của họ là câu hát tiếng cười của
kẻ ngu muội.
“Thà nghe lời quở trách của người khôn ngoan, còn hơn là câu hát của kẻ ngu muội. Vì tiếng cười của kẻ ngu muội giống như
tiếng gai nhọn nổ dưới nồi. Điều đó cũng là sự hư không.” (Truyền
đạo 7: 1-6)
...

Mục vụ Tiên tri – Lời Hằng sống 25/12/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét