Nội Tạng Thối
Và "Bộ Óc Ươn" Của Những Người Có “Bằng Cấp Khuyến Mãi”.

(Hình mang tính minh họa)
(Nội tạng thối)
***
***
Gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều tình trạng
thực phẩm độc hại tràn lan trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Và
gần đây cơ quan chức năng cũng “phát hiện nhiều vụ bằng cấp giả”, hoặc là bằng
cấp “khuyến mãi”. – Đi học cho có rồi dùng tiền bạc mua bằng. Bằng cấp thì có,
kiến thức cũng có mà là “có… vấn đề”!
“Nội tạng thối” và “bằng
cấp khuyến mãi”.
Có sự giống nhau giữa “nội tạng thối” và “bằng cấp khuyến
mãi”. (Trong Chúa thì có người gọi đó là “bằng cấp ân điển”, hoặc là “bằng cấp
cứu tế” – thấy anh em “đói bằng cấp” nên phát đại, chứ chưa đạt chuẩn)
a/ “Nội tạng thối”:
Người ta đem nội tạng thối được mua với giá “bèo”, đem về chế
biến thành “lạp xưởng thượng hạng” hoặc một số món ăn, thực phẩm khác tung ra
thị trường bán với giá “hàng tốt”, nhờ vào tài chế biến của một số “chuyên gia”.
Chính mùi vị, màu sắc và cách “tạo dáng” cho món hàng… mà nhiều thứ đáng bị vứt
đi đã trở thành “hàng cao cấp”, nhưng bên trong, phía dưới nhãn hàng “cao cấp”
đó tiềm ẩn nhiều chất độc hại, mầm bệnh, nguy hiểm cho sức khỏe con người. Sở
dĩ người ta làm như vậy là vì “đồng tiền”. Những thương gia vô tâm, người ta bỏ
ra đồng tiền mua những thứ “nguyên vật liệu” với giá rẻ bèo, đáng vất đi, đầu
tư một ít cho khâu chế biến… rồi bán ra thị trường với giá “đàng hoàng”, thu lợi
rất cao vì vốn bỏ ra rất ít. Trong khi làm việc này họ cũng phải tốn một ít nữa
cho khoản chung chi các quan chức “kiểm định vệ sinh an toàn”… Việc này không
chỉ diễn ra một đôi lần mà nó còn “thay da lột vỏ” qua nhiều hình thức “kinh
doanh” khác.
b/ “Bằng cấp khuyến
mãi”:
Cũng giống như nội tạng thối được chế biến thành “lạp xưởng
thượng hạng” nhờ màu sắc, cách “tạo dáng” của một số “chuyên gia” chế biến… những
người có bằng cấp “khuyến mãi” cũng giống như vậy: Bề ngoài là “tiến sĩ”, “thạc
sĩ” với bằng cấp, áo mão đàng hoàng… nhưng phía sau, bên dưới bằng cấp, áo mão “ngon
lành” đó: Tư duy, não trạng và cả tư cách đạo đức của những người đó, thậm chí
là cả một thế hệ… có vấn đề, thậm chí là chứa nhiều “mầm mống gây bệnh” và độc
hại chết người. Gần đầy có vụ “Thẩm Mỹ Viện Cát Tường” mà báo chí đã đưa tin:
Bác sĩ sau khi làm thẩm mỹ đã gây thiệt mạng cho khách hàng, rồi vứt xác của nạn
nhân xuống sông để phi tang. Khả năng nghiệp vụ và tư cách đạo đức của một ông
bác sĩ – có bằng cấp- là như thế sao?
Việt nam bây giờ từ giáo hội đến xã hội: Ra ngõ gặp tiến sĩ.
Nhưng xã hội cũng như giáo hội “tiến” đâu không thấy chỉ thấy “lùi”… về tư duy
(kiến thức, khả năng) lẫn tư cách đạo đức! Chưa có bao giờ xã hội cũng như giáo
hội Việt nam có nhiều “tội ác và những ông, bà tiến sĩ”… nhiều như ngày nay.

("Tiến sĩ nhí")
Kinh thánh nói gì?
“Các ngươi là người nuốt
những kẻ nghèo nàn, làm hao mòn những kẻ khốn cùng trong đất, hãy nghe điều nầy.
Các ngươi nói rằng: Khi nào trăng mới sẽ qua, cho chúng ta có thể bán lúa miến,
và ngày sa bát qua, đặng chúng ta mở kho lúa mì, mà bớt ê-pha, thêm nặng siếc-lơ,
và dùng cân dối giả đặng phỉnh gạt; đặng
chúng ta lấy bạc mua kẻ khốn nạn, lấy một đôi dép mua kẻ nghèo nàn, và bán cho
đến lép lừng của lúa mì?
Đức Giê-hô-va lấy sự vinh hiển của Gia-cốp mà phán lời thề
nầy: Ta chắc sẽ chẳng hề quên những việc làm của chúng nó! Đất há chẳng rúng động
về việc đó, hết thảy dân cư nó há chẳng
than khóc sao?” (A-mốt 8: 4-8)
Các thương gia vô đạo đức trong dân Chúa thời của A-mốt cũng
làm tương tự: Họ vì đồng tiền mà bất chấp những việc làm vô đạo đức. Họ trông
chờ ngày “trăng mới, sa bát” là những ngày thờ phượng Chúa qua đi để mở cửa, mở
kho bán hàng, dùng những cân lường dối gạt để trục lợi… Họ ghét những ngày lễ
tôn giáo, những ngày “thờ phượng Chúa” vì trong những ngày đó, luật Do thái không
cho bất cứ ai buôn bán hay làm việc… Họ quan tâm đến mối lợi của họ và thậm chí
là “lợi gian ác” (dùng cân, lường dối gạt) hơn là những buổi lễ thờ phượng Đức
Chúa Trời, chứ đừng nói là “luật pháp của Chúa”. Họ dùng lời lãi kiếm được để
mua nô lệ trong dân sự của Chúa. (Người nghèo phải bán thân mình làm nô lệ với
giá bằng một đôi dép, để đổi lấy những “lúa lép, lúa lừng” từ tay những thương
gia gian ác “trong dân Chúa”, thậm chí là “lúa lép, lúa lừng” cũng bị cân thiếu
chứ không phải là cho)
“Các ngươi nói rằng:
Khi nào trăng mới sẽ qua, cho chúng ta có thể bán lúa miến, và ngày sa bát qua,
đặng chúng ta mở kho lúa mì, mà bớt ê-pha, thêm nặng siếc-lơ, và dùng cân dối giả đặng phỉnh gạt; đặng chúng ta lấy
bạc mua kẻ khốn nạn, lấy một đôi dép mua kẻ nghèo nàn, và bán cho đến lép lừng
của lúa mì?” (c. 5-6)
Tình trạng đạo đức trong dân Chúa như vậy, nên mới có chuyện
Chúa khiến họ “đói khát, tìm Lời Chúa” mà không gặp:
“CHÚA phán: ‘Này,
trong những ngày đến,
Ta sẽ khiến nạn đói tràn khắp đất,
Không phải đói vì thiếu bánh, cũng chẳng phải khát vì thiếu nước,
Nhưng đói vì không được nghe lời của CHÚA’.” (A-mốt 8: 11 - BDM)
Ta sẽ khiến nạn đói tràn khắp đất,
Không phải đói vì thiếu bánh, cũng chẳng phải khát vì thiếu nước,
Nhưng đói vì không được nghe lời của CHÚA’.” (A-mốt 8: 11 - BDM)
Họ không làm theo Lời Chúa nên Chúa không dùng các tiên tri
phán nữa, mà có phán thì họ cũng nói “đó không phải Lời Chúa” (Đức Giê-hô-va
không có phán) vì lời đó nghịch với đường lối, việc làm của họ. Trước đây Chúa
phán mà họ không nghe, không làm theo… bây giờ (trong giai đoạn đó) Chúa không
phán nữa.
Sự đói khát Lời Chúa
ngày nay:
Ngày nay Lời Chúa là Kinh thánh thì không thiếu: Bản dịch Việt
ngữ (trên giấy) đã có hàng chục bản. Tình trạng này cũng khiến không ít tình trạng
“loạn xà ngầu” trong một số các buổi nhóm (gặp trở ngại khi đọc Kinh thánh đối
đáp). Trên mạng Internet thì cũng khá nhiều những trang “giảng Lời Chúa”… Tuy
nhiên, điều này vẫn không làm “thỏa cơn khát” Lời Chúa trong vòng Hội thánh
ngày nay. Vì sao?
