Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Chiến tranh Sy-ri: Nga và Mỹ là người quyết định?

Chiến tranh Sy-ri: Nga và Mỹ là người quyết định?

Bắt đầu từ ngày 21/8 đến nay, tình hình Sy-ri căng thẳng. Cổ máy quân sự của Mỹ chuyển về Sy-ri sẵn sàng cho một cuộc oanh kích, tấn công bằng tên lửa... Sau những tuyên bố "nảy lửa" đầy thách thức của Nga lẫn chính quyền Al-Assad, sáng nay bất ngờ Nga thuyết phục chính quyền Assad "giao nộp vũ khí hóa học" (Syria chấp nhận giao nộp vũ khí hóa học), rồi Mỹ có thể không đánh Sy-ri vì chấp nhận đề xuất của Nga (Mỹ có thể sẽ không đánh Syria) nhưng vẫn còn tùy thuộc vào cuộc đàm phán với Nga trong vài ngày tới...

Nhìn chung, cuộc chiến tại Sy-ri trên một góc độ nào đó, dường như không do chính quyền Al-Assad quyết định, mà là do hai cường quốc Nga và Mỹ quyết định. Khi Mỹ đòi đánh Sy-ri thì Nga tuyên bố "thề bảo vệ Sy-ri". Khi tình hình quá căng, Nga thấy rằng Mỹ có thể "đập Sy-ri" trong nay mai (Sy-ri là đồng minh chiến lược của Nga tại Trung đông) và nếu chính phủ Sy-ri hiện nay không còn thì Nga "hỏng cẳng" tại Trung đông... Nga quyết định "đề nghị Sy-ri nhượng bộ, xuống nước". Đồng thời Nga cũng đề nghị Mỹ "khoan đánh Sy-ri". Tổng thống Mỹ sáng nay tuyên bố "chưa đánh" nhưng vẫn "để ngỏ tình hình", và còn tùy thuộc vào cuộc "thương lượng với Nga" trong nay mai.

"Bài phát biểu dài khoảng 15 phút, trình bày đầy đủ quan điểm của ông Obama về cuộc nội chiến tại Syria. Theo tổng thống Mỹ, ban đầu ông kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực đối với quốc gia Trung Đông này. Song ông đổi ý sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21-8. Ông Obama khẳng định chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm trong vụ tấn công trên.


Tổng thống Obama có bài phát biểu khoảng 15 phút trên truyền hình. Ảnh: Reuters
 
Phần quan trọng được mọi người chờ đón nhất nằm ở cuối bài phát biểu: Mỹ sẽ phản ứng như thế nào sau đề xuất đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế mà Nga mới đưa ra?

“Còn quá sớm để nói đề xuất này thành công hay không và bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải buộc được chế độ Assad giữ lời. Nhưng đề xuất này có khả năng xóa sổ vũ khí hóa học ở Syria mà không cần dùng đến vũ lực, bởi lẽ Nga là một trong những đồng minh mạnh nhất của Assad” – ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ nói tiếp: “Do đó, tôi yêu cầu các lãnh đạo quốc hội hoãn bỏ phiếu về việc cho phép tấn công Syria để đi tiếp con đường ngoại giao này. Tôi sẽ phái Ngoại trưởng John Kerry đi gặp người đồng cấp Nga vào ngày 12-9, còn bản thân tôi tiếp tục bàn luận riêng với Tổng thống Putin
”. (Obama: "Tôi vẫn ra lệnh quân đội giữ nguyên vị trí" - Báo Người Lao Động)

Tại sao chính quyền Sy-ri "cương với Mỹ" mà "ngoan ngoãn với Nga"?
Từ trước tới nay chính quyền của ông Al-Assad vẫn tỏ ra "cương với Mỹ" và mọi quyết định quan trọng như đều "hỏi ý kiến Nga"! Chính quyền của ông Al-Assad dường như cũng "không nghe lời Liên hiệp quốc" nhưng lại "nghe lời Nga"?
Xét trên một bình diện nào đó, đã là nước nhỏ thì phải phụ thuộc nước lớn. Vì Nga là đồng minh, là nước lớn hậu thuẩn cho Sy-ri. Rõ ràng khi Nga bảo "nhượng bộ" thì Sy-ri nhượng bộ (còn tiếp theo những ngày tới như thế nào thì chưa biết, "dục hoãn cầu mưu" đôi khi là một cách trong những tình thế khẩn cấp). Đàng nào cũng phải dựa vào nước lớn, sao không "dựa Mỹ cho chắc ăn"? (như Nam Hàn, Thái Lan, Singapore, Philippin... và một số nước đồng minh của Mỹ) Dù muốn hay không Sy-ri trong những ngày qua trở thành "bàn cờ", mà hai người chơi cờ là nước Nga và nước Mỹ. Nếu Sy-ri trong thời gian qua là đồng minh với Mỹ (chọn "chơi với Mỹ", dựa Mỹ thay vì Nga... thì đất nước họ có lẻ không thành "bãi chiến trường cho sự thử sức, thử trí, thử tài..." của hai cường quốc!). (Nói thật! Nếu tình hình chiến sự xảy ra tại Sy-ri thì Nga cũng "đứng ngoài hô hoán" chứ không nhảy vào đâu! Vì sợ mất quyền lợi tại Sy-ri nên đến "giờ chót" Nga thuyết phục Sy-ri "thôi mày nhượng bộ nó đi... rồi tao tính!")

Tại sao Sy-ri không chơi với Mỹ mà chơi với Nga để rồi cũng bị xếp vào "trục liên minh ma quỷ"?
Để trả lời cho cầu hỏi này có lẻ hơi phức tạp và dài dòng lắm... Nhưng nói như nhà thơ Nguyễn Du chắc là dễ hiểu. Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
"Ma dẫn lối, quỷ đưa đường,
Lại tìm cái chốn ĐOẠN TRƯỜNG mà đi".
Đất nước Sy-ri trong những ngày qua thật là Đ0ẠN TRƯỜNG:


(dân Sy-ri chết vì vũ khí hóa học)


(Một thành phố tại Sy-ri bị tàn phá vì bom đạn trong thời gian gần đây)

Đàng nào cũng lệ thuộc nước lớn, sao không chơi với nước "đàn anh quân tử", mà chơi chi với thằng "chỉ nhơn nghĩa trên lỗ mồm" (Nga, Trung... chỉ được cái mồm hô hoán chứ có giúp gì cho Sy-ri đâu?)
Ngạn ngữ VN có câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Kinh thánh thì chép rằng "Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời." (Giăng 3: 20-21)
Những nhà chính trị có "đầu óc tối tăm", thuộc về ma quỷ thì tìm tới những người, phe phái "chính trị của sự tối tăm", có "đầu óc tối tăm"... Những nhà chính trị có "tấm lòng của sự sáng" thì tìm đến với "chính trị của sự sáng".

Trên thế giới này, ngoại trừ những quốc gia lớn như Nga, Trung quốc, những quốc gia nhỏ đều bị chi phối bởi "quy luật": "Thuận Mỹ thì tồn, nghịch Mỹ thì vong". Những quốc gia nhỏ bé nhưng chọn thái độ chính trị "nghịch Mỹ" thì chỉ có "đi ăn mày". Trước sau gì cũng nếm cảnh "ĐỌAN TRƯỜNG TÂN THANH"! như Sy-ri ngày nay.
Nguyễn Du có lẻ nói đúng:
"Ma dẫn lối, quỷ đưa đường,
Lại tìm cái chốn ĐOẠN TRƯỜNG mà đi".


Huỳnh Thúc Khải
Mv LHS 11/9/2013

0 nhận xét: