Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Phật, Thánh... Đứng Về Phía Ai?

Thông qua sự kiện "Hàng nghìn người ngồi giữa đường dâng sao giải hạn" một số mục sư có ý kiến như sau:
Ý kiến thứ 1: "Thấy đau lòng quá biết làm sao?
Có pháp nhân, có pháp Thiên, có giáo sĩ "ráo sư" , có giấy khen có chử ký photocopy của thủ tướng, có ban tôn giáo tặng quà, có Sơn A 38 Hà Lội bảo kê uống cà phê.... tất cả nổ như bắp rang ! Tư gia nhà thờ nhìn nghĩ sao tình cảnh dân chúng thế nầy?" (Một mục sư Mennonite): Hàng nghìn người ngồi giữa đường dâng sao giải hạn:



Kế đến một mục sư khác- mục sư Ngũ tuần có ý kiến như sau:
Ý kiến thứ 2:
"Thưa quý đầy tớ và con cái Chúa là vua trên muôn vua, Chúa trên muôn Chúa.
Chúng ta hãnh diện là đang thờ phượng Đức Chúa Trời Toàn năng.
Vậy tại sao chúng ta không thu hút được quần chúng
Hãy nhận lãnh quyền năng Đức Thánh Linh để mang ơn phước Chúa đến cho đồng bào!
Tôi đã từng đến những địa điểm PHẤN HƯNG như ở Pensacola, Florida... Người ta sắp hàng chờ đợi từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều để được vào dự lễ lúc 7 giờ tối. Vì Chúa hiện diện để giải quyết nhu cầu của những người đến.
Mới đây tôi đã đến Samarang của Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông nhất thế giới, mỗi ngày 25.000 người ta phải sắp hàng để qua máy kiểm tra an ninh của cảnh sát trước khi được vào NHÀ THỜ để nghe Lời Chúa và nhận phép lạ.
Tôi tin rằng nếu điều này xảy ra ở Hội thánh quê mình (mục sư này ở nước ngoài) thì người ta cũng KÉO ĐẾN NHƯ VẬY thôi.
HÃY SẴN SÀNG CHO NGÀY ĐÓ NHÉ!
Chúa ở cùng anh chị em."
Mục sư P. (Mục sư Ngũ tuần)

***
Ý kiến của LHS về "hiện tượng" này:
- Người VN chịu ảnh hưởng nhiều bởi Phật giáo. Ngày Rằm, mồng Một người ta đi lễ chùa là chuyện thường. Rằm tháng Giêng là ngày Rằm đầu nhất trong năm, nó cũng còn trong không khí, dư âm của ngày Tết, đầu năm, đầu xuân... người ta kéo nhau đi lễ chùa để "cầu an", "cầu tài", "cầu lộc", "cầu phúc", "cầu công danh"... Nên ngày Rằm tháng Giêng các chùa lớn ở những thành phố lớn, những chùa nổi tiếng "linh thiêng" đông nghẹt người là chuyện bình thường. Suy cho cùng thì người ta cũng đi tìm kiếm, nhờ cậy "thần thánh phù hộ cho những nhu cầu xác thịt" của người ta, mặc dù nó núp dưới cái vẻ bề ngoài "tâm linh". Thí dụ: Quan chức tham nhủng, giàu nứt vách từ mồ hôi xương máu của đồng bào, rồi ngày Rằm tháng Giêng dùng xe công đi chùa... (Mặc dù có lệnh của thủ tướng cấm dùng xe công để đi chùa đầu năm, nhưng các chùa trong ngày Rằm tháng Giêng "xe biển số xanh" cũng đậu đầy... Xin xem "Xe biển xanh vẫn nhộn nhịp đi lễ chùa - Xã hội - Dân trí") Thử hỏi "quan chức cầu gì trong đó"? Có phải cầu cho mình thăng quan tiến chức để tiếp tục tham nhủng, bóc lột nhân dân? Hay cầu cho chế độ đừng sụp đổ để mình không bị "nhân dân xử tội"? Hay những tú bà cai quản đám gái mại dâm, kinh doanh trên thân xác chị em phụ nữ, làm giàu trên thân xác chị em có hoàn cảnh bi thương... Ngày Rằm tháng Giêng những tú bà này cũng đi chùa, lễ Phật... "họ cầu gì trong đó"? Có phải họ cầu cho công việc làm ăn của mình năm nay tiếp tục phát đạt? Nếu thần thánh, Phật phù hộ cho những quan chức tham nhủng, những tú bà, chủ chứa lầu xanh... thì những thần thánh, Phật đó đứng về phía ai? 
Chỉ một số ít người dân đi chùa Rằm tháng Giêng là để "cầu an, cầu lành, cầu cho con cháu thành đạt, cầu cho năm mới đủ ăn, đủ mặc..." còn lại đa số người ta cũng cầu cho những "tham vọng tội lỗi, xấu xa", những mục đích ích kỷ của con người chứ có thánh thiện gì? Do đó, chúng ta không lấy làm lạ khi ngày Rằm tháng Giêng các chùa đông đúc người đi "lễ Phật"! (Có người quanh năm suốt tháng làm ăn gian dối, làm toàn những điều ác, đến Rằm tháng Giêng đi "lễ Phật" để tìm chút thanh thản cho lương tâm, điều đó cũng chỉ là một sự lừa dối tinh vi của con người đối với chính mình cũng như "thần thánh"!)
 
(Xe công đi lễ chùa, lấy bọc ni-lông che biển số)

Phi Thanh Vân lả lơi làm Tú bà, Tin tức trong ngày, phi thanh van,co gai xau xi,tham my vien,kinh thua osin,hiep si guoc vong,tin tuc
("Tú bà" PTV - ảnh minh họa
Ngày Rằm tháng Giêng những tú bà này cũng đi chùa, lễ Phật... "họ cầu gì trong đó"?

Khi thấy tôn giáo khác thu hút được đám đông, chúng ta đừng nghĩ là "họ thành công, còn chúng ta thất bại"! Thật ra, Chúa Jesus không từ chối đám đông, song Ngài cũng không coi trọng việc thu hút đám đông. Ngài thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót, song Ngài tập trung, chú ý vào việc đào tạo môn đồ (số ít) chứ không coi việc thu hút đám đông là điều "thành công hay thất bại"! Ngài cũng phán "Cửa hẹp, đường chật dẫn đến sự sống. Cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì NHIỀU"! (Mat. 7: 13) Kinh thánh cũng cho biết con số người được cứu trên thế gian này là "số ít" chứ không có nhiều, và con số đó đã được "ĐỊNH từ trước buổi sáng thế". Thế giới này vốn đã bị "hư mất", nên việc đám đông theo ai, nhiều hay ít cũng không thành vấn đề, vì nó vốn đã bị hư mất rồi. Ai trong số họ "được định cho sự sống đời đời- sự cứu rỗi" thì Chúa có cách để cứu họ (Công vụ 13: 48). Con người vốn lầm lạc từ khi A-đam sa ngã thì việc họ "mê tín" (hay vô tín), thờ thần này, thánh kia thì có gì đâu là lạ!
"Những người ngoại nghe lời đó thì vui mừng, ngợi khen đạo Chúa, và phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời, đều tin theo." (Công vụ 13: 48)
(Người ta vui mừng và khen đạo Chúa, còn việc tin theo là chuyện khác. Việc tin và giữ đạo chỉ dành cho những người "đã được định sẵn cho sự sống đời đời", đó là những người đã "được chọn từ trước buổi sáng thế" - Eph 1: 4)

Việc ở đâu đó người ta "xếp hàng chờ vô nhà thờ để nghe Lời Chúa và nhận phép lạ" hay để được "Chúa đáp ứng nhu cầu vì Chúa hiện diện ở đó" và gọi đó là "PHẤN HƯNG" thì cần phải coi lại. "Tánh hiếu kỳ muốn chứng kiến phép lạ cũng là một 'nhu cầu tâm linh của người mê tín hoặc vô tín'...". (Math. 16: 4)
"Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm nầy xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na." (Mat 12: 39)
Cả người mê tín lẫn người vô tín đều "mê" phép lạ, nhưng không mấy ai thực sự được cứu nhờ phép lạ. Nói khác hơn là phép lạ không cứu được ai cả. Nếu dùng phép lạ mà cứu được nhiều người thì Chúa Jesus đã không từ chối làm phép lạ khi có một số người đến yêu cầu Ngài làm phép lạ! Kinh thánh chép "Anh em được lại sanh bởi Lời hằng sống của Đức Chúa Trời" (I Phi. 1: 23) chứ không có chỗ nào nói "anh em được cứu nhờ phép lạ"!
Giáo phái (phong trào) Ngũ tuần đề cao và gần như là "tìm kiếm phép lạ", tuy nhiên, những cái mà họ gọi là "phép lạ" đó có thật là phép lạ đến từ Chúa, hay nó "lạ" vì đó là những "xảo thuật" dùng để thu hút đám đông của những người cho rằng mình có "tin lành quyền phép"? 
Nếu thực sự ở một nhà thờ nào đó "Người ta sắp hàng chờ đợi từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều để được vào dự lễ lúc 7 giờ tối. Vì Chúa hiện diện để giải quyết nhu cầu của những người đến" hoặc "người ta phải sắp hàng để qua máy kiểm tra an ninh của cảnh sát trước khi được vào NHÀ THỜ để nghe Lời Chúa và nhận phép lạ" thì những nhà thờ đó có khi cũng không hơn gì mấy nhà chùa lớn ở VN mỗi độ tháng Giêng về. (Giống như đoàn dân đông ngày xưa "tìm Chúa vì bánh") Vì nếu một nơi nào đó (nhà thờ, chùa) "đáp ứng nhu cầu của tôi" thì sao tôi lại không xếp hàng đến đó để nhận lãnh? Nhưng phải tự hỏi "nhu cầu đó là nhu cầu gì"? Nhu cầu "bánh", nhu cầu "tiền", hay nhu cầu "trả nợ"... và một số nhu cầu tương tự khác... "giống như vậy" (Gal 5: 21)...? Có thể thông qua một số phép lạ chữa bệnh, trừ tà, trừ ma quỷ ám... người ta biết Chúa và "tin theo", nhưng để tiếp nhận Chúa là "Đấng Cứu Rỗi linh hồn tôi" và trung tín giữ đạo thì việc thông qua các phép lạ là rất ít. Phao-lô viết "Vả, đương khi người Giu-đa đòi phép lạ, người Gờ-réc tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta giảng Đấng Christ bị đóng đinh trên cây thập tự, là sự người Giu-đa lấy làm gương xấu, dân ngoại cho là rồ dại; song le, về những người được gọi, bất luận người Giu-đa hay người Gờ-réc, thì Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời." (I Cor. 1: 22-24) Phép lạ để giải cứu linh hồn chúng ta khỏi sự chết đời đời là "Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh thánh" (I Cor. 15: 3-4)...
Thử hỏi những quan chức tham nhủng, những tú bà cai quản đám gái mại dâm, những người kinh doanh trên thân xác phụ nữ... trong ngày Rằm tháng Giêng khi đến viếng chùa, "nhu cầu của họ là gì"? Và nếu có một nơi nào đó (chùa hoặc nhà thờ) được người ta đồn rằng khi đến đó sẽ được "đáp ứng nhu cầu", hoặc đó là nơi "cầu được ước thấy"... thì chắc chắn nơi đó sẽ rất "đông khách". Và cái sự "đông khách" đó chưa chắc đã là "nhu cầu tâm linh"!

Hủy phá công việc ma quỷ:
"Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỉ; vì ma quỉ phạm tội từ lúc ban đầu. Vả, Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ."(I Giăng 3: 8)
Có ý kiến cho rằng Hội thánh phải tiếp tục công việc của Chúa Jesus là HỦY PHÁ CÔNG VIỆC CỦA MA QUỶ, mà cụ thể là những nơi tụ tập đông người đầy tính "mê tín" như những đám đông trong ngày Rằm tháng Giêng... Thế nhưng "hủy phá công việc của ma quỷ" là "việc của Con Đức Chúa Trời", chứ nó không phải việc của Cơ-đốc-nhân? Kinh thánh nói "anh em hãy CHỐNG TRẢ MA QUỶ thì nó lánh xa anh em" (Gia cơ 4: 7) chứ không có chỗ nào bảo Cơ-đốc-nhân "hủy phá công việc ma quỷ".

Trên đây là những ý kiến nhận xét thông qua việc "Hàng nghìn người ngồi giữa đường dâng sao giải hạn".

Thân mến!


Tt Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống - Chúa nhật 16/2/2014

4 nhận xét:

Thập Tự Sinh Tồn nói...

Kinh Doanh Tín Ngưỡng Trong Tôn Giáo ....
Câu chuyện tối Chủ nhật,
Tất cả chỉ vì móc túi tín đồ qua tín ngưỡng mà thôi.
Tín ngưỡng hay mê tín dị đoan gì gì thì cũng thế., chùa hoặc nhà thờ gì thì cũng có 'sư' (trụ trì, quản nhiệm) chủ tọa (ngồi làm ông chủ) trong họ đạo (tin lành, tin rách) thì cũng thế mà thôi.
Ngày nay các 'sư' tin lành đua nhau 'thuyết pháp', điển hình làm gương (xấu hổ) là 3 ông hội trưởng (TPT, PVC, NHB) sắm ba xe công mà tư, phục vụ công tác 'bán nước bọt' (móc túi) bà con tín đồ các họ đạo phía nam việt nam thân iêu.
Vài dòng nhắc nhở các quý sư nhà thờ đừng theo gương xấu ba hụi chưởng (Hội trưởng) PÂLH C= cờ MA= ma. Đừng nghĩ và hành sự kinh doanh tín ngưỡng trong tin lành., tội lỗi thội lỗi.
¤ Người vác thập tự giá.

Trần Thái Hòa tỉng Sóc trăng nói...

Hai Ông Quởn Nhiệm Kiêm Nhiệm Tài Chánh Cờ MA....
Ở đây muốn nói Ông Phan Cử vĩnh phước và Nguyễn Ngọc cà mâu..
Vừa là quản nhiện rồi lãnh thên tài chánh tống liên hồi.
Hai ông, leo lên tổng tài chánh biết chi tiền thật là mát tay.
Mua một lèo hai con xe bạc tỉ cho 2 cha hội trưởng để lấy lòng cấp trên (Phan hội trưởng Binh hội phó) Cự Bình đó mà.
Nên nhớ, bà con tín đồ còn bửa rau bửa cháo, thiếu trước hụt sau, mấy ông lấy tiền họ dâng phung phí vào những cái việc chỉ để phục vụ trục lợi riêng mà thôi.
Nghe nói tại diễn đàn An lạc tây ngày 10/2 Bửu Già tức khí quá mắng mấy ông ba bài mấy ông nào hay biết gì. Trâu cột ghét trâu ăn có trời mà biết.
¤ Trần Thái Hòa tỉnh Sóc trăng.

Nặc danh nói...

Nếu so sánh nghi thức tôn giáo thì Đạo Tin lành cũng baptem "giải hạn" trọn đời, và "xử lý bản ngã bằng thập tự giá" để giải hạn mỗi ngày.

Trên căn bản đều như nhau cả, chỉ khác nhau về nghi thức và cách sử dụng thuật ngữ của mỗi tôn giáo thôi.

Vì thực chất, ĐCT đã nhốt cả thế giới trong vòng kim toả hạn - vận, ai mà thoát được. Kt cũng cho biết ngôi sao cũng chỉ báo sự hiện thân Chúa Jesus, các vì sao đều có thiên sứ ngự (thiện ác - khác nhau).

Nên khi người Phật giáo gặp sao xấu (thiên sứ ác) chiếu hạn thì phải cầu trời dâng sao (dâng vì sao xấu đó) cho ĐCT và cầu xin giải hạn (giải cứu khỏi hoạn nạn đã kỳ định) vậy có gì sai?

Các tín đồ đạo Chúa (thật) có Sao Jesus (Sao Thiên Chiếu - Sao Tử Vi) chiếu mạng, thì ai dám phạm, lúc đó thì họ cũng dâng sao bằng cách dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh - theo nghi thức "tự do dân chủ" của Đạo Tin Lành - hoặc theo nghi thức "bí tích Misa" của Đạo Công Giáo. Còn người phật giáo không có Sao Jesus chiếu mạng, thì phải dâng sao giải hạn. Và ĐCT thấy trong lòng người qua linh tánh loài người (vốn là ngọn đèn của Chúa) để đoái thương giải nạn cho người thành tâm! (còn người không thành tâm, thì CHúa cũng mặc kệ - dù là tin lành - công giáo hay phật giáo)
...
Vậy có vấn đè gì ở đây, mà các Ngài khoác lác.

Pó chiếu . com
(Đồng chí X tham vấn)

Nặc danh nói...

Điều gì Kinh thánh không chép rõ rằng thì đừng SUY DIỄN lung tung...
"Đừng vượt quá lời đã chép" đồng chí X ạ!