Người ta cần, khao khát Lời Chúa không phải chỉ là “thiếu Lời
Kinh thánh”, nhưng con cái Chúa đang thiếu, “đói khát” Lời sự sống là những “sứ
điệp từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời” được giảng từ Lời Đức Chúa Trời, chứ
không phải những “bài giảng, tư liệu”… Kinh thánh. Thế nhưng, người ta sẽ tìm
được gì từ những ông “tiến sĩ có bằng cấp khuyến mãi”? (“nước sống” hay “nước
nhiễm độc”?)
Nước sống và nước nhiễm
độc:
Vấn đề nước uống càng trở nên khó khăn hơn, nhất là trong
các đô thị.
Ngày xưa người ta chỉ cần đào giếng hoặc thậm chí là dùng nước
suối, sông vẫn có thể uống được. Nhưng càng về sau này thì không đơn giản như vậy.
Thời gian gần đây xuất hiện “nước uống đóng chai”, “nước uống tinh khiết đóng
bình”… có bán trên thị trường. Nước bình (nước uống hàng ngày) đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu trong các gia đình ở đô thị. Để có loại nước “tinh khiết”
đúng nghĩa này người ta phải đầu tư giàn khoan và máy lọc… rất tốn tiền. Và như
thế giá thành của mỗi bình nước “tinh khiết” sẽ không phù hợp với khả năng thu
nhập chung của xã hội, mà thị trường thì cạnh tranh quyết liệt, cùng với những
khoảng “chung chi ngoài sổ sách, quy định” để doanh nghiệp có thể “tồn tại trên
thương trường”… Thế là “nước uống tinh khiết” trở thành một thứ “thuốc độc ngấm
dần” mà người dân cũng cứ phải uống! (Uống “thuốc độc” mà phải trả tiền chứ
không phải miễn phí)
Bộ não, tư duy và cả “tư cách đạo đức” của một số “tiến sĩ
thần học có bằng khuyến mãi” cũng sẽ giống như “bộ lọc”. Nếu bộ lọc đắt tiền,
hàng thật, công nghệ cao… thì mới có thể cho ra nước tinh khiết đúng nghĩa. Còn
“bộ lọc dõm” được mua “cho có”, trang bị để đối phó với cơ quan kiểm nghiệm an
toàn vệ sinh… thì làm gì có nước sạch? Cũng vậy: những bài giảng của những ông “tiến
sĩ có bằng thần học khuyến mãi” thì làm sao có “nước Sống tinh khiết” cho con
cái Chúa được? Vấn đề không phải là bằng cấp, hay “bộ não” mà là “tư duy và tư
cách đạo đức” của những ông “tiến sĩ” kiểu như vậy. Do đó người ta cũng sinh ra
một tình trạng tương tự như dân Chúa ngày xưa và xã hội ngày nay: “Uống nước
nhiễm độc mà cứ tưởng là mình uống nước tinh khiết”. Người ta “ăn mà không thấy no, uống mà không thấy đả
khát”… như Ê-sai đã nói.
“Sao các ngươi trả tiền
để mua đồ không phải là bánh? Sao các ngươi đem công lao mình đổi lấy vật chẳng làm cho no?...” (Ê-sai 55: 2)
Tình trạng giáo hội cũng như xã hội VN ngày nay: Ra ngõ gặp
tiến sĩ. Nhưng trên mọi phương diện từ xã hội đến giáo hội, từ vật chất đến
tinh thần (tâm linh): không thấy “TIẾN” mà chỉ thấy “LÙI”!
Huỳnh Thúc Khải
Mv Lời Hằng Sống 5/11/2013
4 nhận xét:
Tiến sỉ Điếc Không Sợ cấp cho Thái phước Trường ...
Từ 5/11 đến 11/11 Thái phước Trường sẽ lảnh bằng Tiến sỉ Điếc Không Sợ Súng!!
Muốn đạc được Thái phước Trường phải hội đủ hai tiêu chí sau đây ...
1.- Tham vọng và bất cứ giá nào phải đạc cho bằng được những tham vọng đó. Không thối bước trước những khó khăn (cấp độ một điếc vĩnh viễn một tai).
2.- Thủ đoạn và bất cứ giá nào phải sử dụng tất cả mọi thủ đoạn. Không biết thối bước trước những rào cản bất cứ chúng từ đâu tới (cấp độ hai điếc vĩnh viễn hai tai). Nên không sợ súng dư luận. Chó sủa mặc bây đường ta Trường cứ đi.
Túm lại. Sau khi hội đồng xét duyệt tại thủ đô Hanoi và Thành phố Hochiminh (TG.CP-TL & HCM). Nay QĐ cấp bằng tiến sỉ điếc không còn sợ cho Thái phước Trường.
Vạn lý TRƯỜNG thành.
Diều Chưa Gặp Gió ....
Bằng cấp khuyến mãi cho tiến sỉ Thái phước Trường lại mang đến nhiều điều không may mắn.
Chỉ còn đúng một tuần là đại hội 46 miền Nam, nhưng có mòi 'diều không gặp gió' rồi!
Ông Thái phước Trường bằng tiến sỉ khuyến mãi ăn nói làm sao với ngàn giáo phẩm triệu tín đồ miền Nam vietnamese đây?
Chẵng lẻ mục sư tiến sì mãi nói dối mà không biết chán!? Ms nói dối không có tội¡¿
Tội cho cánh diều chưa gặp gió đó đa.
Dủ Thiên Thanh Phúc âm đường Nguyễn Trải HCM.
Thái phước Trường chuyên NƯỚC ĐỤT THẢ CÂU ...
Chào cộng đồng buổi tối.,
Thái phước Trường chuyên thừa nước đụt thả câu.
Nhớ lại các đời Hội trưởng không ai làm thế, tại sao vì sao?
Câu trả lời đấy là vi Thái phước Trường so sánh David Brainer nhỏ tuổi hơn các tiền nhiệm làm được việc hơn, nên 'ngựa non háu đá' hư bột hư đường.
- Tổng thư ký lúc 48 tuổi (2001) vốn đã biết thử làm hội trưởng rồi.
- Hội trưởng lúc vừa 52-60 (2005-2013) biết thủ đoạn, triệt hạ đối thủ không trừ mánh khóe tàn ác nào.
Thừa nước đụt thả câu tiếp diển liên tục từ ngày 9.3 đến nay.
Chưa hết câu chuyện đời thường của Thái phước Trường chuyên NƯỚC ĐỤT THẢ CÂU.
Nay mai, ngày 12-15 sẽ hấp dẩn từng centimet rồi sẽ biết ông nội này làm gì.
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại.
TAM DỦ hochiminh south vietnamese.
Giá trị của Văn Bằng Thần Học.
Tôi ví sánh văn bằng thần học cũng giống như giấy hôn thú của đôi vợ chồng. Nó là giấy tờ để CHỨNG MINH tính HỢP PHÁP MÀ LUẬT PHÁP ĐÒI HỎI phải có nếu muốn tiếp tục tồn tại mà không bị rắc rối trong đời sống.
Tuy nhiên Giấy Hôn Thú không bảo đảm tình yêu và hạnh phúc bền chặt.
Giấy Hôn Thú không chứng minh tuyệt đối tấm lòng trái tim của vợ chồng.
Bênh cạnh những người chung tình thì có không ít những kẻ lợi dụng giấy hôn thú để kinh doanh thân xác hay trục lợi hoặc sống vô đạo với nhau.
Nhưng không thể vì tính không chung thủy, hay sự bấp bênh của nó mà hủy bỏ giấy hôn thú.
Không thể vì sự yếu kém về mọi vấn đề liên quan đến tư cách, đạo đức, chức vụ mục sư mà đả phá bằng cấp.
Tuy nhiên bài viết nầy có giá trị của việc nói lên thực trạng đáng kinh tởm của giới tăng lữ ngày nay. Họ che dấu cái dốt, ngu, đê tiện, dối trá, vô đạo và kinh doanh tôn giáo bằng một chiếc áo lễ và mảnh văn bằng thần học. Đây là ĐẠI HỌA cho Hội Thánh Việt Nam.
Kẻ như thế sẽ lừa dối hết người nầy đến người khác.
Dù thế thì việc đào tạo, giáo dục Cơ đốc vẫn phải tiếp tục và việc cấp văn bằng không thể vì đó mà ngưng.
Cái trước lớn nhất vẫn là cá nhân nhận văn bằng chứ không phải chỉ là người cấp văn bằng.
Hãy nhìn Nguyễn Hiến Lê ở Việt Nam , Tôn Tử ở Tàu sẽ biết rằng có những người chẳng có bằng cấp, nhưng lại là một người mà khi nghe nói đến, tất cả đều phải ngã nón cúi chào. Ước gì trong Hội Thánh Việt Nam đầy dẫy những mục sư có kiến thức tương tự dù bằng cấp không cao.
Một độc giả
Đăng nhận xét