Phần Sót Lại Của
Gia-cốp…
“Phần sót lại của
Gia-cốp sẽ ở giữa nhiều dân, như giọt móc đến từ Đức Giê-hô-va, như mưa nhỏ sa
xuống trên cỏ, chẳng đợi người ta và không mong gì ở con trai loài người. Phần
sót lại của Gia-cốp cũng sẽ ở giữa các nước và ở giữa nhiều dân, như sư tử ở giữa
những thú rừng, và như sư tử con ở giữa các bầy chiên: Khi nó đi qua thì chà đạp
và cắn xé, không ai cứu được hết. Nguyền tay Chúa dấy lên trên những kẻ cừu địch
Ngài, và những kẻ thù Ngài bị trừ diệt!” (Mi-chê 2: 6-8)
…
Tiên tri Mi-chê nói tiên tri về nơi chốn Đấng Cứu thế Giáng
sinh… là Bết-lê-hem…! (5: 1) Ông cũng nói tiên tri về hoàn cảnh dân Chúa sẽ bị
đế quốc A-si-ri dày đạp… Ông nói về “phần sót lại của Gia-cốp”:
1. Phần sót lại của
Gia-cốp là gì? (là những ai)
“Phần sót lại của Gia-cốp” chỉ những người Do thái – Y-sơ-ra-ên
là những người có đức tin nơi Đức Chúa Trời của Gia-cốp… sau khi đã trả qua những
biến thiên của lịch sử (mất nước, cả dân tộc bị lưu đày, họ ở rải rác trong các
dân tộc khác)
Không phải những người Do thái về mặt huyết thống thì họ là
dân “Y-sơ-ra-ên thuộc linh”… Trái lại, chỉ những người Do thái “có đức tin nơi Đức
Chúa Trời của Gia-cốp” mới là con cháu Áp-ra-ham thật. (Rô-ma 9: 6-8)
Những người sống sót sau chiến tranh, bị bắt làm phu tù, bị
lưu đày… về nghĩa đen họ là “phần sót lại của Gia-cốp”… tản lạc khắp các dân,
các nước. Nhưng về nghĩa bóng thì (ám) chỉ những ai “có đức tin nơi Đức Chúa Trời
của Gia-cốp”… đó mới là “phần sót lại của Gia-cốp” theo nghĩa thuộc linh mà nhà
tiên tri muốn nói.
2. ‘Giọt móc’ đến từ
Chúa:
“Phần sót lại của
Gia-cốp sẽ ở giữa nhiều dân, như giọt móc đến từ Đức Giê-hô-va…”
Giọt móc còn được gọi là hạt sương, giọt sương…
Những giọt sương đến từ Chúa:
“…Như mưa nhỏ sa xuống
trên cỏ, chẳng đợi người ta và không mong gì ở con trai loài người.” (5: 6)
Phần sót lại của Gia-cốp
sẽ “như giọt sương”, “như mưa nhỏ sa xuống trên cỏ…”: Những giọt
sương, những cơn mưa nhỏ (mưa phùn) không đủ làm cho những cây lớn được tưới
mát (đủ sự sống) nhưng với cỏ ngoài đồng trong cơn nắng hạn thì những giọt
sương, hoặc những cơn mưa nhỏ, mưa phùn đó đủ để sống và làm cho tươi mát… Điểm
chú ý là khi cỏ ngoài đồng sống thì chiên bò, gia súc cũng sống. Nền kinh tế
(chăn nuôi) cũng được duy trì, phục hồi… Cộng đồng xã hội con người cũng sẽ nhờ
đó được sống…
Như vậy “phần sót lại
của Gia-cốp”… “như giọt sương” đến
từ Chúa, “như mưa nhỏ sa xuống trên cỏ…”
chính là những yếu tố giúp duy trì sự sống. Đức Chúa Trời sẽ dùng những người
có “đức tin nơi Đức Chúa Trời của Gia-cốp” (trong vòng những người Do thái bị
lưu đày) để ban hoặc duy trì, phát triển sự sống thuộc linh (đức tin) trong cộng
đồng xã hội, thế giới…! Đức Chúa Trời cũng sẽ làm như vậy đối với cộng đồng dân
Chúa- Hội thánh ngày nay.
3. Sư tử:
“Phần sót lại của
Gia-cốp CŨNG sẽ ở giữa các nước và ở giữa nhiều dân, như sư tử ở giữa những thú
rừng, và như sư tử con ở giữa các bầy chiên”…
Mạnh mẻ và uy quyền là nét đặc biệt của sư tử.
Phần một (5: 6) mô tả phần sót lại của Gia-cốp như “giọt
sương”… nhưng phần hai (5: 7) thì mô tả “phần sót của Gia-cốp như… sư tử”. Đặc
biệt là “như sư tử con ở giữa các bầy
chiên”…
Một cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo trong Cơ-đốc-giáo có thể
được mô tả như “bầy chiên”…
Một con sư tử con ở giữa bầy chiên thì nó mạnh mẻ và “uy quyền”,
khác với những con chiên hiền lành… Những con chiên thì “sợ chó sói”, nhưng với
sư tử, dù là sư tử con nó vẫn không biết sợ muông sói… Những con sói dẫu là “sói
già” cũng phải né tránh và không hề dám tấn công sư tử dẫu là sư tử con. Những
người có đức tin nơi Đức Chúa Trời của Gia-cốp sẽ không biết sợ NHÀ CẦM QUYỀN
nào hết, dù đó là nhà cầm quyên vô đạo, vô thần…!
Uy quyền: “…Nếu các
ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng:
Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng
làm được.” (Ma-thi-ơ 17: 20)
Những người có đức tin nơi Đức Chúa Trời của Gia-cốp sẽ “khiến
dời núi” và họ cũng tin rằng “trong ngày sau rốt núi của nhà Đức Giê-hô-va sẽ
cao hơn các núi”… (Ê-sai 2: 2; Mi-chê 4: 1) Nghĩa là các vương quốc, đế quốc
trong thế gian sẽ lần lược sụp đổ và cuối cùng là vương quốc của Đấng Christ sẽ
hiển lộ và cai trị đời đời…
4. Kẻ thù bị tiêu diệt:
“Nguyền tay Chúa dấy
lên trên những kẻ cừu địch Ngài, và những kẻ thù Ngài bị trừ diệt!” (5: 8)
Kẻ thù của Chúa (và dân Chúa) ở đây được hiểu là đế quốc A-si-ri
- một thế lực mạnh mẻ tạm thời đã tấn công và hành hại dân Chúa như được nói đến
ở phần trên (chương 5: 4)
Sau khi nói về “phần sót lại của Gia-cốp trong hoàn cảnh lưu
đày sẽ như giọt sương, như sư tử”… nhà tiên tri nói tiên ri về sự hủy diệt của “kẻ
thù Chúa” (và dân Chúa) đương nhiên đó là đế quốc A-si-ri sẽ bị tiêu diệt.
…
Bài học:
Hội thánh ngày nay trên một bình diện giống như dân Chúa bị
lưu đày: Sống giữa các thế lực thù địch…
Một số tổ chức giáo hội (cộng đồng tín ngưỡng, Cơ-đốc-giáo) đôi
khi giống như một “bầy chiên quốc doanh” hoặc bị những kẻ “chăn chiên quốc
doanh” khống chế và điều khiển trong cái gọi là “lãnh đạo” của họ… Chỉ là “dân
Chúa” trong hình thức tôn giáo, mà không thực sự là những người “có đức tin nơi
Đức Chúa Trời của Gia-cốp”… Trong hoàn cảnh như vậy, Đức Chúa Trời vẫn có “dân
sót” của Ngài. Những người có đức tin nơi Đức Chúa Trời của Gia-cốp sẽ là “dân
sót”…!
“Phần sót lại của
Gia-cốp sẽ ở giữa nhiều dân, như giọt móc đến từ Đức Giê-hô-va, như mưa nhỏ sa
xuống trên cỏ, chẳng đợi người ta và không mong gì ở con trai loài người. Phần
sót lại của Gia-cốp cũng sẽ ở giữa các nước và ở giữa nhiều dân, như sư tử ở giữa
những thú rừng, và như sư tử con ở giữa các bầy chiên…”
Xin Chúa cho bạn và tôi, chúng ta là những “phần sót lại của
Gia-cốp” trong Hội thánh ngày nay: là những “giọt sương duy trì sự sống của đồng
cỏ”… là những “sư tử con của chi phái Giu-đa mạnh mẻ giữa bầy chiên”… A-men!
LHS- 28/12/2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét