Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Vì Sao “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN” Của Josheph Prince Là TÀ GIÁO?


Vì Sao “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN” Của Josheph Prince Là TÀ GIÁO?

- “Mọi sự quở trách, rủa sả, răn đe, sửa dạy trong Tân & Cựu ước của Kinh Thánh là sứ điệp chỉ dành cho người Do thái chứ không phải cho Hội Thánh thuộc dân ngoại bang như chúng ta xưa nay.” - Một giáo lý chánh yếu của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”giảng dạy.

Kết quả hình ảnh cho tà giáo ân điển trọn vẹn

Kết quả hình ảnh cho mục sư JOSEPH PRINCE
(Josheph Prince)
***
Thời gian gần đây, trong cộng đồng Cơ-đốc-giáo VN có một số dư luận về giáo lý của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”… người thì cho nhóm đó là tà giáo, người khác thì chỉ nhận xét chung chung “không chánh, không tà”…! Cũng có người cho nó là chánh giáo- Một số mục sư như Ms Quách Tâm, Ms Phạm Đình Nhẫn đã từng giảng dạy cũng như mở cửa cho nhóm này giảng dạy cho nhân sự của mình.
Qua bài này LHS hy vọng sẽ chỉ ra cho cộng đồng Cơ-đốc biết: nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” là chánh giáo hay TÀ GIÁO.

Kết quả hình ảnh cho mục sư JOSEPH PRINCE

1. Sự giảng dạy chính yếu:
- “Mọi sự quở trách, rủa sả, răn đe trong Tân & Cựu ước của Kinh Thánh là sứ điệp chỉ dành cho người Do thái chứ không phải cho Hội Thánh thuộc dân ngoại bang như chúng ta xưa nay.”
Trên đây là một trong những giáo lý mà những người thuộc nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”giảng dạy.
Giáo lý trên đây đã được nhiều người từng nghe nhóm của Josheph Prince dạy làm chứng lại.
Tuy nhiên, chúng ta hãy suy xét giáo lý này trong một phân đoạn Kinh thánh sau đây của Phao-lô:
Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môi-se làm phép báp-têm trong đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng Christ. Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn. Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt.  Lại cũng chớ lằm bằm như mấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt.
Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời. Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được.
” (I Cô-rinh-tô 10: 1-13)
- Trong phân đoạn Kinh thánh trên đây, Phao-lô gọi những người trong Cựu ước là “tổ phụ chúng ta”. Hội thánh Cô-rinh-tô không phải tất cả là người Do thái (nếu có thì chỉ là số ít), mà đa số hay có thể nói hầu hết là “dân ngoại” đã tin Chúa tại thành Cô-rinh-tô. Do đó chữ “tổ phụ chúng ta” ở đây không phải là tổ phụ về huyết thống, mà là “tổ phụ đức tin”. Chữ “chúng ta” ở đây Phao-lô đang nói về tín hữu dân ngoại, những người thuộc về Hội thánh Cô-rinh-tô (Tân ước). Đoạn Kinh thánh này sứ đồ Phao-lô đang giảng dạy: răn đe Hội thánh thời Tân ước.

- “Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời.” (câu 11)
Sau khi đưa ra hình ảnh những người thuộc về “Dân Chúa” trong Cựu ước- những người từng được Môi-se giải cứu ra khỏi Ê-díp-tô, được từng trải những kinh nghiệm và ơn phước thiêng liêng như “chịu Môi-se làm phép báp-têm trong đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng liêng” - ăn ma-na, uống nước từ hòn đá, đi dưới trụ mây, đi theo trụ lửa”… Và Phao-lô còn nói “hòn đá ấy tức là Đấng Christ” nữa... Thế nhưng, những người này sau đó đã ngã chết trong đồng vắng, dù trước đó họ đã được giải cứu kỳ lạ qua mười phép lạ và tại Biển đỏ… Phao-lô đưa ra hình ảnh này để minh chứng rằng “không phải người nào tin Chúa là chắc mẫm được lên Thiên đàng, dù có sống thế nào cũng không bị hư mất” như giáo lý của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”giảng dạy. Đoạn Kinh thánh này Phao-lô răn đe, khuyến cáo Hội thánh Cô-rinh-tô về lối sống “dâm dục, buông tuồng, thờ hình tượng, lằm bằm, thử Chúa…” của một số tín hữu tại Cô-rinh-tô…! – Ông đang giảng dạy về đề tài “sự hư mất sau khi được giải cứu - cứu rỗi” cho Hội thánh Cô-rinh-tô! Hình ảnh của những người được giải cứu khỏi Ê-díp-tô bị ngã chết trong đồng vắng, không vào được Đất hứa, là hình bóng cho những người tin Chúa, kinh nghiệm sự cứu rỗi nhưng cũng sẽ bị hư mất, không vào được Thiên đàng nếu sống buông thả, “cậy ân điển” của những tín hữu tại Hội thánh Cô-rinh-tô.

Nếu nói rằng - “Mọi sự quở trách, rủa sả, răn đe trong Tân & Cựu ước của Kinh Thánh là sứ điệp chỉ dành cho người Do thái chứ không phải cho Hội Thánh thuộc dân ngoại bang như chúng ta xưa nay” như giáo lý của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”giảng dạy… thì hoàn toàn sai và trái nghịch với Kinh thánh, vì Phao-lô đang dùng hình ảnh của Cựu ước (những người được giải cứu khỏi Ê-díp-tô) để “răn bảo con cái Chúa tại Hội thánh Cô-rinh-tô” vốn đa số là dân ngoại! Chữ “chúng ta” mà Phao-lô dùng là chỉ về Hội thánh thời Tân ước.  “Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời.” (câu 11) Ê-díp-tô là hình bóng về thế gian. Những người được cứu ra khỏi “thế gian” (Ê-díp-tô) sau đó đã ngã chết trong đồng vắng vì lối sống buông thả của họ: “Dân sự ăn uống rồi chơi giỡn” - “Song phần nhiều trong vòng họ KHÔNG ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn.” (c. 5-7)
Phao-lô nói rằng “phần nhiều” trong số những người được giải cứu khỏi Ê-díp-tô sau đó đã ngã chết trong đồng vắng - không được vào Đất hứa (hình bóng Thiên đàng) chỉ vì lối sống buông thả của họ… Điều khiến cho những người được giải cứu khỏi Ê-díp-tô, được kinh nghiệm những ơn phước thiêng liêng như đã nói… bị “hư mất trong đồng vắng” chính là vì họ “KHÔNG ĐẸP LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI”… Họ đã sống một đời sống buông thả: dâm dục, thờ hình tượng…
Phao-lô dùng hình ảnh Cựu ước để giảng dạy cho Hội thánh Tân ước (Cô-rinh-tô) rằng “Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã” (câu 12). Chữ “ngã” ở đây là Phao-lô nói về sự hư mất của những người từng “kinh nghiệm Chúa”, giống như những người từng được giải cứu khỏi Ê-díp-tô, sau đó ngã chết trong đồng vắng mà không được vào Đất hứa… chứ không như sự giảng dạy của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”giảng dạy rằng “khi đã tin Chúa thì không bao giờ hư mất” dù có sống như thế nào. Đây là một sự giảng dạy hết sức trái ngược Kinh thánh và nó làm “nền tảng cho lối sống không kính sợ Đức Chúa Trời” của một tà thuyết tinh vi trong ngày sau rốt!

Chỉ một điểm đầu tiên trong sự giảng dạy của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”: “Mọi sự quở trách, rủa sả, răn đe trong Tân & Cựu ước của Kinh Thánh là sứ điệp chỉ dành cho người Do thái chứ không phải cho Hội Thánh thuộc dân ngoại như chúng ta xưa nay…” đã cho thấy nó “lập nền cho những giáo lý sai bậy về sau”! Tất cả những giáo lý của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” tiếp theo sau “giáo lý nền tảng” trên đây, đều chủ trương và giảng dạy sai lầm, nhưng nó “lập nền” trên giáo lý đầu tiên này: “Mọi sự quở trách, rủa sả, răn đe trong Tân & Cựu ước của Kinh Thánh là sứ điệp chỉ dành cho người Do thái…”. Thế nhưng phân đoạn Kinh thánh mà sứ đồ Phao-lô đã giảng dạy cho Hội thánh Cô-rinh-tô trên đây, đã chỉ ra giáo lý của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” là một tà thuyết. Bởi sứ đồ Phao-lô đang giảng dạy cho Hội thánh Tân ước - Hội thánh Cô-rinh-tô - là những người không phải hoàn toàn, nếu không muốn nói là “không có người Do thái” trong đó! - Mọi sự “quở trách, rủa sả, răn đe, sửa phạt” thậm chí là “hư mất” đối với những ai từng được “giải cứu (cứu rỗi) và kinh nghiệm phép lạ”, mà Phao-lô đang nói cho Hội thánh Cô-rinh-tô trong phân đoạn Kinh thánh trên đây, là Phao-lô nói “chỉ cho người Do thái” thôi, hay cho tất cả chúng ta là những Cơ-đốc-nhân thời Tân ước- những người được cứu từ dân ngoại!? Có điều gì chứng minh Hội thánh tại Cô-rinh-tô “chỉ toàn là người Do thái” không, hay họ hoàn toàn là “dân ngoại tại thành Cô-rinh-tô đã tin Chúa và trở nên Hội thánh của Đức Chúa Trời”? Nếu như trong trường hợp Hội thánh tại Cô-rinh-tô chỉ có vài người Do thái, còn lại là “dân ngoại” thì chữ “chúng ta” mà Phao-lô dùng trong phân đoạn Kinh thánh này là ý nghĩa gì? Có phải chữ “chúng ta” mà Phao-lô dùng chính là chỉ về “tất cả chúng ta là những Cơ-đốc-nhân thuộc về Hội thánh Chúa”, mà không phân biệt người Do thái hay người ngoại không? Nhiều lần Kinh thánh cũng dạy cho chúng ta “Hội thánh của Chúa bao gồm cả người Do thái lẫn dân ngoại”, là những người tin nhận Chúa Jesus là Đấng Christ. Như vậy sự giảng dạy của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” chủ trương tách rời sự quở trách, răn đe, sửa phạt trong Kinh thánh cả Tân lẫn Cựu ước chỉ dành cho người Do thái, là một sự giảng dạy “cố ý sai lầm” (cố ý làm sai pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng), nhằm tách rời sự giảng dạy chính yếu của Kinh thánh cho dân sự Chúa, để dọn đường cho một giáo lý sai lầm, nhưng “rất có lý” vào đời sống của dân sự Chúa – Hội thánh ngày nay. Nếu nói không lầm thì giáo lý này dọn đường cho một lối sống buông thả, dẫn sự bại hoại đi vào trong Hội thánh của Đức Chúa Trời như dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa: “Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn…” - kết cục là “ngã chết trong đồng vắng mà không vào được Đất hứa”! Giáo lý này chắc chắn sẽ là một “mẻ lưới của địa ngục” hốt đại đa số Cơ-đốc-nhân VN cũng như thế giới – sau khi đã kinh nghiệm sự cứu rỗi và một số phép lạ... - đi vào nơi vĩnh hỏa, không hưởng được nước Thiên đàng mà Cha đã sắm sẵn cho những ai yêu mến và kính sợ Ngài!

2. Những ai đi theo giáo lý này?
Trước đây nhiều người đã lên án “mục sư Quách Tâm đi theo tà giáo”, tức họ lên án vì mục sư Quách Tâm đã đi theo, ủng hộ cũng như giảng dạy cho nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” với những giáo lý của nhóm này. Mục sư Quách Tâm đã phản bác với đại ý rằng: “giáo lý ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE làm sao mà TÀ GIÁO được? Vì trước khi tôi – mục sư Quách Tâm giảng dạy thì mục sư Phạm Đình Nhẫn cũng đã tiếp nhận nhóm và giáo lý này. Ms PĐN đã mở cửa cho nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” giảng dạy vài năm trước khi Ms QT giảng dạy… thì làm sao mà nhóm này TÀ GIÁO cho được”?
- Vì mục sư Quách Tâm bị một số mục sư, trong đó có các mục sư trong VEF lên án là “đi theo tà giáo”, nên Ms QT muốn nói “nếu các ông muốn nói tôi tà giáo thì trước hết hãy lên án ông Nhẫn- người thường xuyên là chủ tịch Hiệp hội thông công Tin lành VN của các ông – là người đã làm điều đó trước tôi!”

3. Cái nhìn của nhiều mục sư ngày nay:
Trong những ngày qua, LHS có hỏi thăm một số mục sư xem cái nhìn của họ đối với giáo lý ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE như thế nào, thì đa số đều có cái nhìn chung chung. Họ không dám nói nó là “tà”, mà cũng không khẳng định nó là “chánh”! Đa số họ đều nói “nó có cái gì đó không đúng lắm”… Còn nếu hỏi “nó có tà không” thì họ đa số đều nói không! (xin được giấu tên những mục sư này) Sở dĩ họ không dám nói “tà”, vì họ sợ sẽ bị hỏi “nó tà chỗ nào” thì họ không trả lời được! Còn nói “chánh” thì sợ bị lên án là “ủng hộ tà giáo”! Cho nên họ chọn “thái độ trung lập” cho an toàn! (Một số sợ mất lòng và đụng chạm quyền lợi, vì hiện nay ông Phạm Đình Nhẫn đang mở cửa cho nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” giảng dạy tại nhà ông)
Sở dĩ có tình trạng trên vì đa số các mục sư VN ngày nay (cả tư gia lẫn nhà thờ) đều “mất khả năng nhận diện đâu chánh, đâu tà”! Nhất là đối với những nhóm vào VN có khả năng và sẵn sàng ủng hộ tài chánh như nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”.
Bài chia xẻ này LHS chỉ phân tích và mổ xẻ một “giáo lý đầu tiên” của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE” để chỉ ra nó tà giáo như thế nào, và vì nó cũng là “nền tảng” cho những giáo lý sai trật tiếp theo sau của nhóm “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”. Những ngày sắp tới, nếu Chúa cho phép và ban ơn thì LHS sẽ tiếp tục mổ xẻ những giáo lý sai lầm của tà thuyết “ÂN ĐIỂN TRỌN VẸN của JOSHEPH PRINCE”.
Hy vọng qua bài chia sẻ này, nhiều con cái và tôi tớ Chúa sẽ thức tỉnh mà “gỡ mình khỏi lưới của ma quỷ”! (II Ti-mô-thê 2: 26)

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 4/6/2015

1 nhận xét:

CAO THẦN MINH Phòng một tống liên hồi Cờ MA Q.I Hochiminh City - South Vietnamese nói...

"Hy vọng qua bài chia sẻ này, nhiều con cái và tôi tớ Chúa sẽ thức tỉnh mà “gỡ mình khỏi lưới của ma quỷ”! (II Ti-mô-thê 2: 26).
Quả thật đúng là như vậy.
Thế nhưng, ngày nay đa số mục sư khi lên cung thánh thì 'giảng dài - giảng ngắn'. Nhưng.
Một khi đã leo xuống rồi thì họ 'SỐNG' thế nào? đó mới là điều đáng nói.
Vậy mục sư ngày nay họ giảng rồi họ sống thế nào?
Rất dễ thấy mục sư ngày nay (tổng liên hội - PÂLH C&MA) họ sống cho cái bụng của mình.
* Một là.- Sự mê tham của mắt.,
* Hai là.- Sự mê tham của xác thịt.,
* Ba là.- Sự kiêu ngạo của đời.,
Là những điều từ 'thế gian' (gian như thế) mà ra.
Cho nên thấy mấy ông sư tổ (Tống liên hồi - Cờ MA) ngày càng 'mập ú' (xin lỗi như con heo).
Vậy tín đồ ngày nay phải làm sao?
Phải biết tự cứu lấy mình, đừng nhìn muc sư nầy TP Trường, hay mục sư kia PV Cự chỉ vấp phạm thôi.
Thứ nhứt: Tham Nhà Mặt Tiền.
Thứ hai: Tham Xe hơn tín đồ.
Họ sống - Giảng như là cái nghề: Hi Sinh Đời CHA - Củng Cố Đời CON Vậy !?
Thử hỏi họ (mụt nát sư) cái cái gì làm tấm gương 'nguyên' chưa nói 'GƯƠNG SÁNG' cho tín đồ noi theo.
Thấy sao, biết sao, cứ nói vậy người ơi !!!
Như Tiên Tri Ms Huỳnh thúc Khải tôi 'khẩu phục - tâm phục "Hy vọng qua bài chia sẻ này, nhiều con cái và tôi tớ Chúa sẽ thức tỉnh mà “gỡ mình khỏi lưới của ma quỷ”! (II Ti-mô-thê 2: 26). A MEN.
* CAO THẦN MINH Phòng một tống liên hồi Cờ MA Q.I Hochiminh City - South Vietnamese.