Của Hoạnh Tài Tất Phải Bị Hao Bớt!
Các Giáo Hội: Vì Đâu Có Nội Loạn?
“Hoạnh
tài ắt phải hao bớt;
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
Kinh thánh: Ê-sai 33: 13-16
***
Tình trạng nội
loạn, cướp giật, đão chánh trong các giáo hội có nhiều hình thức, thời điểm, đặc
thù, hình thái khác nhau, nhưng chung quy chỉ có cùng một nguyên nhân: của hoạnh
tài.
1. Của hoạnh tài và sự hao hớt:
“Hoạnh
tài ắt phải hao bớt;
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
“Hoạnh tài”
là gì?
“Tiền kiếm
được một cách không ngờ hay không chính đáng: Tiền đánh bạc, trúng số được… là
của hoạnh tài…” (Nguồn: vdict.com)
Hoạnh tài nôm
na là “kiếm tiền bất chính”, của hoạnh tài là của cải phi nghĩa, bất chính.
“Lấy tay thâu
góp” ý nói sự cần mẫn làm việc. - “Còn
ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
Ai là người thích của hoạnh tài?
“Kẻ hung ác tham
lam của hoạnh tài;
Song rễ của người công bình sanh bông trái” (Châm ngôn 12: 12)
Song rễ của người công bình sanh bông trái” (Châm ngôn 12: 12)
Người hung ác thì coi hối lộ, lừa đão, cướp giật của
người khác là phương tiện để “thâu góp của hoạnh tài”, người công bình thì coi
đó là việc ác.
“Hoạnh
tài ắt phải hao bớt;
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên” (Châm 13: 11)
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên” (Châm 13: 11)
Của hối lộ, lừa đão, cướp giật… hoạnh tài sẽ có ngày “hao
hớt” (bị mất trở lại vào tay người khác)… Người nào làm việc cần mẫn, công
chính thì của cải ấy mới bền!
2. Sự “hoạnh tài” trong
các giáo hội:
Thời gian trước đây, nhiều giáo hội, tổ chức “truyền
giáo”, Cơ-đốc… đã nhân danh, lợi dụng việc truyền giáo, công việc Chúa… mà huy
động, quyên góp, kêu gọi dâng hiến một cách quá mức, “được bao nhiêu tốt bấy
nhiêu”, càng nhiều càng tốt…! Họ nghĩ rằng càng nhiều tiền thì mình càng có thể
làm nhiều công việc cho Đức Chúa Trời, càng nhiều tiền thì tổ chức mình càng lớn,
có nhiều người theo, tổ chức càng lớn thì lại càng dễ kiếm tiền… Và như thế mạnh
tổ chức nào tổ chức đó tranh thủ, đua nhau kiếm tiền và đây cũng là lý do người
ta “báo cáo láo”, “dành chiên giựt nghé” với nhau, gây xào xáo, mất đoàn kết,
tình anh em trong Chúa đổ vỡ…! Nói như Ms Đinh Thiên T “kiếm được lúc nào kiếm chứ không ai cho mình hoài…”! Và “nói gì nói chứ miễn là lúa đã đổ vào bồ rồi
thì yên tâm”…! (Tranh thủ kiếm lúa – tức tiền, đổ vào bồ - tức giáo hội)
Và cũng từ đó nhiều tổ chức, giáo hội mục đích đề ra là
truyền giáo, phát triển Hội thánh… nhưng thực ra nó là “tổ chức kinh tài” nhân
danh công việc truyền giáo, mở mang Hội thánh… để kêu gọi quyên góp tài chánh. Của
cải mà các ông giáo hội trưởng, các tổ chức truyền giáo, giáo hội “phình ra”,
đó là “của hoạnh tài” mà Kinh thánh nói.
“Hoạnh
tài ắt phải hao bớt;
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
Còn ai lấy tay thâu góp sẽ được thêm của nhiều lên.” (Châm ngôn 13: 11)
Sự chia rẽ, đổ vỡ trong các giáo hội: đão chánh, lật đổ,
giành của cướp chiên, cướp giáo hiệu, giáo ấn… đó chính là sự “hao bớt” mà các
ông phải trả giá!
Vì sự thật các ông phải tự biết rằng: các ông là những
“tay hoạnh tài” nhân danh công việc Chúa. Những tài sản mà các ông huy động được,
các ông không sử dụng đúng mục đích, hơn nữa, các ông đã vận động “hơn cả mục
đích nhu cầu có thật” của công việc Chúa, nhưng đối xử với đàn em, cấp dưới,
nhân sự hầu việc Chúa thì quá tệ… Do đó họ “uất ức”, không nói được, nên khi có
cơ hội là họ lật đổ mấy ông ngay. Có những “tổ chức đàn em” họ vì chưa đủ từng
trải, nên đôi lúc “đi cờ chưa sạch nước cản”, do đó khi “chiếu bí đàn anh” họ bị
tố là “chơi không đẹp”! (Họ thua mấy ông ở chỗ là “ăn uống vụng về”, còn mấy
ông thì “ăn đâu chùi sạch mép đó” nên trông nó sạch sẻ dễ coi, chứ bản chất đều
là “ăn vụng” như nhau cả - kiếm của hoạnh tài)
Thí dụ:
Ông Phạm Đình Nh “xợt của ông Đinh Thiên T” nhân sự một
nữa giáo hội ra đi, ông ĐTT không làm gì được, chỉ chửi với theo là… “đồ thứ học
trò có cặp giò ăn trộm”. Vì thực tế… “làm gì nhau”? Trách người thì cũng coi lại
mình: Nếu trò là quỷ thì thầy cũng là… chúa quỷ, chúa điếm?
Ông Lê Minh Đ “chiếu bí ông TM”, nhưng vì LMĐ “đi cờ
chưa sạch nước cản” nên bị mang tiếng là “tướng cướp”! Sự thật thì như câu dân
gian người ta nói “Tại gạo không tại gì nồi,
mỗi đàng một ít nó mới trồi vung lên”! (Nồi cơm bị sống không ăn được, do gạo
nhiều mà nồi thì nhỏ, khi gạo nở, nồi cơm bị hở vung, không chín)
Gạo là “tiền”, nồi là “giáo hội”. Gạo nhiều mà nồi thì
nhỏ: Giáo hội, tổ chức thì có “tí tẹo” mà các ông “nổ cho thật lớn”, vận động
tiền khối đem về “bỏ vô nồi” thì nó “phải trồi vung lên” chứ sao?
3. Những đối tượng nào hay “hoạnh tài”?
Hai loại tội
phạm đã run rẩy (tôn giáo, chính trị)
“Các ngươi là kẻ ở xa, hãy nghe việc ta đã
làm; còn các ngươi là kẻ ở gần, hãy nhận biết năng lực ta. Những kẻ phạm tội đã kinh hãi trong Si-ôn; bọn vô đạo đã run rẩy… Ai trong chúng ta ở
được với sự thiêu đốt đời đời? Ấy là kẻ… khinh món lợi hoạnh tài, xua tay chẳng lấy của hối lộ..” (Ê-sai 33: 13-14)
Bọn tội phạm
trong Si-ôn kinh hãi,
Bọn vô đạo
run rẫy…
Bọn tội phạm
trong Si-ôn đó chính là những “tôi tớ Đức Giê-hô-va” đã phạm tội trong nơi
thánh của Ngài. Họ chính là những tên “ăn trộm trong nhà Đức Chúa Trời”.
Chúa phán với
các thầy tế lễ thời Ma-la-chi rằng, các ngươi giàu có, mập béo là vì… “các ngươi đã CHÔM CHỈA trong các phần mười
và trong các của dâng” (Ma-la-chi 3: 8, 9)
“Bọn vô đạo”
cũng đang run rẩy: Giới lãnh đạo nhà nước tham nhủng tràn lang cũng đang “run rẩy”!
Vì chế độ cai trị bất nhân, bất nghĩa, gian ác của các quan trưởng Giu-đa cũng
sắp đến ngày cáo chung. Nhà nước tham nhủng của Giu-đa sắp sụp đổ vì sự hoạnh
tài, tham nhủng của các quan trưởng Giu-đa. Họ run rẩy vì không biết chế độ sẽ
sụp đổ trong nay mai, họ sẽ đi về đâu…? Tiên tri của Chúa cảnh báo rằng các
quan trưởng sẽ bị bắt, bị xiềng tay xích chùm lại, đi phơi mông, phơi lưng ra
trước mặt thiên hạ, bị dắt qua Ba-bi-lôn để chịu kiếp lưu đày! Của hối lộ, hoạnh
tài mà họ đã thi nhau cướp của nhân dân, đâu cứu được họ trong ngày chế độ suy
tàn!?
“Trong ngày thạnh
nộ, tài sản chẳng ích chi cả;
Duy công bình giải cứu khỏi sự chết.” (Châm ngôn 11: 4)
Duy công bình giải cứu khỏi sự chết.” (Châm ngôn 11: 4)
Sự phán xét
của Chúa cùng lúc xảy ra trên hai thành phần tôi tớ: “Tôi tớ Đức Chúa Trời” (bọn
tội phạm trong Si-ôn đang kinh hãi) và “đầy tớ nhân dân” (các quan trưởng Giu-đa
– “quân vô đạo” từng cậy thế ý quyền đang run rẩy).
