Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Tại Sao Chúa Và Dân Y-Sơ-Ra-Ên Chọn Âm Lịch…?

Tại Sao Chúa Và Dân Y-Sơ-Ra-Ên Chọn Âm Lịch…?

 Kết quả hình ảnh cho Âm lịch

Có người cho rằng “Ms TM đã giảng đúng khi ông bài bác Âm lịch”, vì chúng ta là con cái Chúa, thuộc về sự sáng (Dương). Âm lịch tính theo mặt trăng thuộc về “sự tối” (Mặt trăng không có sự sáng- Sáng thế ký 1: 14-18) Chúng ta là con cái Chúa thuộc về sự sáng nên phải theo Dương lịch (tính theo Mặt trời). Tại sao chúng ta là con cái sự sáng mà còn bước theo sự tối (Âm lịch)? Cả thế giới đều bước theo sự sáng (Dương lịch) riêng tiên tri thì còn quyến luyến với cõi Âm- Âm lịch?
Qua bài này chúng tôi muốn bày tỏ ý kiến như sau:

Thế giới ngày nay đa số sử dụng Tây lịch:
Thế giới ngày nay đa số sử dụng Tây (Dương) lịch, nhưng chúng ta đừng quên là dân Do thái ngày xưa sử dụng Âm lịch, tức lịch tính theo mặt trăng:
Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao truyền, tức là một sự nhóm hiệp thánh vậy.” (Lê-vi ký 23: 24)
Đối với Y-sơ-ra-ên thời Cựu ước “Ngày mồng một tháng bảy” (Âm lịch) là một ngày thánh! Trong ngày này cả Y-sơ-ra-ên phải có một sự “nhóm hiệp thánh”.
Ngày mồng một tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; chớ nên làm một công việc xác thịt nào; về phần các ngươi, ấy sẽ là một ngày người ta thổi kèn vậy.” (Dân số ký 29: 1)

Vì sao biết 1/7 theo Kinh thánh là Âm lịch?
Vì sao biết “ngày mồng một tháng bảy” là ngày theo Âm lịch mà không phải là 1/7 của Dương lịch?
Thi thiên 81: 3: “Hãy thổi kèn khi trăng non,
Lúc trăng rằm, và nhằm các ngày lễ chúng ta
.”

“Trăng non” thường xuất hiện vào đầu tháng từ “mồng Một đến mồng Năm” theo Âm lịch. “Ngày mồng một tháng bảy” là lúc có trăng non. Đây là một ngày mà dân Y-sơ-ra-ên phải có “sự nhóm hiệp thánh”! Đây là ngày thánh đối với họ: “Ngày mồng một tháng bảy” (Âm lịch)
Khi dân Y-sơ-ra-ên trở về từ Ba-bi-lôn, họ dâng của lễ về “Trăng non”: “Sau ấy, chúng dâng những của lễ thiêu hằng hiến, luôn những của lễ về lễ trăng non và về các ngày lễ trọng thể biệt ra thánh cho Đức Giê-hô-va; lại dâng các của lễ của mỗi người lạc ý dâng cho Đức Giê-hô-va.” (E-xơ-ra 3: 5)

