Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Tin Lành VN Hiện Nay Là Một “Tin Lành Khác”?


"Tin Lành Việt Nam" Hiện Nay Là Một “Tin Lành Khác”?

 Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ.” (Ga 1: 6-7) 

***
Đức Chúa Trời “nổ lực cứu Y-sơ-ra-ên” vì Ngài là thành tín, chứ không phải Y-sơ-ra-ên đã chọn “con đường sống và phước hạnh”… Điều này là một sự thật chân lý hay chỉ là một ý tưởng?
Ngày nay nhiều người vẫn nhấn mạnh ý chí tự do (chọn lựa) của con người trước “sự mời gọi ân điển” của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, “ý chí tự do của con người” - một ý chí bị hư hoại do sự sa ngã - đã không bao giờ chọn con đường sống và phước hạnh.
Đức Chúa Trời luôn đặt trước mặt dân tộc Y-sơ-ra-ên “sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả” và Ngài kêu gọi họ thông qua Môi-se và các tiên tri rằng “hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống...” (Phục. 30: 19) Tuy nhiên, lịch sử Y-sơ-ra-ên cho thấy họ luôn chọn con đường “sự chết và rủa sả”! Đức Chúa Trời “nổ lực cứu Y-sơ-ra-ên” vì Ngài là thành tín, chứ không phải Y-sơ-ra-ên đã chọn “con đường sống và phước hạnh”. Lịch sử Y-sơ-ra-ên chứng minh họ là một dân tộc bội nghịch và luôn “chống lại đường lối, ý muốn của Đức Chúa Trời”.

I. Y-sơ-ra-ên vốn là một dân CỨNG CỔ:
Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: Ta đã xem thấy dân nầy, kìa là một dân cứng cổ.” (Xu 32: 9)
“Vì Đức Giê-hô-va đã phán cùng Môi-se rằng: Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên: Các ngươi là dân cứng cổ...” (Xu 33: 5) 

Môi-se xác nhận họ là dân CỨNG CỔ:
Lạy Chúa! Nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin hãy đi giữa chúng tôi, vì dân nầy là một dân cứng cổ. Xin hãy tha sự gian ác cùng tội lỗi, và nhận chúng tôi làm cơ nghiệp của Chúa.” (Xu 34: 9)
Vậy, khá biết rằng chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi cho ngươi nhận lấy xứ tốt tươi nầy đâu; bởi ngươi vẫn là một dân cứng cổ. Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va. Tại Hô-rếp, các ngươi cũng đã chọc giận Đức Giê-hô-va; nên Ngài nổi thạnh nộ toan diệt các ngươi.” (Phục 9: 6-8)
Sa-mu-ên (tác giả sách Sử ký, Các vua) xác nhận Y-sơ-ra-ên là dân cứng cổ:
“Song Đức Giê-hô-va cậy miệng các đấng tiên tri và những kẻ tiên kiến mà khuyên Y-sơ-ra-ên và Giu-đa rằng: Khá từ bỏ đường ác của các ngươi, hãy gìn giữ điều răn và luật lệ ta, tùy theo các mạng lịnh ta cậy những tiên tri, là tôi tớ ta, mà truyền cho tổ phụ các ngươi. Nhưng chúng không muốn nghe, cứng cổ mình, y như các tổ phụ của chúng không có lòng tin Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ.” (IIVua 17: 13-14)

Nê-hê-mi cũng xác nhận họ là một dân cứng cổ:
“Nhưng tổ phụ chúng tôi cư xử cách kiêu hãnh, cứng cổ mình, không nghe các điều răn của Chúa, chẳng khứng vâng theo và không nhớ đến các phép lạ mà Chúa đã làm giữa chúng; nhưng chúng cứng cổ mình, và trong sự bội nghịch mình cắt một kẻ làm đầu đặng trở về nơi nô lệ của họ. Nhưng Chúa vốn một Đức Chúa Trời sẵn tha thứ, hay làm ơn, và thương xót, chậm nóng giận, và dư đầy nhân từ, Chúa không có lìa bỏ chúng.” (Ne 9: 16)
Chúa phán qua tiên tri Giê-rê-mi: Y-sơ-ra-ên là dân cứng cổ:
“Nhưng chúng nó chẳng nghe ta, chẳng hề để tai vào, song lại cứng cổ, ăn ở càng xấu hơn tổ phụ mình.” (Gie 7: 26) 

Chấp sự Ê-tiên cũng khẳng định Y-sơ-ra-ên là một dân cứng cổ:
Không những trong thời Cựu ước, mà qua thời Tân ước, Ê-tiên cũng khẳng định Y-sơ-ra-ên là một dân cứng cổ, khi ông nói với những người lãnh đạo Do thái giáo lúc bấy giờ:
“Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia! Các ngươi cứ nghịch với Đức Thánh Linh hoài; tổ phụ các ngươi thế nào, thì các ngươi cũng thế ấy!” (Cong 7: 51)
Xét trên một phương diện: đã ra từ dòng giống A-đam thì không dân tộc nào là không bội nghịch, chống lại Đức Chúa Trời, như Phao-lô có viết:
Còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình…” (Col 1: 21)
Bởi sự sa ngã của A-đam, tất cả dòng dõi loài người- tất cả các dân tộc đều thờ lạy ma quỷ và chống lại Đức Chúa Trời. Hết thảy đều sa ngã, như Phao-lô có luận trong Rô-ma rằng “chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”. (Rô-ma 3: 10) Đức Chúa Trời cứu Y-sơ-ra-ên để Ngài dùng Y-sơ-ra-ên làm “phương tiện” đem Tin lành cứu rỗi cho cả loài người sa ngã. Bản tánh Y-sơ-ra-ên chống nghịch Đức Chúa Trời cũng là điều dễ hiểu, vì họ cũng ra từ A-đam sa ngã. Bản tánh ngoan cố ấy cũng là đại diện cho toàn thể các dân tộc trên thế giới trong thái độ đối với Đức Chúa Trời – Tạo hóa.
Lịch sử Y-sơ-ra-ên là một lịch sử chống nghịch, bội ước và chọc giận Đức Chúa Trời. Chúa khẳng định với họ qua Môi-se rằng Ngài làm ơn cho họ không phải vì “họ công bình” mà là vì “giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham” như trong Phục truyền 19: 6-8 có chép. Cũng trong dòng chảy của sự “ngoan cố và bội nghịch ấy”, trong thời Tân ước, người Y-sơ-ra-ên tiếp tục chống nghịch sứ điệp Phúc âm được rao truyền bởi chính Con Một Đức Chúa Trời, và Ê-tiên, một chấp sự đầy dẫy Thánh Linh trong Tân ước đã “lên án” họ rằng: “Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia! Các ngươi cứ nghịch với Đức Thánh Linh hoài; tổ phụ các ngươi thế nào, thì các ngươi cũng thế ấy!” (Cong 7: 51) Lời lên án này một lần nữa cho thấy người Y-sơ-ra-ên trong bất cứ thời điểm nào, luôn là một dân tộc chống lại Đức Chúa Trời. Dầu vậy, Đức Chúa Trời vẫn lên chương trình để cứu họ “trong giờ chót”, sau khi Ngài đã “cứu mọi dân tộc”… như trong Rô-ma 11: 26 có chép:
“…Vậy thì cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, như có chép rằng:
Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn,
Cất sự vô đạo ra khỏi Gia-cốp
”. (Rô-ma 11:26)
Dân Y-sơ-ra-ên được xem như là một dân “vô đạo” vì bản chất cứng cỏi, bội nghịch, cứng cổ, cứng lòng của họ đối với Đức Chúa Trời và Đạo Ngài. Họ có “tôn giáo thờ Đức Chúa Trời”, nhưng tấm lòng họ thì “không có chỗ cho Đức Chúa Trời và Đạo Ngài” như Chúa Jesus từng phán “Đạo ta chẳng được chỗ nào trong các ngươi”. - “Ta biết rằng các ngươi là dòng dõi Áp-ra-ham, nhưng các ngươi tìm thế để giết ta, đạo ta không được chỗ nào ở trong lòng các ngươi.” (Gi 8: 37)
Mặc dù họ bội nghịch như thế nhưng Đức Chúa Trời vẫn thành tín để cứu họ. Rô-ma 11: 26 trên đây được xem như lời tiên tri chỉ về sự thành tín của Đức Chúa Trời, khi Ngài sai sứ giả đến giảng Tin lành cho người Do thái lần cuối cùng, trước khi Đấng Christ Tái lâm. Trong khi sứ giả đến rao truyền Tin lành cho người Do thái thì Đức Thánh Linh sẽ đóng vai trò “Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn” để“Cất sự vô đạo ra khỏi Gia-cốp”, nghĩa là Đức Thánh Linh sẽ hành động để cảm phục một số người Do thái tin nhận Chúa Jesus là Đấng Mê-si-a của họ, cất đi “sự cứng lòng, tinh thần vô đạo” khỏi nhà Gia-cốp.
“…Vậy thì cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, như có chép rằng:
Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn,
Cất sự vô đạo ra khỏi Gia-cốp.
” (Rô-ma 11:26)
Như vậy, có thể khẳng định rằng dân Y-sơ-ra-ên là một dân “chống nghịch Đức Chúa Trời” không thua gì tất cả các dân ngoại khác. Đức Chúa Trời cứu họ là vì giao ước, vì lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham chứ không vì “sự công bình” hay là cách ăn ở tốt của họ.
Từ đây chúng ta có thể suy ra rằng đối với người Việt nam hay bất cứ dân tộc nào trên thể giới cũng vậy: Chúng ta không hơn gì dân Do thái trong thái độ, bản tính tội lỗi và trong cách hành xử đối với Đức Chúa Trời… Nhưng Ngài cứu chúng ta cũng như Ngài cứu một số người trong Y-sơ-ra-ên – Dân Do thái vậy.

