Trong bài này bao gồm khoảng 5 bài nói về Dâng Hiến, mỗi bài kèm theo những comment đã được đăng từ năm 2011, sẽ lần lược tái đăng. Quý vị nào có nhu cầu xin lưu về máy tính để nghiên cứu. Thân kính! - Huỳnh Thúc Khải.
“Thần Học”
Về Sự Dâng Hiến Thời Ân Điển
Là Cơ-đốc-nhân, chúng ta không còn thuộc về chính mình nữa; không
những bản thân chúng ta mà luôn tất cả những gì thuộc về chúng ta: Tài sản, sức
khỏe, tài năng, đời sống, các mối quan hệ… Tất cả những gì chúng ta có được đều
thuộc về Chúa cả. - LHS
***
“Tôi
đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi
sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy
là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó
chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:
20)
_______
Trong
thời gian gần đây, nhiều con cái Chúa rất than phiền về việc một số mục sư đi
tới đâu cũng chỉ nói về tiền, giảng về tiền, những mục sư này cứ đem việc dâng
1/10 ra mà “trút đổ”, “áp đặt” lên đầu con dân Chúa - Hội thánh… khiến không ít
con cái Chúa “ngao ngán” cho tình trạng của các ông “mục” ngày nay. Một số con
cái Chúa đã cho rằng những mục sư chuyên giảng phần mười này, họ là những người
vừa là “người Pha-ri-si vừa là người thâu thuế” của thời đại ngày nay. Vì họ
rao giảng Lời Chúa nhưng chính họ thì không làm (bản chất người Pha-ri-si), và
họ đi đâu cũng nói về “thuế 1/10” và áp đặt trên con cái Chúa việc “thâu thuế”
– họ là “người thâu thuế”. Cả hai thành phần này, xã hội Y-sơ-ra-ên ngày xưa
đều “ghê tởm”.
Sở
dĩ có tình trạng này là vì: Giới tăng lữ ngày nay “ăn quen nhịn không quen”. Họ
sống trên giàu sang nhung lụa quen rồi, bây giờ sự thật được đưa ra, các “nguồn
viện trợ”, “dâng hiến” từ bên ngoài bị cắt giảm… và họ không có cách nào khác
ngoài việc “thúc đẩy việc rao giảng giáo lý phần mười”, đó là “con đường sống”
còn lại của họ.
Để
làm sáng tỏ vấn đề này, tức “giáo lý về phần mười”, tôi xin được bày tỏ một số
ý kiến như sau, và tôi cũng nói như Phao-lô rằng: “về việc này tôi không có
Lời của Chúa”, nhưng, “vả, tôi tưởng tôi cũng là người có Thánh Linh của
Chúa”.
Tân
ước không còn khái niệm 1/10:
Khi
Chúa chết trên thập tự giá, để chuộc tội cho chúng ta, và Kinh thánh cho biết
Ngài đã “buông tha chúng ta khỏi luật pháp”.
“Đấng Christ đã giải phóng để chúng ta được tự do. Vậy hãy đứng
vững, đừng đặt mình dưới ách nô lệ một lần nữa.” (Ga-la-ti 5:1)
Chúng
ta được giải phóng khỏi “luật của Cựu ước”, trong đó có “luật về phần mười”.
Bên
cạnh đó, chúng ta thuộc về Đấng Cứu chuộc, tức Đấng Christ:
“Tôi
đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi
sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy
là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó
chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:
20)
Là
Cơ-đốc-nhân, chúng ta không còn thuộc về chính mình nữa; không những bản thân
chúng ta mà luôn tất cả những gì thuộc về chúng ta: Tài sản, sức khỏe, tài
năng, đời sống, các mối quan hệ… Tất cả những gì chúng ta có được đều thuộc về
Chúa cả.
Chúng
ta dùng từ ngữ “dâng hiến” là một cách nói trân trọng, tôn kính, “thiêng liêng
hóa”... trước hết là đối với Chúa và kế đến là đối với Hội Thánh của Chúa. Chữ
“dâng hiến” bản than nó hoàn toàn không có nghĩa gì cả khi một Cơ-đốc-nhân đem
một cái gì đó thuộc về mình: tiền bạc, tài sản… “dâng cho Chúa”! Điều này trên
thực tế về nghĩa đen, là hoàn toàn vô lý! Bởi vì trên thực tế: Những gì chúng
ta có, có cái gì thực sự là của chúng ta đâu, mà chúng ta nói là “dâng cho
Ngài”? Một người quản lý có bao giờ đem một cái gì đó - được giao cho quản lý –
đưa cho ông chủ, rồi nói rằng: “Thưa ông chủ, hôm nay tôi dâng cho ngài”…?
Khi
dâng hiến cho Chúa để chuẩn bị cho việc xây cất đền thờ, Đa-vít đã cầu nguyện
rằng:
“Hỡi
Chúa! Sự cao cả, quyền năng, vinh quang, toàn thắng, và oai nghi đáng qui về
Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài… Hoặc sự
giàu có, hoặc sự vinh quang, đều do Chúa mà đến, và Chúa quản trị trên muôn
vật; quyền năng và thế lực ở nơi tay Chúa: tay Chúa khiến cho được tôn trọng và
ban sức mạnh cho mọi người… Vì mọi vật đều
do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng qua là đã
thuộc về Chúa.” (I Sử ký 29: 14)
Nếu
như tất cả những gì chúng ta có, kể cả sinh mạng và đời sống của chúng ta đều
thuộc về Ngài, thì “1/10” là nghĩa lý gì? Và chúng ta nói là chúng “dâng cho
Ngài”… có ý nghĩa gì không?
Trong
Tân ước không có khái niệm về “dâng phần mười”, ngược lại, tất cả những gì
chúng ta có là “thuộc về Ngài”, chúng ta chỉ là người quản lý.
Chúng
ta chỉ là người quản lý.
“Mỗi
người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người
quản lý trung tín giữ các thứ ơn
của Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 4: 10)
Người
quản lý là người “coi giữ tài sản, công việc… cho người khác”. Những gì mà họ
“đang có” đó, không thuộc về họ, nhưng họ hoàn toàn có trách nhiệm và chịu
trách nhiệm về cách sử dụng, chi tiêu và mất mát về những điều mà họ đang quản
lý đó!
Người
quản lý không ngoan và trung tín sẽ được chủ giao cho “quản lý nhiều hơn”. Đó
cũng là ý nghĩa của điều mà Phao-lô đã dạy: “gieo ít gặt ít, gieo nhiều gặt
nhiều”. Nghĩa là một người quản lý tốt sẽ được Chủ giao cho “quản lý nhiều
hơn”.
Là
một người quản lý tốt và trung tín cho Chúa, chúng ta phải biết chuyển giao
những gì mình quản lý (tiền bạc, tài sản, ân tứ…) đến những nơi cần – con
người, công việc… - một cách khôn ngoan và đúng mục đích thì chúng ta được kể
là người quản lý tốt, là “quản gia trung thành”, là “tôi tớ ngay lành và trung
tín”.
Tiền
bạc cũng là một trong “các thứ ơn”:
“…khác nào người quản lý trung tín giữ
các thứ ơn của Đức Chúa Trời”.
Tiền
bạc cũng là một loại “ân tứ”. Người nào đang nắm giữ nhiều tiền bạc, người đó
đang nắm giữ một số “ân tứ” mà Chúa giao phó, người đó có khả năng giúp đở
người khác, công việc Chúa… trong nhu cầu về tiền bạc.
“…Ai gánh việc khuyên bảo hãy khuyên bảo: ai bố thí hãy lấy lòng
rộng rãi mà bố thí,… ai làm sự thương xót hãy lấy lòng vui mà làm” (Rô-ma 12: 8)
-
(Chữ “bố thí” dịch không được sát
nghĩa).
“…Người được ân tứ ban phát, hãy ban phát rộng rãi;… người được ân
tứ làm việc từ thiện, hãy vui vẻ mà làm.”
(Bản Hiệu đính)
Là
người quản lý, không ai có quyền “bắt ép” chúng ta “dâng” cho họ bất cứ điều gì
và “dâng” bao nhiêu cả, kể cả 1/10! Chúng ta có trách nhiệm trên nhũng gì mình
quản lý và chúng ta toàn quyền trên những gì mình quảng lý. Chúng ta có quyền
“dâng” và “không dâng” hoặc “dâng bao nhiêu” là quyền của mỗi người. Chúng ta
chỉ chịu trách nhiệm với Chúa về việc quản lý của mình mà thôi.
Hội
Thánh và các chức vụ sẽ tồn tại ra sao?
Tôi
lấy đức tin và danh dự của một người hầu việc Chúa kêu gọi toàn thể con cái
Chúa chấm dứt việc “dâng phần mười” và có thể không dâng gì cả nếu quý vị nào
cảm thấy mình không được cảm động để “dâng”. Ngược lại, quý vị có thể dâng
nhiều hơn, thậm chí là “dâng tất cả những gì mình có để nuôi mình” như trường
hợp “bà góa dâng tiền” được chép trong Mác 12: 41-44, khi quý vị thật sự được
Chúa cảm động và chỉ được Chúa cảm động mà thôi khi quý vị làm điều này. Bên
cạnh đó cũng nên tập tành việc dâng hiến rời rộng để giúp đở Hội Thánh và những
anh chị em khó khăn hơn, hoặc những tôi tớ Chúa còn khó khăn, hạn chế về tài
chánh, theo như Ga-la-ti 6: 9-10:
“Chớ
mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ
gặt. Vậy, đương lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho
anh em chúng ta trong đức tin.”
Tuyệt
đối không nên để bất kỳ ai “thôi thúc, dẫn dụ hay bắt ép”. Làm điều này là quý
vị đã góp phần “cứu lấy nhiều mục sư đang hư hoại trong chức vụ” vì lòng tham
tiền bạc của họ. Khi quý con cái Chúa chấm dứt việc “dâng phần mười” một cách
máy móc, thì những mục sư “lo thâu trử cho riêng mình” sẽ phải “bán những gì
mình thâu trử” lâu nay để sống và “làm công việc Chúa”, nếu họ thực sự là người
“hầu việc Chúa”.
Nếu
một người thật sự được Chúa kêu gọi, thì buộc họ phải “sống bởi đức tin”. Ngược
lại, nếu một người không sống nổi “bởi đức tin”, thì không thể có chuyện người
đó là một người “được Chúa kêu gọi”. Chúa không bao giờ tự mâu thuẫn, vì Ngài
biết cách để chăm sóc một cách thành tín những ai được Ngài kêu gọi và sai
phái: “Chúa biết kẻ thuộc về Ngài”!
Một
nhà báo, nếu không sống nổi bằng ngòi bút của mình, trong những ngày bước vào
“nghiệp báo” thì anh ta không thể nào trở thành một nhà báo chân chính và có uy
tín được! Cũng vậy, một mục sư không thể trở thành một “người chăn thật” nếu
anh không “sống bởi đức tin”. Mục sư là người “rao giảng đức tin” cho hội
chúng. Một người không “sống nổi bằng đức tin” thì việc rao giảng về đức tin
của anh ta chỉ là “giảng xạo”, chứ không phải là giảng Đạo!
Rất
nhiều mục sư lâu nay rao giảng về “đức tin” nhưng thực chất họ không hề sống
bởi đức tin, mà họ chủ yếu sống bằng “chiêu mánh” và sự “lừa gạt”, thúc đẩy con
cái Chúa trong cũng như ngoài nước “dâng hiến”, để bản thân và gia đình mình
được sống phè phởn và an nhàn. Chấm dứt việc “dâng hiến phần mười một cách máy
móc” là một cách để cứu lấy nhiều chức vụ “mục sư” đang tham lam, tham nhủng,
nói dối và lừa gạt con cái Chúa! Quý vị có thể dùng tiền bạc của mình mà giúp
đở, ủng hộ, chia xẻ… cho những ai dù là tôi tớ hay con cái Chúa nghèo khó, hoặc
đang có nhu cầu, hoặc một công việc Chúa nào mà quý vị thật sự được cảm động.
Chúa sẽ ban phước lại khi quý vị làm công việc Chúa trong sự cảm động thật sự
của Ngài. Chúa không bắt tội khi quý vị “không dâng phần mười” đâu. Ngược lại,
nếu quý con cái Chúa nào “không dâng hiến gì cả” thì đương nhiên cũng “không
được phước gì cả”. Tôi không cổ xúy cho việc “không dâng hiến”, nhưng việc
“dâng phần mười” không phải là sự dạy dỗ của Tân ước!
Thật
ra, nếu một người ý thức được một cách sâu xa, việc mình được cứu chuộc là quý
và lớn lao như thế nào, thì người đó đồng thời cũng biết rằng “tất cả những gì
của mình hay mình có được là của Chúa”.
“Người
công bình sống bởi đức tin”
Huỳnh
Thúc Khải
LHS
1/5/2011
_______________
Không “Dâng”
Thì “Tội” – "Dâng" Thì Không Vui?
“Mỗi
người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn
hay là vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng” (II Cô-rinh-tô 9: 7)
“Mỗi người nên quyên góp tùy theo lòng mình đã định, không miễn
cưỡng hoặc do ép buộc, vì Đức Chúa Trời yêu mến người dâng hiến cách vui
lòng” (Bản Hiệu đính)
“Mỗi người nên quyên giúp tùy lòng đã định, không phải vì miễn
cưỡng hay bị ép buộc. Vì Đức Chúa Trời yêu người hiến tặng một cách vui
lòng” (Bản Dịch mới, 2002)
“Mỗi
người đóng góp tuỳ lòng, đừng ép buộc ai quyên trợ quá điều họ muốn, vì
Thượng Đế yêu thương kẻ vui lòng dâng hiến” (Bản Hiện đại – Ms Lê Hoàng Phu)
“Mỗi
người hãy theo lòng mình đã định mà dâng hiến, không dâng một cách miễn
cưỡng, hay vì bị ở vào thế chẳng đặng đừng, vì Đức Chúa Trời yêu thương kẻ
dâng hiến cách vui lòng.” (Bản Hiện đại
– Ms Đặng Ngọc Báu)
“Mỗi
người hãy làm theo lòng mình đã dự định, chớ phàn nàn hay là vì ép buộc,
vì Đức Chúa Trời thương yêu kẻ vui lòng quyên trợ” (Bản Nhuận chánh)
“Mỗi
người nên tùy lòng mình mà dâng. Đừng dâng một cách miễn cưỡng hay gượng ép,
vì Thượng Đế yêu người vui lòng dâng hiến” (Bản Phổ thông)
“Mỗi
người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng
không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (Bản dịch “Giờ Kinh Phụng Vụ”)
***
Đức
Chúa Trời không bao giờ đưa ra một giáo lý, mà giáo lý đó nó khiến cho dân sự
của Ngài phải “bối rối”, “bức xúc”, “lo sợ”, và “hoang mang”!
Giáo
lý “1/10” thực sự đã làm cho dân sự Chúa rơi vào tình trạng như vừa kể trên.
Như vậy chúng ta có thể mạnh dạn mà tuyên bố rằng giáo lý “phải nộp phần
mười thời ân điển” không đến từ Chúa! Cái gì không đến từ Chúa thì hãy mau
mau ném nó vào “thùng rác của lịch sử”.
“Đức
Chúa Trời của sự bình an sẽ kíp dày đạp quỷ Sa-tan dưới chân anh em” (Rô-ma
16: 20)
Nguyên
nhân nào có tình trạng “rối ren” và “giáo lý quái đản” này?
-
Lòng tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác.
- Sự
không tin kính và không thỏa lòng dẫn đến “lòng tham tiền bạc”.
Kinh
thánh dạy rằng “sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác” (I Ti-mô-thê 6:
10).
Ngược
lại, “sự tin kính cùng sự thỏa lòng là mối lợi lớn” (I Ti-mô-thê 6: 6)
Vấn
để đổ vỡ, rối ren… những thực trạng về “sự đổ nát trong nơi thánh”, tất cả đều
bắt nguồn từ nguyên nhân “không tin kính” và “không thỏa lòng”, đặc biệt là đối
với giới “mục sư thời hiện đại”.
Làm
người theo Chúa chúng ta phải biết từ bỏ, hy sinh… Chúa dạy “Nếu ai muốn
theo ta thì phải từ bỏ chính mình, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta”.
(không cần trích địa chỉ vì ai cũng biết)
Mức
độ thành công của chúng ta tùy thuộc vào mức độ chúng ta từ bỏ.
Càng
từ bỏ chúng ta càng có cơ hội thành công trong chức vụ và cho Chúa nhiều hơn.
Ngược
lại, nếu chúng ta còn “ham mến đời này” thì chúng ta sẽ “mắc trong bẫy dò, ngã
trong nhiều sự tham muốn vô lý và thiệt hại… là sự làm đắm người ta vào sự hủy
diệt hư mất”.
“Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta
ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như
vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; còn như kẻ muốn nên giàu có,
ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại
kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền
bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều
đau đớn.” (I Ti-mô-thê 6: 6-10)
Người
theo Chúa, hầu việc Chúa mà không luyện tập đời sống tin kính, không luyện tập
đời sống thỏa lòng, không chịu từ bỏ lòng ham mến thế gian và tiền bạc… thì ắt
sẽ bị rơi vào cạm bẫy của tiền bạc.
Chỉ
vì ham ngồi chiếc BMW mà ông Thái Phước Tr đã phải rơi vào cạm bẫy của sự nói
dối và nhiều “xiềng xích” khác!
Một
người hầu việc Chúa mà cứ chạy theo những xa hoa của thế gian thì làm sao mà
sống cho tin kính được?! Không sống tin kính thì giảng cái gì? Chạy theo những phương
tiện “sang trọng, hiện đại” của thế gian, đam mê lối sống xa hoa thì lấy đâu ra
để đáp ứng những “nhu cầu xa hoa” và những “nhu cầu phát sinh từ những phương
tiện xa hoa” ấy? Thế là phải “vận động”, phải nghĩ ra những “dự án này”, “đại
lễ kia”, “sự kiện nọ”… móc ngoặc, chôm chỉa, gian tham, tư lợi, nói dối, bè
đảng, loại trừ, triệt hạ nhau cũng chỉ vì tiền, vì quyền, vì danh để có lợi… và
đủ thứ mọi điều ác không hơn gì thế gian… rồi cũng đem lời Chúa ra rao giảng là
“Chúa dạy thế này, thế nọ…”!
Sở dĩ
ngày nay người ta nổ lực rao giảng “giáo lý quái đản - 1/10 thời tân ước” là vì
giới lãnh đạo – tăng lữ ngày nay – không chịu từ bỏ “lòng tham tiền bạc”.
Với
lối sống xa hoa và những “nhu cầu xa xỉ”, “tích lũy cho riêng mình” họ buộc
lòng phải “giảng” như vậy. Giới tăng lữ “chủ tịt”, “tổng quản”, “hội trưởng”…
thì sống xa hoa, còn tín hữu đa số thì nghèo, đại đa số thì “dưới nghèo”, thiểu
số thì khá giả vì biết cần kiệm, không ngoan chịu khó làm ăn… với thành phần
“thiểu số giàu” này thì được các ông tăng lữ “đội trên đầu”!(1) Tín hữu đi nhóm
phải “cắt kiu” từng đồng, đôi khi là “ném vào hộp cho mấy ổng câm cái họng lại”
chứ họ chẳng có vui vẻ hay sung sướng gì khi bị “dâng hiến” theo kiểu “tiến
thoái lưỡng nan”. Còn “giới tăng lữ” thì ngụy biện rằng “dâng để được
phước”! Người ta phải “dâng” trong khi lòng họ không thỏa, không vui thì
“phước” cái gì? Làm sao gọi đó là “phước”? Và thử hỏi trong vòng tín hữu có ai
“được phước” trong tình trạng như vậy bao giờ chưa? Hay là sau đó chỉ có “các
ông ngồi trên cao” là được “phước”?
Chúa
không bao giờ đưa ra một giáo lý làm cho con cái Chúa phải “mắc vòng xiềng
xích” như vậy được.
Tiền
bạc là của Chúa giao cho hoặc ban cho mỗi người: dâng bao nhiêu, dâng cho ai,
dâng như thế nào là quyền của mỗi người, không ai có quyền “ép uổng”! Chúng ta
phải “dâng” nó trong sự vui lòng thì mới được phước, còn việc “áp đặt”, “ép
uổng” hay “đòi thuế” là “cái ách của bọn tăng lữ” quen sống xa hoa nhưng không
chịu làm việc cho ra hồn! Con cái Chúa hãy nhân danh Chúa mà ném “cái ách” đó
vào sọt rác, đừng bận tâm làm gì cho “mất phước”!
Huỳnh
Thúc Khải
LHS
2/5/2011
(Tái đăng 25/3/2014)
(Còn tiếp)
1 nhận xét:
1/10 Cựu ước dâng cho thầy tế lễ ban a-rôn, dòng lêvi.
Tân ước Chúa Giê-xu thầy thượng tế thuộc ban Mên-chi-lê-ép, không thuộc ban a-rôn - dòng lêvi. Và tất cả mỗi con dân Chúa đều là thầy tế lễ nhà vua. Nên của dâng Tân ước khác Cựu ước. Của dâng tân ước dâng cho Thầy thượng tế ban Mên-chi-lê-ép, không phải dâng cho ban a-rôn dòng lê-vi.
Tiên tri nghiên cứu kỹ lưỡng sách hê-bơ-rơ để giảng về của dâng sẽ rõ nghĩa ngay.
Tín đồ họ Lê
Đăng nhận xét