Người Y-sơ-ra-ên làm việc theo Âm lịch:
Triều đại của Sau-lơ, một triều đại đầu tiên của Y-sơ-ra-ên cũng đã chọn ngày “mồng Một” (Âm lịch) để làm ngày “họp định kỳ hàng tháng của các triều thần” của vua:
Đa-vít tiếp rằng: Mai là ngày mồng một, tôi phải đi ngồi ăn chung bàn với vua...” (I Sa-mu-ên 20: 5)
Ngày mồng Một (Âm lịch) đối với Y-sơ-ra-ên là một “lệ định đời đời”… Khi Đa-vít chuẩn bị cất đền cho Đức Chúa Trời, ông hứa sẽ “dâng của lễ vào ngày mùng Một” (Âm lịch) vì đó là “một lệ định cho Y-sơ-ra-ên đến đời đời”! (II Sử ký 2: 4)
Tất cả mọi ngày lễ của Y-sơ-ra-ên đều tính theo Âm lịch: “…lại tùy theo lệ luật của Môi-se, người dâng mỗi ngày của lễ phải dâng, cùng trong các ngày sa-bát, ngày mồng một, và hằng năm nhằm ba lễ trọng thể, tức lễ bánh không men, lễ các tuần lễ, và lễ lều tạm.” (II Sử ký 8: 13) 
Trước khi xây đền thờ, dân Y-sơ-ra-ên dâng của lễ vào ngày “mồng một tháng Bảy”: “Từ ngày mồng một tháng bảy, chúng khởi dâng những của lễ thiêu cho Đức Giê-hô-va; nhưng chưa có xây nền đền thờ của Đức Giê-hô-va.” (E-xơ-ra 3: 6)
Sau khi trở về từ Ba-bi-lôn, thầy tế lễ E-xơ-ra đã chọn ngày “mồng Một tháng Bảy” để đọc luật pháp Chúa cho dân sự nghe: “Ngày mồng một tháng bảy, thầy tế lễ E-xơ-ra đem luật pháp đến trước mặt hội chúng, người nam và nữ, cùng những người có thông sáng nghe hiểu được.” (Ne-hê-mi 8: 2)- Việc đọc Luật pháp Chúa cho dân sự nghe, ngày xưa, rất là quan trọng, thầy tế lễ E-xơ-ra phải “coi ngay” (chọn ngày “mùng một tháng bảy”) để đọc! Sau khi trở về từ Ba-bi-lôn - chốn phu tù- dân Y-sơ-ra-ên vẫn giữ nghiêm ngày “mùng Một tháng Bảy” (Âm lịch)… Việc đọc Luật pháp Chúa trước mặt dân sự là một việc rất quan trọng, không phải muốn đọc ngày nào cũng được, mà phải chọn ngày “mùng Một tháng Bảy”! Triệu tập cả dân sự lại để đọc cho họ nghe “Luật pháp của Đức Giê-hô-va”!

Chính Đức Chúa Trời vẫn “coi trọng” ngày “mùng Một”;
Chính Đức Chúa Trời vẫn “coi trọng” ngày “mùng Một”- trăng non (Âm lịch) vì trong ngày này Ngài đã “chọn” để đem Lời Ngài phán cùng các tiên tri:
Năm thứ mười một, ngày mồng một đầu tháng, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng:…” (Ê-xê-chi-ên 26: 1)
Năm thứ hai mươi bảy, ngày mồng Một tháng Giêng, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng:…” (Ê-xê-chi-ên 29: 17)
Năm thứ mười một, ngày mồng một tháng ba, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta như vầy:…” (Ê-xê-chi-ên 31: 1)
Năm thứ mười hai, ngày mồng Một tháng Chạp, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta như vầy:…” (Ê-xê-chi-ên 32: 1)
Năm thứ hai đời vua Đa-ri-út, ngày mồng một tháng sáu, có lời của Đức Giê-hô-va cậy đấng tiên tri A-ghê phán cho Xô-rô-ba-bên, ... mà rằng:…” (A-ghê 1: 1)
Ngoài ra Chúa còn chọn ngày mùng “Một tháng Giêng” là ngày “làm sạch nơi thánh”:
Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ngày mồng Một tháng Giêng, ngươi khá lấy một con bò đực tơ … khá làm sạch nơi thánh.” (Ê-xê-chi-ên 45: 18)

Tại sao Chúa và dân Y-sơ-ra-ên chọn Âm lịch và ngày nay có phải chúng ta – Hội thánh phải bỏ Dương lịch mà quay về Âm lịch?
Khi đã trình bày như trên, vấn đề đặt ra có phải ngày hôm này chúng ta- Hội thánh bỏ Dương lịch mà quay về dùng Âm lịch không? Câu trả lời là: Không. Vì sao?
Sứ đồ Phao-lô nói với người Ga-la-ti: “Xưa kia, anh em chẳng biết Đức Chúa Trời chi hết, thì làm tôi các thần vốn không phải là thần. Nhưng hiện nay anh em biết Đức Chúa Trời, lại được Đức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư! Tôi lo cho anh em, e tôi đã làm việc luống công giữa anh em.” (Ga-la-ti 4: 8-10)
Trong thư gửi tín hữu – Hội thánh tại Ga-la-ti, sứ đồ Phao-lô luận rằng “chúng ta đã được chuộc ra khỏi luật pháp”… Phao-lô nói người Ga-la-ti còn giữ “ngày, tháng, mùa, năm” là giữ theo “lề thói thế gian”, cái thuở họ còn vâng phục “làm tôi các thần vốn không phải là thần”… Các lề thói này vốn không phải các “tập tục theo luật pháp của Y-sơ-ra-ên” (không theo Kinh thánh)… Phao-lô nói anh em không cần giữ các ngày, tháng, mùa, năm đó làm gì!
Trong sự hòa nhập chung với cách tính thời gian của thế giới, Hội thánh vẫn sử dụng Tây (Dương) lịch. Tuy nhiên, trong khuynh hướng đó, nếu chúng ta bài bác “Âm lịch” (cho rằng nó thuộc về “cõi Âm”) là không đúng!
Nên nhớ, Lễ Phục Sinh của Cơ-đốc giáo ngày nay vẫn phụ thuộc vào Âm lịch (tính theo mặt trăng).
Cơ-đốc giáo là tôn giáo gắn liền với lịch sử. Vấn đề không phải là Âm lịch hay Dương lịch… mà là “sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua các biến cố và lời tiên tri” của Chúa… Qua các tiên tri mà Ngài đã dấy lên trong mọi thời đại để bày tỏ ý muốn của Ngài.
Nguyện Đức Chúa Trời làm cho Hội thánh và các tôi tớ Ngài trải qua các thời đại được thấu hiểu ý muốn của Ngài, không phải bởi “ngày, tháng, mùa, năm”… mà bởi lòng vâng phục, bởi sự soi sáng của Thánh Linh và bởi sự tôn trọng tiên tri của Chúa, là người mà Chúa đã dùng để bày tỏ ý muốn Ngài! A-men.

Huỳnh Thúc Khải
LHS- 9/3/2015

3 nhận xét:

Dủ Thiên Thanh Phúc Âm Đường Nguyễn Trãi hochiminh xi - ty . nói...

Theo Tín Đồ Cá Nhân Tôi Thấy Thì...
Tín đồ và Thân hữu cần biết những gì có:
* LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỨU RỔI.
- Thử hỏi, có quy định nào: Theo Dương lịch thì được lên Thiên đàng?
- Hay là, ai thành phần nào: Theo Âm lịch thì bị xuống Địa ngục?
Nhiều 'nhà giảng' tin lành có một sắp xếp cho chương trình truyền giảng là:
- Tuần lễ có trăng tròn (15 Âm lịch) trong tháng.
Túm lại: Nên tập chú vào những gì có liên quan đến sự cứu rỗi - cái đã. Cần thiết hơn ..
Cùng các quý ACE.
# Dủ Thiên Thanh Phúc Âm Đường Nguyễn Trãi hochiminh xi - ty .

thien duong nói...

Chào Dủ Thiên Thanh Phúc Âm Đường Nguyễn Trãi hochiminh xi - ty .
Bài nầy ông Khải viết không nhằm như bạn nghĩ,nếu bạn chịu khó đọc bài viết trước : Đừng Đem Quan Điểm Cá Nhân Lên Tòa Giảng…
Ông Khải viết bài nầy theo tôi nghĩ là nhằm mở mắt và khai trí cho ông nào đó xưng là MS Trung .Tôi không hiểu ông ta học ở đâu,trò của ai,được đào tạo thế nào mà nói sai hoàn toàn KT. Chỉ tội cho HT nào đó chịu đựng cái ngu của ông MS Trung nào đó mà đau lòng .
Tin đồ Quảng nam .

Dủ Thiên Thanh Phúc Âm Đường Nguyễn Trãi hochiminh City nói...

Chân Thành Cảm Tạ Tín Đồ Quảng Nam .
Tôi: Dủ thiên Thanh PÂĐ Nguyễn trải chân thành cảm tạ Tín Đồ Quảng Nam.
Thiết tưởng, Ttr Mục sư Huỳnh thúc Khải đã nói rất rõ, tuy nhiên cái ông mục sư Trung (ẩn danh) nào đó xưng là MS Trung .Tôi không hiểu ông ta học ở đâu,trò của ai,được đào tạo thế nào mà nói sai hoàn toàn KT. Chỉ tội cho HT nào đó chịu đựng cái ngu của ông MS Trung nào đó mà đau lòng . (nhận xét .. đúng đa).
Dủ Thiên Thanh chỉ muốn nói rằng:
Túm lại: Nên tập chú vào những gì có liên quan đến sự cứu rỗi - cái đã. Là cần thiết hơn đó đa ..
Cám Ơn Bạn Đã 'GIAO LƯU'. Hẹn gặp lại.
Trân trọng các quý ACE.
# Dủ Thiên Thanh Phúc Âm Đường Nguyễn Trãi hochiminh City .