Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Vì Sao Người Tin Lành Cần Phải Quan Tâm Đến Chính Trị Nhiều Hơn?

Vì Sao Người Tin Lành Cần Phải Quan Tâm Đến Chính Trị Nhiều Hơn?

Dường ấy, anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời.” (Ê-phê-sô 2: 19)

Kết quả hình ảnh cho cầu nguyện cho tổng thống
***
Tân ước công bố một Phúc âm (Tin lành) để muôn dân trở nên là “công dân nước Trời”, trở thành tuyển dân thuộc linh, là Hội thánh của Đấng Christ… Khi đã thành tuyển dân thì Hội thánh sẽ sống theo khuôn mẫu mà Đức Chúa Trời đã dạy cho dân Ngài là Y-sơ-ra-ên trong Cựu ước. Những nguyên tắc của Cựu ước đối với Tuyển dân được áp dụng cho Hội thánh thời Tân ước. Một trong những nguyên tắc đó là “xây dựng và bảo vệ cộng đồng”, bảo vệ quốc gia, dân tộc, bảo vệ niềm tin, tín ngưỡng… Để làm điều đó, họ phải có “Nhà nước”… Phải có lãnh đạo quốc gia (vua, tổng thống hoặc thủ tướng…) Để có nhà nước hoặc người lãnh đạo quốc gia, cộng đồng thì không thể không nói đến chính trị… “Ai là người lãnh đạo quốc gia” đó là câu nói đầu tiên cho mệnh đề “chính trị là gì?”...
Khi Giê-rô-bô-am dẫn đầu một đoàn dân đến gặp vua Rô-bô-am để “xin giảm thuế”… Yêu cầu này đã không được nhà cầm quyền Rô-bô-am chấp nhận… Từ đây nảy sinh vấn đề chính trị: Một cuộc BIỂU TÌNH, XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG LẠI NHÀ CẦM QUYỀN của Rô-bô-am… Đoàn dân hô to: “Hỡi nhà Đa-vít, từ nay khá coi chừng”! (đồng thanh hô to: coi chừng, coi chừng, coi chừng…) Hoặc họ vận động với nhau: “Hỡi Y-sơ-ra-ên, chúng ta có phần gì với nhà Đa-vít và con cháu người”!
Vì xét thấy NHÀ CẦM QUYỀN Rô-bô-am KHÔNG COI TRỌNG TIẾNG NÓI CỦA DÂN, vẫn tiếp tục áp đặt mức thuê nặng trên dân… nên người ta tách ra khỏi và thành lập “nhà nước khác”… Đó là vương quốc phía Bắc và “bầu” Giê-rô-bô-am lên làm lãnh đạo (vua) của họ… Từ đây họ có một NHÀ NƯỚC RIÊNG, tách biệt với nhà nước của Rô-bô-am… Đây không phải CHÍNH TRỊ thì là gì? (I Các vua 12)
Đất nước Hoa kỳ được thành lập bởi một nhóm người Tin lành chạy trốn sự bách hại của Công giáo… Họ thành lập nhà nước và xây dựng, bảo vệ nó cho đến ngày nay… Nếu không có nhà nước (Hợp Chủng quốc Hoa kỳ) thì họ không thể bảo vệ được niềm tin, tín ngưỡng (Tin lành) của họ… Vì vậy những ai là Cơ-đốc-nhân mà nói rằng “Tin lành không làm chính trị” thì người đó chẳng hiểu biết đầy đủ về Kinh thánh và lịch sử, nếu không muốn nói là… “ngu hết cở”!
- Mâm cơm của gia đình bạn ăn bị “đầu độc”, bạn phải trả tiền cho con cái đến trường để bị “nhồi sọ những thứ láo toét, biến con người thành con vật, sống không có nhân cách mà vẫn gọi là có giáo dục”… mà bạn vẫn phải cam chịu… tất cả điều đó đều do chính trị mà ra…! Bạn cứ thờ ơ với chính trị nữa đi, rồi bạn sẽ thấy cảnh “người ta bắt con bạn đi lấy nội tạng, mà bạn kêu không thấu trời”!
Trước mắt, cảnh tượng bao người dân nghèo bị cướp đất, cướp nhà trắng trợn bởi những lực lượng được cho là “nhà cầm quyền”… họ kêu mà không thấu trời, bản thân bạn có thấy cũng không làm gì được… Tất cả những điều đó là “từ chính trị mà ra”! Bạn kêu cầu đến tổng thống Mỹ…? Nếu những người Tin lành không làm chính trị thì làm sao có nước Mỹ? Tại sao khi bị đàn áp người ta không kêu cầu ai, mà phần lớn đều “kêu cầu tổng thống hoặc nước Mỹ”? Mục sư hay nhà thờ nào đó bị đàn áp, sao không kêu cầu chủ tịch nước Trung quốc hay Nga, mà phần lớn kêu cầu Tổng thống hoặc chính phủ Hoa kỳ… rồi lại quay ra nói “Tin lành không làm chính trị”? “Tin lành không làm chính trị” thì lấy đâu có nước Mỹ cho mấy ai đó kêu cầu?
Dường ấy, anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời.” (Ê-phê-sô 2: 19)
Về mặt đức tin thì chúng ta là người “đồng quốc với các thánh đồ”, là “người nhà của Đức Chúa Trời”, là “công dân Nước trời”…  Nhưng về thuộc thể thì chúng ta là người “còn sống trên đất”, chúng ta phải có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc của mình…
Hãy nhìn dân Do thái và Hợp chủng quốc Hoa kỳ để chúng ta thấy rằng: Người Tin lành cần phải quan tâm đến chính trị nhiều hơn!

HTK
Chúa nhật 15/7/2018

0 nhận xét: