Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Chúa Dùng Rượu Hay Là “Nước Nho Ép” Trong... Tiệc Thánh?


Chúa Dùng Rượu Hay Là “Nước Nho Ép” Trong... Tiệc Thánh?

Kết quả hình ảnh cho Rượu nho

Có người đặt vấn đề là “Chúa chúng ta toàn vẹn, nên không thể nào Ngài vừa dạy chúng ta đừng uống rượu mà chính Ngài uống (dùng) rượu?”
Có lẽ đây là lý do mà nhiều người cố tìm cách biện hộ cho việc “Chúa không dùng rượu”!

1. Chúa thách chúng ta “kiện” Ngài:
Đức Giê-hô-va phán: Hãy trình đơn các ngươi; Vua của Gia-cốp phán: Hãy bày tỏ lẽ mạnh các ngươi.” (E-sai 41: 21)
Chúa cho phép chúng ta “kiện” Ngài, nếu chúng ta có đủ “bằng chứng”…!
Nhiều lần trong Cựu ước Chúa phán với dân sự: Ta đã làm gì sai mà các ngươi đối cùng ta như thế… (Giê-rê-mi 2: 5)
Các bạn của Gióp nói về Đức Chúa Trời “rất tốt lành, tòan vẹn”… nhưng là “trật lất”- kiểu nói một chiều, theo những gì chung chung mà nhiều người, nhiều triết nhân, giáo chủ đã nói…
Gióp thẳng thắng “hỏi Chúa”, tranh luận cùng Ngài… tuy có những câu hỏi mà nhiều người “không dám hỏi”, nhưng Chúa lại xác nhận: Ngài thích cách biện luận của Gióp hơn ba bạn của ông, mặc dù họ “nói tốt” về Ngài.
Chân lý là ở chỗ đó: Ngài không thích chúng ta “nói tốt” về Ngài như con vẹt… nhưng Ngài thách thức chúng ta chỉ ra Ngài “mâu thuẩn” ở chỗ nào? Ngài là Đấng Mưu luận, Ngài thích chúng ta hỏi để Ngài trả lời, hơn là cứ tin những gì giáo hội dạy hay nghe qua người khác…
Đức Giê-hô-va phán như vầy: Tổ phụ các ngươi có thấy điều không công bình gì trong ta, mà đã xa ta, bước theo sự hư không, và trở nên người vô ích?” (Giê-rê-mi 2: 5)
Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” (Giăng 8: 46)

2. Chúa có cấm uống rượu không?
Mặc dù Kinh thánh nhiều lần khuyên chúng ta không nên say sưa, buông tuồng cũng như chỉ ra nhiều tác hại do việc “mê rượu”… Nhưng không có chỗ nào Kinh thánh “cấm” chúng ta uống rượu. Vì không thể nào Chúa vừa uống rượu, vừa hóa nước thành rượu ngon cho người ta uống mà chính Ngài lại đi “cấm” người ta uống?
Một số người hiểu lầm rằng Chúa “cấm” con cái Chúa dùng rượu… do đó theo họ thì “không bao giờ có chuyện Chúa có dùng rượu”…! Họ suy nghĩ và “phản ứng quyết liệt”… bởi vì họ đã hiểu sai: Chúa “cấm” uống rượu… Nhưng sự thật thì Chúa không hề cấm.

3. Rượu trong tiệc cưới Ca-na là rượu hay là “nước nho lên men”?
Một số người “biện luận” rằng: Rượu Chúa hóa từ nước trong tiệc cưới Ca-na… là “nước nho lên men” (tức rượu nhẹ, thậm chí là rất nhẹ…) (Giăng 2: 1-11)
Thế nhưng chính chủ tiệc đã xác nhận đó là “rượu ngon”:
Chủ tiệc “…nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ.” (Giăng 2: 10)
Mọi người đều đãi rượu ngon trước, rồi sau khi quan khách đã NGÀ NGÀ SAY, mới đem rượu thường ra, còn anh thì giữ rượu ngon lại đến giờ nầy!”(Bản dịch của Mục sư Đăng Ngọc Báu- Giám lý)
Tập quán uống rượu của người Do thái (trong tiệc tùng) là uống rượu ngon trước, khi đã “vui” rồi thì uống rượu vừa vừa… (rượu vừa cũng là rượu, không phải “nước nho lên men”, mà đã lên men thì cũng là rượu, uống nhiều vẫn say…)
Trong tiệc cưới Ca-na, sau khi mọi người đã dùng rượu ngon trước (quan khách đã ngà ngà say) thì Chúa lại “đem rượu ngon tiếp tục cho họ uống”! Chủ tiệc xác nhận (thậm chí là trách) đây là “rượu ngon” sao bây giờ mới đem ra…?! Rõ ràng là Chúa đã biết rõ họ đã “ngà ngà say”, nhưng Ngài “không tiếc” mà “tặng thêm vài chum rượu cực ngon”, đến nổi chủ tiệc phải kinh ngạc…! (Cái này nói theo ngôn ngữ bình dân ngày nay gọi là “vui tới bến”, hoặc “không say không về”…)
Không có chuyện rượu Chúa hóa trong tiệc cưới Ca-na là “nước nho lên men”.
Cái mà chúng ta cần phải “nghiên cứu” là tại sao đang khi Chúa biết người ta đã ngà ngà say, mà Chúa còn “bồi thêm” mấy ché rượu ngon nữa!? (Đây là điều Kinh thánh nói)

4. Rượu trong Tiệc chia tay với các môn đồ là… “nước trái nho”?
Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày ta sẽ uống trái nho mới trong nước Đức Chúa Trời.” (Ma-thi-ơ 14: 25)
Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.” [GKPV]
Uống trái nho”: Sách Ma-thi-ơ và sách Mác đều dùng chữ này “uống trái nho”. (Bản Việt ngữ)
Nhiều người dùng chữ này để giải thích nước dùng trong “Tiệc Ly cuối cùng” là “nước ép trái nho”… nhưng, sự thật không phải.
Uống trái nho”: Chúa đang nói về Thân thể Ngài như “Trái Nho Thiên Thượng” sắp bị đập vỡ ra (trên thập tự giá) để trở thành “Rượu nho Thiên thượng” (Niềm vui cứu chuộc- hoặc “Rượu Mới trong nước Thiên đàng”…) Cũng như trước đó Ngài cầm bánh bẻ ra và nói “Nầy là thân thể ta”!
Rượu nho ra từ trái nho… Chúa đang nói về thân thể Ngài như “Trái Nho” sắp “giập nát” trên thập tự giá để thành “Rượu Mới” trong Tiệc cưới Chiên Con sau này… Do đó Chúa phán “ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày ta sẽ uống trái nho mới trong nước Đức Chúa Trời.” (Ma-thi-ơ 14: 25) hoặc “chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ RƯỢU MỚI trong Nước Thiên Chúa.” [GKPV]
Tiệc ăn uống của người Do thái là “ăn bánh và uống rượu”. (Sáng thế ký 14: 18; II Các vua 6: 22)
Chúa sai các môn đồ đi dọn tiệc… (Mác 14: 12)
Bữa tiệc Chúa Jesus dùng để chia ta các môn đồ (Tiệc Ly cuối cùng) không có chỗ nào trong Kinh thánh nói họ dùng “nước nho ép”. Chúa và các môn đồ dùng tiệc “Lễ Vượt qua” như mọi người Do thái lúc bấy giờ: Bánh và rượu.
Do đó không bao giờ có chuyện ly Chúa dùng trong Tiệc chia tay là “nước ép trái nho”! Mà nó là rượu thông thường (thậm chí là rượu ngon) mà người Do thái lúc bấy giờ dùng trong các bữa tiệc.

Tóm lại:
Chúa chúng ta là Đấng Toàn vẹn nên không bao giờ có chuyện Ngài tự mâu thuẩn với chính mình. (II Ti-mô-thê 2: 13)
Chúa thách chúng ta “kiện” Ngài hoặc “Biện luận” cùng Ngài…
Chỉ vì chúng ta hiểu sai hoặc bị dạy sai… nên cố “nói tốt về Ngài cách không xứng đáng”.
Ngài muốn chúng ta hiểu đúng về Ngài và hiểu đúng những gì Kinh thánh dạy.
Kinh thánh khuyên chúng ta không nên “dùng rượu quá độ”…
Nhưng Kinh thánh không hề nói “Chúa không dùng rượu”! Trái lại Chúa Jesus có dùng rượu, Ngài biết rượu nào ngon, rượu nào thường… Thậm chí còn “tặng rượu ngon cho người đã… say ngà ngà” trong tiệc cưới Ca-na!

Kết quả hình ảnh cho Rượu nho

LHS- 23/9/2016

3 nhận xét:

vương minh đức Thành phố SÓC TRĂNG nói...

Xin đặt một câu hỏi :
Tại sao Tiên Tri Phải Có Nhiều Bài Viết Về Riệu ?
Muốn tìm ra câu trả lời thì phải tìm biết nguyên nhân của sự việc (sự kiện về Riệu) .
1. sự giảng dạy của các nhà sư tin lành ngày nay (mục sư truyền đạo thầy dạy bài học soạn sẵn) theo truyền thống nhất quán : Uống riệu là tội. Có cha còn giảng trật lất (uống chén của Chúa lại uống chén của quỷ) chén quỷ là "cốc riệu" khi nhậu với bạn bè (chè chén). Không nói về chén của quỷ ở đây hơi bị dư bị thừa không cần thiết.
Như vậy vì tín đồ nghe giảng SAI nên Tiên tri chỉnh sửa lại cho Trúng !..
2. Nghe ông Sư Trần Mai giảng về riệu mà Tiên tri chịu không nỗi gì "thằng nầy" mượn tòa giảng đễ tháu cấy thiên thượng lẫn thiên hạ nghe mà phát ói!.
Vào bài : Tình trạng thuộc linh từ giới lảnh đạo cho tới tín đồ ngày càng xuống cấp thật là trầm trọng. Nguyên nhân vì những lẽ đạo quan trọng trong Kinh Thánh ít đề cập đến. Nhưng chỉ trích sai trật theo khuynh hướng "thời sự Cơ đốc". Riệu là TỘI uống riệu là PHẠM TỘI (uống chén của quỷ) người nghe đưới nầy gồm nhiều thành phần :
- tín đồ lâu năm - tân tín hửu ..
Chết mẹ cả đám không biết đúng sai thế nào mà phân minh.
Vậy thì: Cái gì có liên quan đến SỰ CỨU RỖI SỰ TÁI SANH SỰ NÊN THÁNH hãy tập trung mà xoáy vào mà tập chú cho tín đồ ý thức mà hướng đến. A men .
* Vương Minh Đức Thành Phố Sóc Trăng .

Dủ Thiên Thành Bridge Ganh Hao Camau City nói...

Trích nhận xét : .... (Tình trạng thuộc linh từ giới lảnh đạo cho tới tín đồ ngày càng xuống cấp thật là trầm trọng.) hết trích .
Tình trạng thuộc linh xuống cấp trầm trọng. Việc nầy có tiếp xúc với các lảnh đạo tin lành nhà thờ lẫn tư gia biết ráo trọi:
- mục sư làm doanh nhân thành được (thành đạt) giỏi hơn tín đồ. Tín đồ phái có đồng vốn cố định đồng vốn lưu động rồi mới bán nhỏ lẻ trước bán lớn sau. Lời lổ cũng phải chịu. Các mục sư không cần vốn gì hết. Đi tìm doanh nhân rồi gù (hù riết) khiến họ phải móc ra dâng cho Chúa cho im chuyện.
Thế là các mục sư mình thu về một mối lợi lớn vì tham của phi nghĩa (của Chúa là của con).
Ma quỷ để tập trung vào "cội rể mọi điều ác" thì chuyện buộc mình vào chức vụ là không thể!
Vì vậy họ giảng nghe tào lao. Tín đồ đi nhà thờ dường như chỉ là thói quen cho có vậy thôi. Xuống sao lên ?
- Tín đồ phát hiện mục sư có nhà có xe. Lương tháng sống còn chưa đủ no đủ ấm lấy đâu nhà xe sinh sôi nẩy nở. Môn bày Chúa ban phước là xong. Tình trạng hầu việc Chúa ngày về hưu cũng chẵng có gì. Chính vì vậy họ phải tự cứu lấy mình bằng cách mua đất cất nhà cho thuê cho trọ lấy tiền chợ mỗi ngày sống già chờ diện Úp đậy lợi.
Thực trạng như thế chức sắc chức việc tín đồ xuống là hoang mang là trầm trọng hay là sự kiện bị bỏ lại khi Chúa đến là đáng báo động.
* dủ thiên thành cầu Gành Hào Thành phố Cà mau.

Độc Giả Lời Hằng Sống Tại Coffee Thềm xưa nói...

Có một lời bình :
- Trần Mai giảng về riệu mà Tiên tri chịu không nỗi gì "thằng nầy" mượn tòa giảng đễ tháu cấy thiên thượng lẫn thiên hạ nghe mà phát ói!.
Nhiều người cứ cho rằng Trần mai được ơn.
Có người lục trong đống hồ sơ Trương minh giảng (sài gòn) thì được một "tài liệu" về Trần mai (thầy) như sau:
Lúc cái bài giảng: Chúa tái lâm rần rần rộ rộ như pháo tế nổ giòn từ tầng 30 xuống tới đất.
Thì có một hồ sơ từ 30 Huỳnh quang tiên (nay là 30 hồ hảo hớn villar Thái pháp trường). Cụ Ông hội trưởng Đoàn văn Miêng cũng tìm nghe coi sao mà nhiều người khen. Cuối cùng Ông cụ quyết: thứ lửa rơm ... bùng lên rồi "tắt rui".
Hình như Ông cụ nói trúng (Ms Tăng văn H...)
Tuyệt đại các bài diễn thuyết Trần mai có cái hơi hướng nó (thầy) là như quậy (vậy) .
Khách độc giả Lời hằng sống tại Coffee Thềm xưa