Cơ-đốc-giáo và Hội nhập văn hóa!
"...Vì về phần đạo nầy, chúng tôi biết người ta hay chống nghịch
khắp mọi nơi." (Công vụ. 28: 22)
Trong Cơ-đốc-giáo nếu nói đến Hội nhập văn hóa thì phải nói đến giáo hội Công giáo.
Giáo hội CG đã chủ trương và tiến hành HNVH từ rất lâu. Không phủ nhận trong "Văn hóa Công giáo" đã có nét hòa quyện giữa văn hóa dân tộc và "văn hóa Cơ-đốc-giáo" (Ki-tô giáo) một cách rất tinh tế... Tuy nhiên, người CG tuy có đa số về con số tín hữu, nhà thờ cũng như hàng ngũ chức sắc linh mục... đông hơn so với Tin lành, nhưng để kinh nghiệm ơn cứu rỗi thật sự thì trong họ rất ít. Đa số tín đồ CG khi được hỏi anh (chị, cô bác, ông bà...) có chắc khi qua đời mình sẽ được cứu không? Câu trả lời của họ đa số là "không chắc lắm"! Như vậy, việc hội nhập văn hóa có thể làm cho con số tín hữu gia tăng, hoặc... Nhưng để đem con người đến với sự cứu rỗi thật sự thì "HNVH" chưa chắc đã là "cứu cánh" hay "phương tiện tốt"! Đó là chưa nói, tuy "hội nhập văn hóa" trong nhiều cách, nhưng người VN nói chung, khi được hỏi về CG, đa số vẫn có thái độ kỳ thị... chứ không phải vì vậy mà họ có "thiện cảm" với CG! (dù người CG đã tiến hành HNVH)
"...Vì về phần đạo nầy, chúng tôi biết người ta hay chống nghịch khắp mọi nơi." (Công vụ. 28: 22)
Điều đáng nói là trong phong trào Hội thánh Tư gia trước đây, tuy chẳng ai biết hay bàn tới "HNVH" là cái gì cả, nhưng trong thời điểm này, công việc Chúa đã kết quả vượt quá suy nghĩ của con người. Nhiều Hội thánh được mở ra, con số những người được cứu, kinh nghiệm ơn cứu rỗi được tăng lên rõ ràng, danh Chúa được đồn ra và được tôn trọng... mà không cần thông qua một kiểu "HNVH" nào cả!
Bên cạnh đó, đang khi Kinh thánh nói "con rồng là con rắn thời xưa, là ma quỷ, là Sa-tan..." (Khải huyền 12: 9) thì trong những cuộc "HNVH" người ta đã tôn cao "con rồng", đặt nó làm hình tượng thiêng liêng chung, ngang hàng với "Thánh giá" và "Đấng cứu chuộc"!
Khi Hội thánh hạ mình ăn năn tội lỗi, tìm kiếm Chúa... Khi Thánh Linh tuôn đổ thì không cần gì đến "HNVH"... Hội thánh vẫn đắc thắng. Nhưng khi Hội thánh sa sút, không ăn năn... thì dường như HNVH chỉ là một hình thức thỏa hiệp với thế gian một cách tinh vi, được ẩn nấp dưới hình thức, danh xưng là "Hội nhập Văn hóa"!
Xin giới thiệu một đoạn trích bài viết sau đây về "Hội nhập Văn Hóa" của giáo hội CG:
Trích (Kiến Trúc Thánh Đường )
d. Tàu đao - linh vật :
...
Đầu
đao có thể là hình đầu rồng, đầu chim phụng, chim câu hoặc các hoa văn
nhằm tạo tính chất linh liêng cho các công trình kiến trúc. Thánh đường
Đa Minh - Ba Chuông chọn hình đầu Rồng, vốn là một linh vật trong tứ
linh. Trong văn hoá Việt Nam, Rồng vốn là một linh vật mang đầy ý nghĩa:
Trời đất có rồng để mưa thuận gió hoà ; Đình miếu có rồng để cộng đồng
làng xã ấm no; Minh quân có rồng để quốc thái dân an. Rồng xuất hiện
như một điềm lành, đem lại những điều may mắn và tốt đẹp.
Rồng
nơi góc mái trang trí của Thánh Đường nhắc nhớ mọi người nhớ về thuỷ tổ
của dân Việt, nhớ mình là “con rồng cháu tiên”. Hơn thế nữa tàu đao đầu
rồng với dáng dấp rồng bay ngoài ý nghĩa nhắc nhớ cội nguồn, còn khơi
gợi con đường con đường giải thoát, và diễn tả ý muốn vươn lên cao hơn,
hướng thượng và những khát khao nội tâm trong tâm thức của mỗi người tín
hữu khi đến cầu kinh, dâng lễ.
Đặc
biệt, nơi Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông có các tàu đao đầu rồng đều
hướng về tâm điểm là Thánh giá. Thay vì “long chầu nguyệt”, những con
rồng ở đây chầu Thánh giá, thể hiện ý hướng tôn thờ biểu tượng của ơn
cứu độ.
e. Con nghê:
Con nghê
là một trong hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam, nhưng lại rất
ít được biết đến và người ta cũng không biết rõ xuất xứ ngọn nguồn của
nó. Chỉ biết rằng trong kiến trúc đền đài, lăng tẩm, người Việt mình
thường chạm khắc những cặp nghê đá, đặt hai bên tam cấp, như là để bảo
vệ, hộ phù.
Trong ý nghĩa trên, tượng nghê được đặt trước bốn phía tiền đường Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông ngang hàng với rồng chầu. Vừa gợi lên niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa làm cho ngôi nhà thờ tăng thêm vẻ uy nghiêm, thiêng thánh.
“Nắng mưa dầu giãi canh thâu,
Hai con nghê đá nằm chầu thiên thu”.
Hai con nghê đá nằm chầu thiên thu”.
LHS- 22/4/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét