Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Giáo Dục: Gươm Thánh Hay “Gươm Giết Người”?


Giáo Dục: Gươm Thánh Hay “Gươm Giết Người”?

Kinh thánh: II Sa-mu-ên 11
Câu gốc: “Đa-vít đáp cùng sứ giả rằng: Ngươi hãy nói cùng Giô-áp: Chớ lấy làm cực lòng quá về điều đó; gươm, khi giết kẻ nầy, khi giết kẻ khác...” (II Sa-mu-ên 11: 25)

***
Cái chết của U-ri khiến cho nhiều sĩ quan trong quân đội thương tiếc và đau buồn, nhưng có lẽ chỉ riêng Giô-áp và Đa-vít biết rõ “vì sao U-ri chết”.
Đa-vít nói với người báo tin từ chiến trường rằng “gươm, khi giết kẻ nầy, khi giết kẻ khác”… Người nhận được câu nói này sẽ hiểu “một người lính hay sĩ quan chết trong chiến trận là chuyện thường”… Nhưng trong lòng Đa-vít thì lại hiểu rõ điều ông muốn nói và đang làm là gì! Một người như Đa-vít cũng có lúc nói một lời “sắc như gươm hai lưỡi”.
Người ta vẫn thường nói “đồng tiền là con dao hai lưỡi”.
Dao hai lưỡi thì có khác gì “gươm hai lưỡi”: Sẽ có lúc nó “khi giết kẻ nầy, khi giết kẻ khác”…
Quan sát những diễn biến trong công việc nhà Chúa tại VN thời gian gần đây, người ta có thể thấy: Trước đây thì hô hào “truyền giáo”, nay thì… đầu tư “giáo dục”.
Hầu như nhóm nào, giáo hội nào bây giờ cũng “chăm lo giáo dục”.
Chăm lo giáo dục hay nổ lực truyền giáo thì đều tốt cả, nếu xét về mục đích. Tuy nhiên…
Vấn đề dặt ra: Động lực chính đã làm nảy sinh hai công tác này trong mọi tình huống là “tự mình nảy sinh khải tượng” hay có một “nguồn lực tác động nào từ bên ngoài”? ($) (Chúng ta tự có khải tượng hay “ân nhân” nào đó đem “con dao hai lưỡi” ($) từ nước ngoài về thúc dục?)
Không phủ nhận việc trước đây có quá nhiều mục sư “phất lên thành đại gia nhờ phong trào truyền giáo” (hoặc lập giáo hội: AG, FG…). Và rồi trong tình hình hiện nay, dẫu có tiền đống đổ vào VN thì những “chương trình truyền giáo cũng phải tê liệt” (vì thực trạng đã quá rõ ràng, tiền chưa chắc đã xoay chuyển được tình thế nguội lạnh, băng giá thuộc linh như hiện nay). Và phải chăng khi lãnh vực “truyền giáo tê liệt” thì “thanh gươm” (hổ trợ của các giáo sĩ và một số người Việt hải hoại = $) quay sang “chém” lãnh vực giáo dục?
Đầu tư cho giáo dục (cũng như truyền giáo trước đây) là tốt. Tuy nhiên…
Gần đây trong dư luận xã hội rộ lên vụ “thầy trò đánh nhau trên bục giảng”. Nguyên nhân vì thầy muốn áp dụng kiểu giáo dục “dùng bạo lực dập tắt tiếng nói của quần chúng” (học trò). Theo báo Thanh niên: Hôm trước thầy lên lớp, học sinh ồn ào, nói chuyện, thầy kêu một em học sinh (lớp 11) lên tát tai trước mặt cả lớp. Học sinh mét lại với cô giáo chủ nhiệm. Hôm sau thầy giáo lên lớp hỏi “hôm qua ai mét lại với cô chủ nhiệm”? Một học sinh lên tiếng “cả lớp nói chứ không riêng ai”! Thế là thầy giáo kêu em đó lên “tát 9 bạt tai” ngay trước mặt cả lớp. Em học sinh đó quay về chỗ ngồi với lòng ấm ức. Thầy giáo kêu lên đánh tiếp “2 bạt tai”… thấy vậy bạn của học sinh bị đánh lên tiếng “đánh dữ thầy”? Thầy giáo kêu em học sinh lên tiếng đó lên đánh luôn 2 bạt tai. Em học sinh bị đánh sau đưa tay lên đỡ và “phản công” thầy... Thế là hai học sinh bị đánh tấp vô “lên gối, đánh lại thầy túi bụi trên bục giảng”. Các học sinh ngồi bên dưới dùng điện thoại quay phim đưa lên Facebook và sự việc đã lan tỏa khắp dư luận… (Thầy - trò đánh nhau, đạo lý trôi về đâu? - Giáo dục - Tuổi Trẻ Online).
Dù đúng dù sai… nhưng kiểu giáo dục của thầy giáo nói trên là lối giáo dục được “hấp thụ giáng tiếp tư tưởng Hồ…” – là “tư tưởng dùng bạo lực trấn áp tiếng nói quần chúng” đang diễn ra khắp trong “xã hội dân sự”!
Trong Chúa, người ta dùng câu Kinh thánh II Phi-e-rơ 1: 5 để “biện minh” cho giáo dục:
Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức…” (II Phi-e-rơ 1: 5)
Có một điều mà có lẽ người ta “quên”, đó là: Giáo dục không phải là “nhồi nhét một mớ kiến thức để cập nhật hoặc bố thí hoặc ban phát văn bằng”… Giáo dục, ngoài việc cung cấp, trang bị kiến thức còn có “đào luyện, uốn nắn, giáo dục nhân cách, tư cách, đạo lý…” nữa. Vì không được giáo dục về nhân cách, tư cách, đạo lý… mà chỉ được “cập nhật hóa kiến thức, sau đó phát bằng cấp”… nên thầy giáo mới áp dụng “phương thức giáo dục dùng bạo lực dập tắt tiếng nói quần chúng” vào trong học đường, như đã xảy ra.
Trong Chúa, khi nói đến “giáo dục” người ta chỉ quan tâm và nhấn mạnh đến hai chữ “học thức” được lấy ra từ II Phi-e-rơ 1: 5 mà có lẽ họ cũng quên những từ, chữ trước đó là “đức tin” “nhân đức
Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức…” (II Phi-e-rơ 1: 5)
“Đức tin” và “nhân đức” nói cách khác là “môn đồ hóa” chứ không phải “văng bằng hóa”, “cập nhật kiến thức hóa” cho hàng ngũ “mục”… sư ngày nay.
Kiểu giáo dục trong các giáo hội Cơ-đốc ngày nay (không dám dùng chữ “Hội thánh”) cũng không hơn gì giáo dục ngoài thế gian: Nhồi nhét kiến thức, cập nhật hóa văn bằng mà không quan tâm việc đào tạo “đức tin, nhân đức”, tức “môn đồ hóa”, “tâm tình hóa” một đời sống Cơ-đốc-nhân… Nói khác hơn là người ta không chú trọng việc “đào tạo nhân cách, tư cách, phẩm chất mục sư” theo như sách “giám mục thư Ti-mô-thê” đã dạy… mà chỉ tập trung trang bị kiến thức để cấp vằng bằng. Mà sự thực, nói trên một phương diện khác: “người đào tạo chắc gì đã có nhân cách, phẩm chất” mà trao cho “môn đồ”?! (Người soạn ra cuốn “Thần học Tinh Tuyển” lại là một tên “Đại Điếm” thì tư cách đâu mà “giáo dục môn đồ”?)
Đa-vít đáp cùng sứ giả rằng:… gươm, khi giết kẻ nầy, khi giết kẻ khác...” (II Sa-mu-ên 11: 25)
Nhìn lại “công cuộc truyền giáo” trong Hội thánh thời gian qua, “thanh gươm hổ trợ của các giáo sĩ” ($) đã giết hại không biết bao nhiêu “mục”… sư. Nay “thanh gươm” ($) này có vẻ đang “chuyển sang lãnh vực giáo dục”.
Không biết rồi đây có bao nhiêu “giáo sư Kinh thánh” chết vì… “thanh gươm” ($) này nữa?


