Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Giáng Sinh: Mùa Của Ơn Phước!


Giáng Sinh: Mùa Của Ơn Phước!
- Hãy làm cho Giáng sinh trở thành “Mùa ơn phước” bằng cách chia xẻ, quan tâm đến người nghèo, gửi quà cho nhau… bằng sự “ban cho và nhận lãnh”…
Kết quả hình ảnh cho quà giáng sinh
"...BAN CHO THÌ CÓ PHƯỚC hơn là nhận lãnh”. (Công vụ. 20: 35)
***
Giáng sinh là mùa của ơn phước, là dịp để “ban cho”… Sự Giáng sanh của Chúa Cứu Thế Jesus là quà tặng lớn lao của Đức Chúa Trời cho nhân loại… Các nhà thông thái đã viếng thăm Chúa Jesus với những quà tặng cao quý… Tặng quà cho nhau trong mùa lễ Giáng sinh đã trở thành một văn hóa trong nước Mỹ… Giáng sinh là mùa của ơn phước: Ban cho và nhận lãnh…
Sứ đồ Phao-lô từng dạy bảo trog các Hội thánh: “Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để GIÚP ĐỠ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: BAN CHO THÌ CÓ PHƯỚC hơn là nhận lãnh”. (Công vụ. 20: 35)
Lời dạy của sứ đồ Phao-lô đối với những người khỏe mạnh là hãy làm việc cách tích cực và “GIÚP ĐỠ người yếu đuối” hơn… đó cũng là một cách phục vụ, một “ơn phước” cho ai làm như vậy. Vì “BAN CHO THÌ CÓ PHƯỚC hơn là nhận lãnh”. (Công vụ. 20: 35) - Nếu có ai nhận thức được điều này, họ sẽ luôn được phước trong sự mình vâng lời. Vì Đức Chúa Trời luôn thành tín đề ban phước trên công việc của những người ấy! Như có lời chép:
Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn;
Ngài sẽ báo lại việc ơn lành ấy cho người
.” (Châm ngôn 19: 17)

Trong thư gửi cho Hội thánh tại Cô-rinh-tô, sứ đồ Phao-lô cũng có đề cập đến việc “quyền tiền giúp các thánh đồ”:
Về việc góp tiền cho thánh đồ, thì anh em cũng hãy theo như tôi đã định liệu cho các Hội thánh xứ Ga-la-ti. Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp. Khi tôi đến, tôi sẽ sai những kẻ mà anh em đã chọn cầm thơ tôi đi, đặng đem tiền bố thí của anh em đến thành Giê-ru-sa-lem…” (I Cô-rinh-tô 16: 1-3)
Các thánh đồ tại Giê-ru-sa-lem có lẽ hoặc họ bị bách hại, hoặc vì chuyên tâm lo “cầu nguyện và giảng đạo” nên cũng gặp khó khăn hoặc cần có nhu cầu vật chất… Sự quyên góp giúp đỡ từ các Hội thánh là điều tất yếu…
Hỡi anh em… Anh em biết rằng nhà Sê-pha-na là trái đầu mùa của xứ A-chai, và biết rằng nhà ấy hết lòng hầu việc các thánh đồ” (c. 15)
Có một nhân vật tên là Sê-pha-na, là “trái đầu mua”, tức kết quả đầu tiên trong công cuộc truyền giáo tại xứ A-chai. Người này dù là “trái đầu mùa” (tín hữu tân tòng) nhưng cũng rất sẵn lòng và cũng hết lòng giúp đỡ các thánh đồ… Trong lúc các Hội thánh tại Cô-rinh-tô chưa có thể giúp đỡ được (có thể vì xa xôi hoặc vài lý do) thì Sê-pha-na là người đã trực tiếp giúp các thánh đồ trong lúc “sự giúp đỡ từ Hội thánh” chưa đến. - “Sê-pha-na, Phốt-tu-na và A-chai-cơ đến đây, tôi lấy làm vui mừng lắm; các người ấy đã bù lại sự anh em thiếu thốn…” (c. 17)
Chúa có thể dùng một anh em tín hữu tân tòng như Sê-pha-na để giúp cho các thánh đồ trong lúc khó khăn… nhưng viết thư cho Hội thánh tại Cô-rinh-tô, sứ đồ Phao-lô đã kêu gọi và nhắc nhở Hội thánh phải có bổn phận trong việc chia sẻ, giúp đỡ các thánh đồ, những người “có công khó trong vòng anh em”… Sự giúp đỡ này không phải là luật buộc, nhưng là một bổn phận của một con cái Chúa:
Hỡi anh em, xin anh em kính trọng kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúachỉ dẫn và dạy bảo anh em.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5: 12)
Vậy, đương lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta trong đức tin.” (Ga-la-ti 6: 10)
Chúng ta cần chú ý cụm từ: “kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẫn và dạy bảo anh em.” – kẻ có công khó được hiểu là các mục sư, những người hầu việc Chúa, lãnh đạo các Hội thánh, giáo hội… sự hiểu này không sai. Tuy nhiên, “kẻ có công khó trong vòng anh em, là kẻ tuân theo Chúa mà chỉ dẫn và dạy bảo anh em” không chỉ giới hạn trong vòng một tổ chức giáo hội. Có những người họ vì Chúa, vì Tin lành, vì Hội thánh thật (vô hình) của Chúa mà rao giảng, dạy dỗ anh em… Họ cũng cần sự giúp đỡ, dâng hiến… để họ cũng được nâng đỡ và đơm bông kết trái cho nhà Chúa. Tạ ơn Chúa, Sê-pha-na là người đã làm điều đó: “Anh em biết rằng nhà Sê-pha-na là trái đầu mùa của xứ A-chai, và biết rằng nhà ấy hết lòng hầu việc các thánh đồ”. (c. 15) “Sê-pha-na, Phốt-tu-na và A-chai-cơ đến đây, tôi lấy làm vui mừng lắm; các người ấy đã bù lại sự anh em thiếu thốn…” (c. 17)
Hội thánh ngày nay, do sự phân chia về tổ chức giáo hội, do đó, có nơi thì thừa mứa, phung phí, thậm chí là hoang phí… có nơi thì thiếu thốn. Có nơi thì “bậc tam cấp đi lên nhà thờ được lát bằng đá hoa cương”… nhưng cũng có nơi, con cái Chúa những người “câm điếc, mù, què, tàn tật…” thì nhóm lại trong một nơi thuê mướn chật chội, nhà vệ sinh không đủ tiện nghi tối thiếu…”! Có những đầy tớ Chúa bước lên bục giảng, ăn mặc sang trọng, giảng bài cũ rích, tuyên bố những điều sai trật Kinh thánh… Bài giảng của họ là “cỏ khô, rơm mục” cho chiên… nhưng bước xuống khỏi bục giảng là “phong bì 5 triệu” (hoặc tương đương) để “bồi dưỡng cho tôi tớ Chúa” (vì là Hội trưởng)… nhưng cũng có người “ăn ngay nói thẳng”, dùng lẽ thật mà phá đổ những điều dối trá, tệ hại trong các Hội thánh, trong vòng các “tôi tớ Chúa”… đưa Hội thánh trở về với lẽ thật, đưa các tôi tớ Chúa quay về sống thật… thì không được sự giúp đỡ từ các con cái Chúa. Người ta dựng lên những rào cản giáo hội một phần cũng chỉ vì để “thâu tóm sự dâng hiến tiền bạc” từ các con cái Chúa!
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà “Hội thánh của Chúa trong cơn bệnh hoạn”… “đui mù và lõa lồ”… nên những điều bất cập như trên là không tránh khỏi… (Khải huyền 13: 7) Dầu vậy, trong tinh thần của một con cái, tôi tớ Chúa chúng ta không quên những điều Chúa dạy: Ban cho thì có phước hơn nhận lãnh. 
Kết quả hình ảnh cho hội thánh tin lành Ân phúc
(Hội thánh những người khuyết tật còn nhiều khó khăn..)

Giáng sinh là mùa của ơn phước: Đức Chúa Trời đã BAN CHO chính Con Một của Ngài và thế gian, những ai nhận lãnh sự ban cho ấy đều được PHƯỚC LỚN. Gửi quà cho nhau và QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO đã trở thành một nét văn hóa tự nhiên trong xã hội Mỹ- Một xã hội chịu ảnh hưởng của “văn hóa- Đạo Tin lành”! Hãy làm cho Giáng sinh trở thành “Mùa ơn phước” bằng cách chia xẻ, quan tâm đến người ngheo, gửi quà cho nhau bằng sự “ban cho và nhận lãnh”.
Trước mặt Chúa: Kẻ ban cho, người nhận lãnh đều được phước cả. A-men.

Tt. Ms Huỳnh Thúc Khải
LHS- 5/12/2016

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

BÀI VIẾT RẤT HAY!!

đúng vậy! cứ mỗi chu kỳ giáng sinh là cứ PHÁT THIỆP, " dụ " vào Nhà thờ XONG " lấy con số"..xONg..báo lên TLH( hình ảnh phô trương) cho những người yếu kém nhìn vào .cứ ngỡ là Chúa làm..NHƯNG SAU GIÁNG SINH..ĐÂU CŨNG VÀO ĐÓ???

Chưa giảng Tin lành..lấy gì họ tin..chỉ nói không làm lấy gì kết quả thật?? cụ thể là thằng CMA.

EX: trường hay cự..có nhận phong bì 5M-10M( trong một bài giảng củ, chiên, xào)..chúng cũng nghĩ đó là Chúa cho...làm riết rồi cũng quen nghề..MÀ NÓI CHUNG KHÔNG CÓ CHÚA THÌ GIẢNG MỘT BÀI 100 LẦN..CŨNG KHÔNG CÓ TỘI?? VÌ CÓ CHÚA ĐÂU MÀ TỘI??

THÔI! MẤY CHA CMA CHÁN QUÁ...HAIZZ

Thập Tự Sinh Tồn Tại Từ haloi North Vietnam nói...

Ai Được Phước ?
Tổ chức tin lành ngày nay sai trật nhiều thứ lắm.
Nếu nói được phước thì họ so sánh về những gì :
- năm nay nhà giảng tôi ăn lễ 200 triệu ...
(so sánh về tiền bạc quyên góp trong tín đồ)
- năm nay nhà giảng tui có 10 chương trình lễ cho nhà thờ mẹ cho hội nhánh cho điểm nhóm cho các khu vực .
- còn mấy cha mục sư thì khoe. tôi được mời giảng mỗi ngày từ 15 - 31 tháng 12 (phải hợp đồng trước một năm - 2015) trể thì dời qua năm sau : trường cự bình .. v.. v ...
Thế thì con người trong nhà thờ ngày nay đem vật chất lên ngôi. Quan trọng vật chất xem nhẹ thuộc linh. Lễ thì lễ mà tâm linh lạc thì cứ lạc. Chưa biết tới lúc nào câu Tôn Vinh Đức Chúa Trời hay Danh Chúa Được Vinh Hiển. Không còn là biểu ngữ dòng chử nữa. Nên Chúa trách phạt các ngươi lấy môi miếng đế gần Ta nhưng lòng thì cách xa Ta lắm.
Giáng sinh biết đến bao giờ trở về với ý nghĩa thật của đêm giáng sinh đầu tiên: Hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế là Christ là Chúa.
* Thập Tự Sinh Tồn Tại Từ haloi North Vietnam.

Độc giả Lời hằng sống từ coffee Thềm xưa không đường nói...

Chú Tâm Vào Nguồn Ân Phước ...
Vật chất hay Thiên thượng ?
Ngày nay đa số chú tâm vào nguồn Ân phước vật chất hơn là nguồn Ân phước đến từ Ba ngôi Đức Chúa Trời.
Mot6 mục sư. Một chấp sự hay tín đồ. Chúa muốn mỗi người làm ống dẫn Ân phước từ Thiên thượng đến với Thiên hạ hư mất.
Trước khi giảng ... trước khi đi ra giới thiệu Ánh sáng Cho Trần gian cần lắm hãy kiểm soát ... Chú Tâm Vào Nguồn Ân Phước Vật chất hay Thiên thượng ?
độc giả loihangsong từ coffee Thềm Xưa buổi sáng