“Các ngươi là kẻ ở xa, hãy nghe việc ta đã
làm; còn các ngươi là kẻ ở gần, hãy nhận biết năng lực ta. Những kẻ phạm tội đã
kinh hãi trong Si-ôn; bọn vô đạo đã
run rẩy…” (Ê-sai 33: 13)
4. Phẩm chất của người công bình và sự
thành tín của Chúa:
“Ai trong chúng ta ở được với đám lửa
thiêu nuốt? Ai trong chúng ta ở được với sự thiêu đốt đời đời? Ấy là kẻ bước
theo công bình, nói ra chánh trực; khinh món lợi hoạnh tài, xua tay chẳng lấy của hối lộ;
bưng tai chẳng nghe chuyện đổ huyết, bịt mắt chẳng thấy điều ác. Kẻ đó sẽ ở
trong nơi cao; các vầng đá bền vững sẽ là đồn lũy nó; bánh nó sẽ được ban cho; nước nó sẽ không bao giờ thiếu.” (Ê-sai 33: 14-16)
Không ai có
thể tránh khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời - Ngài là “Đám lửa hay thiêu đốt” (Hê-bơ-rơ 12: 29) - dù là “tôi tớ trong
Si-ôn” hay là “quân vô đạo” cậy thế, ỷ quyền chuyên hối lộ, cướp bóc của nhân
dân, chà đạp lên công lý và sự thật…! Những chế độ “coi Trời bằng vung” đừng giỡn
mặt với Đức Chúa Trời. Hệ thống cai trị nhân dân của nhà nước Ê-díp-tô, Ê-thi-ô-bi
một thời ngạo mạn, hối lộ, cướp bóc nhân dân, coi thường lời cảnh báo của các
tiên tri, đã bị Đức Chúa Trời dùng đế quốc A-si-ri đánh sụp và bắt đi làm nô lệ.
“…những phu tù của Ê-díp-tô và lưu tù của
Ê-thi-ô-bi, cả trẻ lẫn già, cũng bị vua A-si-ri giải đi trần và chân không, bày
mông ra thể ấy, để làm nhục nước Ê-díp-tô” (Ê-sai 20:
4)
Ai là người tránh
khỏi sự phán xét của Chúa?
“Ấy là kẻ bước theo công bình, nói ra chánh
trực; khinh món lợi hoạnh tài, xua tay chẳng lấy của hối lộ; bưng tai chẳng nghe
chuyện đổ huyết, bịt mắt chẳng thấy điều ác.” (Ê-sai 33: 15)
Những tôi tớ
nào “bước theo công bình, nói ra chánh trực;
khinh món lợi hoạnh tài, xua tay chẳng
lấy của hối lộ” những tôi tớ đó sẽ tránh được “cơn giận phán xét của Đức
Chúa Trời”.
Những tôi tớ
đó sẽ sống làm sao? (lấy gì sống)
Những tôi tớ
bước đi công bình trước mặt Chúa “sẽ ở
trong nơi cao; các vầng đá bền vững sẽ là đồn lũy nó; bánh nó sẽ được ban cho; nước nó sẽ không bao giờ thiếu.” (Ê-sai
33: 16)
Chúa là
thành tín. Chưa có một tôi tớ nào của Ngài sống công bình mà phải “xách bị đi
ăn mày” như Đa-vít đã nói:
“Trước tôi trẻ,
rày đã già
Nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ,
Hay là dòng dõi người đi ĂN MÀY” (Thi thiên 37: 25)
Nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ,
Hay là dòng dõi người đi ĂN MÀY” (Thi thiên 37: 25)
Nhưng những
tôi tớ “nhân danh Chúa đi ăn mày” thì đa số là không công bình! Họ sống bất
nghĩa với anh em nên mới sinh ra NỘI LOẠN!
Của hoạnh
tài tất phải bị HAO BỚT!
Huỳnh Thúc Khải
Mục vụ Lời Hằng Sống 21/9/2013
3 nhận xét:
Chế Độ Độc Tài Thái phước Trường Đưa CMA Đến Chổ Diệt Vong!
Câu chuyện thứ bảy ngày cuối tuần.,
Chế độ độc tài Thái phước Trường đưa CMA đến chổ diệt vong đã chính thức chủ trương 'Có thực mới vực (giựt) được đạo'.
Cái 'vực or giựt' được đạo của Thái phước Trường là 'lấy ghế, có ghế và giữ ghế' vì cái có chứt có chổ có ổ thì có tiền nó mới đẻ ra tiền đồng tiền đô vô két sắt (USD, AUD, EUD. CND...).
Chế độ độc tài Thái phước Trường đưa CMA đến chổ diệt vong khi mà đã đến lúc phải 'TRẢ GHẾ' thì hắn lại tiếp tục 'cải lý' lùa qua lùa lại sắp xếp thiệt hơn về đặt quyền đặt lợi hưởng của 'hoạnh tài' từ giáo hội vốn đã tan nát nay thêm tan nát, không đi đến chổ diệt vong thì há có tồn tại chăng? Sao tại Việt nam có thứ đạo thế nhỉ.
Câu trả lời dành cho Thái phước Trường và Êkíp của ông ta!!
Chào tạm biệt hẹn gặp lại.
Thập Tự Sinh Tồn.
Tiền nào cũng là Tiền của Chúa
Thưa Tiên tri HT Khải,
Vào năm 1990, Cô Nguyễn thị Hồng Phước lừa gạt Giáo Hội Mục sư Mai lấy hết tền của Ông Cosnard giúp Giáo Hội rồi mục sư Mai bỏ, không hiệp tác với cô Phước nữa. Sau đó các mục sư Võ Văn Lạc, Hồ tấn Khoa, Lâm Hữu Đức, Nguyễn Ngọc Hiền, gia nhập với cô Phước một thời gian sau lấy tiền từ Cô Phước ra đi là đất đai và nhà cửa, xe gắn máy, máy chụp hình, máy Cassette. Có người cản các ông mục sư nầy. Nhưng các ông mục sư giải thích là tiền đó không phải của Cô Phước mà là của Hội ngũ Tuần Pháp. Mình phải nhảy vào cô Ph. để lấy lại.
Năm 1997, Mục sư Phạm Đình Nhẫn lấy tiền LHCĐ ra đi; thì Mục sư Phạm Viết Tuấn Anh binh vực rằng: mục sư Phạm Đình Nhẫn đúng, vì ông ra đi với một ban thường vụ nên lấy tiền của giáo hội là đúng! Và cũng y như vậy- sau nầy, Mục sư LÊ MINH ĐỨC lấy tiền giáo hội Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm của mục sư Mai vậy.
Kể từ đó rất nhiều người cũng tách ra từ giáo hội mẹ và cũng mang tiền Giáo Hội theo y như Mục sư Phạm Đình Nhẫn.
Có rất nhều mục sư nói với nhau, hay quan niệm với nhau rằng: tiền trong giáo hội là tiền của Chúa. Nên việc lấy tiền đều để hầu việc Chúa; nếu tôi không lấy thì cũng có người khác lấy. Tất cả vì công việc Chúa chung mà thôi!
Có người lại khuyên Mục sư Đinh Thiên Tứ- LHCĐ và Mục sư Trần Mai rằng: thay vì đòi lại thì mục sư Tứ, mục sư Mai nên chúc phước cho mục sư Nhẫn, mục sư Lê Minh Đức rồi Chúa tiếp trợ số tiền mới cho Mục sư Tứ, Mai...
Có đúng không tiên tri?
Xin Tiên Tri Khải viết một bài phân tích rõ ràng những trường hợp trên đâu là lấy tiền HOẠNH TÀI và đâu là lấy tiền hợp pháp, đẹp lòng Chúa?
Vì hiện nay có một số người cũng đang chuẩn bị lấy tiền Hội Thánh tách ra, vì bắt chước các mục sư hội trưởng trên kia.
Với lại các mục sư hội trưởng kia cũng bày chỉ cho nhiều người khác lấy tiền giáo hội theo kiểu của mình, để cho mọi người giống nhau và họ không bị dư luận lên án.
Mong Tiên Tri chỉ giáo cho mọi người am tường.
Kính Cám ơn,
Người Trông đợi Nước Cha mau đến!
Trâu nào cột - Trâu nào ăn ?
Có một vài phát biểu khi nói đến. Thái phước Trường, Phạm đình Nhẫn, Lê minh Đức, Dương thành Lâm và vân vân họ là những 'con trâu ăn', còn những ai nói xấu tôi tớ, đầy tớ Chúa là những 'con trâu cột' !!! Nếu nói trâu thì liên quan đến 'cực như trâu' vì cày sâu cuốc bẩm thì mới có rơm cỏ mà ăn. Trở lại Ông Trường biết kiếm Lee Yong Un tổ chức phúc lợi 'Hàn cuốc xẻng' để mà cày sâu cuốc bẩm (moi tiền họ). Hay Phạm đình Nhẫn, Lê minh Đức, Dương thành Lâm cũng biết moi từ thầy mình là Đinh thiên Tứ, Trần Mai. Bây giờ Thái phước Trường làm ăn được với 'Phúc Lợi Korea', dể gì Trường bỏ 'kiếp trâu' ăn, nói gì thì nói trâu ăn thì có thấy trâu ăn cái gì? ăn cách nào? ăn sạch ăn dơ và ăn bị móc họng ăn bị mắc nghẹn có đủ hết, con trâu cột thì nói để phân biệt 'trâu ăn' khác với 'trâu cột' thôi, chứ trâu cột có ai thấy trâu nào cột đâu. Cho dù mục sư đi nữa nhưng trâu không thể chứt có sư trâu.
Thâm cung bí sử.
Đăng nhận xét