Tt Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống - 21/2/2014

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cám ơn tiên tri HTK bài viết hay quá.
Câu nói; “người đào tạo chắc gì đã có nhân cách, phẩm chất” mà trao cho “môn đồ”?!(Người soạn ra cuốn “Thần học Tinh Tuyển” lại là một tên “Đại Điếm” thì tư cách đâu mà “giáo dục môn đồ”?.
Tiên tri nói câu này ý là nói về ông ĐINH THIÊN TỨ gọi là chưa chuẩn lắm. Vì ông TỨ đâu phải tự suy luận (hiểu biết) mà viết sách đâu? chỉ là ông "có cách" mà cách tuyển những cái hay cái hiểu biết từ các nhà thần học khác để làm sách cho mình cho nên mới đặt là "Thần học Tinh Tuyển" đây là cách "đạo văn" tinh vi ít người biết, cũng bởi thế mà người ta gọi ông là "đại điếm". Quan điểm và cách của ông xưa nay vẫn là "lôi kéo kẻ chăn.... chiên theo sau", lấy cái có sẵn của người khác để bành trướng cho mình. Cũng như giáo hội Liên hữu Cơ đốc cũng từ gia đình Cụ Thanh thành lập, ông Tứ được mời vô lãnh đạo sau tạo thế đẩy các con cụ Thanh ra ngoài, đây gọi là sách "Tinh tuyển Đại Điếm" do ĐINH THIÊN TỨ biên soạn sách này bán với giá "cắt cổ" tại Mỹ mua một lần không dám mua lần hai.
Thập Sự Sinh Sự