Cơ-Đốc-Nhân
Có Nên “Chúc Mừng Ngày Nhà Giáo VN”?
“Ngày ấy
là ngày thạnh nộ, ngày hoạn nạn và buồn rầu, ngày hủy phá và hoang vu,
ngày tối tăm và mờ mịt, ngày mây và sương mù…” (Sô-phô-ni 1: 15)
(Hình minh họa) |
***
1. Nguồn gốc của ngày
20/11:
Theo Wekipidia Tiếng Việt thì “Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ
niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là
ngày lễ hội của ngành giáo dục và là
ngày "tôn sư trọng đạo"
nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để
các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này,
các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục
cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng
nâng cao chất lượng giáo dục.” (Trích: Ngày
Nhà giáo Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt)
Cũng theo tài liệu nói trên: “Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được
thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội
nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục
đã ra bản "Hiến chương các nhà
giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền
giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền
lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học
và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục
Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã
quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Ngày này lần đầu tiên được
tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được
tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20
tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc
biệt để cổ vũ tinh thần đấu
tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ
của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống
nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào
ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết
định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".” (Trích: Ngày
Nhà giáo Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt)
Theo tài liệu trên đây thì ngày 20/11 là ngày “Quốc tế Hiến
chương các nhà giáo”, được thiết lập bởi khối Cộng sản quốc tế- họp tại Ba lan
năm 1949.
- Mục tiêu: Theo như tài liệu trên đây: “Đấu tranh CHỐNG NỀN GIÁO DỤC TƯ SẢN, PHONG
KIẾN, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo
vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của
nghề dạy học và nhà giáo.”
Mặc dù dùng ngôn từ hoa mỹ… nhưng thực ra, mục tiêu là “loại
bỏ nền giáo dục truyền thống” (mà người ta gọi là “tư sản”, “phong kiến”…) thay
vào đó là nền giáo dục “XHCN”!
Khối Cộng sản quốc tế chủ trương: Xây dựng XHCN trước hết phải
bắt đầu xây dựng tư tưởng con người. Mà xây dựng tư tưởng con người bằng cách
nào nếu không thay đổi toàn bộ “nền tảng giáo dục”- Loại bỏ toàn bộ nền giáo dục
“truyền thống”, cái mà người ta gọi là “tư sản, phong kiến”… để thay vào đó cái
mà người ta gọi là “nền giáo dục XHCN”… một nền giáo dục mà người ta cho là “đỉnh
cao của trí tuệ” loài người?
- Ngày 20/11 được tổ chức ở VN trước tiên tại miền Bắc (trước
1975), ở miền Nam ở một số nơi được gọi là “vùng giải phóng” (trước 1975) và
sau này khi chính thể VNCH mất ngày 30/4 thì ngày này được áp dụng trên cả nước.
- Ở miền Nam, trước năm 1975, một số nơi được gọi là “vùng
giải phóng”, các giáo viên- giáo giới được động viên, cổ vụ tinh thần “chịu khổ,
hy sinh để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến- giáo dục XHCN”…
…
2. Thực tế và hiệu quả
của nền giáo dục “tiên tiến XHCN”:
Khi nổ lực loại bỏ nền giáo dục truyền thống (của dân tộc) mà
người ta gọi là “giáo dục của tư sản, phong kiến”… người ta cổ vũ và ca ngợi nền
giáo dục XHCN là “nền giáo dục tiên tiến”, là “đỉnh cao trí tuệ loài người”… Thế
nhưng ngày nay nhìn lại, thử hỏi những người từng hưởng nền giáo dục “trước
1975” (ở miền Nam) với những người “hưởng nền giáo dục tiên tiến XHCN” (cả miền
Bắc lẫn miền Nam sau 1975)… ai có giáo dục hơn ai? Ai có tư cách, có tình người,
sống nhân bản hơn ai? Xã hội nào đàng hoàng, đáng sống hơn và xã hội nào con
người suy đồi về đạo đức, mất hết tư cách, nhân cách hơn… kể cả những quan chức
cấp cao của nhà nước, là những người “đỉnh cao, kết tinh thành quả của giáo dục
XHCN”?
Riêng về lãnh vực tâm linh, đức tin tự nhiên (tin ông Trời,
Thượng đế…)... nền giáo dục “tiên tiến XHCN” đã chủ trương loại bỏ nguồn gốc
con người từ Thượng đế- Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa… lấy “khỉ vượn là nguồn gốc,
tổ tiên loài người”! Loại bỏ tất cả những quan niệm, đức tin của hầu hết mọi
tôn giáo, áp đặt duy nhất quan điểm và học thuyết của Các Mác- Lê-nin như một
thứ “chân lý tuyệt đối” mà cả nhân loại phải “tuyệt đối vâng theo”…!
Trong ngành giáo dục “tiên tiến XHCN”, khi nói về học thuyết
của Mác- Lê… không ít người trong ngành từng nói nó là học thuyết- nền giáo dục
“người dạy không muốn dạy, người học cũng không muốn học” nhưng… tất cả phải
làm theo…!
3. Tôn sư trọng đạo:
“Tôn sư trọng đạo”
là truyền thống đạo lý của người VN nói riêng và Á đông nói chung… nó cũng là
thành quả, kết tinh của nền giáo dục truyền thống, cái mà người ta gọi là “giáo
dục tư sản, phong kiến”… (nền giáo dục truyền thống có trước khi có nền giáo dục
“tiên tiến XHCN”)
Nều giáo dục truyền thống dạy cho con người có đạo lý, tình
người… xã hội có trật tự hơn…
Nều giáo dục “tiên tiến XHCN” đẩy con người- xã hội vào chỗ “nói
dối, lừa đảo, cướp bóc… vô đạo” hơn. (Bà thủ tướng nước Đức nói rằng “CNXH dạy
cho con người nói láo”…) Ngay trong chủ trương “phủ nhận sự hiện hữu của Thượng
đế- Đấng Tạo hóa, con người có nguồn gốc từ khỉ”… đã là một chủ trương vô đạo, “vô
giáo dục” rồi! (phản giáo dục, hủy hoại nhân cách con người ngay từ “giáo dục”…
dạy cho con người vô đạo từ khi cắp sách đến trường…)
Trong nền giáo dục “tiên tiến XHCN”… “sư có ra sư… đạo có ra
đạo” không?
Nếu muốn “tôn sư trọng đạo” thì “sư phải ra sư, mà đạo phải
cho ra đạo” (thầy phải cho ra thầy, giáo dục phải đúng nghĩa là giáo dục). Sư
không ra sư- thầy không muốn dạy điều mình dạy… Đạo không phải là đạo (một lý
thuyết vô đạo, một nền giáo dục “phản giáo dục”…) thì “sư có đáng tôn, đạo có
đáng trọng” hay không?
Nhìn vào nền “giáo dục” của nước nhà hiện nay: “Thầy gạ tình học trò để hứa cho thêm điểm”…
“Thầy cô giáo cấp một bắt học sinh nếm
phân gà để thể hiện lòng can đảm”…! Và còn bao nhiêu kiểu “giáo dục tiên tiến”
khác! Có nền giáo dục ở đâu trên thế giới này “tiên tiến” hơn nền giáo dục… hiện
nay của nước ta hay không?
…
4. Cơ-đốc-nhân có nên
“chúc mừng ngày nhà giáo 20/11 không”?
“Ngày ấy
là ngày thạnh nộ, ngày hoạn nạn và buồn rầu, ngày hủy phá và hoang vu, ngày tối tăm và mờ mịt,
ngày mây và sương mù…” (Sô-phô-ni 1: 15)
Đối với đa số người dân miền Nam Việt nam cũng như hầu hết “người
Việt tỵ nạn ở Mỹ”… không ai vui mừng về ngày 30/4/1975 cả! Đối với họ: “Ngày ấy là ngày thạnh
nộ, ngày hoạn nạn và buồn rầu, ngày hủy phá và hoang vu, ngày tối tăm và mờ mịt,
ngày mây và sương mù…” (Kinh thánh Sô-phô-ni 1: 15)
Nếu chúng ta muốn vui mừng về một ngày nào đó, chúng ta phải
hiểu ngày đó là ngày gì? Ai định ra ngày đó? Và ngày đó có đáng để chúng ta “mừng”
hay không?
Ngày 24/12 là ngày cả thế giới “Mừng Chúa Giáng Sinh”… tuy
ngày ấy không phải là ngày chính thức Chúa Jesus Giáng sinh, nhưng nó đã “đánh
dấu sự kiện Chúa Jesus Giáng sinh” và cả quốc tế đã xem ngày đó là ngày “vui mừng
lớn cho muôn dân”… Tuy nhiên,ngành giáo dục VN chưa bao giờ xem ngày đó là ngày
vui và cho phép học sinh được nghỉ “lễ Nô-ên”, tức lễ Mừng Chúa Giáng sinh.
Ngành giáo dục VN hiện nay, về cơ bản dạy người ta chối bỏ
nguồn gốc thật của con người và phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế- Đức Chúa Trời
Tạo hóa. Đội ngũ giáo viên dù muốn hay không muốn, là “công cụ tiếp tay cho nền
giáo dục vô đạo” này, để tạo ra một xã hội VN thân yêu… như chúng ta thấy ngày
nay. Thế thì, là Cơ-đốc-nhân, bạn có nên “chúc mừng ngày 20/11” không?
Tt. Huỳnh Thúc Khải
LHS- 20/11/2015
1 nhận xét:
.. THẦY BẤT NHÂN, TRÒ CÓ NÊN BẤT NGHĨA???
. 3 sv bị ' Tố'.
- sv1: bị thưa vì thực tập năm 1. về thực tập có gia đình mà ngoại tình.. HỌC BÌNH THƯỜNG.
- sv2: đánh vào mặt bạn vì chưởi cha mình... chỉ bị cấm thi hk1 năm 1 và HỌC BÌNH THƯỜNG NĂM 2.
- sv3: cự cải với bạn( hay cụ thể là Huỳnh thái tâm" quảng nam"): chỉ cự cải cả hai lời qua tiếng lại..chắc thằng huỳnh thái tâm nó hểu rõ nhất...VẬY MÀ SV ẤY.
BỊ ĐÌ QUA THÁI LƯU MANH, LÊ CAO QUÝ, LÊ VĂN THIỆN.
* ĐUỔI HỌC TRÃ VỀ ĐỊA PHƯƠNG.
* RESET HẾT TÍN CHỈ TRONG 1,5 NĂM ĐÃ HỌC.
* PHẢI THI LẠI KHÓA SAU...
- VỚI BẢN ÁN NHƯ VẬY..THÌ Ý CHÚA HAY Ý CON NGƯỜI??????
2 năm sau gặp phan quang thiệu xin học lại.. không trã lời... viết đơn xin học lại cũng không trã lời..
... dầu sv ấy là con cháu ms.... NHƯNG CHÚNG VẪN THẲNG TAY ĐÌ..ĐỂ CHO BÊN NGOÀI THẤY RẰNG..BÊN TRONG LÀ TỐT ĐẸP.
ex: thái lưu manh..giảng..NHỚ ƠN TIỀN NHÂN, HỌC ĐÒI ĐỨC TIN.... ĐÚNG LÀ NÓI XẠO THẬT????????
VTK " trò không ra trò, thầy không ra thầy..... NHƯNG RA LÒ THẰNG NÀO CŨNG VÊNH CÁI MẶT... CHỈ CÓ NHỮNG THẰNG CHUNG MỘT LÒ.... MAI RA KHÔNG DÁM VÊNH MẶT!!!
xin hỏi MS Khải:
THẦY BẤT NHÂN.... TRÒ CÓ NÊN BẤT NGHĨA???
Đăng nhận xét