Sập Giàn Giáo Vũng Áng- “Khi Nào Thì Nhà Cầm
Quyền Sụp Đổ”…?
- Đức Chúa Trời có lý do khi Ngài cho phép một thể chế chính trị bạo tàn, vô nhân tính cai trị trên một quốc gia, dân tộc… (Tt. Huỳnh Thúc Khải)
- “Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy.” (Lu-ca 13: 4-5)
- Đức Chúa Trời có lý do khi Ngài cho phép một thể chế chính trị bạo tàn, vô nhân tính cai trị trên một quốc gia, dân tộc… (Tt. Huỳnh Thúc Khải)
- “Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy.” (Lu-ca 13: 4-5)
Kinh thánh: Lu-ca 12: 49-59; 13: 1-5
(Sập giàn giáo ở Vũng Áng)
***
Không ít người ngày nay quan tâm "khi nào nhà cầm quyền sụp đổ"... nhưng "quan điểm chính trị của Chúa" là thế nào?
1. Chúa đem sự phân rẽ…
“Ta
đã đến quăng lửa xuống đất; nếu cháy lên rồi, ta còn ước ao chi nữa! Có một
phép báp-têm mà ta phải chịu, ta đau đớn biết bao cho đến chừng nào phép ấy
được hoàn thành! Các ngươi tưởng ta đến đem sự bình an cho thế gian sao? Ta nói
cùng các ngươi, không, nhưng thà đem sự
phân rẽ…”
(Lu-ca 12: 49-51)
Chúa phán:
Ngài đến đem cho thế gian một “ngọn lửa” (chân lý), một khi ngọn lửa đã bắt
cháy thì tự nó sẽ lan tỏa…
Có một phép
báp-tem (chịu khổ) mà Chúa phải chịu, và Chúa đem đến cho thế gian sự phân rẽ:
giữa người tin và không tin Ngài. (Con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỷ)
…
2. Nhận diện và quan tâm thời cuộc…
“Ngài
lại phán cùng đoàn dân rằng: Khi các ngươi thấy đám mây nổi lên phương tây,
liền nói rằng: Sẽ có mưa; thì quả có vậy. Lại khi gió nam thổi, các ngươi nói
rằng: Sẽ nóng nực; thì quả có vậy. Hỡi kẻ giả hình! Các ngươi biết phân biệt
khí sắc của trời đất; vậy sao không biết
phân biệt thời nầy?”
(12: 55-56)
Liên quan đến
phần sau (mạch văn) có người đã đem câu chuyện Phi-lát giết một số người Ga-li-lê
cách dã man, dùng huyết của nạn nhân trộn chung với của lễ (một hành vi xúc phạm
tôn giáo, chà đạp công lý, coi thường nhân phẩm công dân của người dân bị trị…)
Những người này, họ như muốn bày tỏ “nổi bức xúc” về sự gian ác và bất công của
nhà cầm quyền La-mã… và như để khai thác “quan điểm và thái độ chính trị của Chúa
Jesus” về hành động của nhà cầm quyền. Chúa Jesus không trả lời điều đó là tốt
hay xấu, Ngài nói với họ rằng “sao các ngươi không biết nhận diện thời cuộc”! Ngài
phán “Hỡi kẻ giả hình! Các ngươi biết phân biệt khí sắc của trời
đất; vậy sao không biết phân biệt thời
nầy?” (12: 56)-
Sự quan tâm của đoàn dân là “bao giờ đế quốc La-mã sụp đổ và người dân Giu-đa được
sống đời tự do, không còn nô lệ, không còn thấy cảnh nhà cầm quyền muốn làm gì
thì làm…” ...?
Trong con mắt
của Chúa (Chúa biết) nhà cầm quyền La-mã chỉ còn tồn tại thêm một thời gian nữa
thôi. Nhưng vấn đề quan tâm không phải là “khi nào”, mà là… “các
ngươi phải ăn năn”. – “Cũng lúc ấy, có mấy người ở đó thuật
cho Đức Chúa Jêsus nghe về việc Phi-lát giết mấy người Ga-li-lê, lấy huyết trộn
lộn với của lễ họ. Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Các ngươi tưởng mấy người
đó vì chịu khốn nạn dường ấy, có tội lỗi trọng hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải;
song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì
hết thảy sẽ bị hư mất như vậy” (13: 1-3)
Hầu hết
ngươi dân Giu-đa cũng như Ga-li-lê đều quan tâm “khi nào thì nhà cầm quyền sụp
đổ”… nhưng Chúa phán với họ “không phải những người bị nhà cầm quyền xử ác là tội
trọng hơn những người còn lại… song… ai không ăn năn thì hư mất hết thảy”… Chúa
lái câu chuyện từ mối quan tâm chính trị đến mục đích cứu rỗi đời đời đối với mỗi
một con người.
… và câu
chuyện tháp Si-lô-ê ngã đè 18 người chết… Chúa cũng dùng một cách như vậy. – “Hay
là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có
tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? Ta nói cùng các ngươi,
không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất
như vậy.” (Lu-ca 13: 4-5)
Điểm đặc biệt
trong câu chuyện sau (tháp Si-lô-ê) mà Chúa đề cập là “những kẻ có tội trong Giê-ru-sa-lem”.
Chúa đang muốn ám chỉ ai đây? Những thành phần lãnh đạo tôn giáo- những chức sắc
của Do thái giáo- những “tôi tớ Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem”? (không phải là
những thành phần “ít tội” hơn những nạn nhân vụ sập tháp Si-lô-ê) Và Chúa nhấn
mạnh “không ăn năn thì hết thảy đều hư mất”. Chúa đang nói đến những “lãnh đạo
tôn giáo- những chức sắc của Do thái giáo- những “tôi tớ Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem”…
cũng sẽ hư mất nếu không ăn năn!
Chúa quan
tâm đến “mục đích và chương trình đời đời” của Ngài, hơn là “bao giờ nhà cầm
quyền này sụp đổ”! (Người dân Giu-đa thì quan tâm “khi nào nhà cầm quyền La-mã
sụp đổ”…)
“Hỡi
kẻ giả hình! … vậy sao không biết phân biệt thời nầy? Lại sao các ngươi cũng
không tự mình xét đoán điều gì là công
bình?” (13:
56-57)
Trong câu
này, Chúa muốn nhắc cho người Y-sơ-ra-ên biết “vì sao họ bị như thế này”? Vì
sao họ phải gánh lấy tai ách của một hệ thống chính trị gian ác, bạo tàn, một nền
cai trị vô nhân bản? Vì sao dân tộc họ phải chịu lấy một tai ách mà lẽ ra họ phải
được “tự do, độc lập và hạnh phúc hơn”? Tôn giáo của họ bị chà đạp, xúc phạm,
quyền tự quyết dân tộc của họ bị coi khinh (bị ngoại bang điều khiển- Bộ Chính
trị- Tòa công luận- là tay sai, bù nhìn…)… là vì sao? Câu trả lời như đã được biết
đến trong Ê-sai 53: 8- “Ấy là vì cớ tội lỗi
dân ta đáng bị đánh phạt”!
Đức Chúa Trời
có lý do khi Ngài cho phép một thể chế chính trị bạo tàn, vô nhân tính cai trị
trên một quốc gia dân tộc…
3. Giải hòa (giảng hòa)…
“Vậy,
khi ngươi đi với kẻ kiện mình đến trước mặt quan tòa, dọc đường hãy gắng sức giải hòa cùng họ, e họ kéo
ngươi đến trước mặt quan án, quan án giao cho thầy đội, rồi bỏ tù ngươi chăng…” (13: 58)
Liên quan đến
việc một số người (Ga-li-lê) bày tỏ nổi bức xúc về sự gian ác của nhà cầm quyền,
Chúa Jesus đưa ra câu chuyện- hình ảnh hai người dắt nhau ra tòa… Chúa bảo “dọc đường hãy gắng sức giảng hòa với kẻ kiện
mình”…
“Kẻ kiện
mình” đối với dân Giu-đa là ai? Có phải dân ngoại không? Dân ngoại lúc nào cũng
“ganh tỵ” và có sự “kiện cáo” với Dân sự của Đức Chúa Trời? Lúc nào họ cũng muốn
“trả thù” và “tiêu diệt” dân sự của Đức Chúa Trời…! Và chỉ khi nào dân sự Chúa
phạm tội, không vâng lời… nên Chúa mới phó dân Ngài cho dân ngoại cai trị họ… Lịch
sử Y-sơ-ra-ên và Kinh thánh chứng minh điều đó. “Kẻ kiện cáo các ngươi” đây
chính là dân ngoại. Chúa phán trong câu chuyện “dọc đường hãy gắng sức giải hòa cùng họ…”- Chữ “dọc đường” trong câu Chúa phán cho thấy có một hành trình… như sứ đồ
Phi-e-rơ về sau từng nói “anh em như người
khách trọ, kẻ ĐI ĐƯỜNG”… (I Phi-e-rơ 2: 11)
Vấn đề của
người dân Giu-đa lúc bấy giờ, theo Chúa Jesus, “không phải là LÀM GÌ VỚI NHÀ CẦM
QUYỀN”… mà là “các ngươi phải ĂN NĂN”!
Thưa Hội
thánh cùng hết thảy quý tôi tớ, con cái Chúa!
Thiết tưởng
rằng chúng ta đang sống trong một thời kỳ, một bối cảnh xã hội không khác hơn
người dân Giu-đa trong thời của Chúa Jesus mấy! Một số người trong chúng ta
quan tâm: Bao giờ thì nhà cầm quyền này SỤP ĐỔ…! Nhưng mối quan tâm của Chúa
cho Hội thánh VN hôm này không phải là “bao giờ nhà cầm quyền sụp đổ”… mà là “các
ngươi phải ăn năn”… là “HẾT THẢY PHẢI ĂN NĂN”! Vì thật ra, tình trạng Hội thánh
Chúa tại VN ngày nay, lối sống của nhiều tôi tớ, con cái Chúa “không hơn gì thế
gian”! (giống như dân Do thái trong thời Chúa Jesus- không hơn gì dân ngoại) Chúng
ta quan tâm đến thời cuộc, đến sự hà khắc, bạo tàn, bất công, vô nhân tính của
nhà cầm quyền, hoặc bao giờ họ sụp đổ… Nhưng, có lẽ cũng như trong thời có mặt
tại xứ Giu-đê, Chúa chỉ quan tâm một điều: “nếu dân Chúa không ăn năn”- Hội
thánh VN rất nhiều người kể cả trong hàng giáo phẩm ‘ở Giê-ru-sa-lem’ (lãnh đạo)
cũng hư mất”!
Giàn giáo ở
khu công nghiệp… bị sụp đổ, khiến nhiều người chết trong thời gian gần đây… lý
do không phải “thượng tầng yếu”- không đáp ứng kỹ thuật… mà vì “hạ tầng” (nền
móng bên dưới) có vấn đề… (Sau khi sập giàn giáo, người ta phát hiện bên dưới
có hầm ngầm thông ra biển, không biết để làm gì… thông tin này được đăng trên
báo Dân trí, sau đó bị xóa)- Một chế độ nếu không xây dựng lòng tin của người
dân thì chính “thượng tần kiến trúc càng cao, vật liệu nặng, hệ thống nhân sự
càng đông, cồng kềnh”… sẽ làm cho chế độ SỤP ĐỔ, chứ không cần ai, hay “thế lực
thù địch nào” phá nó cả! Bất cứ chế độ nào làm mất lòng tin của người dân, cả
những người từng cống hiến máu xương để xây dựng chế độ… chế độ đó đang từng bước
“tự sát”! Nó sẽ sụp đổ như giàn giáo công trình ở khu công nghiệp Vũng Áng vừa
qua. Vì lòng tin của người dân chính là “nền móng vững chắc cho chế độ”… Nhưng
hể chế độ nào mà “lòng tin của người dân bị đào khoét tới tận cùng”, không
thương tiếc thì… việc gì đến nó tất phải xảy đến, như vụ “Sập
giàn giáo ở Vũng Áng” gần đây vậy!
Tháp
Si-lô-ê ngã đè 18 người chết, giàn giáo ở Vũng Áng sập cũng làm chết và bị
thương nhiều người… nhưng một chế độ sụp đổ thì hiểm họa khó lường…! (không biết
bao nhiêu người sẽ “từ chết tới bị thương”… hệ lụy đến con cháu…)
Về phần
chúng ta là con dân Chúa, Chúa bảo phải ăn năn để đươc cứu linh hồn, và nếu
không ăn năn thì “HẾT THẢY SẼ BỊ HƯ MẤT như vậy”!
Chỉ khi nào
Hội thánh ăn năn thì sẽ được Chúa thăm viếng và khi đó sẽ có nhiều người VN được
cứu thật sự!
Một thể chế
chính trị tốt cũng chưa chắc có nhiều người được cứu.
Xin Chúa
dùng Lời Ngài thức tỉnh mỗi chúng ta. A-men!
Tt. Huỳnh Thúc Khải
LHS- 8/4/2015
3 nhận xét:
LỜI KHẨN CẦU CÙNG CHA CỦA ĐỨC GIÊXU KRIT TRÊN THÁNH GIÁ.
Thánh sử: Luca 23:34. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” .
I.- CHUYỆN XƯA.
Câu nói này của Chúa Jesus phải có một chấn động mạnh mẽ trên cách chúng ta sống. Có thể điều này mất đi sự tác động, bởi vì chúng ta cho rằng chỉ có Chúa Jesus, mới có thể tha thứ được như thế, không có cách nào chúng ta có thể đối đãi với những người khác với một ân điển giống như Ngài. Hay có thể chúng ta thấy điều này như là một thí dụ về cách Chúa tha thứ mà không có nhận thức rằng điều này có liên hệ đến chúng ta. Trong lúc đó, chúng ta tha thứ cho những người biết hối lỗi mình. Điều này không phải là trường hợp của những người đóng đinh Chúa. Và chúng ta tha thứ cho những người không làm tổn thương chúng ta quá nhiều, đó cũng không phải là trường hợp của những người đóng đinh Chúa. Một cách nào đó, chúng ta đã giới hạn sự thương xót của chúng ta.Trong những định nghĩa mà Chúa Jesus chưa bao giờ nhắc đến.Chúng ta có một ân điển giới hạn.
Không có một hành động nào độc ác hơn việc đóng đinh Chúa và dù vậy Chúa tha thứ. Không cần họ phải xin về điều đó, ngay cả khi họ không có một chút gì hối hận về điều đó. Điều này có nghĩa là những sự căm giận mà chúng ta còn cưu mang thật không chính đáng chút nào. Chúng ta phải trả lời trước mặt Chúa, Đấng ban ân điển dư dật về những điều này.Chúng ta có thể giải thích tại sao chúng ta chấp nhận việc Ngài phải đau đớn, đỗ huyết cho chúng ta, trong khi chúng ta không làm một điều gì cả cho những người đã làm tổn thương chúng ta. Hay là nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta có thể tìm cách để hiểu Kinh Thánh rõ ràng hơn, chúng ta có thể nhận ra là ân điển mà Chúa dành cho chúng ta, là điều Chúa trông đợi chúng ta làm như thế cho những người khác. Không phải chỉ dành cho những sự sĩ nhục, những sự coi thường, nhưng cho những người phối ngẫu đã phản bội, cho những kẻ ăn cắp, đã làm chúng ta tán gia bại sản những nạn nhân của họ, cho những kẻ phản bội, những kẻ hiếp dâm và những kẻ giết người. Đức-Chúa-Trời vô hạn có một ân điển vô tận.
II.- CHUYỆN NAY.
Đây là một lẽ thật khó có thể chấp nhận. Chúng ta yêu thích điều này khi điều này áp dụng cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể chấp nhận điều này khi phải áp dụng cho những người đã xúc phạm chúng ta sâu xa, đã phá huỷ niềm tin cậy của chúng ta, những người đã giết những người chúng ta yêu thương. Nhưng nếu ân điển không bao la đủ, để xóa bỏ những tội lỗi phạm cùng con người, vì ân điển không thể xóa bỏ những tội lỗi của chúng ta đối với Đức-Chúa-Trời.
Cảm tạ Chúa, ân điển của Chúa đã thực hiện điều này. Cảm tạ Chúa là Ngài tha thứ chúng ta, khi chúng ta không biết mình làm điều gì và Ngài khiến chúng ta có thể làm những điều đó cho những người khác.
…… /2 ……
# Mục sư trí sự Nguyễn văn Cừ (Kiến Quốc) từ Australia ÚC ĐẠI LỢI.
LỜI KHẨN CẦU CÙNG CHA CỦA ĐỨC GIÊXU KRIT TRÊN THÁNH GIÁ. (P.2).
III.- CẢNH GIÁC VỚI BỌN LƯU MANH PHAN VĨNH BÁ (Bách chiến-Bách thắng) Cu hội trửng.
Lời Chúa dạy rất tỏ tường, nhưng bọn nầy có chịu Giảng và Sống đâu.
Nhà Truyền giáo sứ đồ Phao lô gởi cho hội thánh ông đã nói gì? (Côlôse 3:1-17)
Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất; vì anh em đã chết, sự sống mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời. Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển. Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng: bởi những sự ấy cơn giận của Đức Chúa Trời giáng trên các con không vâng phục; lúc trước anh em sống trong những nết xấu đó, và ăn ở như vậy. Nhưng bây giờ anh em nên trừ bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục tỉu nào ra từ miệng anh em. Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó, mà mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy, đặng đạt đến sự hiểu biết đầy trọn. Tại đây không còn phân biệt người Gờ-réc hoặc người Giu-đa, người chịu cắt bì hoặc người không chịu cắt bì, người dã man hoặc người Sy-the, người tôi mọi hoặc người tự chủ; nhưng Đấng Christ là mọi sự và trong mọi sự. Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục, nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành. Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn. Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời. Mặc dầu anh em nói hãy làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha”.
Họ tìm: Nhà thờ bằng bê tông cốt thép chứ không tìm được “LÒNG TIN” của mục sư và tín hữu.
Tới đây theo kế hoạch (tháng tư 2015).
+ Đánh chiếm vào Sóc trăng và Phạm thế hiển.
+ Chủ chăn Mục sư Lê văn Hòa, Mục sư Huỳnh thiên Bửu nhớ bảo trọng bầy chiên mà Chúa đã giao phó cho anh em.
# Mục sư trí sự Nguyễn văn Cừ (Kiến Quốc) từ Australia ÚC ĐẠI LỢI.
Bài Học Nào Cho Tổng Liên Hội Cờ MA Phía Nam?
Dành cho Ủy Ban ‘MA ĐÒI CON’ (Thu hồi cái gọi là không có) tài sản của tống liên hồi Cờ MA bị ‘chiếm giữ trái phép’ thuộc đạo.
Người Lãnh Đạo Thuộc Linh "ĐÚNG NGHĨA" người ta phải thấy trong anh hai tố chất của Đức Giê Xu Krit:
- Một là Nhịn Nhục.
- Hai là phải đối với Chúa như thế nào đây:
Kinh đạo có dạy:
1/- "Ngươi phải hết lòng,
2/- Hết linh hồn,
3/- Hết trí khôn,
4/- Hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.
Nầy là điều thứ hai:
5/- Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình.
Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó.” (Mác 12:29-31).
Nhịn nhục đích thực không phải là bị lôi cuốn vào sự so sánh mình với người khác để thuận lợi hơn cho mình. Bạn có còn nhớ cuộc đàm luận trong Kinh Thánh của Chúa Giê-Su về người Pha-ri-si cảm tạ Chúa vì người nầy không làm điều tội lỗi như kẻ thu thuế? “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế này …. Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mặt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!...” (Lu-Ca 18:9-14)
Nhịn nhục đích thực cũng không đòi hỏi phải đối đáp rõ ràng trong một cuộc tranh luận. Chúa Giê-Su đã không. Trong phiên tòa xử Ngài, khi bị buộc tội bởi các thầy tế lễ cả và các trưởng lão kiện Ngài . Ngài đã không đối đáp gì hết – dù chỉ là một lời cho mỗi tội trạng – khiến quan tổng đốc lấy làm lạ lắm. (Ma-Thi-Ơ 27:12—14)
Nhịn nhục thực sự cũng không phải là làm rùm beng lên cho to chuyện. Ngay cả khi bị khinh miệt hay bị sỉ nhục. Thay vào đó, “nếu ai vả vào má bên hữu ngươi, thì hãy đưa má bên kia cho họ luôn; nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa; nếu ai bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ. Ai xin của ngươi, hãy cho, ai muốn mượn của ngươi thì đừng trớ” (Ma-Thi-Ơ 5:38-42)
Sự nhịn nhục đích thực càng không nên được lưu luyến hay đề cao đến những thành quả cá nhân, diện mạo hay tài sản – ngay cả khi nó nằm kín đáo trong tâm trí của mình. Mà nó phải được tập trung đến người khác và được hướng lên Đức Chúa Trời. Cuối cùng “Nầy là điều thứ nhất: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó.” (Mác 12:29-31)
Cả hai điều răn trên gần như không thể làm được nếu như người lãnh đạo trong tổ chức tống liên hồi Cờ MA không thể biết là quên mình.
Bài Học Cần Phải Học Cho Giới Lãnh Đạo Tin Lành Tống Liên Hồi Cờ MA Trước Khi Anh – Chị Leo Lên Giảng Hay Làm Bất Cứ Một Việc Gì!!
Bất chấp hậu quả cho Danh Chúa – Đạo Chúa là khó lường.
* Thập Tự Sinh Tồn Tại (công tác đạo tin lành PÂLH Cờ MA miền nam) từ thủ đô haloi.
Đăng nhận xét