Tiên Tri… “Không Ai Giống Ai”!?
“Bai nay kha hay va chuan xac,
Nhung hoi them anh Khai, Tien Tri thoi Cuu Uoc va Tan Uoc KHONG THAY DOI nhung
PHAI PHU HOP VOI MOI TRUONG HOAN CANH SONG TAI NOI TIEN TRI THI HANH CHUC VU,
nhu vay co duoc ko?
Su phan biet: Biet noi
Tieng La va Chuc Vu Tien Tri co nghia la Noi Tieng La la 1 AN TU, con Tien Tri
la 1 CHUC VU. Dong y voi anh ve van de Vì vậy một người đầy dẫy Thánh
Linh, “nói lời tiên tri” (hoặc “nói tiếng lạ”) không đồng nghĩa là Hội thánh
Tân ước không cần chức vụ tiên tri để quở trách
Dung vay, AI se la nguoi quo
trach cac Vi MS, cac Truong Lao cua HT?
Chua da mac khai het cho cac tien
tri roi. Va ho phai thi hanh chuc vu ma Chua da giao.
Ao uoc VN co them nhieu tien tri
rao giang Loi Chua cach ngay thang nhu anh!”
(Comment )
(Ảnh minh họa)
***
Tiên tri Cựu ước và Tân
ước KHÔNG THAY ĐỔI, nhưng PHẢI PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG, HOÀN CẢNH SỐNG TẠI NƠI
TIÊN TRI THI HÀNH CHỨC VỤ…
- Ngay trong Cựu ước các tiên tri đã “không ai giống ai”
trong quá trình, cũng như cách thức thi hành chức vụ.
- Việc thi hành chức vụ tiên tri của mỗi tiên tri tùy thuộc
vào hoàn cảnh (tôn giáo, chính trị) và tình trạng thuộc linh của dân sự: Sa-mu-ên
vừa thi hành chức vụ tiên tri, vừa thi hành chức vụ quan xét… Ê-li, A-mốt hoặc Giê-rê-mi
thi hành chức vụ cùng trên vương quốc phía Bắc, nhưng hoàn cảnh chính trị, tôn
giáo nơi họ thi hành chức vụ khác nhau, nên cách thức và sứ điệp của họ cũng
khác nhau. Giô-na cũng thi hành chức vụ tiên tri, nhưng “sứ điệp, hoàn cảnh
cũng như đối tượng rao truyền sứ điệp của ông” cũng hoàn toàn không giống bất
cứ một tiên tri nào khác… dù cũng là tiên tri Cựu ước. Ê-xê-chi-ên cũng thi
hành chức vụ tiên tri trên dân sự trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt với tất
cả các tiên tri trước ông (tiên tri cho dân sự trong thời kỳ lưu đày). Ê-sai
thi hành chức chức vụ trên vương quốc Giu-đa trong bối cảnh “vương quốc Giu-đa
được cai trị bởi con cháu Đa-vít” và hoàn cảnh chính trị, tôn giáo của Giu-đa
cũng khác với vương quốc phía Bắc về tôn giáo- chính trị… nên chức vụ của Ê-sai
cũng hoàn toàn khác với các tiên tri thi hành chức vụ trên vương quốc phía Bắc –
Y-sơ-ra-ên. Do đó, dù là tiên tri trong Cựu ước, nhưng đã “không ai giống ai”
rồi, thì tiên tri trong Tân ước đương nhiên cũng không thể nào hoàn toàn giống
với tiên tri thời Cựu ước.
Tiên tri là người vâng lệnh Đức Chúa Trời rao truyền những
sứ điệp theo ý muốn của Đức Chúa Trời, tùy theo hoàn cảnh của dân sự và ý muốn
của Đức Chúa Trời.
- Đại sứ thì ai cũng là đại sứ, nhưng cách thức thi hành và
thông điệp của mỗi đại sứ hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa,
lịch sử, chính trị của nước sở tại và mối quan hệ giữa nước sở tại với quốc gia
mà mình làm đại diện. Nghĩa là không có ông đại sứ nào giống ông đại sứ nào trong
cách thức thi hành chức vụ cũng như thông điệp…
Vì vậy, dù là Tân ước hay Cựu ước thì “tiên tri là tiên tri”,
tức là người thi hành chức vụ tiên tri do Đức Chúa Trời sai bảo. Không có tiên
tri nào giống tiên tri nào, cả về cách thức thi hành cũng như thông điệp.
Nhân đây cũng xin được nói: Có một ông mục sư quản nhiệm một
Hội thánh thuộc giáo hội CMA. Khi được liên lạc thông báo rằng “… tiên tri sẽ
thăm viếng và vi hành nơi Hội thánh ông quản nhiệm”! Ban đầu mục sư này từ chối
khéo và nói tiên tri không nên đến. Sau đó ông nói thẳng “…(đồ) tiên tri giả… đến
để lấy thông tin viết bài nói xấu, gây mất đoàn kết…”. Sau khi được tiên tri
giải thích rằng “nếu đến bất ngờ và âm thầm thì tiên tri vẫn có thông tin để ra
thông điệp (viết bài), nhưng tiên tri thông báo trước để ông chuẩn bị tốt hơn…?
- Sẽ bất lợi cho ông khi ông dám nói ‘tiên tri giả’… Nếu ông và Hội thánh (Ban
TS) đối đãi với tiên tri tử tế như một ‘anh em trong Chúa’ (hoặc tôi tớ Chúa) thì
biết đâu sẽ có những bài hay cho ông và Hội thánh… Vì “ai tiếp đãi một tiên tri sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri” (Kinh
thánh)… Sau khi được giải thích như vậy thì ông mục sư quản nhiệm kia thay đổi
thái độ. Ông nói: “Tôi ước ao anh sẽ là NGƯỜI BẠN TỐT”!
- Như vậy “tiên tri thật- giả” không tùy thuộc vào “cái nhìn
thuộc linh” mà tùy thuộc vào “có lợi hay bất lợi” cho một mục sư…?
Nói tiếng Lạ khác với Chức vụ tiên tri: Một người được ơn
nói tiếng Lạ đôi khi cũng được cảm động để nói một vài lời tiên tri để khích lệ
và gây dựng Hội thánh. Nhưng “nói một vài lời tiên tri” khác với việc một người
“thi hành chức vụ tiên tri”. Nói một vài lời tiên tri không phải là thi hành
chức vụ tiên tri. “Vì vậy một người đầy dẫy Thánh
Linh, “nói lời tiên tri” (hoặc “nói tiếng lạ”) không đồng nghĩa là Hội thánh
Tân ước không cần chức vụ tiên tri để quở trách.”
Ai là người sẽ quở trách các Mục sư, Trưởng lão khi họ làm
điều sai đối với Hội thánh?
Dẫu sao thì vị mục sư được đề cập trên đây cũng có tinh thần
“cầu tiến”.
Hy vọng các mục sư tư gia cũng như nhà thờ đều có tinh thần
giống như vị mục sư này!
LHS- 26/7/2014
2 nhận xét:
Tiên Tri Không Sợ Dẫu Phải chết .
Câu chuyện ngày thứ bảy cuối tuần nầy.
Phàm làm tiên tri thật của Chúa thì phải có hai mặt của vấn đề.
- Phải nói ra lẽ thật của Lời Chúa.
- Dám chết dù đang biết Sống cho Chúa hoặc chết đều do Chúa cả. Thơ Gia cơ "DẠY TỎ" về điều đấy.
Ngày nay nhiều mục sư sống chỉ để ăn (tóm thâu mọi thứ) Danh, Quyền, Lợi, Tài .. v .. v .. Và vân vân..
Tin lành Cờ MA có điển hình là Thái P Trường (TPT).
Khi được tổng TK thì "muốn" hội trưởng. Muốn 8 năm hội trưởng chưa thỏa, muốn a tăng - kỳ kiếp (mãn đời) được "có chứt" viện trưởng "vô học". Sau đó xuống ghế Phó I (kiêm viện trưởng) mới đã, sướng vì là tiến sĩ DD (dơ dáy) mà.
Thay lời kết. Phan vĩnh Cu "í lộn" Cự vì mục sư biết chưởi thề tại ST, nên thằng nầy không "đủ" TƯ CÁCH mần viện trưởng viện thần kinh thượng hạng (VTK.TH) đó đa.
Câu chuyện cuối tuần nầy một lần nữa xin được vinh danh Tiên tri HTK a men.
¤ DỦ trường SINH P I tống liên hồi Cờ MA.
Lễ Tang Bùi Tấn Lộc Họ Tám Gì?
Sáng thứ hai 28.7.2014 tại quận 7 thành phố hochiminh.
Họ tám gì?
Được biết nhà giảng Ấp Bắc thành phố Mỷ tho tỉnh Tiền giang ông ĐV Phước rồi ông Bùi tấn Lộc đến rồi ra đi không trở lại, ra Ân từ viên.
Thế là trong lễ tang MsNc Bùi Tấn Lộc có cơ hội cho họ tám và pha trò.
Ông Phước ông Lộc giờ tìm ông Thọ có không?
Còn ông Phạm duy Thọ ở Cái răng thành phố cantho. Dám về Ấp bắc không?
Mọi người biết chuyện phá lên cười ông Phạm duy Thọ lúc ở Phong điền có con đẻ rớt, được TPT phong hàm mục sư.
Ngày nay một số mục sư ở nhà thờ, họ sống cũng như chết và nếu chết thì cũng như chưa chôn thôi.
Ai có trí sẽ hiểu mọi chuyện.
_Người dự tang lễ ông cố Ms Nc Lộc.
Đăng nhận xét