Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Kỷ Niệm “Chúa Thánh Linh Giáng Lâm” - Chúa Vui Hay Buồn…?


Kỷ Niệm “Chúa Thánh Linh Giáng Lâm” - Chúa Vui Hay Buồn…?

 Kết quả hình ảnh cho Lễ Ngũ tuần
***
Đối với Do Thái giáo, Lễ Ngũ Tuần là ngày kỷ niệm dân Do Thái nhận Kinh Torah từ Môi-se ở núi Sinai.
Lễ Ngũ tuần trong Công vụ chương 2 xảy ra cách 50 ngày sau sự kiện Chúa Jesus phục sinh. (Chúa thăng thiên 40 ngày sau Phục sinh, 10 ngày tiếp theo đó Đức Thánh Linh thăm viếng các môn đồ, xảy ra sự kiện trong Công vụ chương 2… mà ngày nay hay gọi là Đức Thánh Linh “Giáng Lâm”.
Chữ “giáng lâm” dùng cho Đức Thánh Linh trong sự kiện này có đúng không?
- “Giáng”: là hạ xuống…
- “Lâm”: là rơi vào (lâm bệnh, lâm nạn…)
Thật ra Chúa Thánh Linh không “hạ xuống” mà cũng không “rơi vào”! Ngài “thăm viếng, chiếm hữu và đầy dẫy trên các môn đồ”…!
Đức Thánh Linh có mặt từ buổi thái cổ khi dựng nên trời đất… Ngài có mặt khi Chúa Jesus (Ngôi Hai) được thai dựng trong lòng trinh nữ Ma-ri… Ngài là Đấng mà Chúa Jesus khi thi hành chức vụ phải “cậy Ngài” để dạy dỗ các môn đồ… (Công vụ. 1: 2) Ngài vẫn “ở đó”, trên mặt địa cầu từ buổi dựng nên cho đến khi có trời mới, đất mới, thành Giê-ru-sa-lem mới… Cho nên, có lẽ không nên dùng chữ “giáng lâm”…! Vì Ngài “ở đó” chứ có đâu xa mà “giáng” hay “lâm”…!
Kinh thánh bày tỏ có một Đức Chúa Trời Ba Ngôi: Cha – Con và Thánh Linh. Cả ba đồng hành, đồng đẳng, đồng quyền trong công cuộc SÁNG TẠO và CỨU CHUỘC. Chúa Jesus – Ngôi Hai sau khi đã hoàn thành sự hy sinh chuộc tội trên thập tự giá, Ngài thăng thiên và đến thời kỳ của Đức Thánh Linh. Suốt cả Tân ước: Công tác của Đức Thánh Linh là: Khai sinh, lãnh đạo và kiện toàn Hội thánh…!
Hội thánh của Chúa suốt 300 năm đầu (thế kỷ 1-3) được Đức Thánh Linh lãnh đạo, dẫn dắt… Nhưng kể từ biến cố hoàng đế Constantine quy đạo …Hội thánh đã không còn sự lãnh đạo, dẫn dắt bởi Thánh Linh nữa… Thay vao đó là quyền lực của giáo hội, cái mà Kinh thánh gọi là “Ba-bi-lôn”! – “Hỡi dân ta hãy ra khỏi Ba-bi-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó…” (Khải huyền 18: 4) Theo lịch sử: Từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ 13 Hội thánh của Chúa trải một thời kỳ mà lịch sử gọi là “ám thế” (thời kỳ tăm tối, thời kỳ hắc ám)… Đến thế kỷ 13 mới bắt đầu manh nha có phong trào cải chánh giáo hội và cho đến thế kỷ 16 mới chính thức có cuộc cải chánh của Martin Luther… Phong trào và công cuộc cải chánh đã đưa Hội thánh thoát khỏi quyền lực của tổ chức giáo hội (Ba-bi-lôn)… Tuy nhiên, Hội thánh từ khi ra khỏi “Ba-bi-lôn lớn” (giáo hội Công giáo) thì sau đó lại rơi vào các “Ba-bi-lôn nhỏ” (các tổ chức, hệ phái Tin lành). Ra khỏi “con đại dâm phụ” thì rơi vào các “con dâm phụ”… (Khải huyền 17: 1; 19: 2) – Ngôn ngữ Việt nam gọi là “Tránh võ dưa, gặp võ dừa”… “Tránh một chai, gặp hai lọ”… (chai Công giáo, lọ Tin lành)
Tại VN, phong trào Hội thánh tư gia trước đây người ta lên án giáo hội CMA (HTTLVN-MN) là “dâm phụ”, là “Ba-bi-lôn”… Tuy nhiên, sau đó không lâu thì các tổ chức hình thành sau này (“Liên đoàn Truyền giáo” của Trần M, “Liên hữu Cơ-đốc” của Đinh Thiên T... v.v…) còn “dâm loàn” thuộc linh gấp mấy lần giáo hội mà họ lên án…! Những lãnh tụ, tổ chức này họ buôn thần bán thánh gấp nhiều lần hơn so với “tổ phụ họ” là một số tiền bối của giáo hội CMA!
Ngày hôm nay, các tổ chức giáo hội Tin lành hầu hết…cái gì họ cũng gán cho Chúa, cho Đức Thánh Linh… Nhưng không một tổ chức nào mà Đức Thánh Linh được quyền lãnh đạo hay dẫn dắt ở trong đó! Một thí dụ: Kinh thánh dạy “Hãy đưa tay lên mà thờ phượng Chúa”, “Hãy vỗ tay mà ngợi khen Chúa”…v.v… nhưng thử hỏi tín hữu hay chấp sự hay mục sư nào trong giáo hội CMA dám làm theo Lời Chúa không? Đức Thánh Linh có còn lãnh đạo trong giáo hội này nữa không? (người ta sợ quyền lực của giáo hội hơn là sợ Đức Thánh Linh …buồn!) Những ông mục sư quản nhiệm họ giảng về Đức Thánh Linh, nhưng có dám làm theo điều Thánh Linh dạy không? Thử đi rồi biết! Điều đó chứng tỏ rằng “quyền lực giáo hội” (Tổng liên hội) ngày nay còn lớn hơn quyền lãnh đạo của Đức Thánh Linh gấp bao nhiêu lần! Nó không phải “Ba-bi-lôn” thì là cái gì?
Câu Kinh thánh luôn được ứng nghiệm từ thời của sứ đồ Giăng cho tới nay đó là: “Này ta đứng NGOÀI CỬA mà gõ”… Chúa Thánh Linh luôn đứng “ngoài cửa” của các trụ sở, văn phòng lãnh đạo các tổ chức giáo hội (Công giáo cũng như Tin lành), mặc dù bên trong họ vẫn nói về Ngài có khi là không sai sót! (Khải huyền 3: 20)
Mỗi năm cứ 50 ngày sau lễ Phục sinh thì các nhà thờ, giáo hội từ Công giáo đến Tin lành, “từ nhà thờ đến tư gia” … người ta lại giảng về Đức Thánh Linh hoặc kỷ niệm “Đức Thánh Linh Giáng lâm”… (Chúa Thánh Linh có ở đâu xa mà “giáng” với “lâm”! Ngài ở ngay bên cạnh cuộc đời mà đôi khi chúng ta xem Ngài như “ô-xin”…! Chắc Ngài buồn lắm!) Sự kỷ niệm dường ấy đôi khi nó gợi nhớ cho người ta một bài hát ngoài thế gian: “Mỗi năm đến hè thì lòng man mác buồn”… (Lễ Ngũ tuần rơi vào mùa hè) Buồn vì người ta nói về Chúa Thánh Linh nhưng chẳng có chỗ nào cho Ngài trong đời sống cá nhân cũng như giáo hội… Buồn vì con dân Chúa, Hội thánh ngày nay chỉ xem việc đầy dẫy Chúa (Thánh Linh) chỉ còn là một “kỷ niệm” (kỷ niệm Đức Thánh Linh Giáng lâm), trong khi Ngài đứng đó yêu thương, chờ đợi chúng ta…!
Anh em chớ LÀM BUỒN cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc.” (Ê-phê-sô 4: 20)
Vợ chồng sống với nhau, kỷ niệm ngày cưới chắc là phải vui… Kỷ niệm “Đức Thánh Linh giáng lâm” là kỷ niệm ngày “Đức Thánh Linh cưới Hội thánh”… Tuy nhiên, trong ngày kỷ niệm này, với bối cảnh như đã nói ngày nay, Chúa Thánh Linh chắc buồn hơn là vui, bởi vì Ngài chỉ được nhắc đến trong ngày này, còn 364 ngày kia còn lại trong năm Ngài …“bị đối xử như một ô-xin”…!

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 5/6/2017

0 nhận xét: