Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Mục sư Đinh Thiên Tứ: Cượng giải Kinh thánh và... "làm từ thiện bằng túi tiền của người khác"!

Mục sư Đinh Thiên Tứ: Cượng giải Kinh thánh và... "làm từ thiện bằng túi tiền của người khác"!
Kết quả hình ảnh cho Mục sư Đinh
(Mục sư Đinh Thiên Tứ)
***
Tình cờ vào Facebook thấy có bài giảng có tựa đề "lạ" nên xem thử, bài giảng "Ê-BẾT-MÊ-LẾT của Mục sư Đinh Thiên Tứ" ...
Xin có vài nhận xét sau đây:

1. Cượng giải Kinh thánh:
Theo dõi bài giảng (Ê-BẾT-MÊ-LẾT - Mục sư Đinh Thiên Tứ) từ đầu, bài giảng có hai ý chính: 1/"Người tầm thường (Ê-bết-mê-lết), 2/ vật tầm thường (giẻ rách, áo cũ) nhưng đã... làm việc phi thường (cứu tiên tri).
Trong hai điều chính, Ms Tứ chỉ giảng đúng có một điều, còn lại là cượng giải, là gán cho Kinh thánh những điều Kinh thánh không có ý muốn nói.
- Điều đúng: 1/ Nhân vật Ê-bết-mê-lết là hoạn quan người Ê-thi-ô-bi - Chúa dùng người này để cứu tiên tri Giê-rê-mi đang bị ném dưới hố...
- Cượng giải: 2/ "Miếng giẻ"... Ms Tứ cượng giải về "miếng giẻ":

"Ê-bết-Mê-lết đem những người đó theo mình và đi vào cung vua, đến một chỗ ở dưới kho. Tại đó, người lấy giẻ và áo cũ, dùng dây dòng xuống dưới hố cho Giê-rê-mi. Ê-bết-Mê-lết, người Ê-thi-ô-bi, nói cùng Giê-rê-mi rằng: Hãy để giẻ và áo cũ ấy trên dây, lót dưới nách ông. Giê-rê-mi làm như vậy. Họ bèn dùng dây kéo Giê-rê-mi lên khỏi hố..." (Giê-rê-mi 38: 11-13)

Việc đưa một người ốm, đói, bị ném xuống hố sình lâu ngày, kiệt sức... phải làm cách như vậy là đương nhiên... (vì nạn nhân không còn sức để bám vào dây)
Đem chuyện "miếng giẻ" ra để "nói rồng nói rắn", để "áp dụng này, áp dụng kia" là... "vẽ rắn thêm chân"... gán cho Kinh thánh những điều mà Kinh thánh không có ý muốn nói... (Bài giảng này nếu cho điểm thì chỉ được 5/10 điểm. Vì bài giảng chỉ đúng có 1/2, phần sau là "giảng bậy"! Gán cho Kinh thánh những điều Kinh thánh không có ý muốn nói. Nếu gặp phải giáo sư nghiêm khắc thì bị trừ thêm 5 điểm nữa là "0" điểm, vì cái tội "đã là sư mà còn giảng bậy"!)


2. Làm từ thiện bằng túi tiền của người khác:
Kết luận bài giảng Ms Tứ đem câu nói của John Wesly ra để "xúi người ta làm việc lành"... Còn ông thì sao?
Câu nói của Wesly mà Ms Tứ trích dẫn:
- "Hãy làm tất cả mọi việc lành bạn có thể...
- Bằng mọi phương tiện bạn có thể...
- Bằng mọi cách bạn có thể...
- Ở mọi nơi có thể...
- Miễn là bạn còn có thể làm..." (John Wesly)
Ms Tứ lập lại câu này hai lần.

Cách đây vài năm, có một bào báo nhỏ nói rằng, có một nhà báo ở Quảng Ngãi, sáng nào ông cũng ngồi uống cà phê tại một quán quen... Trong lúc ông ngồi uống thỉnh thoảng có nhiều người bán vé số đến mời mua, cũng có người già, nghèo khổ, tàn tật đến ngữa tay xin ông vài đồng tiền lẻ... nhưng ông luôn từ chối. Khách ngồi uống cà phê tại quán này thường thấy ông như vậy và người khách này cũng biết ông là là một nhà báo chuyên viết những bài báo "kêu gọi làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, tàn tật"... Người khách uống cà phê này đã viết một bài báo ngắn có tựa đề là "Làm từ thiện bằng túi tiền của người khác" để nói về "nhà báo hão tâm này"! (Ông kêu gọi người khác làm việc thiện, còn ông thì không rớt một xu... cho ai)
Khi nghe phần kết luận bài giảng của Ms Đinh Thiên Tứ trên đây, người viết chợt nhớ đến "bài báo năm nào" : Nhà báo "Làm từ thiện bằng túi tiền của người khác". Đâu chỉ có nhà báo thôi đâu? Mục sư bây giờ cũng không hơn gì! Kêu gọi tín đồ "làm việc lành cho anh em mình, nhất là trong đức tin", "hãy làm việc lành cho anh em trong khi mình có thể"... Kêu gọi anh em làm việc lành trong lúc họ nghèo rớt mồng tơi... còn các ông thì giàu nứt vách mà có rớt cho ai xu nào? (Trong các dịp lễ, tết, Ms Tứ cùng giáo hội của ông thường gửi quà cho các cơ quan, đoàn thể, chính quyền... nhưng trong thời của ông cũng có một "tiên tri tàn tật" mà ông và giáo hội của ông chưa một lần "gửi một lon gạo" để tiên tri sống...)

- Nói về tiên tri Giê-rê-mi, Ms Tứ giảng rằng: "Tình cảnh của người vì vâng lời Đức Chúa Trời mà công bố những lời ngay thẳng thì thật anh hùng lắm, can đảm lắm"... (Ê-BẾT-MÊ-LẾT - Mục sư Đinh Thiên Tứ)
Trong bài giảng phần đầu Ms Tứ đề cao tinh thần và sự can đảm của của tiên tri Giê-rê-mi... Ông đề cao một người tầm thường như hoạn quan Ê-bết-mê-lết đã đứng ra cứu tiên tri của Chúa... (nghe hay lắm) nhưng trong thời đại của ông (Ms Tứ) cũng đang có một "Giê-rê-mi" mà có bao giờ ông hỏi thăm người đó "sống ra làm sao" không? Hay ông cũng dùng tòa giảng xiên xỏ "thằng này, thằng nọ"... Trong một bài giảng ông "xiên xỏ": Trang mạng đó là "Lời Sống nhăn... chứ Lời Hằng sống gì!"...
Ông nói về bối cảnh thời của Giê-rê-mi là dân sự, quan trưởng, tiên tri (giả) thầy tế lễ đều cứng lòng, không ăn năn khi tiên tri của Chúa chỉ ra tội lỗi...! Tuy nhiên, bản thân ông bây giờ thì ông... "ăn gì"? (Bản thân ông được mệnh danh là "điếm luộc sổ" thế giới ai còn lạ... ông đã ăn năn chưa?)

Chuyện giảng sai thì ai cũng "có thể", nhưng "làm việc thiện bằng túi tiền của người khác", bản thân mình không rớt cho ai một xu... thì không biết nên gọi nó là gì.

LHS- 19/5/2015 - Đêm không ngủ, nghe bài giảng của mục sư...

8 nhận xét:

Nặc danh nói...

.. Nghề Mục sư, chứ ai mà có chức vụ Mục sư mà gọi là giảng...
.. Khổ cho tín đồ như một người muốn ăn Ngon( ko có khả năng nấu ăn). mà mucsu là ( thợ nấu). Cho nên lười biếng, khi chiên xào, chỉ cần cho tí muối là quăng cho tín đồ.
...............................
1. cái thế hệ mục sư già( VTH Nha Trang) khi đã thành thạo nghề mục sư thì lên giảng lười biếng. dầu có khả năng giảng cao hơn.. nhưng dừng lại ở 2 hay 3..trong khi đó ngta có thể cần 7-8...Toàn là lũ lười biếng..
Ex: ngày hiếu kính Cha me. Giảng Điều răn thứ 5.. bài giảng chĩ dừng lại.
a. chử hiếu ở đời.
b. mạng lênh Chúa... chấm hết.
...trong khi đó có thể xa hơn nữa.
c. phần thưởng của người hiếu kính cha mẹ là Chúa cho sống lâu. và sự sống mà Chúa ban cho qua đó để HVC.
d. hiếu kính Cha mẹ nó còn biểu hiện ở yêu mến Chúa, YÊU CHÚA...YÊU CHA MẸ...YÊU ANH EM TRONG GIA DINH( ANH EM TRONG CHUA..
e. yêu Chúa, hiếu kính cha me và yêu men anh em..no như 1 tam giác cân..ko xa roi được.. nếu thiếu 1 la sự nói dối.
.. Cái câu kinh thánh này ít nhất ai cũng nghe vài chục lần, và khi giang phải cần sâu hơn nữa.
..cái hàng mucsu 50-60 đã rành nghề Ms nên rất lười biếng.
2. Còn cái thành phần Ms con cơm..khi soạn 1 bài giảng CŨNG TỘI NGHIỆP..Tội nghiệp vì còn non kém, không có ơn của Chúa. nên dầu kiếm ý tưởng không có.. lên nói bậy, thời sự kinh tế..vv.. nghe mà mắc cười.. dầu cố gắng lám..nhưng chưa rành nghề..
..TỘI CHO TÍN ĐỒ..
NGHỀ MỤC SƯ LÀ THẾ..

THẬP TỰ SINH TỒN TẠI chuyên gia khối tin lành Cờ MA từ Haloi North Vietnamese nói...

Đi Tìm Sự Giảng Của Các Sư Ngày Nay ...
Không bị khó khi... Đi Tìm Sự Giảng Của Các Sư Ngày Nay sao họ bị "lên án - chỉ trích".
Đơn cử mấy ý sau:
1.- Một là, như Bửu già (Ngô văn Bửu) nói cả 1001 lần trên cung thánh:
- giảng hay nghe dờ,
- giảng dờ nghe hay,
- giảng sao nghe cũng được.
Thành ra Bửu già lên cung thánh làm 'trò hề' hơn là là mục sư chủ chăn rao truyền lời Chúa: LẤY LÒNG NGAY THẲNG - GIẢNG DẠY LỜI CỦA LẺ THẬT.
2.- Hai là, như Thiệu (Tổng Thầy Ký) bài giảng do "Vợ" ở nhà soạn giùm rồi lên 'đọc cố đọc để' còn bị vấp phải đọc lại!!?? Bó tay chấm cơm phở hủ tíu cháo bún riêu.
3.- Ba là, như Thái phước Trường rồi Phan vĩnh Cự có cái mác "hội trưởng" nên lên cung thánh thì tha hồ nói "lốc cốc - leng keng" cho hết giờ (tiền luơng nhận đủ) chi phí X 2 (tổng liên hội chi - dưới nầy chi) ngay cả đi tụng (đám ma) bạn đồng lao TPT cũng đòi 'TIỀN XĂNG'.
4.- Bốn là, bây giờ mục sư rất xem thường tín đồ nghe giảng SAI không biết đâu là LẦM TO rồi mấy ông NỘI, thời đại công nghệ thông tin in tờ nét toàn thế giới "Ở NHÀ" tha hồ nghe giảng cần gì tới nhà thờ nghe: MỤC SƯ CHUYÊN GIA NÓI XẠO?!
. . . . . . . . .
Xin lỗi các vị nếu có 'phiền lòng', chắc quý vị cũng cần nên phải COI LẠI cái sự Giảng - Day và Lối Sống của các vị và Gia Đình mình nghe mấy ÔNG NỘI.
* THẬP TỰ SINH TỒN TẠI chuyên gia khối tin lành Cờ MA từ Haloi North Vietnamese.

Người đi tìm kiếm Chúa nói...

Giới Lảnh Đạo Cần Tìm Kiếm Chúa Để LÀM GƯƠNG !!!
Thánh Kinh: Giê-rê-mi 29: 12- 14 , Ê-sai 26:9 , Ê-sai 26:16 , Ê-sai 31:1 , Ê-sai 55:6
1.- Bấy giờ các ngươi sẽ kêu cầu ta, sẽ đi và cầu nguyện ta, và ta sẽ nhậm lời. Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ cho các ngươi tìm được ta, và sẽ đem những phu tù các ngươi trở về. Đức Giê-hô-va phán:… (Giê-rê-mi 29: 12- 14)
2.- Đương ban đêm, linh hồn tôi đã ao ước Ngài; phải, thần linh trong tôi sẽ thiết tha tìm Ngài; vì khi những sự phán xét Ngài làm ra trên đất, dân cư của thế gian đều học sự công bình. (Ê-sai 26:9)
3.- Hỡi Đức Giê-hô-va, họ đã tìm kiếm Ngài trong lúc ngặt nghèo, kêu cầu Ngài khi Ngài sửa phạt họ. (Ê-sai 26:16 )
4.- Khốn thay cho những kẻ xuống Ê-díp-tô đặng cầu cứu, nhờ những ngựa cậy những xe binh vì nó nhiều, và những lính kỵ vì nó mạnh, mà không ngó về Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, và chẳng tìm cầu Đức Giê-hô-va! (Ê-sai 31:1)
5.- Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! (Ê-sai 55:6 )
....1.

Người đi tìm kiếm Chúa nói...

Con người thường hay tìm kiếm nhiều điều trong thế gian nhưng không bao giờ cảm thấy thỏa mãn , kẻ tìm danh, người tìm lợi, địa vị hay quyền lực… để cuối cùng cũng nằm xuống dưới ba tấc đất và bỏ lại tất cả mọi thứ cho người khác mà suốt đời mình đã tranh đấu kiếm tìm cho kỳ được bằng mọi phương cách và thủ đoạn mưu mô. Vua Sa-lô-môn đã nói trong sách Truyền đạo là: Hư không của sự hư không! Mặc dù chính ông đã trải nghiệm và thụ hưởng kinh qua tất cả mọi điều mà nhiều người cho rằng nếu được như thế quả đã mãn nguyện trong đời người. Khi chưa nếm trải mọi sự đó, ai cũng cho là lý thú nếu chiếm được chúng; nhưng thực tế ra khi trải nghiệm tất cả mọi thứ rồi, cái cảm tưởng đó sẽ tiêu biến và không còn nữa. Chỉ còn lại cái cảm giác của sự nhàm chán, hư không. Nguyên do vì tất cả những sự kiếm tìm đó chỉ là truy tìm những thực tại của cuộc sống tạm thời, những vui thú xác thịt chóng qua, những giá trị và ảnh hưởng phù phiếm của cuộc sống trần gian tục lụy. Chỉ có nguyên lý sống duy nhất của đời người và mục tiêu duy nhất làm thỏa mãn và thỏa nguyện cho con người, là sự sống của thần linh (sự sống của linh hồn). Muốn có sự sống sung mãn và dư dật này, không đâu có cũng chẳng nơi nào có thể tìm thấy; đó là Thượng đế Toàn năng. Chỉ có Ngài, duy nhất chỉ có Ngài con người mới tìm thấy sự yên nghỉ thực tại vĩnh viễn đời đời và sự thỏa nguyện về tâm linh cùng những sự cần yếu ngay cả trong mọi cảnh trạng của cuộc sống đời thường nữa. (sự sống của cả hai phương diện: phần Linh và phần Thể, sự sống sung mãn không mang ý nghĩa dư dật đầy đủ về vật chất đời thường, nhưng nhằm chỉ về sự sống làm cho an nghỉ và thỏa nguyện trong Đấng Christ). Có nhiều người theo Chúa, nhưng không bao giờ thỏa nguyện vì chưa nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tin theo Chúa của mình, theo Chúa nhưng họ vẫn tìm kiếm những gì ngoài Chúa:
1) Người tìm danh vọng, danh tiếng lẫy lừng trong sự hầu việc Chúa.
2) Kẻ tìm quyền lực, quyền hạn hay quyền thế trong phẩm trật giáo quyền.
3) Cũng không thiếu thành phần thờ lạy Ma-môn và tìm kiếm nó trong tôn giáo (tiền bạc).
4) Lắm vị cứ muốn ra vẻ thông thái làm “thầy dạy dỗ” trong vòng các sĩ phu. (Tiền sĩ Thần khoa)
5) Người muốn làm “cha” của cả thiên hạ, cũng lắm kẻ tự nhắc mình lên để làm Vua. (Vua tôn giáo = Giáo Hoàng = Giáo chủ…)
6) Kẻ phải gia nhập đạo vì đã lỡ thương “chàng” hoặc “nàng”.
7) Người tìm chốn nương dựa, đông vui, kẻ tìm một cái mác “dấu ấn” cho mình là người có đạo “đức”.
8) Trăm phương, nghìn cách bươn chải trong dòng đời nhưng thất bại, nên đào bới trong suối đạo (ra ngoài đời thua thiệt chả bằng ai, nhưng vào đạo được gọi thành “Thầy” hay “Pháp sư”. Chớ không phải “Mục”.)
9) Bảo người khác phải làm lụng cực nhọc, phần mình chỉ tay “bảy ngón” và ngồi chơi sơi nước, hưởng lạc.
# Người đi tìm kiếm Chúa

Người đi tìm kiếm Chúa nói...

10) Đạo Chúa là đạo của sự Yêu thương, mà thực ra họ nào đâu có yêu thương gì kẻ khác. Sống dư thừa trên sự lao động khó nhọc của những kẻ khó nghèo, không chỉ nhận thức ăn đủ dùng cho bữa chánh ngọ, chỉ nhận thức ăn bố thí đủ dùng cho một bữa trưa trong ngày, tức tinh thần khổ hạnh; còn thua xa tinh thần từ bỏ mình của Thái tử Tất-đạt Đa, từ bỏ cả trách nhiệm làm cha và làm vua trong tương lai để đi tìm chân lý (tìm Chúa hay tìm cứu cánh cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ lầm than). Đường nào và cách nào để tìm đây, nhưng chưa tìm ra, cuối cùng phải chết gục trong rừng sâu núi thẳm? Còn những kẻ đến sau trộn trà thêm phần rơm rác để kiếm sống thỏa thuê trong sự cúng dường, trái ngược hẳn với tinh thần của Triết học Phật giáo Đông Phương, xứ sở của Thích ca mâu ni. (hãy tự vấn lòng mình, thay vì kết tội người khác đoán xét).
Có hiểu là Hội thánh Chúa là cả một gia đình, có một Cha, một Thầy và một Chúa, mà tất cả đều chỉ là anh em, phải đồng lo tưởng đến cho nhau từng chút một trong cuộc sống đời thường, bởi vì trong tương lai sẽ cùng sống chung dưới một mái nhà vĩnh cửu. (Mat-thi-ơ 23). Nếu không yêu nhau, và không yêu nỗi những kẻ mà mình thấy được trong phần xác thì làm sao có thể nhìn thấy mặt nhau trong nước Thiên Đàng. (I Giăng 4: 20)
Muốn người khác yêu mình, thời mình nên yêu họ trước (Mat 7:2, Lu 6:38 & Mac 4:24 ), nhưng yêu không chỉ có nghĩa là khen tặng, là phải dùng lời tử tế dịu ngọt, vuốt ve để đến với nhau, như Phao-Lô đã nói và như Chúa Giê-su đã làm:
Ngài bện một cái roi bằng dây, bèn đuổi hết thảy khỏi đền thờ, chiên và bò nữa; vãi tiền người đổi bạc và đổ bàn của họ. (Giăng 2:15)
Anh em muốn điều gì hơn: Muốn tôi cầm roi mà đến cùng anh em, hay là lấy tình yêu thương và ý nhu mì? (I Cô-rinh-tô 4:21)
Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt. (Hê-bê-rơ 12:6 ).
Cá nhân tôi vì ích lợi của toàn thể anh em mà tôi mới nói, và chỉ bày hầu cho anh em được lợi vì tìm trúng mục đích, để hết thảy anh em đều được dự phần yên nghỉ và thỏa nguyện trong ngày Chúa đến và tìm được nhiều phước hạnh. Quỉ Satan nó chỉ muốn làm cho nhiều người lạc hướng, tìm sai mục đích để chuốc lấy đau khổ và u buồn, gây ra sự tàn nát trong nơi Thánh và gây chia rẽ các Cơ- Đốc-nhân. Vì nó biết nếu tất cả những Cơ-Đốc-Nhân biết hợp quần thì sẽ gây nên một sức mạnh mà nó chẳng có thể cự địch nổi, dưới quyền năng của Thánh Chúa. Vì thế chúng phải gieo cỏ lùng vào hội thánh, nhằm gây xáo trộn trong Hội chúng và cám dỗ người khác kiêu ngạo và vì kẻ kiêu ngạo thì coi thường tất cả mọi người khác.
Người biết tìm Chúa và biết lấy Ngài làm cứu cánh, luôn dựa nương nơi Ngài, lấy Ngài làm sức mạnh là cánh tay ắt chẳng bao giờ phải hổ thẹn, cho dù có ở trong bất cứ tình huống nào hay trong cảnh ngộ ra sao; lòng người ấy sẽ vững chãi như bàn thạch (bàn bằng đá) và tâm linh người cứ kiên định khó ai mà có thế chuyển lay.
Đáng rủa sả thay cho…
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi Đức Giê-hô-va. (Giê-rê-mi 17:5 )
Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy Đức Giê-hô-va, và lấy Đức Giê-hô-va làm sự trông cậy mình. (Giê-rê-mi 17:7)
Đức Giê-hô-va phán: Khốn thay cho con cái bội nghịch, lập mưu chẳng bởi ý ta, kết ước chẳng cậy Thần ta, hầu cho thêm tội trên tội; chúng nó chưa hỏi miệng ta, đã khởi đi xuống Ê-díp-tô, để cậy sức mạnh của Pha-ra-ôn mà thêm sức cho mình, và núp dưới bóng Ê-díp-tô! Cho nên sức mạnh của Pha-ra-ôn sẽ làm sỉ nhục các ngươi, nơi ẩn náu dưới bóng Ê-díp-tô sẽ trở nên sự xấu hổ các ngươi. Các quan trưởng dân nó đã tới Xô-an, sứ giả đã đến Ha-ne; hết thảy sẽ mắc cỡ vì một dân kia chẳng làm ích chi cho mình, chẳng cứu giúp cũng chẳng làm lợi, song làm cho mang hổ mang nhuốc.
# Người đi tìm kiếm Chúa.

Người đi tìm kiếm Chúa nói...

Trong xứ gian nan khốn khổ, tự xứ đó đến những sư tử đực, sư tử cái, rắn lục và rắn lửa bay.( Flying fiery dragons) Chúng nó chở của cải mình trên vai lừa con, vật báu trên gu lạc đà, đặng dâng cho một dân tộc chẳng làm ích gì được hết. Sự cứu giúp của người Ê-díp-tô chẳng qua là hư không vô ích, nên ta đặt tên nó là Ra-háp, ngồi yên chẳng động.
Bây giờ, ngươi hãy đi, chạm lời nầy trên bảng nhỏ ở trước mặt họ, hãy chép vào sách, để truyền lại đời sau, mãi mãi không cùng. Dân nầy là bội nghịch, là con cái nói dối, con cái không muốn nghe luật pháp Đức Giê-hô-va; nói với kẻ tiên kiến rằng: Đừng tiên kiến làm chi! Nói với kẻ tiên tri rằng: Đừng nói tiên tri về lẽ thật! Hãy nói cho chúng tôi những điều vui thú, hãy lấy những sự huyễn hoặc bảo chúng tôi! Hãy lìa khỏi đường, bỏ khỏi lối, cất Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên khỏi mặt chúng tôi!
Vậy nên, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Vì các ngươi khinh bỏ lời nầy, cậy điều bạo ngược và trái nghịch, mà nương nhờ những sự ấy, bởi cớ đó, tội các ngươi như tường nẻ sắp vỡ, lồi ra trên cao, chỉ trong giây phút sẽ thình lình đổ xuống. Ngài sẽ đập bể nó như cái bình thợ gốm bị bể ra, bể ra từng miếng, chẳng tiếc gì; đến nỗi trong những miếng mẻ nó, sẽ chẳng tìm được một mảnh nào để lấy lửa nơi bếp hay là múc nước nơi hồ.4)
Vả, Chúa Giê-hô-va, là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, có phán như vầy; Các ngươi sẽ được rỗi, là tại trở lại và yên nghỉ; các ngươi sẽ được sức mạnh, là tại yên lặng và trông cậy. Nhưng các ngươi đã không muốn thế! Các ngươi nói rằng: Không; chúng tôi sẽ cỡi ngựa chạy trốn! Ừ phải, các ngươi sẽ phải chạy trốn. Chúng tôi cỡi ngựa chạy mau! Ừ phải, những kẻ đuổi theo các ngươi cũng sẽ chạy mau! Một người dọa, ngàn người đi trốn; năm người dọa, các ngươi đều đi trốn, cho đến chừng nào các ngươi còn sót lại như cây vọi trên đỉnh núi, như cờ xí trên gò.
Dầu vậy, Đức Giê-hô-va còn chờ đợi để làm ơn cho các ngươi; Ngài sẽ được tôn lên mà thương xót các ngươi; vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời công nghĩa. Phước thay cho mọi kẻ trông đợi Ngài! (Ê-sai 30: 1- 18).
Có hai nguyên tắc về sự trông đợi và sự trông cậy:
1) Trông cậy nơi nơi con người và trông cậy nơi sự giúp đỡ, vùa giúp của con loài người. (mặc dầu Chúa vẫn thường dùng phương cách là sử dụng con người để giúp con người, nhưng để lòng trông đợi và trông cậy nơi con người là điều khác hẳn, đôi khi sẽ bị thất vọng và bị hổ thẹn.) Chú thích: nói như thế không có nghĩa là không cần ai và không nhờ vào ai giúp cả, nhưng có nghĩa là phải luôn ngửa trông Chúa và nếu Ngài dùng ai giúp thì phải nhận ra, cũng coi chừng ma quỉ đưa công cụ của nó đến giúp mình, để trói buộc và làm hại mình. (người Cơ-Đốc trưởng thành phải hiểu và biết thế nào là “lễ độ” và thế nào là “pháp độ”). Ai luôn hướng về con người và để lòng nhờ cậy họ, sẽ có thể bị họ chối từ (hay xin sỏ người khác) và bị hổ thẹn khi bị chối từ. Ai luôn trông đợi Chúa, Ngài sẽ khiến cho nhiều người chạy theo và đòi xin cho được DỰ PHẦN giúp đỡ, như Chúa phán là dân ngoại sẽ chạy theo dân Do-Thái trong ngày sau rốt và đòi xin được giúp họ để được hưởng: “sái”, ăn theo phước hạnh của họ mà họ đã nhận được từ nơi Chúa.
Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Sẽ xảy ra các dân và dân cư nhiều thành đều đến, và dân cư thành nầy đi đến thành khác mà nói rằng: Chúng ta hãy đi mau, đặng nài xin ơn Đức Giê-hô-va, và tìm kiếm Đức Giê-hô-va vạn quân; ta cũng sẽ đi. Như vậy có nhiều dân và nhiều nước mạnh sẽ đến tìm kiếm Đức Giê-hô-va vạn quân tại Giê-ru-sa-lem, và ở đó nài xin ơn Đức Giê-hô-va.
Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Sẽ xảy ra trong những ngày đó, có mười người từ mọi thứ tiếng trong các nước ra, nắm chặt vạt áo của một người Giu-đa, mà nói rằng: Chúng ta sẽ đi cùng các ngươi, vì chúng ta có nghe rằng Đức Giê-hô-va ở cùng các ngươi. (Xa-xha-ri 8: 20- 23).còn ai đuổi theo họ mà tìm cách hại họ thì coi chừng sẽ ăn cán chổi. (Xuất- hành 14:23)
# Người đi tìm kiếm Chúa.

Người đi tìm kiếm Chúa nói...

2) Là luôn luôn nhờ cậy Chúa giúp đỡ trong bất cứ mọi tình huống và cầu hỏi miệng Ngài, xong phải yên tịnh và chờ đợi Chúa can thiệp như thế nào, không như trường hợp những người đã hành động theo phân đoạn Kinh thánh trên (Ê-sai 30: 1-4).
Ex: Giống như một người đem một sấp vải đến nhờ một người thợ may, may cho mình một tấm áo, nhưng sau đó thay vì phải để sấp vải đó ủy thác cho người thợ may và tin cậy ông ta sẽ may cho mình. Thế nhưng khi ông ta chưa kịp may cho mình đã vội lấy sấp vải lại và giao cho người thợ khác khi chưa hết thời hạn. Ai làm như thế rõ ra là xúc phạm đến người thợ may thứ nhất và khiến ông ta phải buồn lòng, khó có lần sau.
Ngày nay nhiều tôi tớ Chúa và nhiều con cái Chúa cũng đã hành động như thế và làm buồn lòng Cha mình và xúc phạm nặng nề đến Ngài. Do đó Ngài để mặc, cho dù có gào la kêu thét, hay dóng chuông gõ mõ “rao truyền Tin lành rình rang” hay cầu nguyện lớn tiếng om sòm, Lửa từ trời cũng chẳng giáng xuống như thời Ê-li. Ê-li thì lại làm điều trái ngược với nhiều kẻ đương làm. Ông kêu nhiều người lấy nước xối vào của lễ cho ướt nhẹp ở tình trạng khó cháy và bốc lửa nhưng Lửa của quyền năng Thánh-Linh giáng xuống thiêu cháy tiêu biến cả của lễ kia; đó mới thực sự là Lửa thiệt từ trời, còn Lửa “la hét” kia chỉ là Lửa của sự gào la, xé áo mình kêu thét, làm cho những kẻ bước lên tin nhận Chúa theo cảm xúc mời gọi và chịu ảnh hưởng của quần chúng số đông, sau đó trở về nhà bị gia đình bắt bớ lại thối lui, từ bỏ niềm tin. Nếu còn ở lại thì cũng vì cái gì đó hoặc vì ai đó cần và muốn theo đuổi. Kết cục sang năm lửa đó lại được tái diễn, thắp lại vào “mùa thi”. Không biết cứ mãi như thế so với đà gia tăng dân số trên thế giới, mà nếu cứ giảng Tin-Lành như thế, tốn không biết bao nhiêu là “mơ ni”= money = tiên công khó nhọc dành dụm của con dân Chúa lao động, hay của nhà tài phiệt nào đó có ý đồ riêng, ẩn dấu dưới chiêu bài Phúc âm, thì không biết đến năm nào Chúa mới tái lâm vì có quá nhiều người thêm lên chưa được cứu, chưa kể những người ban đầu tiếp nhận, nhưng sau từ chối hoặc cứ ở trong đạo mà “địa ngục gấp năm”.
Chú ý: Đây không phải nói để nhiều người yêu mến Chúa, muốn rao truyền đạo pháp phải ngã lòng, nhưng nhằm mục đích cho con dân và các kẻ tự xưng hay vốn dĩ thực là tôi tớ Chúa, phải suy đi nghĩ lại là ta đang thực sự nhờ đến ai: Nhờ tay ta mà làm nên tất cả, hay nhờ ta khôn khéo biết lợi dụng sức mạnh và quyền thế của loài người, cơ hội thuận tiện để truyền giáo. Phỉ thui: thật phỉ thui. (nghĩa là thật quá tệ, quá tệ , đáng bị nguyền rủa, đồng nghĩa với từ a-na-them quá đi thôi. “Phỉ thui” không phải là thứ “tiếng lạ”, mà là từ ngữ của Việt ngữ có họ hàng liên quan với Hán việt, để ám chỉ những gì đáng phải bỏ đi, hay đừng nhắc tới cũng là từ mà dân gian nước Việt cổ xưa thường dùng, khi ai nói hớ ra sự sui xẻo thì bị mắng là: “Phỉ thui cái miệng mày”.
Vì thế ai nhờ ai mới là quan trọng, dạy người khác biết tìm kiếm Chúa là điều quan trọng, bảo người kia nương dựa nơi Chúa luôn luôn là chính đáng, nhờ sức Chúa và quyền năng Ngài mới làm nên mọi sự, chớ còn rêu rao cái sức lực, nỗ lực để rao truyền Tin- lành theo phương cách vừa “đánh trống, vừa la làng” thì chửa chắc sẽ nên cơm cháo gì. Ai làm như thế trước sau cũng sẽ bị hổ thẹn trong ngày Chúa đến, hay trong ngày Chúa thăm viếng, tức là khi “Giờ Cha đã điểm” trên đất nước Việt nam này.
Giới Lảnh Đạo Cần Tìm Kiếm Chúa Để LÀM GƯƠNG !!!
Chào thăm tất cả mọi người “nhờ cậy lộn” hay “nhờ nhầm đối tượng”? HẾT FILM !!!
# Người đi tìm kiếm Chúa.

Nặc danh nói...

... GIỎI HÓA DỐT..
- lê quan tài phúc. vừa bắt tay giáo phái, con thì hvc trên hệ phái khác.. vậy mà vẫn thăng quan tiến chức vù vù...và lương lai không xa.. vào thường trực là Xiềng...Giỏi... còn người khác chỉ cần gia đình, người thân bên vợ ở giáo phái khác là cái thằng CMA dek cho ngốc đầu....còn thằng lê quan tài phúc thì lên vù vù..
..................................................
- lê hoàng Duy tín con lê quan tài phúc cháu cố Ms lê văn tôi... không biết tên này học tới cấp độ gì??? biết hắn là con cháu ms.... Thôi! nghe thử 1 bài>>
... cái câu chuyện Chúa Giê-xu giáng sinh... Mục đồng canh giữ bầy chiên!!!
- Mục đổng ở đây là NGƯỜI CHĂN THUÊ, CHIÊN LÀ CỦA CHỦ, NGHÈO KHÓ, LÀM THUÊ CHO NGƯỜI KHÁC.....
...vậy mà 1/3 bài giảng nói về hình ảnh mục đồng..BẦY CHIÊN LÀ TÀI SẢN CỦA MỤC ĐỒNG, HỌ BỎ TÀI SẢN CỦA MÌNH MÀ TÌM KIẾM CHÚA.... nghe xong là sôi máu rồi..cứ ngẵm nghĩ. tại sao học nhiều mà dốt thế....câu chuyện giáng sinh, cái thằng thiếu niên-thanh niên..AI MÀ KHÔNG BIẾT MỤC ĐỒNG LÀ NHỮNG TÊN CHĂN THUÊ...MÀ ĐÃ CHĂN THUÊ LÀM GÌ LÀ CHIÊN CỦA MÌNH...
...GIỎI HÓA DỐT...