Kinh Tế Thế Giới - Việt Nam: “Thực
Trạng 2014 Và Triển Vọng 2015”
“Vì Chúa đã bẻ cái ách họ mang, cái roi đánh trên vai họ, cái gậy
của kẻ hà hiếp, như trong ngày của Ma-đi-an.” (Ê-sai 9: 3)
- Thưa quý đầy tớ và quý con cái Chúa! Chúng
ta sắp từ giả năm cũ 2014 để bước sang năm mới 2015… Là con dân Chúa đồng thời cũng
là công dân trong một nước, thiết tưởng chúng ta không thể không quan tâm đến
hiện tình đất nước, nhất là hai vấn đề quan trọng: Kinh tế và chính trị. Điều
đó cũng để giúp chúng ta đánh giá và nhìn lại… hầu có thể “thay đổi chương
trình cầu nguyện của chúng ta” theo hiện tình của đất nước! Do đó trong bài này
chúng tôi muốn phân tích cho quý vị thấy hai vấn đề quan trọng này, thông qua
một bài báo mới đây – “Kinh
tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”- Báo Dân Trí, như
sau đây: (Ms Huỳnh Thúc Khải)
- Theo ông Nguyễn Đức Vinh- Tổng giám đốc VPBank, điểm đáng lo ngại nhất trong năm sau – 2015 là những xung đột quốc tế, nó có thể gây ra sự trì hoãn của nền kinh tế thế giới và điều đó ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.
1. Kinh tế VN tiềm ẩn
nhiều nguy cơ:
“Nhận định về nền kinh
tế Việt Nam, tại “Hội thảo Kinh tế thế giới và Viêt Nam: Thực trạng 2014 và
triển vọng 2015” do Ngân hàng VPBank và Công ty chứng khoán VPBStổ chức ngày
4/11, nhiều diễn giả là các nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi nhưng còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ.” (Trích: “Kinh
tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”- Báo Dân Trí)
- Thiết nghĩ, đây là cách đưa tin
của nhà báo, phải nói một chút gì đó “tich cực”, đó là “dấu hiệu phục hồi”, nhưng
cơ bản là muốn nói lên cái “NGUY CƠ”… mà lại là “nhiều nguy cơ” tiềm ẩn, chứ
không chỉ một ít!
“Kinh tế phục hồi” thì chỉ mới có “dấu
hiệu”, trong khi đó “nguy cơ thì tiềm ẩn nhiều”! Điều đó cũng có nghĩa là chúng
ta- người dân trên cả nước cũng còn phải đối mặt với “nhiều nguy cơ, rủi ro về
kinh tế”…!
2. Những rủi ro về Kinh
tế sẽ dẫn đến rủi ro về Chính trị:
“Tăng trưởng kinh tế
và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, nhưng rủi ro vẫn lớn. Nợ công của Việt Nam
đang đáng lo, trong khi hiệu quả kinh doanh của khu vực
doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm dấy lên những rủi
ro tài khóa của Việt Nam. Khu vực ngân
hàng cũng cần được tái cơ cấu, sáp nhập để làm sao có hệ thống ngân hàng đủ mạnh, nợ xấu
được cải thiện…
Nhận định về thực
trạng kinh tế hiện nay và triển vọng trong năm tới, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng
giám đốc VPBank cho rằng: Trong hội thảo, các chuyên gia đã bày tỏ những ý kiến
rất tích cực. Nền kinh tế Việt Nam không thể nào đứng bên ngoài
xu hướng chung của nền kinh tế thế giới được. Tất nhiên trong khuôn
khổ nền kinh tế Việt phải chú ý đến các yếu tố nội địa của mình…” (Trích: “Kinh
tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”- Báo Dân Trí)
- Hệ thống ngân hàng hiện nay rất
yếu. Phải “sát nhập” lại và “tái cơ cấu” mới có đủ lực để hoạt động.
- Nợ công của VN đang là điều ĐÁNG
LO!
- “Rủi ro tài khóa”: “hiệu quả kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm dấy
lên những rủi
ro tài khóa của Việt Nam” - Sau
hiệp định Pa-ri năm 1973 thì chính phủ và Quân lực VNCH dần dần bị “cắt giảm
tài khóa” (đây là từ mà các sĩ quan trong quân lực VNCH thường dùng sau
Hiệp định Pa-ri 1973). Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn của chế
độ- chính phủ VNCH. Nói cách khác là Mỹ “rút ống thở” và buộc VNCH “phải thua”
để “tái cơ cấu bản đồ chính trị thế giới” theo ý muốn của Mỹ và các nước “tài
phiệt- đại ca chính trị”! Vì Mỹ và Trung quốc lúc đó đã thỏa thuận với nhau
trong vấn đề “vẽ lại bản đồ chính trị” ở Đông nam Á, đặc biệt là vấn đề “Nam VN”
theo ý muốn và quyền lợi của hai “đại ca”, trong cuộc họp giữa Kissinger và Chu
Ân Lai, trước khi (Mỹ “buộc” TT Nguyễn Văn Thiệu) ký Hiệp định Pa-ri!
- “Tài khóa” là vấn đề sống
còn của một chính thể- rủi ro về chính trị. (VNCH sụp đổ bắt đầu từ vấn đề “tài
khóa” cho chính phủ và quân đội- Mỹ cắt giảm viện trợ, chính phủ VNCH buộc phải
“cắt giảm tài khóa” đối với chính phủ và quân đội)
- “Xu hướng chung của thế giới”: “Nền kinh tế Việt Nam không thể nào đứng bên ngoài xu hướng chung của
nền kinh tế thế giới được”. Không những là
vấn đề kinh tế mà tất cả: Chính trị, văn hóa hay tôn giáo… đều chịu một quy
luật “chịu ảnh hưởng xu thế chung”. Thí dụ: Về văn hóa, lễ hội Halloween đã
từng bước xâm nhập vào VN. Triết học Mác- Lê không có nguồn gốc tại VN. Về tôn
giáo, các tôn giáo lớn tại VN đều không
có nguồn gốc VN. Về chính trị, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở các quốc gia Đông
âu, Tây phi… hoặc như ở Hồng Kong mới đây… đều làm cho một số nước… phải lo
ngại! Đặc biệt là về chính trị, các nước nhược tiểu đều bị ảnh hưởng hoặc bị “tái
cơ cấu theo bản đồ địa chính trị” bởi ý muốn của một số cường quốc “đại ca”! Khi
một quốc gia (chính thể) bị “rủi ro tài khóa” (hoặc bị “cắt giảm tài khóa” như
chính phủ VNCH) thì cũng là lúc các nước đại ca bước vào “tái cơ cấu bản đồ
chính trị”! Nghĩa là quốc gia đó có thể bị buộc phải “thay đổi màu cờ sắc áo”!
(Một số nước Đông âu đã diễn ra đúng kịch bản của các cường quốc)
Những rủi ro kinh tế sẽ dẫn đến những
rủi ro CHÍNH TRỊ. – Mất chế độ.
…
3. VN trong giai đoạn
“khó xử”:
“… Tuy nhiên, đại diện
của VPBS cho rằng, Việt Nam đang ở trong giai đoạn
“khó xử” khi nền kinh tế đứng trước hai lựa chọn và Chính phủ buộc
phải đưa ra quyết định đuổi theo tăng trưởng hay duy trì sự ổn định.” (Trích: “Kinh
tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”- Báo Dân Trí)
- VN trong giai đoạn “khó xử” về
kinh tế: Hoặc là (a) “đuổi theo sự tăng trưởng” hoặc là (b) “duy trì ổn định”.
Nếu chọn (a) có thể ảnh hưởng đến
(b), ngược lại chọn (b) sẽ mất cơ hội để có (a). Đúng là “khó xử”!
- Kinh tế và chính trị luôn có ảnh
hưởng và tác động lẫn nhau: Chính trị ổn định- Kinh tế phát triển. Ngược lại
kinh tế phát triển dẫn đến ổn định chính trị. Sự lựa chọn sai lầm một đường lối
chính trị sẽ dẫn đến “sự tàn mạt về kinh tế”. (Không ngóc đầu lên nổi vì sự bao
vây kinh tế của các cường quốc hoặc không được hổ trợ giúp đỡ chân tình... của
các quốc gia khác, hoặc hệ thống quan chức nhà nước sẽ tha hồ tham nhũng vì hệ
thống chính trị độc tài, vô đạo đức…)
- VN trong giai đoạn “khó xử” về
kinh tế, điều đó cũng có nghĩa là “chính trị cũng không hơn gì”! – Vì Kinh tế
và Chính trị là mối quan hệ “tương tác”!
Kinh thánh chép:
“Đức
Giê-hô-va thi hành sự đoán xét mà tỏ
mình Ngài ra;
Kẻ ác bị công việc tay mình làm trở vấn lấy.” (Thi thiên 9: 16)
Kẻ ác bị công việc tay mình làm trở vấn lấy.” (Thi thiên 9: 16)
…
4. Kinh tế- chính trị
thế giới, ảnh hưởng kinh tế- chính trị VN:
“Và theo ông Vinh,
điểm đáng lo ngại nhất trong năm sau là những xung đột quốc tế, nó có
thể gây ra sự trì hoãn của nền kinh tế thế giới và điều đó ảnh hưởng cực kỳ lớn đến Việt Nam. Thứ
hai, có thể là sự thiếu ổn định nào đó về mặt xã hội của Việt Nam
ảnh hưởng đến lòng tin, làm chậm lại quá trình đầu tư và tiêu dùng
của người dân.” (Trích: “Kinh
tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”- Báo Dân Trí)
- Những xung đột quốc tế (bất ổn
chính trị thế giới) sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Cả hai điều này - “kinh
tế- chính trị thế giới”- sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến “kinh tế- chính trị VN”! Một
sự ảnh hưởng “CỰC KỲ LỚN”!
- Nền kinh tế (lẫn chính trị) VN
đang ở trong tình trạng vừa “khó khăn”, vừa “khó xử”… Trong khi tình hình kinh
tế- chính trị thế giới cũng đang có nhiều khó khăn, bất ổn… “điều đó ảnh
hưởng cực kỳ lớn đến Việt Nam” như
bài báo viết – Điều đó cũng còn có nghĩa là “nhà giột, cột xiêu…” mà nghe tin “Bão
lớn ngoài biển đông”… thì thật là đáng ngại!
- “Sự thiếu ổn định nào đó về mặt xã
hội của Việt Nam ảnh hưởng đến lòng tin…”- Bài
báo viết. Vấn đề lòng tin của người dân VN đối với “kinh tế- chính trị của nhà
nước” hiện nay như thế nào, đó là vấn đề sống còn của chính thể!
- Cách đây không lâu, chủ tịch nước
Trương Tấn Sang có nói “Không diệt được tham nhủng là MẤT CHẾ ĐỘ”. Điều đó rất
đúng, vì kinh tế (lẫn chính trị) nhà nước đang trong thời kỳ khó khăn, lẫn “khó
xử”… mà quan chức nhà nước tha hồ tham nhủng, không ngăn chặn được thì… nhà
nước lấy tiền đâu trả lương cho nhân viên… mà không MẤT CHẾ ĐỘ? (Báo chí nhà
nước gần đây cho hay “tham nhủng không giảm, mà có dấu hiệu gia tăng cách tinh
vi, khủng khiếp hơn”)
Lòng tin của người dân đối với kinh
tế- chính trị nhà nước hiện nay có lẽ đang là một… khoảng trống lớn!
…
“Vậy nên, TS. Trần
Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, sự phục hồi của
nền kinh tế Việt Nam còn rất mong manh… ông Thiên phân tích.” –
Bài báo viết.
…
Trên đây là những khái quát về tình
hình kinh tế- chính trị VN trong năm tới. Xin quý tôi tớ, con cái Chúa cùng
quan tâm và cầu nguyện “đặc biệt” cho hiện tình đất nước để… “ý Chúa được nên ở
đất cũng như trên trời”!
- “Vì Chúa đã bẻ cái ách họ mang, cái roi đánh trên vai họ, cái gậy của kẻ hà hiếp, như trong ngày của Ma-đi-an.” (Ê-sai 9: 3)
Tt. Huỳnh Thúc Khải
LHS- 6/11/2014
2 nhận xét:
Tập Đoàn Thái phước Trường Tìm Đường Lưu Vong.
Mười bốn thành viên tổng liên hội do Thái PT đi hội đồng TTN thực tế "tháo chạy" tìm đường lưu vong.
Họ cho rằng chỉ có Mỷ là miền đất hứa hiện tại mà thôi. Tương lai GRSL mới trên trời sao mờ mịt xa xôi quá, nếu không cho rằng là "có thật chăng?".
Giảng thì hay, hầu việc Chúa chấp nhận chịu khổ đường thập tự với mão gai!?
Đụng chuyện đã tìm đường tháo chạy.
Theo một kênh thông tin CTV.TG (anlactay ST). Việc tập đoàn "tan rã" TP Trường đi mỷ dự HĐ chỉ là cái cớ vô thưởng vô phạt để tìm miền đất hứa.
Má ... mấy sư đi rồi về đừng leo lên giảng rồi tuột xuống sống không ra hồn. Lo vinh thân phì da, no cơm rửng mỡ bản thân và vợ con mà thôi.
Cảnh báo về tập đoàn Thái phước Trường tìm đường lưu vong về đất Mỷ.
* Thái hải Đăng - Bạch Đằng Trà men (Sóc trăng) .-
Thái phước Trường quá dở.
Thế kỷ 21 rồi, hơn nữa là Mục sư nhiều năm.
Vậy, mà còn vọng ngoại.
Gần đây có thầy Truyền đạo Nguyễn thành Ph... Vừa về quản nhiệm Cai lậy vài năm (chưa được khóa 4 năm) rời hội thánh cũng đi Mỷ "hầu việc Chúa"!?
Thái phước Trường với chủ trương, mục tiêu mục đích "nhìn xa hơn" là ĐƯỢC & MẤT. Chúa Ki tô từng phán. Trường ĐƯỢC cả thiên hạ mà MẤT linh hồn mình., thôi thì mục tiêu Trường là hội trưởng vietnam không xong thì "BỎ CỦA CHẠY LẤY NGƯỜI" vậy đa.
~ Châu Văn Huấn Long An\
Đăng nhận xét