Một Triều Đại Bị “Tốc Váy”!
“Hãy tâu cùng vua và
thái hậu rằng: Xin hãy hạ mình, mà ngồi dưới đất; vì mão triều thiên vinh hiển trên đầu đã rớt xuống
rồi… Ta cũng sẽ tốc vạt áo ngươi lên trên mặt ngươi, thì sự xấu hổ ngươi
sẽ bày tỏ… Bây giờ Ngài nhớ đến sự hung ác chúng nó và thăm phạt tội lỗi.”
(Giê-rê-mi 13: 18; 26; 14: 10)
“Hãy dâng vinh quang
cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, trước
khi Ngài chưa khiến sự tối tăm đến, trước khi chân các ngươi chưa vấp trên những
hòn núi mù mịt. Bấy giờ các ngươi đợi ánh sáng, nhưng Ngài sẽ đổi nó ra bóng sự
chết, hóa nên bóng tối mờ.” (Giê-rê-mi 13: 16)
***
Bất cứ
triều đại nào cũng có hồi hưng thịnh rồi cũng có lúc phải tiêu vong…
Một
chính thể được dựng nên là để lo cho dân, cho nước, để phạt kẻ dữ và khen
thưởng người lành… và trên hết là phải nhìn biết một Đức Chúa Trời – Đấng Tối
cao đang cầm quyền trên vũ trụ. Đấng ấy có quyền làm cho một quốc gia, chính
thể “Hưng” hay “Vong”! Thăng tiến hay là chết… (Rô-ma 13: 1-7; Đa-ni-ên 4: 17;
32)
Triều
đại đang được nói đến trên đây vốn thuộc về con cháu của vua Đa-vít.
Cái gì
cũng có lúc thăng, lúc trầm, lúc hưng, lúc vong… Lúc “vinh quang” và cũng có
hồi ô nhục…
Các
triều đại con cháu Đa-vít đã “ngủ quên trên chiến thắng”, hưởng phúc lộc vinh
quang của ông cha để lại mà trở nên “coi thường luật pháp Chúa”. Các quan quyền
kể cả vua ngồi trên ngai cũng bất chấp những lời quở trách, cảnh cáo của các
tiên tri. Và rồi “sự phán xét của Đức Chúa Trời phải xảy đến”. Lời Chúa qua
tiên tri Giê-rê-mi phán cùng họ rằng:
“Hãy tâu cùng vua và thái hậu rằng: Xin hãy hạ mình, mà ngồi dưới đất; vì mão triều thiên vinh hiển trên đầu đã rớt xuống rồi… Ta cũng sẽ tốc
vạt áo ngươi lên trên mặt ngươi, thì sự xấu hổ
ngươi sẽ bày tỏ… Bây giờ Ngài nhớ đến sự hung ác
chúng nó và thăm phạt tội lỗi.” (Giê-rê-mi 13: 18; 26; 14: 10)

("Công lý" hay 'Cong'... lý? - Minh họa)
Khi sự
phán xét xảy ra trên một triều đại thì Ngài phán rằng “Ta… sẽ tốc vạt áo ngươi lên trên
mặt ngươi, thì sự xấu hổ ngươi sẽ bày tỏ...”
Chúa sẽ
phơi bày sự “trần truồng lõa lồ của một chính thể” ra cho thiên hạ thấy! Họ sẽ
bị ô nhục thay vì “vinh quang”… Họ sẽ gặp tối tăm thay vì sáng sủa. Họ sẽ đối
mặt với sự “báo thù”, với “bóng sự chết” thay vì con đường sống… Chúa khiến “tốc
vạt áo họ lên”, phơi bày sự đáng xấu hổ của một chính thể - triều đại trước khi
họ sẽ bị bắt và đem đi, sẽ bị “xử” như họ đã từng lạm dụng quyền lực để “xử oan
bao nhiêu người khác”. Chính Đức Chúa Trời sẽ xử họ chứ không ai khác. Ngài sẽ
khiến dấy lên những thể lực, đưa họ vào một chỗ “bế tắc, tối tăm”… khiến họ
không thể nào chống cự được và rồi sẽ bị bắt. Cả hệ thống chính trị - triều
đình từ vua quan cho đến các hoàng hậu, hoàng tử… tất cả đều bị bắt và “tùy
theo cấp mà bị xử” cách thích đáng.
Một
triều đại vốn là con cháu Đa-vít – dòng dõi của những người biết Chúa, kính sợ
Chúa khi phạm tội không ăn năn còn không tránh khỏi sự trừng phạt… huống chi
một chính thể “vô thần”… đang “giỡn mặt với Đức Chúa Trời- Đấng Tối Cao Tôn
Nghiêm”? Họ dựa vào ai mà dám “giỡn mặt với Đấng Toàn Năng”? Khi Chúa tra tay
thì “kẻ giúp và người được giúp cả hai đều tan vỡ”… Cả hai đều bị phán xét như
nhau.
“Người mạnh sẽ như bã gai, việc làm của nó
như đóm lửa; cả hai sẽ cùng nhau cháy, chẳng có ai dập tắt.”
(Ê-sai 1: 31)
“Vả, người Ê-díp-tô là loài người, không phải
là Đức Chúa Trời; những ngựa nó chỉ là xác thịt, không phải là thần. Khi Đức
Giê-hô-va sẽ dang tay ra, tức thì kẻ giúp sẽ vấp, kẻ được giúp sẽ ngã, cả hai đều diệt mất…” (Ê-sai 31: 3)
Khởi đầu
sứ điệp, tiên tri Ê-sai đã từng cảnh báo dân Giu-đa rằng “đừng có dựa vào Ê-díp-tô”.
Cho dù Ê-díp-tô là một đế quốc hùng mạnh to lớn… nhưng nếu dựa vào nó để nghĩ
rằng sẽ không có nước nào, thế lực nào đánh bại mình… rồi tiếp tục làm điều ác
mà không ăn năn thì sẽ đến lúc Chúa tra tay “diệt cả hai”: Ê-díp-tô và Giu-đa.
Và trong lịch sử phần tiếp theo: Cả hai đế quốc Ê-díp-tô và vương quốc Giu-đa
đều bị tiêu diệt.
…
Trước
khi thi hành án trên một phạm nhân, quan tòa (hoặc tòa án) thường đọc bản cáo
trạng để phơi bày tội lỗi của phạm nhân cho mọi người nghe thấy.
Trước
khi thi hành án trên một chính thể, Đức Chúa Trời cũng “tốc váy họ lên”, tức
Ngài khiến cho những tội lỗi và sự đáng xấu hổ của họ bị phơi ra trước thiên hạ
mà chính họ cũng không còn một lời nào để “bào chữa”… Đó là lúc chúng ta biết
rằng chính thể đó: NGÀY TRỪNG PHẠT CỦA HỌ HẦU GẦN!
Huỳnh Thúc Khải
LHS- 18/6/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét