Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Người Chưa Từng Nghe Phúc Âm Có “Kiện Chúa” Được Không?

Người Chưa Từng Nghe Phúc Âm Có “Kiện Chúa” Được Không?
Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời.” (Rô-ma: 3: 19)
 Kết quả hình ảnh cho ơn cứu rỗi tiền định
***
Có ba người đến trước sự phán xét của Đức Chúa Trời:
- Người thứ nhất: Qua đời mà chưa hề nghe Phúc âm.
- Người thứ hai: Từng nghe Phúc âm nhưng không tin.
- Người thứ ba: Tin nhận Phúc âm trước khi qua đời (được cứu).
Người thứ nhất và người thứ hai tất nhiên không được cứu (theo như Kinh thánh).
Người thứ hai tất nhiên không thể nói gì, vì anh ta đã từ chối Phúc âm.
Người thứ nhất sẽ hỏi: “Tôi chưa từng nghe Phúc âm, nếu nghe, tôi sẽ tin… Bây giờ nếu Chúa phạt tôi, liệu Chúa có bất công không?”
Dĩ nhiên, Kinh thánh nhiều lần bày tỏ: Đức Chúa Trời là Đấng Công bình, Ngài tuyệt đối công bình và không việc gì Ngài phải “bất công” hay “thiếu nợ” ai điều gì… Do đó, người chưa từng nghe Phúc âm cũng không có lý do gì để “kiện cáo” hay “oán trách Chúa” được. Kinh thánh chép rằng:
“…những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả THIÊN HẠ ĐỀU NHẬN TỘI trước mặt Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 3: 19)
Theo như Kinh thánh bày tỏ: Con người vốn đã hư mất rồi… (bắt đầu từ vườn Ê-đen) Tất cả đều “xây lưng” lại với Đức Chúa Trời, “thù nghịch” cùng Đức Chúa Trời… Hết thảy đều “lui đi và trở nên ô uế”… Hết thảy trở nên “xa lạ” cùng Đức Chúa Trời… (Ê-sai 1: 4; Giê-rê-mi 19: 4)
Ví dụ minh họa: Có hai mươi người đàn ông xa lạ đứng trước một người đàn ông giàu có… Người đàn ông giàu có tặng tiền cho năm người, mười lăm người còn lại thì không. Mười lăm người không nhận được tiền kia không có lý do gì để nói rằng “ông nhà giàu kia bất công”… Cũng vậy: Nhân loại sa ngã và phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời… Họ trở nên “thù nghịch”, “xa lạ” và “quay lưng” với Đức Chúa Trời… Ngài không cứu một người nào, hết thảy đều phải đi vào sự phán xét đời đời… Ngài cũng công bình! Còn Ngài cứu ai đó là “ân sủng”, là “quyền của Ngài”!
Những người theo quan điểm “tự do” (sự cứu rỗi còn tùy thuộc quyền tự do chọn lựa của tội nhân) cho rằng: những người hư mất là do họ chọn (từ chối ơn cứu rỗi) và họ phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa bởi ý chí tự do của họ… Tuy nhiên, cả những người chưa từng nghe Phúc âm, khi qua đời họ vẫn phải chịu phán xét, vì con người vốn đã bị hư mất trước mặt Chúa rồi…!
Ý chí tự do:
Những người theo quan điểm “ý chí tự do” (do James Arminius 1560-1609) cho rằng: Đức Chúa Trời ban cho con người ý chí tự do, nên Ngài không “áp đặt” hay “độc đoán” chọ lựa ai… Tuy nhiên, lịch sử nhân loại, lịch sử tuyển dân Y-sơ-ra-ên và lịch sử Thánh kinh cho thấy: con người luôn chọn “điều xấu, điều ác và sự chết”… Khi đứng trước con đường sống và con đường chết thì con người (dân Do thái) luôn chọn “con đường chết”… Bản chất sa ngã của con người luôn chọn điều “nghịch lại ý muốn Đức Chúa Trời”, làm buồn lòng, làm tổn thương Ngài… Phao-lô đã khẳng định điều đó rằng: con người (sa ngã) không có khả năng làm điều “lành” (chọn điều đúng)! Mặc dù họ “xưng mình khôn ngoan” (mà trở nên điên dại):
Cho nên họ không thể chữa mình được, 21 vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. 22 Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; 23 họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng” (Rô-ma 1: 20-23)
Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; 19 vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. 20 Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậynhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy” (Ro-ma 7: 18-20; 23)
Con người sa ngã luôn làm điều nghịch lại ý muốn Đức Chúa Trời và họ “không có quyền để làm điều mà lý trí họ biết là đúng, là phải”… “Ý chí tự do” của con người đã bị “bắt làm phu tù cho luật của tội lỗi” (ma quỷ) và họ “không có quyền” để chọn điều đúng… (lẽ thật của Phúc âm) trừ khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời hành động để “giải thoát” họ ra khỏi quyền của tội lỗi và sự chết… Thánh Linh Đức Chúa Trời hành động trên những người mà Chúa đã chọn và biết trước (tiền định). Chúa Thánh Linh không hành động thì không một người nào có thể thoát khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết! Do đó, quan điểm “sự cứu rỗi còn tùy thuộc vào ý chí tự do của con người” (quan điểm của Arminius, 1560-1609) không phải là lẽ thật của Kinh thánh.
Quan điểm “tự do” là “có lý” chứ không phải chân lý.
Ơn cứu rỗi được Đức Chúa Trời “tiền định tuyệt đối”, là chân lý.
Nói cách khác: “Tự do” là đúng, nhưng “Tiền định” thì đúng hơn!

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 21/2/2018

0 nhận xét: