Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Chọn Lựa: Vấn Đề “Nền Tảng Thần Học” Của Các Mục Sư Trong HTTLVN.MN Hiện Nay Ra Sao?


Chọn Lựa: Vấn Đề “Nền Tảng Thần Học” Của Các Mục Sư Trong HTTLVN.MN Hiện Nay Ra Sao?

Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống...” (Phục. 30: 19)
***

Phần Suy niệm” trong bài “ Lựa Chọn” đăng trên HTTLVN.ORG viết: Lựa chọn là một khả năng đặc biệt mà Chúa ban cho con người.  Nhưng trên đời vẫn có nhiều người cam chịu số phận của mình mà không chịu lựa chọn, vì thế nên cuộc đời những người ấy không bao giờ thay đổi.

Ngày nay nhiều người vẫn nhấn mạnh ý chí tự do (chọn lựa) của con người trước “sự mời gọi ân điển” của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, “ý chí tự do của con người” - một ý chí bị hư hoại do sự sa ngã - đã không bao giờ chọn con đường sống và phước hạnh.
Đức Chúa Trời luôn đặt trước mặt dân tộc Y-sơ-ra-ên “sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả” và Ngài kêu gọi họ thông qua Môi-se và các tiên tri rằng “hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống...” (Phục. 30: 19) Tuy nhiên, lịch sử Y-sơ-ra-ên cho thấy họ luôn chọn con đường “sự chết và rủa sả”! Đức Chúa Trời “nổ lực cứu Y-sơ-ra-ên” vì Ngài là thành tín, chứ không phải Y-sơ-ra-ên đã chọn “con đường sống và phước hạnh”. Lịch sử Y-sơ-ra-ên chứng minh họ là một dân tộc bội nghịch và luôn “chống lại đường lối, ý muốn của Đức Chúa Trời”. Phao-lô nói rằng “Mà làm sao! Nếu một vài người trong bọn họ không thành tín, thì sự không thành tín của họ có làm cho sự thành tín của Đức Chúa Trời ra hư không sao? Chẳng hề như vậy!” (Ro 3: 3) “Nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được.” (IITi 2: 13)
Bản tánh của dân tộc Y-sơ-ra-ên cũng chính là bản chất sa ngã của cả nhân loại và cách mà Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên cũng chính là cách mà Ngài đối với những người “được chọn từ trước buổi sáng thế” trong các dân tộc như được chép trong Ê-phê-sô 1: 4 “trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời...
Chúa Jesus khẳng định “Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi” (Giăng 15: 16)
Trong suốt lịch sử, Đức Chúa Trời đã làm bao nhiêu phép lạ, và ân điển diệu kỳ trên Y-sơ-ra-ên, nhưng họ vẫn luôn chọn con đường “thù nghịch và bội nghịch cùng Đức Chúa Trời” cách này hay cách khác và Ngài vẫn cứ làm ơn cho họ không phải vì “họ chọn con đường sống” mà vì Đức Chúa Trời là Thành tín. Đối với Hội thánh cũng như với mỗi chúng ta ngày nay cũng vậy: Chúa làm ơn cho chúng ta không phải vì chúng ta “trung tín”, hay chúng ta “tốt hơn người khác”… mà là vì Chúa là Thành tín. Ngài đã “chọn chúng ta trong Đấng Christ từ trước buổi sáng thế”. Chúa đã chọn chúng ta trước chứ chúng ta không chọn Ngài, vì trong mỗi chúng ta đều có “bản tánh sa ngã của A-đam”. Bản chất của mỗi dân tộc xét về căn bản không hơn gì bản tánh của Y-sơ-ra-ên - nó đều có mẫu số chung là “bản tánh sa ngã của con người” vốn là con cháu A-đam. Vì vậy, nếu nói “ý chí tự do chọn lựa” thì con người chỉ chọn “con đường chết và sự rủa sả”, hư mất đời đời… Đức Chúa Trời chọn và cứu chúng ta từ trong “những kẻ hư mất”.
Khi kêu gọi người khác – tội nhân tin Chúa (hay kêu gọi con cái, tôi tớ Chúa ăn năn) chúng ta đánh thức “tiềm thức- ý chí tự do chọn lựa” và “bản tánh phân biệt điều thiện, điều ác” trong con người… Nhưng nếu Thánh Linh không cảm động thì người ta vẫn “từ chối ân điển”. Do đó, tất cả đều là bởi ân điển của Đức Chúa Trời, ngay cả khi chúng ta “chọn ăn năn và đi theo đường lối Chúa” cũng là bởi ân điển.
Có thể nói “quan điểm thần học của HTTLVN.MN” hiện nay có khuynh hướng nhấn mạnh ý chí tự do – sự nổ lực sống tốt và chọn lựa đi theo đường lối Chúa (thông qua những bài viết trên web HTTLVN.org). Tuy nhiên, “ý chí tự do và sự nổ lực xác thịt ấy” cần phải đem “đóng đinh lên thập tự giá với Đấng Christ” như Phao-lô có nói trong Ga-la-ti 2: 20 “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.”
Xét trên một khía cạnh, vấn đề “nền tảng thần học” của các mục sư trong HTTLVN.MN hiện nay, kể cả các “giáo sư thần học trong Viện TKTH” của HTTLVN.MN rất LỎNG LẺO và thiếu hệ thống, thiếu nền tảng. Có lẽ đây là điểm chính yếu làm cho đạo Tin lành không tăng trưởng, mặc dù đã có mặt tại VN hơn 100 năm qua.


Tt Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống - 14/2/2014

2 nhận xét:

THG nói...

TT. HTK viết:
Đức Chúa Trời “nổ lực cứu Y-sơ-ra-ên” vì Ngài là thành tín, chứ không phải Y-sơ-ra-ên đã chọn “con đường sống và phước hạnh”
... (hết trích)

Ý tưởng hay!
Nhưng không biết TT.HTK có thể phân tích sâu sắc thấu đáo hơn không (?) hay chỉ dừng lại ý tưởng thôi.
Hy vọng được nghe luận tiếp!
E rằng sau khi luận thấu đáo, thì TT.HTK sẽ có kết luận kinh hoàng (!) về Đạo Tin Lành vốn hiện hữu tại VN không hề liên quan đến Tin Lành của ĐCT đang bày tỏ ra Quyền phép để cứu mọi kẻ tin(Ro.1:16-17) và dẫn dắt mọi dân đến sự "vâng phục của đức tin"(Ro.1:5), MÀ LÀ MỘT TIN LÀNH KHÁC!!!

Không biết TT.HTK dám luận đến nơi đến chốn lẽ thật này không (?)

THG

Dủ Thiên Thanh văn phòng nhì PÂLH C&MA nói...

Theo Hiểu Chọn Lựa Việc Làm Hơn Là Đức Tin !
Chào cộng đồng Phước âm liên hiệp C&MA (C=cờ MA=ma).
Củ rồi chớ không mới nên không lạ gì khi gọi 'tin lành' sau 2001 đến nay là (cờ ma=PÂLH). Sao thế?
Tại gì Ms tin lành có Thái phước Trường thích đủ thứ (việc làm hơn đức tin).
Đó cũng chính là thần học hại tiện (hiện tại) mà họ chọn.
Nhưng treo đầu dê lại bán thịt chó đánh lừa bàn dân thiên hạ (chức sắc - chức việc) trong đó có hàng triệu tín đồ. Qua các chủ đề rất là kêu (kiêu ngạo cao nghệu) mà Phan quang Thiệu vừa 'treo' thông báo lên.
- chết với Chúa jêsus.
- Chúa sống trong tui.
- Để lại lời hứa.
- Bước theo thánh linh.
Túm lại. Nền thần học việc làm hơn đức tin chỉ để móc túi kẻ theo đạo mà thôi. Giỏi lắm đấy.
¤ Trung tâm châm sóc Cờ MA cà chớn.