II. Tin lành VN là một “Tin lành khác”?
Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ.” (Ga 1: 6-7)
Giáo hội Phúc Âm Liên hiệp tại VN (CMA) cũng được gọi là “Hội thánh Tin lành Việt Nam”. Nếu tách chữ “Hội thánh” ra thì giáo hội này cũng thường được gọi là “Tin lành Việt nam”. Một số nhân sự của giáo hội này, không biết họ đã học từ đâu mà họ đã “mạnh miệng tuyên bố” nhiều nơi rằng “chỉ có HTTLVN mới là Tin lành, còn lại những tin lành ngoài TLVN đều là ‘tin lành khác’…”. Họ nói điều này và trưng dẫn Ga-la-ti 1: 6-7… đàng hoàng!
Thế nào là một “tin lành khác”?
Vấn đề theo như Phao-lô luận ở đây, thật chẳng có “tin lành khác” như một số kẻ làm rối trí anh em, nhưng chỉ có “Tin lành Đấng Christ” mà thôi.
Trong thời của Phao-lô, một số giáo sư giả cũng rao giảng “tin lành” nhưng tin lành đó không đúng như “Tin lành của Đấng Christ”. Phao-lô viết cho Hộ thánh Ga-la-ti rằng chẳng có “tin lành nào ngoài Tin lành của Đấng Christ cả”. Những “tin lành” nào không giống với Tin lành Đấng Christ thì đó là một “tin lành khác”, “tin lành giả” của những giáo sư giả. Thực ra, ngoài Tin lành của Đấng Christ ra, không có “tin” nào đáng gọi là “Tin lành” theo nghĩa là Phúc Âm Cứu Rỗi cả!
Một số điều căn bản thuộc “Tin lành Đấng Christ”:
- “Tin lành Đấng Christ” là Tin lành “nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời.” (Ê-phê-sô 2: 8)
- “Tin lành Đấng Christ” là Tin lành “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc…” (Rô-ma 1: 16)
- “Tin lành Đấng Christ” là Tin lành mà “anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời...
Và lời đó là đạo Tin lành đã giảng ra cho anh em.” (I Phi. 1: 23-25)
“Tin lành khác” là một “tin lành không thiết lập nền tảng đức tin trên Tin lành Đấng Christ”. Có thể khẳng định rằng: Tất cả những tin lành (giáo hội) nào thiết lập nền tảng đức tin không dựa trên những nền tảng căn bản của “Tin lành Đấng Christ” thì đó là một “tin lành khác”, “tin lành giả” của những giáo sư giả.
“Tin lành VN” xét về tên gọi là “hoàn toàn sai”. Vì VN làm gì có tin lành? (Kể cả người Mỹ cũng không hề có Tin lành, mặc dù họ là quốc gia Tin lành.) Nếu gọi Giáo hội Phúc Âm Liên Hiệp (CMA) là “Tin lành VN” thì nó không phải là “Tin lành nguyên thủy” mà là một thứ “tin lành pha trộn”, một “tin lành hổn hợp”... Nói cách khác trong “Tin lành VN” – giáo hội CMA hiện nay là một “hổn hợp tin lành” bao gồm “Tin lành Đấng Christ” + “Tin lành Trưởng lão” + “Tin lành Ngũ tuần” + “Tin lành Giám Lý” + “Tin lành Báp-tít”… và còn cọng thêm một số “tin lành khác” không kể tên ở đây đang có mặt trong “Tin lành VN”! Vì giáo hội CMA không những là “con đẻ của nhiều giáo hội Tin lành trên thế giới”, mà tín lý cũng như quan điểm thần học của nó cũng là một thứ “niềm tin hổn hợp” – không có quan điểm rõ rệt. (Các giáo phái Tin lành trên thế giới họ có tín lý và quan điềm (nền tảng) thần học rất rõ ràng) “Tin lành VN” (giáo hội CMA) đón nhận mọi nền thần học từ những người “cha đẻ ra mình” nhưng không chắc lọc, không chọn ra cho mình một trường phái, quan điểm rõ rệt. Do đó lúc thì họ nói “Chúa tể trị tuyệt đối”, lúc thì “phải nổ lực sống đẹp lòng Chúa”…! (Trong những bài viết, bài học Kinh thánh đăng trên web HTTLVN.org cho thấy HTTLVN không có quan điểm thần học nào là nền tảng cả! Ứng dụng vu vơ, thiếu nền tảng, tùy hứng và mang nặng tính giáo dục luân lý mà không có nền tảng, chiều sâu lẽ thật.) Một khi nó là một “tin lành hổn hợp” thì nó đã không còn là nguyên thủy “Tin lành Đấng Christ” nữa.
Về mặt tích cực, chúng ta không phủ nhận rằng Đức Chúa Trời đã dùng HTTLVN để rao giảng Tin lành hầu “cứu một số người tin” trong lịch sử hơn 100 năm có mặt tại VN. Điều đó cũng như Phao-lô có nói “Đức Chúa Trời dùng sự giảng rồ dại của chúng ta mà cứu rỗi những người tin cậy”. (I Cô 1: 21) Đức Chúa Trời dùng HTTLVN (CMA) rao giảng một “Tin lành cứu rỗi” trong hơn 100 năm qua trên đất nước VN, đó là một điều tích cực… Đôi khi Đức Chúa Trời dùng những “công cụ bất toàn” để thực hiện ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, một khi giáo hội CMA cho rằng chỉ có mình mới là “Tin lành thứ thiệt” còn lại là “tin lành khác” – không phải “Tin lành Đấng Christ” thì họ đã trở nên ấu trĩ và cái giáo hội “Tin lành VN” của họ mới chính là một thứ “tin lành khác” với “Tin lành Đấng Christ” mà họ không hay? (hoặc họ biết nhưng không ai có đủ bản lĩnh để sửa sai)
Nếu đã gọi là “Tin lành VN” thì ngay trong danh xưng nó đã không phải là “Tin lành Đấng Christ” rồi. Vì “Tin lành VN” thì liên quan gì đến “Tin lành Đấng Christ”? Nếu đã gọi là “Tin lành VN” thì ngay trong danh xưng nó đã khác với “Tin lành Đấng Christ” rồi. Còn nếu xét về niềm tin, tín lý, quan điểm thần học… thì Tin lành VN hiện nay là một “tin lành hổn hợp”, vì nó được “đẻ ra” từ nhiều giáo hội Tin lành có mặt trên khắp thế giới: giáo hội CMA được sinh ra tại VN nhờ sự hợp tác của nhiều giáo hội Tin lành như: Trưởng lão, Báp-tít, Giám lý, Ngũ tuần... Nếu xét về “lối sống, sự hành đạo của hàng ngũ lãnh đạo” Tin lành VN hiện nay thì nó càng “khác xa hoàn toàn với Tin lành Đấng Christ” đã dạy: Họ “lấy bụng mình làm Chúa mình”, “coi sự tin kính như nguồn lợi” (Phil 3: 19; I Ti-mô-thê 6: 5). Vì vậy, nếu gọi HTTLVN hiện nay là “Tin lành khác” với “Tin lành của Đấng Christ” theo như Kinh thánh thì cũng chẳng có gì là sai. Nó hoàn toàn đúng trong cách “xưng gọi” cũng như trong lối sống, sự hành đạo của hàng ngũ lãnh đạo mục sư “Tin lành VN”.


Tt Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống - 15/2/2014

0 nhận xét: